Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 136 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
136
Dung lượng
397,53 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHỊ NƯƠNG NGHỆ THUẬT KỊCH LƯU QUANG VŨ Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số: 602234 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2006 LỜI CẢM ƠN Trân trọng biết ơn Thầy hướng dẫn – PGS.TS Phùng Quý Nhâm và quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy cho lớp Văn học Việt Nam khóa 14; cảm ơn qúy Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn; và cảm ơn gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành chặng đường học tập này. Nguyễn Nhò Nương 1 MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Dưới ánh mặt trời, anh đã có một chỗ đứng vinh dự mà bất kỳ nhà viết kòch nào cũng ao ước. Qua những trang kòch sinh động, Lưu Quang Vũ đã góp sức xây đời, tác động tích cực vào xã hội, kiên quyết chống sự bảo thủ trì trệ, sự lộng hành của cái xấu, cái ác. Chứng kiến bao cảnh đời chìm nổi thời hậu chiến, Lưu Quang Vũ không ngừng băn khoăn, trăn trở về những nỗi niềm nhân thế và nghiền ngẫm niềm bi cảm của phận người. Là thi só, Lưu Quang Vũ rất yêu thơ, anh hằng ao ước thơ của mình sẽ “thắng được thời gian và ở lại với lòng người”. Song chính các kòch bản văn học lại mang đến cho anh những giải thưởng lớn. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu toàn diện nghệ thuật kòch Lưu Quang Vũ. Thực ra, kòch và thơ của anh đều tỏa ra từ một tâm hồn nghệ só giàu xúc cảm. Hai túi thơ và kòch ấy như hai bờ của một dòng sông suy tưởng chở nặng tình yêu thương con người, chảy miên viễn về nơi vô tận. Những người như Lưu Quang Vũ, cái chết không làm cho anh mất đi , mà tấm lòng nhiệt huyết với đời vẫn hãy còn đọng lại. Sau khi Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời, Phan Ngọc cho rằng: “Lưu Quang Vũ là nhà viết kòch lớn nhất thế kỷ này (thế kỷ XX) và là một nhà văn hóa của Việt Nam”[38,149]. Từ năm 1985, qua mấy đợt hội diễn, hầu như khán giả đương thời không ai là không biết đến Lưu Quang Vũ. Từ đó, thoại kòch càng trở nên gần gũi với giới yêu nghệ thuật. Nhiều kòch bản của anh đã làm xôn xao đất nước, gây châùn động dư luận, đề cập đến những vấn đề nóng bỏng nhất của hiện thực. “Không ai bằng Vũ 2 trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để n cái cao q.”[38,153]. Tất Thắng kể lại: “Ở hội diễn 1985, Vũ là tác giả đạt nhiều huy chương vàng nhất”[38,257]. Nhiều nhà nghiên cứu công nhận một số kòch bản của Lưu QuangVũ có sức lay động được lòng người, có hiệu quả to lớn với xã hội, và giá trò nghệ thuật của chúng còn được xếp hạng trong lòch trình phát triển của văn học kòch nước nhà. Tuy nhiên, khi Lưu Quang Vũ còn sống, trên báo chí cũng có những ý kiến trái chiều. Vậy sự thực kòch bản văn học của anh có những thành công và hạn chế gì? Tại sao công chúng lúc bấy giờ lại đổ xô đến rạp xem kòch? Những nhà soạn kòch ngày nay có thể rút kinh nghiệm, học tập được điều gì sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng nghệ thuật viết kòch của người đi trước? Với tình yêu thể loại thoại kòch, người làm luận văn mạo muội xin được vén lớp bụi thời gian, tìm về quá khứ để phần nào hiểu rõ hơn một số văn bản kòch cuả Lưu Quang Vũ và củng cố thêm cho bản thân những kiến thức liên quan đến thể loại văn học kòch. Hiện nay, sách giáo khoa văn học bậc phổ thông chỉ mới giới thiệu trích đoạn tác phẩm kòch của hai tác giả Sêcxpia và Sile. Trong các tiết học chính khóa, học sinh chưa có dòp tiếp cận với văn học kòch nước nhà. Do đó, ngoài chương trình chính khoá, thiết nghó, hoạt động ngoại khoá môn văn học cũng cần giới thiệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kòch Việt Nam với các đại biểu như: Nguyễn Đình Thi (Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan…), Nguyễn Huy Tưởng(Vũ Như Tô…), Vũ Trọng Phụng (Không một tiếng vang), Đào Hồng Cẩm (Đại đội trưởng của tôi…), Nguyễn Vũ (Mùa xuân…), Học Phi, Lộng Chương, Lưu Quang Vũ.v.v… Qua các buổi ngoại khóa bổ ích, hy vọng học sinh có thể hình dung đầy đủ hơn về toàn bộ lòch sử văn học dân tộc và thêm yêu mến bộ môn văn học. 3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Khi kòch bản của Lưu Quang Vũ được đưa lên sân khấu, rải rác trên các báo, tạp chí có đăng những bài phê bình, bình luận, tỏ rõ sự quan tâm; đặc biệt là từ hội diễn sân khấu năm 1985, sự chú ý quan tâm này càng rõ rệt hơn. Có thể phân chia dựa trên mốc thời gian là tháng 8 năm 1988 - thời điểm Lưu Quang Vũ qua đời để thấy rằng cái chết chẳng những không làm cho người đời lãng quên anh mà báo chí vẫn còn nhắc đến nhà viết kòch trẻ tuổi này. 2.1. Trước khi Lưu Quang Vũ qua đời (tháng 8 năm 1988) : Tháng 3 năm 1985, Nguyễn Thò Minh Thái đã viết một bài báo nhận xét về vơ diễn“Nguồn sáng trong đời” (Lưu Quang Vũ). Theo tác giả bài báo, “đây là một kòch bản kén khách, tự nó có nhu cầu được trình diễn trước một công chúng có sự trưởng thành nhất đònh về thẩm mỹ” [32,255] ấn tượng mạnh do kòch bản văn học tạo ra “chính là sự giản dò, không hoa sói hoa hoè, không cầu kỳ mảng miếng, không ồn ào khoa trương”[32,254], Nguyễn Thò Minh Thái còn liên hệ so sánh vẻ đẹp giản dò mà hàm súc, tinh tế của vở “Nguồn sáng trong đời” với cái đẹp mộc mạc thường thấy ở kòch của văn hào Sêkhốp. Ở một bài khác, khi đề cập đến kòch bản “Người trong cõi nhớ”(Lưu QuangVũ), Nguyễn Thò Minh Thái viết: “Đạo diễn Đoàn Bá ưa thích chất thơ, chất triết lý của kòch bản ‘Người trong cõi nhớ’ bởi vì tác giả kòch bản có “cách tiếp cận đời sống hiện nay một cách mới lạ, không dẫm lên lối mòn quen thuộc”[32,249]. Sau khi nhận xét, ngợi khen chất lượng văn học của kòch bản, Nguyễn Thò Minh Thái đã xúc động kết thúc bài báo: “Tôi đã nghe thấy những giọt nước mắt lặng thầm trong lòng và nhìn thấy lệ long lanh trên nhiều đôi mắt người xem trong khán phòng hôm ấy…”[32,250]. Có lẽ do tập thể đạo diễn, diễn viên giỏi nghề thấu hiểu và biểu đạt trọn vẹn dụng ý nghệ thuật của tác giả kòch bản nên vở diễn đã tác động sâu sắc đến 4 tâm linh công chúng xem kòch. “Người trong cõi nhớ” vì vậy trở thành một trong số kòch bản được Huy chương vàng hội diễn 1985. Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật số tháng 5 năm 1985 đã đăng một bài viết ngắn điểm qua những vở diễn có giá trò trong đợt hội diễn sân khấu lần II, Nguyễn Phan Thọ nhắc đến vở “Tôi và chúng ta” (Lưu Quang Vũ) đầu tiên và ví tác phẩm như “một mũi nhọn trong cuộc đấu tranh chống cung cách làm ăn trì trệ, bảo thủ”[37,80]. Còn ở tạp chí Sân khấu tháng 7 năm 1985, Trần Trọng Đăng Đàn đã cho rằng có không ít tác phẩm đoạt giải cao tại các hội diễn rồi sau đó chìm nghỉm vì không hề gây được chú ý của công chúng, nhưng vở “Tôi và chúng ta” thì khác, công chúng xem kòch có lúc“reo vui đồng cảm” nhiều lúc lại “xúc động lắng im, biết bao tràng vỗ tay cổ vũ, ngợi khen nhiệt liệt”. Điều Trần Trọng Đăng Đàn tâm đắc nhất là: “kòch ‘Tôi và chúng ta’ bằng cái nhan đề và chủ đề xuyên suốt của nó, đã thông qua nghệ thuật mà lý giải rành mạch, luận chiến sắc bén để bảo vệ quan điểm của chúng ta về tình người, về chủ nghiã nhân đạo cách mạng, về mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể” đập tan sự xuyên tạc của bọn phản động thù đòch, bác bỏ luận điệu: “người theo chủ nghiã xã hội là chòu chối bỏ tình cảm, không nhìn nhận sự hiện diện cuả cái ‘tôi’, xem cá nhân chỉ là con số không”[5,26]. Trên tạp chí Văn học số tháng 1 năm 1986, Tất Thắng nêu một trong những nguyên nhân thành công của vở “Tôi và chúng ta” và một số vở kòch khác: “Sức hấp dẫn mà kòch đạt được do sự nhạy bén, kòp thời mà có thể nói là đúng lúc của đề tài mà kòch diễn tả”[34, 73], Tất Thắng cũng khẳng đònh vở kòch có sức âm vang mãi mãi và sẽ tồn tại với thời gian: “Giá trò lâu dài của tác phẩm phụ thuộc vào tính nhân đạo cao cả và tính triết lý sâu sắc của vấn đề mà nó đặt ra” [34, 74 ]. Trên tạp chí Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh (số 1/1986),Vũ Hải giới thiệu những nhà soạn kòch đạt được huy chương vàng hội diễn sân khấu, trong đó Lưu Quang Vũ là người trẻ nhất, chính 5 “chất văn học” [7,10] đã tạo nên sức hấp dẫn cho kòch của anh. Krítxtian Hốtsơ đã gọi anh là“Môlie ở Việt Nam (…) với ngòi bút chua cay, với khuynh hướng sâu sắc chống chủ nghiã xu thời”[38,162]. 2.2. Sau khi Lưu Quang Vũ qua đời (từ tháng 8 năm 1988 đến nay): Tạp chí Sân khấu từng đăng nhiều bài viết tưởng nhớ anh. Lượng bài báo viết về kòch của anh nhiều hơn trước. Trong một bài báo ngắn, Trần Quế giới thiệu vắn tắt về Lưu Quang Vũ và nêu lên hiện tượng: “nhiều vở của anh được nhiều đoàn dàn dựng cùng một lúc dưới nhiều hình thức kòch, chèo, cải lương… Anh đã được tặng giải thưởng văn học kòch bản sân khấu của Hội nhà văn…Báo chí thế giới: Nữu Ước thời báo, Pari matxơ, báo Takahata của Đảng cộng sản Nhật, tạp chí Sân khấu và báo Sự thật Liên Xô…đã viết về anh, coi anh như một trong những nhà viết kòch đang đứng hàng đầu của nền sân khấu Việt Nam” [29,17] Dưới nhan đề “Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn”, nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Như Phương tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ – một nhà thơ trẻ tâm hồn “phức hợp” nhạy cảm và đầy cá tính. Theo Huỳnh Như Phương, ở chặng sau của quá trình sáng tạo, Vũ “được đón chào như một nhà viết kòch đã nói lên một cách thấm thía những nỗi lo âu và băn khoăn của nhân dân trước những vấn đề thế sự. Từ những bài thơ nặng tróu ưu tư và tâm sự cá nhân, Lưu Quang Vũ đã đi đến những kòch bản kết hợp hài hòa giữa xung đột xã hội và xung đột nội tâm, giữa nghệ thuật tái hiện các quá trình lưu chuyển của đời sống với nghệ thuật thể hiện các trạng thái của tính cách…” [38, 108]. Trên “Tạp chí nghiên cứu văn hóa nghệ thuật” (6/1989), Hà Diệp - tác giả bài báo: “Về một mảng kòch của Lưu Quang Vũ” đã nhận xét rằng anh là “một tài năng nghệ thuật thực sự, một hiện tượng hiếm thấy trong lòch sử sân khấu dân tộc từ trước tới nay. 6 Kòch của anh tuy đi vào nhiều loại đề tài song tất cả đều tập trung vào chủ đề con người.” [4,34]. Mười năm sau ngày anh mất, trong cuốn sách “Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại”(xuất bản năm 1998 ) Phong Lê phác thảo chân dung và sự nghiệp của 54 tác giả có góp phần vào tiến trình hiện đại hóa đời sống văn chương và học thuật của thế kỷ XX. Theo Phong Lê, “những năm 80 Vũ đạt được rất nhiều vinh quang trong kòch trường. Vũ liên tục dành các đỉnh cao có lúc đến chóng mặt. Cũng có thể nói ngọn đuốc Lưu Quang Vũ trở nên rực sáng trong bầu trời sân khấu…Kòch trường không còn Vũ nhưng vẫn còn các vở của Vũ…”[14,423]. Phần giới thiệu Lưu Quang Vũ chỉ có vài trang, nhưng đọc cuốn sách của Phong Lê,những người yêu mến thể loại kòch không khỏi tò mò muốn tìm hiểu xem kòch bản của Lưu Quang Vũ như thế nào mà anh đã được xem như một tác giả tiêu biểu nhất trong giai đoạn văn học kòch thế kỷ XX. Trong cuốn sách “Lý luận văn học- vấn đề và suy nghó” ( xuất bản 1999) của Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, ở cuối phần lý thuyết chung về đặc điểm của thể loại kòch, cái tên Lưu Quang Vũ đã được nhắc đến như một dẫn chứng để minh họa: “Kòch là một thể loại khó… một kòch bản tồi thì khó lòng tạo nên một vở diễn có giá trò được. Chính vì vậy mà nhiều nhà văn có thể thử bút ở nhiều lónh vực như thơ, truyện, kí, luận, nhưng ít dám liều nhảy sang kòch và thật sự trở thành một tác gia kòch. Trong nền văn học hiện nay của ta, Lưu Quang Vũ là một trường hợp hiếm có. Anh là một tên tuổi có vò trí xứng đáng cả trong thơ, truyện và kòch”[9, 107] Năm 2001, Lưu Khánh Thơ đã tuyển chọn nhiều bài viết về Lưu Quang Vũ, in thành cuốn sách: “Lưu Quang Vũ – tài năng và lao động nghệ thuật”. Trong cuốn sách đó, Ngô Thảo cho bạn đọc biết rằng: Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đã từng cộng tác với Lưu Quang Vũ tám vở diễn. “Điều mà nhà đạo diễn có kinh nghiệm thích và quý ở Vũ, 7 đó là trong kòch, anh luôn có những chi tiết đa nghóa, đạo diễn muốn nhấn mạnh, cắt nghiã về phía nào cũng có lý, nên phải rất thận trọng để không làm nghèo mất ý nghiã của chi tiết kòch”[38,142]. Bản thân Ngô Thảo thì cảm thấy thích thú khi được xem một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong kòch bản và Lưu Quang Vũ qua quá trình sáng tạo vẫn biết lắng nghe ý kiến của những nhà nghệ só khác để đúc rút thêm kinh nghiệm cho bản thân. Cho nên anh trưởng thành nhanh chóng so với thời gian đầu khi mới viết kòch: “Lưu Quang Vũ thường cho nhân vật nói đến cạn lời, nói cả những điều đáng lẽ ra phải cho khán giả tự rút ra từ toàn bộ tình huống kòch…Nhưng cùng với thời gian, các vở diễn đã mang thêm sức chở, chứa được nhiều suy nghó của tác giả về cuộc sống” [38, 148 ] Ở bài viết “Thể loại bi kòch trong văn học Việt Nam thế kỷ XX”( số tháng 5-2001, tạp chí Văn học) Phạm Vónh Cư nhắc đến Lưu Quang Vũ như một “kòch gia tiêu biểu” mà hai kòch bản: “Nguồn sáng trong đời” và “Hồn Trương Ba, da hàng thòt” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng. Theo ông “di sản kòch của Lưu Quang Vũ đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về thể tài và phong cách, còn chờ đợi được nghiên cứu kỹ lưỡng , toàn diện (đáng tiếc, nhiều kòch bản của anh vẫn chưa được in, làm khó công việc nói trên). Không phải tất cả các sáng tác kòch của Lưu Quang Vũ đều là những thành công cao - mà cũng thật khó chờ đợi điều này ở một tác gia viết nhiều đến thế trong một thời gian ngắn đến thế – nhưng một số kòch phẩm rõ ràng đã vượt qua thử thách của thời gian và sẽ có cuộc sống dài lâu trong văn học và trên sân khấu nước nhà” [1, 32]. Trên tạp chí Văn học số 7-2001 ở bài viết nhan đề: “Kòch nói giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám đến nay”, tác giả Đình Quang đã phác thảo đôi nét về kòch nói sau 1975. Ông cho rằng: “Hội diễn sân khấu năm 1985 quả là một trang chói lọi của kòch nói và sân khấu nói chung sau hòa bình…Nghệ thuật cách mạng tới đây mới ghi dấu một 8 chiến thắng quyết đònh đối với khán giả miền Nam”[27,10]. Trong những năm tháng đó “theo quy luật, một thế hệ tác giả mới xuất hiện, tiêu biểu nhất là Lưu Quang Vũ”[27,11]. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài viết: “Văn học kòch thời kỳ 1975- 1985 và những vấn đề xã hội hậu chiến”(in trên tạp chí Văn học số 10-2003) đã điểm qua các kỳ hội diễn sân khấu tòan quốc trong khoảng 10 năm, và đưa ra những luận điểm tổng quát, khách quan. Theo Phan Trọng Thưởng thì “đội ngũ viết kòch (thời kỳ 1975-1985) tuy không nhiều nhưng lại mạnh. Họ tỏ ra có tư chất và tài năng”. Lưu Quang Vũ được xem là một trong số những “tác giả nổi trội”. Tổng hợp các nhận đònh về kòch của Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thưởng đã viết: “Có những người từ góc độ xã hội học cho rằng kòch của Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng yêu cầu thời sự, được cả xã hội quan tâm, đưa được lên sân khấu những vấn đề quan thiết, nóng bỏng của thực tiễn đời sống…Cũng có người từ góc độ sáng tác mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã gặp đất. Lại có không ít người từ phía chủ thể nghệ só cho rằng đó là kết quả của tư chất thông minh, của tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần mẫn, của trách nhiệm người nghệ só – công dân”[41,339]. Nói chung, trước năm 1988, một vài nhà nghiên cứu chỉ nêu cảm nhận ngắn gọn của họ sau khi xem kòch Lưu Quang Vũ. Thời gian sau khi anh mất, Đình Quang, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Thò Hồng Ngát, Đỗ Chu, Doãn Châu, Đònh Nguyễn, Tôn Thảo Miên, Phong Lê nhắc tới tên anh như một “hiện tượng xuất sắc, tiêu biểu của kòch trường Việt Nam những năm 80” [14,433] nhưng họ không bình luận chi tiết, cụ thể về một tác phẩm kòch nào. Đề cập tới xung đột kòch có bài báo của Hà Diệp, tác giả này cho rằng xung đột trong vở “Tôi và chúng ta” là “xung đột giữa các phương pháp quan liêu với đường lối [...]... tham khảo, luận văn gồm bốn chương: Chương một: Vò trí của Lưu Quang Vũ trong văn học kòch những năm 80 (thế kỷ XX) Chương hai: Cảm hứng nhân văn trong kòch Lưu Quang Vũ Chương ba: Xung đột và hành động trong kòch Lưu Quang Vũ Chương bốn: Nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật trong kòch Lưu Quang Vũ 12 CHƯƠNG MỘT VỊ TRÍ CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG VĂN HỌC KỊCH NHỮNG NĂM 80 (THẾ KỶ XX ) 1.1 Văn học kòch Việt Nam... bản thực sự hấp dẫn được công chúng đương thời ? Giá trò nghệ thuật của kòch Lưu Quang Vũ thể hiện ở những mặt nào? Luận văn này nhằm trả lời các câu hỏi trên Đồng thời góp phần khẳng đònh những cống hiến đa dạng của Lưu Quang Vũ cho thể loại văn học kòch nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung 10 Qua nghiên cứu nghệ thuật kòch Lưu Quang Vũ, đánh giá những thành công và hạn chế của tác giả này,... truyền thống làm văn nghệ, từ nhỏ, Lưu Quang Vũ đã được cha truyền cho niềm đam mê nghệ thuật Quê Lưu Quang Vũ ở Đà Nẵng nhưng anh sinh ra tại thôn Gia Điền, xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ Cảnh trí nên thơ, không gian núi đồi bao la cao rộng ở đây sẽ còn trở đi trở lại trong rất nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ Anh trải qua tuổi ấu thơ trên chiến khu Việt Bắc Ngay từ nhỏ, Vũ đã rất yêu thích... những tháng ngày long đong vất vả đó đã giúp Lưu Quang Vũ tích lũy vốn sống làm cơ sở cho các sáng tác nghệ thuật sau này Năm 1973, Lưu Quang Vũ kết hôn với nhà thơ Xuân Quỳnh Cuộc hôn nhân rất hạnh phúc vì họ vốn là hai tâm hồn đồng điệu cùng yêu nghệ thuật, lại từng phải trải qua những thăng trầm cay cực của cuộc đời riêng Xuân Quỳnh đã đến với Lưu Quang Vũ khi anh đang tuyệt vọng, cô đơn và nghèo... bản của Lưu Quang Vũ chỉ là vì miếng cơm manh áo cho anh em các đoàn nghệ thuật và cho bản thân gia đình anh Nhưng xem xét chất lượng nghệ thuật của một số kòch bản, có thể thấy điều này chỉ là cái cớ để anh tiếp tục con đường làm một người nghệ só muốn sống bằng cảm nhận về sự có ích của bản thân trước cuộc đời Ở truyện ngắn: “Trang viết cuối cùng”, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm một quan niệm nghệ thuật đúng... chủ đề này sẽ trở lại trong kòch Lưu Quang Vũ, cố nhiên chín chắn hơn, chừng mực hơn, nhưng rõ ràng nó đã được đònh hướng từ ngày ấy” [ 25, 761] Một phần lớn thơ Lưu Quang Vũ vẫn ở dạng bản thảo Sau khi anh qua đời, ba tập thơ nữa mới lần lượt được xuất bản 26 Đó là tập: “Mây trắng của đời tôi”, “Bầy ong trong đêm sâu”, Lưu Quang Vũ thơ và đời” Năm 1979, Lưu Quang Vũ cùng với một số tác giả khác biên... Thưởng viết về “tính dự báo” và thừa nhận rằng Lưu Quang Vũ cùng với các nghệ só “đã góp phần đề xuất được những vấn đề lớn với Đảng và Nhà nước để từ đó hoạch đònh chiến lược đổi mới làm thay đổi diện mạo đất nước” [41,248] Cùng ý kiến với Phan Trọng Thưởng là Vũ Hà trong bài báo “Tôi và chúng ta và Lưu Quang Vũ , tác giả này cho rằng “mùa hè năm 1984, Lưu Quang Vũ đã dự báo, một dự báo đầy dũng khí, thực... còn đang rất sung sức Cha của Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà viết kòch Lưu Quang Thuận Từ năm 1944, Lưu Quang Thuận đã sáng tác một số kòch bản và tham gia đoàn kòch Anh Vũ do Thế Lữ chủ trì Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông là nghệ só mặc áo lính, có một thời gian dài, ông công tác tại Nhà hát Chèo và tham gia những công trình nghiên cứu, bảo tồn loại hình nghệ thuật kòch hát chèo truyền thống... tác, Lưu Quang Vũ đã rút ra thêm một số kinh nghiệm, khi viết về “cái gì mình hiểu sâu hơn, gần mình hơn thì thành công hơn Anh ước ao viết được những vở thật sâu sắc về tư tưởng, về triết học…” [29, 17] Nhưng sự ra đi ở tuổi 40 25 đã cuốn trôi hết thảy những khát vọng nghệ thuật của một cây bút tài năng đang độ chín 1.2.3 Quá trình sáng tác: Đầu tiên, Lưu Quang Vũ bước chân vào con đường nghệ thuật. .. cả các vở kòch do Lưu Quang Vũ biên soạn Theo Vũ Quang Vinh, “đó là những kòch bản đã phản ánh thực tế bằng những hình tượng nghệ thuật sống động, giàu sức cuốn hút và đặt ra được những vấn đề có ý nghiã đối với cuộc sống Thêm nữa, đó còn là những kòch bản có cốt truyện hấp dẫn; có kòch tính căng thẳng, bao gồm nhiều chi tiết và sự kiện điển hình tinh lọc…” “Tác giả trẻ Lưu Quang Vũ vẫn sống mãi trong . người như Lưu Quang Vũ, cái chết không làm cho anh mất đi , mà tấm lòng nhiệt huyết với đời vẫn hãy còn đọng lại. Sau khi Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời, Phan Ngọc cho rằng: Lưu Quang Vũ là nhà. Vò trí của Lưu Quang Vũ trong văn học kòch những năm 80 (thế kỷ XX). Chương hai: Cảm hứng nhân văn trong kòch Lưu Quang Vũ. Chương ba: Xung đột và hành động trong kòch Lưu Quang Vũ. Chương. Lưu Quang Vũ. Chương bốn: Nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật trong kòch Lưu Quang Vũ. 13 CHƯƠNG MỘT VỊ TRÍ CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG VĂN HỌC KỊCH NHỮNG NĂM 80 (THẾ KỶ XX ) . 1.1. Văn học