Đề suýt thi thử đợt 2-2013-ĐHKH Huế môn Hóa

6 788 0
Đề suýt thi thử đợt 2-2013-ĐHKH Huế môn Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường ĐHKH Huế Khối chuyên THPT ĐỀ XÉM THI THỬ ĐỢT 2-2013 Số câu trắc nghiệm: 60. Thời gian làm bài: 90 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: 40 câu, từ câu 1 đến câu 40. Câu 1. Cho m gam ancol no, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H 2 là 47/3) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO 2 và c mol nước; với b = a+c. Giá trị của m là: A. 9,0 B. 9,3 C. 18,6 D. 8,7 Câu 2. Cho 66,7 gam hỗn hợp A gồm Fe 3 O 4 , Fe(NO 3 ) 3 , Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,828 mol H 2 SO 4 (loãng) thì thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối. Cô cạn B thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 131,96 hoặc 151,84 B. 131,96 hoặc 123,04 C. 146,24 hoặc 128,80 D. 128,80 hoặc 123,04 Câu 3. Cho các phát biểu sau: 1. Ankin tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 tạo kết tủa vàng. 2. Chỉ có 1 ankin tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm chính là anđehit. 3. Trong phản ứng thế của metan với khí clo theo tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm sinh ra có một ít etan. 4. Có 4 chất có cùng công thức phân tử C 6 H 12 tác dụng với HBr tỉ lệ 1:1 tạo một sản phẩm duy nhất. 5. Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước. 6. Tách nước từ một ancol mạch thẳng thu được tối đa 4 anken. Số phát biểu sai là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng sau: C 2 H 6 → C 2 H 5 Cl → C 2 H 5 OH → CH 3 CHO → CH 3 COOH → CH 3 COOC 2 H 5 → C 2 H 5 OH. Biết rằng sản phẩm của mỗi phản ứng trong sơ đồ chỉ gồm một chất hữu cơ. Số phản ứng oxi hóa khử trong sơ đồ trên là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 5. Trong các chuỗi phản ứng hóa học sau, chuỗi nào có phản ứng hóa học không thể thực hiện được? A. P → P 2 O 5 → H 3 PO 4 → CaHPO 4 → Ca 3 (PO 4 ) 2 → CaCl 2 → Ca(OH) 2 → CaOCl 2 B. Cl 2 → KCl → KOH → KClO 3 → O 2 → O 3 → KOH → CaCO 3 → CaO → CaCl 2 → Ca C. NH 3 → N 2 → NO → NO 2 → NaNO 2 → NaNO 3 → N 2 → Na 3 N → NH 3 → NH 4 Cl → HCl D. S → H 2 S → SO 2 →HBr →HCl → Cl 2 → H 2 SO 4 → H 2 S → Al 2 S 3 → H 2 S →NaHS → Na 2 S Câu 6. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 19,32 gam hỗn hợp X gồm Fe x O y và nhôm, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch D, 1,344 lít khí (đktc) và chất không tan Z. Sục CO 2 đến dư vào dung dịch D lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được 10,2 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là: A. FeO hoặc Fe 3 O 4 B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. FeO Câu 7. Thí nghiệm nào sau đây chắc chắn có khí thoát ra: A. Cho hạt kẽm vào dung dịch HNO 3 . B. Cho dung dịch HCl tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 . C. Cho tấm nhôm vào dung dịch HNO 3 đặc. D. Cho dung dịch FeCl 3 tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 . Câu 8. Cho m gam kali vào 300 ml dung dịch ZnSO 4 1M thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 10,6 gam. Giá trị của m là: A. 23,4 B. 35,1 C. 10,92 D. 31,2 Câu 9. Hòa tan hết 28,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 bằng dung dịch 800ml dung dịch HNO 3 2M thu được V lít khí NO (đktc). Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa 12,8 gam Cu. Giá trị của V là: A. 6,35 B. 8,21 C. 3,36 D. 6,72 Câu 10. Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn m gam pentan (giả sử chỉ xảy ra phản ứng crackinh ankan với hiệu suất là 100%) thu được hỗn hợp khí X. Dẫn X vào bình đựng dung dịch Br 2 dư thấy khối lượng bình tăng 10,5 gam, đồng thời thể tích khí giảm 60%. Khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so với hiđro là 9,75. Giá trị của m là: Địa chỉ: kiệt 01 Tố Hữu. ĐT : 0988021181. Mail:thienlong0211@yahoo.com A. 16,2 B. 18,0 C. 14,4 D. 12,96 Câu 11. Cho phản ứng xảy ra trong dung dịch: 2A (dd) + B (dd)  2C (dd) + 2D↓ Khi pha loãng dung dịch thì cân bằng thay đổi như thế nào: A. không dịch chuyển. B. dịch chuyển theo chiều thuận. C. dịch chuyển theo chiều nghịch. D. tùy thuộc pha loãng bao nhiêu lần. Câu 12. Cho dãy gồm các chất Mg, Ag, Br 2 , Mg(HCO 3 ) 2 , NaCl, C 2 H 5 -OH, CH 3 ONa số chất tác dụng được với axit propionic trong điều kiện thích hợp là: A. 3 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 13. Hỗn hợp X gồm hai este đồng phân của nhau. Lấy 0,3 mol X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 12,75 gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp, cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn Y. Nung Y trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 17,36 lít CO 2 ở đktc và 10,35 gam nước. Công thức phân tử của hai este là: A. C 2 H 3 COOC 2 H 5 , C 3 H 5 COOCH 3 B. C 2 H 3 COOC 3 H 7 , C 3 H 5 COOC 2 H 5 C. C 2 H 5 COOC 2 H 5 , C 3 H 7 COOCH 3 D. C 2 H 5 COOC 3 H 7 , C 3 H 7 COOCH 3 Câu 14. A là 1 oleum chứa 37,21% lưu huỳnh (về khối lượng). Khối lượng của A cần thêm vào 100 ml dung dịch H 2 SO 4 98% (D = 1,82 g/ml) để thu được 1 loại oleum chứa 20% SO 3 về khối lượng là: A. 222,24 gam B. 137,64 gam C. 125,14 gam D. 264,70 gam Câu 15. Mệnh đề không đúng là: A. Ag + có tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ . B. Cu 2+ tác dụng được với dung dịch H 2 S tạo kết tủa màu đen. C. Fe 3+ khử được Cu ,do căp Fe 3+ /Fe 2+ đứng sau cặp Cu 2+ /Cu trong dãy điện hóa D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe 2+ , H + , Cu 2+ , Ag + . Câu 16. Phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm là: A. Đun C 2 H 5 OH với H 2 SO 4 đặc ở 170 0 C. B. Crackinh ankan. C. Tách H 2 từ etan. D. Cho C 2 H 2 tác dụng với H 2 , xúc tác Pd/PbCO 3 Câu 17. Từ m gam α-aminoaxit X (có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2 ) điều chế được m 1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m 2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m 1 gam Y được 16,2 gam H 2 O. Đốt cháy m 2 gam Z được 14,85 gam H 2 O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 15,0 B. 22,5 C. 17,8 D. 26,7 Câu 18. Cho các phát biểu sau: 1. Trong một phân nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, nhìn chung thì tính kim loại tăng dần. 2. Tất cả các nguyên tố nhóm IA đều có xu hướng cho 1 electron trong các phản ứng hóa học. 3. Tất cả các nguyên tố nhóm VIIIA đều có 8 electron lớp ngoài cùng. 4. Tất cả các nguyên tố nhóm thứ n (trừ nhóm VIII) đều có n electron h óa trị. 5. Số electron độc thân ở trạng thái cơ bản tối đa của một nguyên tử nguyên tố d ở trạng thái cơ bản là 6. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO 3 ) 3 , AgNO 3 , CuSO 4 , ZnCl 2 , Na 2 SO 4 , MgSO 4 . Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Mn kim loại ( biết ion Mn 2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Zn 2+ ), số trường hợp có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là: A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 20. Cho các phát biểu sau: 1. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được hỗn hợp các α-aminoaxit. 2. Dung dịch các peptit có môi trường trung tính. 3. Các aminoaxit đều có vị ngọt. 4. Benzylamin là 1 amin thơm. 5. Tính bazơ giảm dần theo dãy: C 2 H 5 ONa > NaOH > CH 3 NH 2 > NH 3 > C 6 H 5 NHCH 3 > C 6 H 5 NH 2 . Số phát biểu đúng là: Địa chỉ: kiệt 01 Tố Hữu. ĐT : 0988021181. Mail:thienlong0211@yahoo.com A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 21. Cho các nhận xét sau: (1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin. (2) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. (3) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly. (4) Cho HNO 3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím. (5) Liên kết giữa các phân tử aminoaxit ở trạng thái rắn là liên kết hiđro. Số nhận xét đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 22. Nhiệt phân nhanh 3,36 lít khí CH 4 (đo ở đktc) ở 1500 0 C thu được hỗn hợp khí T. Dẫn toàn bộ T qua dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 đến phản ứng hoàn toàn thấy thể tích khí thu được giảm 20% so với T. Hiệu suất phản ứng nung CH 4 là A. 40,00% B. 20,00% C. 66,67% D. 50,00% Câu 23. Hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp. Chia X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: tác dụng vừa đủ với 1 mol AgNO 3 /NH 3 thu được m gam kết tủa. - Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 17,6 gam CO 2 . Khối lượng hỗn hợp X là: A. 12,8 gam B. 10,4 gam C. 20,8 gam D. 25,6 gam Câu 24. Cho tan hoàn toàn 16,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS 2 trong 290 ml dung dịch HNO 3 , thu được khí NO và dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y, cần 5 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,1M. Kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 64,06 gam chất rắn Z. Nồng độ mol của dung dịch HNO 3 đã dùng là: A. 2 M B. 1 M C. 4 M D. 3 M Câu 25. Ngâm một thanh sắt có khối lượng 20 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO 3 ) 2 1M và AgNO 3 0,5M, sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 10%. Hỏi khối lượng dung dịch đã thay đổi như thế nào? A. Tăng 2 gam B. Giảm 2 gam C. Tăng 1,6 gam D. Giảm 1,6 gam Câu 26. Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 3,36 lít X (đkc)vào bình đựng dung dịch nước brom dư thấy có 40 gam brom tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít X (đktc) thu được 15,4 gam CO 2 . Hỗn hợp X gồm: A. C 2 H 4 và C 3 H 4 B. C 2 H 2 và C 3 H 6 C. C 2 H 2 và C 4 H 8 D. C 2 H 4 và C 4 H 6 Câu 27. Khối lượng glucozơ cần để điều chế 1 lít rượu 40 0 là m gam. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml và hiệu suất phản ứng lên men là 75%. Giá trị của m là A. 667,8. B. 751,3. C. 626,1. D. 834,8. Câu 28. Cho dãy chất sau: Fe, FeCl 2 , Fe(NO 3 ) 2 , FeSO 4 , Al, NaAlO 2 . Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch AgNO 3 là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 29. Cho 8 g hỗn hợp A có Fe, Mg, Al, Zn vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lit H 2 (đktc). Cho 8g hỗn hợp A tác dụng với Cl 2 dư thu 23,052 g muối. Vậy % Fe trong hỗn hợp là: A. 14,0% B. 22,4% C. 19,2 % D. 16,8% Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Nitrophotka là hỗn hợp của NH 4 H 2 PO 4 và KNO 3 . B. Amophot là hỗn hợp của (NH 4 ) 2 HPO 4 và (NH 4 ) 3 PO 4 . C. Tro thực vật (chứa nhiều K 2 CO 3 ) có thể dùng làm phân kali D. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm về khối lượng của kali trong phân. Câu 31. Từ CH 4 , để điều chế CH 3 COOH thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 32. Cho 2-metylpropan-1,2,3-triol tác dụng với CuO dư đun nóng thì thu được chất có CTPT là: Địa chỉ: kiệt 01 Tố Hữu. ĐT : 0988021181. Mail:thienlong0211@yahoo.com A. C 5 H 8 O 3 B. C 5 H 6 O 3 C. C 5 H 10 O 3 D. C 4 H 6 O 3 Câu 33. Cho các phản ứng sau: (I) Fe + HCl → ; (II) Fe 3 O 4 + H 2 SO 4 (đặc) → ; (III)KMnO 4 + HCl → ; (IV) FeS + H 2 SO 4 (loãng) → ; (V) Al + H 2 SO 4 (loãng) → ; Số phản ứng mà H + đóng vai trò là chất oxi hoá là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 34. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. polietilen, PVC, teflon, nhựa rezol, thủy tinh plexiglas là các chất dẻo. B. Cao su lưu hóa là một polime tổng hợp. C. Trùng hợp isopren ta được cao su thiên nhiên. D. Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền cao hơn cao su thiên nhiên. Câu 35. Đốt hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được số mol CO 2 nhiều hơn số mol H 2 O là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400 ml dd KOH 0,75M rồi cô cạn d ung dịch sau phản ứng thì số gam chất rắn khan thu được là; A. 26,64 B. 26,16 C. 20,56 D. 26,40 Câu 36. Cho dãy chất sau: Cl 2 , N 2 , HNO 3 , H 2 SO 4 , H 2 O 2 , HCl, HF. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử trong các phản ứng hóa học là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 37. Hòa tan hết 16 gam hỗn hợp Fe và C vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được V lít khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn X thu được 40 gam muối. Giá trị của V là: A. 24,64 B. 33,6 C. 26,88 D. 30,24 Câu 38. Điện phân 500ml dung dịch hỗn hợp CuSO 4 1M và NaCl 1M một thời gian đến khi ở catôt thu được 1,12 lít khí thì dừng điện phân. Thể tích khí thu được ở anôt là (các khí cùng đo ở đktc): A. 5,6 lít B. 8,96 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít. Câu 39. Cho 24,6 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 300ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 46,65 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là: A. C 2 H 4 O 2 và C 3 H 4 O 2 B. C 3 H 6 O 2 và C 4 H 8 O 2 C. C 3 H 4 O 2 và C 4 H 6 O 2 D. C 2 H 4 O 2 và C 3 H 6 O 2 Câu 40. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Các chất béo lỏng thường không chứa các gốc axit béo no. B. Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol. C. So với các ancol có cùng số cacbon, các este thường có nhiệt độ sôi cao hơn do phân tử khối lớn hơn. D. Các este thường không độc và có mùi thơm dễ chịu. II. Phần riêng. Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần. Theo chương trình nâng cao: 10 câu, từ câu 41 đến câu 50. Câu 41. Cho các phát biểu sau: 1. Chỉ có 1 ancol no, đơn chức, mạch hở khi đun với H 2 SO 4 đăc ở 170 0 C thì tạo ra ete. 2. Từ C 2 H 6 , để điều chế C 2 H 5 OH thì tối thiểu phải dùng 3 phản ứng. 3. Đun các dẫn xuất halogen no, mạch hở với dung dịch NaOH luôn thu được ancol. 4. Đun 3 ancol no, mạch hở với H 2 SO 4 đặc ở 140 0 C thu được tối đa 6 ete. 5. Có 4 ancol đơn chức, mạch hở có 3 nguyên tử cacbon. Số phát biểu đúng là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 42. Cho 5,55 gam hỗn hợp hai muối clorua của một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ ở hai chu kì kế tiếp nhau tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 14,35 gam kết tủa. Kim loại kiềm thổ có thể là: A. Ca B. Mg C. Mg hoặc Ca D. Be hoặc Mg Câu 43. Cho m gam sắt tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được khí SO 2 duy nhất và dung dịch X. Cô cạn X thu được 83,136 gam muối khan. Biết rằng số mol sắt phản ứng bằng 38% số mol H 2 SO 4 phản ứng. Giá trị của m là: A. 21,895 B. 25,200 C. 15,085 D. 25,536 Địa chỉ: kiệt 01 Tố Hữu. ĐT : 0988021181. Mail:thienlong0211@yahoo.com Câu 44. Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Cho dung dịch FeI 2 tác dụng với dung dịch KMnO 4 trong môi trường H 2 SO 4 . 2. Sục khí flo vào dung dịch NaOH rất loãng, lạnh. 3. Đốt khí metan trong khí clo. 4. Sục khí oxi vào dung dịch HBr. 5. Sục khí flo vào dung dịch NaCl ở nhiệt độ thường. Số thí nghiệm mà sản phẩm cuối cùng luôn có đơn chất là: A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 45. Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Mg-Ni là 2,11 V; Ni-Ag là 1,06 V; Cu-Ag là 0,46V. Biết thế điện cực chuẩn của cặp Cu 2+ /Cu bằng 0,34V. Thế điện cực chuẩn của cặp Mg 2+ /Mg và cặp Ni 2+ /Ni lần lượt là: A. -2,37V và -0,26V. B. -1,87V và +0,26V. C. -1,46V và -0,34V. D. -0,76V và -0,26V Câu 46. Trong công nghiệp hiện nay, để điều chế axetanđehit người ta A. thuỷ phân dẫn xuất halogen CH 3 -CHCl 2 trong dung dịch NaOH. B. oxi hoá ancol etylic bằng CuO nung nóng. C. cho axetilen hợp nước ở nhiệt độ 80 o C và xúc tác HgSO 4 . D. oxi hoá etilen bằng O 2 có xúc tác PbCl 2 và CuCl 2 . Câu 47. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm NaCl và CuSO 4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bị điện phân ở hai điện cực thì ngừng điện phân. Ở anot thu được 2,24 lít khí (đktc), dung dịch sau điện phân hòa tan 2,04 gam Al 2 O 3 . Giá trị lớn nhất của m là: A. 27,82 B. 28,99 C. 29,48 D. 30,04 Câu 48. Tỉ lệ khối lượng của oxit cao nhất một nguyên tố R với hợp chất với hiđro của nó là 6,353. Từ đơn chất R để điều chế hiđroxit cao nhất của R, trong công nghiệp, số phản ứng tối thiểu người ta thực hiện là: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 49. Hỗn hợp A gồm 2 anđehit no đơn chức mạch hở Y, Z (M Y <M Z ). Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1. tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư thu được 64,8 gam Ag Phần 2. oxi hóa hoàn toàn thành hỗn hợp axit B. Trung hòa C cần 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D. Cô cạn D, đốt cháy hoàn toàn chất rắn sinh ra thu được 6,72 lít CO 2 (đktc). Công thức phân tử của Z là: A. C 2 H 5 CHO B. C 3 H 7 CHO C. C 4 H 9 CHO D. CH 3 CHO Câu 50. Caroten (chất màu vàng da cam có trong củ cà rốt) có công thức phân tử C 40 H 56 và không chứa liên kết ba. Khi hiđro hoá hoàn toàn caroten thu được một hiđrocacbon có công thức phân tử C 40 H 78 . Số vòng và số liên kết đôi trong phân tử caroten là A. 2 vòng và 13 nối đôi. B. 1 vòng và 11 nối đôi. C. 2 vòng và 11 nối đôi. D. 1 vòng và 13 nối đôi. 2. Theo chương trình chuẩn: 10 câu, từ câu 51 đến câu 60. Câu 51. Nguyên tố có thành phần % về khối lượng lớn nhất trong đất, đá là: A. oxi. B. silic. C. nhôm. D. sắt. Câu 52. Cho các phản ứng xảy ra như sau: FeBr 3 + HI → FeBr 2 + I 2 + HBr FeI 2 + Br 2 → FeBr 3 + I 2 Dãy nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa của các tiểu phân (phân tử và ion): A. I 2 , Fe 3+ , Br 2 . B. I 2 , Br 2 , Fe 3+ . C. Fe 3+ , I 2 , Br 2 . D. Br 2 , Fe 3+ , I 2 . Câu 53. Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 8) gam hỗn hợp Y gồm hai axit. Đem đốt cháy hết hỗn hợp Y cần vừa đủ 29,12 lít O 2 (ở đktc). Giá trị m là: A. 22,4 B. 24,8 C. 18,4 D. 26,2 Địa chỉ: kiệt 01 Tố Hữu. ĐT : 0988021181. Mail:thienlong0211@yahoo.com Câu 54. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe(NO 3 ) 2 và AgNO 3 thu được 117,6 lít hỗn hợp khí X. Cho X hấp thụ vào nước dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít một chất khí không màu, hóa nâu trong không khí thoát ra. Thể tích các khí đo ở đktc. Thành phần % khối lượng của Fe(NO 3 ) 2 trong hỗn hợp là. A. 34,62%. B. 65,45%. C. 55,667%. D. 47,62% Câu 55. Cho phản ứng: FeS 2 + . H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O Tỉ lệ số phân tử bị khử và số phân tử bị oxi hóa là: A. 15:2 B. 11:4 C. 11:2 D. 15:4 Câu 56. Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân A, B . Cân ở trạng thái cân bằng. Cho 10 gam CaCO 3 vào cốc A và 8,221 gam M 2 CO 3 vào cốc B . Sau khi hai muối đã tan hết, cân trở lại vị trí cân bằng. Kim loại M là : A. Na B. Rb C. Li D. K Câu 57. Thủy phân hoàn toàn một hexapeptit thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin theo tỷ lệ mol là 2: 1. Hãy cho biết có bao nhiêu hexapeptit thỏa mãn? A. 15 B. 30 C. 24 D. 18 Câu 58. Hỗn hợp X gồm C n H 2n-1 CHO, C n H 2n-1 COOH, C n H 2n-1 CH 2 OH (đều mạch hở). Cho 5,6 gam X phản ứng vừa đủ 17,6 gam brom trong nước. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3/ NH 3 , kết thúc phản ứng thu được 4,32 gam Ag. Phần trăm khối lượng của C n H 2n-1 CHO trong X là: A. 26,63%. B. 20,00%. C. 16,42%. D. 22,22%. Câu 59. Cho 45,24 gam một oxit sắt phản ứng hết với dung dịch chứa a mol HNO 3 được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N 2 O. Tỉ khối của B so với H 2 là 17,625. Thêm vào dung dịch A với m gam Cu, sau phản ứng thấy thoát ra 0,448 lít NO duy nhất và còn lại 2,88 gam kim loại. Các khí đo ở đktc. Giá trị của m và a là: A. 4,8; 1,89 B. 23,52; 1,89 C. 4,8; 1,88 D. 23,52; 1,88 Câu 60. Cho các chất sau: axit ε-aminocaproic, axit etanđioic, etylen glicol, caprolactam, stiren, fomandehit. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 HẾT Địa chỉ: kiệt 01 Tố Hữu. ĐT : 0988021181. Mail:thienlong0211@yahoo.com . Trường ĐHKH Huế Khối chuyên THPT ĐỀ XÉM THI THỬ ĐỢT 2-2013 Số câu trắc nghiệm: 60. Thời gian làm bài: 90 phút. I. PHẦN CHUNG. nhóm IA đều có xu hướng cho 1 electron trong các phản ứng hóa học. 3. Tất cả các nguyên tố nhóm VIIIA đều có 8 electron lớp ngoài cùng. 4. Tất cả các nguyên tố nhóm thứ n (trừ nhóm VIII) đều có. gồm một chất hữu cơ. Số phản ứng oxi hóa khử trong sơ đồ trên là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 5. Trong các chuỗi phản ứng hóa học sau, chuỗi nào có phản ứng hóa học không thể thực hiện được? A.

Ngày đăng: 04/02/2015, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan