SKKN Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát hiệu quả ở cấp Tiểu học

10 461 0
SKKN Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát hiệu quả ở cấp Tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của vấn đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học là một bước đột phá lớn đã đem lại nhiều hiệu quả và hứng thú trong học tập, giảng dạy và giáo dục ở nước ta hiện nay. Việc sử dụng các phần mềm tạo sẵn của Ngành, sử dụng các email đã làm cho công tác quản lý hiệu quả, chính xác và nhẹ nhàng hơn. Trong công tác giảng dạy, các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được giáo viên thực hiện thường xuyên hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt là sử dụng các phần mềm ứng dụng như Violet 1.7, Minjet Manager…vào các tiết dạy ở các môn học đạt hiệu quả khá cao. II. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là một môn học bắt buộc và rất đặc thù năng khiếu ở các trường phổ thông nên việc giảng dạy và tiếp thu thực hành ca hát đã gặp không ít những khó khăn, ngán ngại của giáo viên và học sinh, nhất là dạy học Âm nhạc ở cấp Tiểu học. Điều này đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng, sử dụng nhạc cụ, năng khiếu ca hát mà còn phải có sự chuẩn bị các phương tiện dạy học hỗ trợ và vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt hiệu quả. Mặc dù trong những năm qua bộ phận chuyên môn Âm nhạc cấp Tiểu học đã tập hợp được khá đầy đủ các phương tiện hỗ trợ dạy học hát, cụ thể là các đĩa CD dạy hát các khối lớp 1 đến 5 nhưng thực tế nó vẫn có những hạn chế nhất định cần phải điều chỉnh để phục vụ tốt hơn trong dạy học: có một số bài hát có 2 lời ca nhưng phân phối chương trình thì phải dạy từng lời trong mỗi tiết nên cần phải tách ra để khi cho học sinh nghe hát mẫu thuận lợi và hiệu quả hơn, có file bài hát mẫu lặp lại nhiều lần rất mất thời gian, có bài nghe tiếng lớn có bài nghe tiếng nhỏ phải điều chỉnh volume; đồng thời cập nhật những file nhạc đệm (beat) cho các bài dạy học hát giúp cho việc dạy học chuyên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, nhất là hỗ trợ giáo viên chuyên nhưng hạn chế kĩ năng đệm đàn… Vận dụng các kiến thức tự nghiên cứu và những kiến thức được tập huấn về các phần mềm ứng dụng bộ môn Âm nhạc, kết hợp với việc nắm chắc chương trình giảng dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng, điều chỉnh… tôi tìm ra các giải pháp dựa trên điều kiện cơ sở vật chất hiện có nhằm khắc phục những khó khăn trên bằng cách tích hợp là “Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát hiệu quả ở cấp Tiểu học”. Sản phẩm này đã giúp học sinh nghe mẫu và học hát tập trung hơn, hiệu quả hơn, giúp giáo viên tự tin khi vào bài, hạn chế việc lúng túng mất thời gian khi cho học sinh nghe mẫu và hỗ trợ dạy hát dễ dàng, hiệu quả. III. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài là sự Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát hiệu quả ở cấp Tiểu học. Chủ yếu là ý tưởng khắc phục hạn chế các bài hát nghe mẫu khi dạy hát, cập nhật nhạc đệm cho các bài dạy học hát và việc vận dụng tích hợp một số phần mềm xử lý âm thanh để tạo ra thêm những file nhạc phục vụ việc dạy học bộ môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học thuận lợi và hiệu quả hơn. 1 Sản phẩm này đã được bản thân áp dụng tại trường cùng với một số đồng nghiệp trong cùng Tổ chuyên môn Âm nhạc trong hơn một năm qua. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Như đã nói trên, đề tài là một ý tưởng khắc phục hạn chế khi nghe hát mẫu từ các file nhạc có sẵn của chuyên môn, cập nhật nhạc đệm (beat) cho các bài dạy học hát (Lí do chọn đề tài) và việc vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh để tạo ra sản phẩm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy bộ môn thành công ở trường tiểu học mà bản thân sưu tập được. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Ứng dụng CNTT trong công tác là một thế mạnh mà chúng ta đã làm trong nhiều năm qua, nó góp phần làm cho công việc của người giáo viên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn và uy tín hơn. Với những thuận lợi vốn có do tích lũy nhiều năm, tôi vận dụng khá thành công phục vụ cho công tác chuyên môn của mình và thường xuyên chia sẻ với các quí đồng nghiệp xung quanh. Đề tài này là ý tưởng của bản thân và được các đồng nghiệp trong Tổ chuyên môn khích lệ làm để bổ sung phương tiện dạy học bộ môn chung. Thực tế chúng tôi rất thành công, tự tin khi sử dụng sản phẩm. Từ những hiệu quả mà sản phẩm mang lại đã tạo tiền đề cho tôi nghiên cứu và tổng hợp thành sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích góp phần giảm bớt những khó khăn trong giảng dạy bộ môn, nâng cao chất lượng học tập bộ môn năng khiếu đặc biệt này ở cấp Tiểu học. II. Thực trạng của vấn đề: Thời gian qui định cho mỗi tiết dạy ở Tiểu học không đủ nhiều nên việc phân bố thời gian cho mỗi hoạt động phải có sự phân định và chuẩn bị khá chính xác thì khi lên lớp giáo viên sẽ dễ thành công. Như đã nêu trên, chúng ta đã có khá đầy đủ các bài hát mẫu phục vụ dạy học hát, cụ thể là các đĩa CD dạy hát các khối lớp 1 đến 5 nhưng thực tế nó vẫn có những hạn chế nhất định cần phải điều chỉnh để phục vụ tốt hơn trong dạy học: có một số bài hát có 2 lời ca nhưng phải dạy từng lời trong mỗi tiết nên cần phải tách ra để khi cho học sinh nghe hát mẫu thuận lợi và hiệu quả hơn, có file bài hát mẫu lặp lại nhiều lần rất mất thời gian, có bài nghe tiếng lớn có bài nghe tiếng nhỏ do sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau vì thế cần phải điều chỉnh volume cho đồng cỡ để khi dạy khi nghe sẽ hay hơn, hiệu quả hơn do không phải bận tâm việc điều chỉnh trên máy phát nhạc từng bài rất khó chịu; mặc dù là giáo viên dạy chuyên nhưng đâu phải ai cũng ngày một ngày hai mà có thể đàn, đệm đàn cho học sinh hát tốt được nên việc cập nhật nhạc đệm (beat) cho các bài dạy học hát là điều mà chúng tôi cũng rất quan tâm, phần này thì tư liệu chúng tôi cũng có rồi khá hoàn chỉnh rồi, nay chỉ cập nhật bổ sung và hoàn thiện thêm một vài bài. 2 III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Từ vài năm học trước, tôi đã có ý định như đã trình bày trên rồi nhưng chưa có thời gian điều chỉnh. Đầu năm học 2010-2011, thêm sự yêu cầu và động viên của anh em giáo viên dạy chuyên trong Tổ, tôi nhanh chóng hệ thống lại các bài hát theo phân phối chương trình và cập nhật chuẩn kiến thức kĩ năng để chuẩn bị. 1-Chuẩn bị: Trước tiên tôi đánh dấu một số bài hát có 2 lời ca mà chương trình phải dạy từng lời để biết sẽ xử lý trước. Cụ thể là những bài hát sau: Lớp Bài Tiết Một 1.Tìm bạn thân 2.Đàn gà con 6,7 11,12 Hai 1.Chú ếch con 28,29 Ba 1.Quốc ca Việt Nam 2.Bài ca đi học 3.Ngày mùa vui 4.Em yêu trường em 1,2 3,4 14,15 19,20 Bốn 1.Chú voi con ở Bản Đôn 2.Thiếu nhi thế giới liên hoan 26,27 28,29 Năm (không) 2-Sử dụng các phần mềm xử lý âm thanh và kĩ thuật khác: a) Cắt nhạc: Tôi sử dụng phần mềm để xử lý nhạc mp3 là Wave Editor, dung lượng nhỏ gọn, cài đặt và sử dụng phần mềm đơn giản. Link tải phần mềm: http://www.mediafire.com/?6jsm4jg83j3zlw6 Sau khi cập nhật các bài hát theo từng khối lớp, lưu folder mới CD day hat 1, CD day hat 2,3,4,5, tôi tiến hành việc nghe lại từng bài, nghe trực tiếp bằng chương trình Wave Editor và xử lý cần thiết theo ý đồ thiết kế của mình. *Kĩ thuật xử lý đơn giản: Nhấp đúp biểu tượng mở chương trình, Open chọn mở file nhạc cần xử lý, phần nào muốn cắt bỏ thì kéo chọn và nhấn xóa/cắt bằng phím Del hoặc biểu tượng kéo Cut; chọn File - Save As đặt tên file theo ý mình, lưu trữ dạng mp3 thì chọn lại trong Save as type, nhấp Save, OK chờ chạy xong. 3 Giao diện khi mở chương trình, mở file nhạc cần xử lý. Giao diện khi lưu thêm file đã cắt Nếu muốn nghe được file mp3 này với điện thoại thông thường có thẻ nhớ thì chọn thông số Bitrate là 128 (chuẩn là 320), OK chờ lưu. Tôi đặc biệt sử dụng dạng 4 này lưu trữ trên máy tính của mình, phục vụ cho việc sang qua thẻ nhớ của điện thoại di động để kết nối loa đàn, loa rời khi cho học sinh nghe hát mẫu. b) Bổ sung nhạc đệm (beat): Đa phần nhạc phục vụ dạy học nói chung đã có chia sẻ trên hệ thống internet. Bạn có thể vào trang Nhạc Quang Minh https://sites.google.com/site/nhacqm/ , trang Tổ bộ môn Âm nhạc Thoại Sơn và website cá nhân http://violet.vn/letanducts/ , http://violet.vn/sontungbathe , có thể tham khảo thêm ở các trang liên kết khác. Tôi chịu khó sưu tập và có thể chỉnh sửa chút ít cho phù hợp chuyên môn theo ý mình với các phần mềm thông dụng. Có bài, tôi phải tự làm bằng một số phần mềm kết hợp để làm nhạc đệm như Encore và Evolution Sound Studio Pro II (phần này, tôi tham khảo thêm trong một buổi tập huấn chuyên đề của Tổ chuyên môn Âm nhạc THCS huyện Thoại Sơn năm học 2010 - 2011). Một số bài hát – nhạc sưu tập thêm và chỉnh sửa phù hợp: Bài hát – nhạc Nguồn 1. Tiếng chào theo em 5 2. Nắng sớm 3. Mẹ đi vắng 4. Bắc kim thang (lời mới) 5. Hái hoa bên rừng 6. Cùng nhau đi Hồng Binh (nghe) 7. Chim bay cò bay 8. Cây muỗm 9. Em hát gọi Mặt trời lên 10. Ru em (nghe nhạc) 11. Đất nước tươi đẹp sao 12. Em là hoa hồng nhỏ 13. Mùa hoa phượng nở Tự làm bằng phần mềm hỗ trợ 14. Bụi phấn 15. Lễ tốt nghiệp c) Đồng bộ âm lượng: Sử dụng Mp3 Gain , nhấp đúp cài đặt và sử dụng. Link tải phần mềm: http://www.mediafire.com/?k17r7drush0xtov Hoặc http://www.mediafire.com/?al7f9d8h7ho07m0 (phần mềm này hiện chỉ hỗ trợ sử dụng trên Windows XP trở xuống). Sau khi mở chương trình, nhấp Add Folder chọn thư mục cần xử lý (ví dụ CD day hat 1); nhấp biểu tượng Track Analysis cho chương trình phân tích xác định mức độ âm thanh hiện tại; sau khi phân tích xong ta chọn thông số âm lượng thống nhất trong Target Normal Volume 92-98 dB, rồi nhấp chạy đồng bộ với biểu tượng Track Gain chờ đến khi xong hết folder; nhấp Clear All. Tiếp tục với folder khác CD day hat 2… 6 Giao diện ban đầu khi mở chương trình Giao diện làm việc sau khi chạy Track Gain với Volume 95 dB 7 Công đoạn này nên làm sau phần bổ sung nhạc đệm…liền trước khi ghi đĩa để các file nhạc hoàn chỉnh được đồng bộ. d) Ghi đĩa CD: *Chuẩn bị: Giờ các bài nhạc đã hoàn chỉnh theo ý đồ của mình, tôi sửa tên file các bài nhạc theo phân phối chương trình bằng cách thêm các số tự nhiên ở đầu tên file bài hát. Ví dụ: Các bài hát ở lớp Một, CD dạy hát 1 cụ thể là: 1.1 Que hương tuoi dep 1.2 Que hương tuoi dep_beat 1.3 Moi ban vui mua ca 1.4 Moi ban vui mua ca_beat 1.5 Tim ban than 1.6 Tim ban than_1 1.7 Tim ban than_2 1.8 Tim ban than_beat 1.9 Li cay xanh 1.10 Li cay xanh_beat 1.11 Dan ga con 1.12 Dan ga con _1 1.13 Dan ga con _2 1.14 Dan ga con _beat … CD dạy hát 2: 2.1 That la hay 2.2 That la hay_beat 2.3 Xoe hoa 2.4 Xoe hoa_beat … *Ghi Audio CD với Nero 7: Máy tính đã được cài sẵn Nero 7. Mở chương trình ghi đĩa Nero, chọn Make Audio CD, nhấp Add chọn tất cả các file trong thư mục CD dạy hát 1, đặt tên đơn giản CD 1 chẳng hạn và nhấp Burn chờ máy ghi đến khi CD được đưa ra, OK. 8 IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm: Việc sử dụng bài hát mẫu với thiết máy cassette CD do mình sưu tập từ nhiều năm nay trong giảng dạy Âm nhạc đã mang lại hiệu quả rất tích cực trong công tác của tôi, cũng như một số đồng nghiệp trong Tổ chuyên môn của mình. Giờ đây, ý tưởng bổ sung đã mang lại thêm sự tự tin của giáo viên khi lên lớp, hạn chế việc lúng túng của giáo viên khi cho học sinh nghe hát mẫu. Bài hát mẫu có hai lời ca được cắt ra độc lập thành các file rời theo mục tiêu bài dạy. Giáo viên chỉ cần nghe trước tập luyện thêm và ghi nhớ số của file hát mẫu để khi lên lớp không mất thời gian, không làm ảnh hưởng hứng thú học tập của lớp. Khi đó học sinh chú ý bài nghe hát mẫu không bị phân tán bởi lời 2, lời 1 nên việc học hát theo cũng thuận lợi và hiệu quả hơn, học sinh có thời gian cho các hoạt động luyện tập, nội dung học tập khác theo yêu cầu góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc. Chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc ngày càng chắc chắn hơn, học sinh thuộc và hát đúng các bài hát đã học. Năm học Tsố A+ A B SL TL% SL TL% SL TL% 2010-2011 643 101 15,7 542 84,3 0 0 2011-2012 652 81 12,4 571 87,6 0 0 Các phong trào văn nghệ của trường cũng hào hứng và thành công hơn, giáo viên tập dợt cho các em nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước đây. Ý tưởng này đồng thời đã giúp tôi tạo ra một thiết bị dạy học tự làm: “Bộ CD hỗ trợ dạy hát 1-5” sẽ tham gia Hội thi sáng tạo tự làm đồ dùng dạy học trong thời gian sắp tới. PHẦN KẾT LUẬN: I. Những bài học kinh nghiệm: Khai thác sử dụng, cải tiến và làm thêm thiết bị đồ dùng dạy học là những công việc mà giáo viên nói chung rất cần phải quan tâm và đầu tư. Âm nhạc là môn học rất năng khiếu, vì thế hát mẫu và hướng dẫn học sinh học hát là công việc mà giáo viên Âm nhạc không thể thực hiện cho có, phải đầu tư thích đáng. Do đó, việc sưu tập các bài hát mẫu, các bài nhạc đệm chuẩn xác giúp giáo viên tự tin khi lên lớp, giúp học sinh hứng thú và có định hướng học hát tốt hơn, nhanh hơn. Chính vì thế, nó là ý tưởng lớn tạo động lực cho tôi vận dụng các phần mềm âm thanh đã được tập huấn và sưu tập để hoàn thiện công tác chuyên môn của mình. 9 Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy việc ứng dụng còn tồn tại những hạn chế sau: còn vài bài hát thay thế chưa cập nhật chuẩn xác; một số trường hợp giáo viên không sử dụng được máy hát CD khi bị cúp điện. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài có ý nghĩa trong việc hưởng ứng công tác chỉ đạo của ngành Giáo dục về việc tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Ý tưởng này đã giúp giáo viên chúng tôi tháo gỡ những hạn chế hiện hữu, đem lại sự thuận tiện, tự tin và hiệu quả khi dạy học hát cho học sinh; góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc. III. Khả năng ứng dụng triển khai: Thành quả của sáng kiến kinh nghiệm là một sản phẩm đồ dùng dạy học có ứng dụng CNTT nên việc sử dụng và chia sẻ cũng không khó. Sản phẩm hiện nay đã giúp tôi và một số đồng nghiệp dạy chuyên trong Tổ tháo gỡ được một số hạn chế trong việc dạy học hát và đã có hiệu quả thuyết phục. Vì thế, việc ứng dụng rộng rãi đề tài này vào thực tiễn cũng rất dễ dàng thực hiện (rất vui được chia sẻ với đồng nghiệp). Sản phẩm có thể vận dụng linh hoạt hơn với các hình thức khác: chép các file nhạc hoàn chỉnh này vào thẻ nhớ của máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động, hoặc laptop với đầu rắc 3 li nối dây đầu rắc 6 li cắm lỗ microphone của đàn Casio LK55- VN hoặc gắn loa rời nhỏ có bán nhiều ở các tiệm điện tử, tiệm điện thoại di động. IV. Những kiến nghị đề xuất: Giảng dạy bộ môn Âm nhạc, giáo viên thường xuyên phải chuẩn bị rất nhiều các phương tiện thiết bị dạy học như: đàn, máy hát, bảng phụ, tranh minh họa… Tuy nhiên ở một số trường do thiếu cơ sở vật chất nên chưa trang bị được phòng bộ môn, giáo viên phải mang tất cả những phương tiện thiết bị trên tới từng lớp để dạy gây khó khăn cho người dạy, phần nào ảnh hưởng kết quả học tập môn Âm nhạc, cũng như việc học tập của các lớp bên cạnh. Do đó, đề nghị các cấp lãnh đạo đầu tư cho các trường phòng bộ môn phục vụ công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Từ đó việc giảng dạy của giáo viên được thuận tiện hơn, tạo điều kiện tốt để giáo viên có thể ứng dụng những thành tựu CNTT trong giảng dạy của mình. Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát ở cấp Tiểu học” mà tôi đã dành khá nhiều thời gian và công sức nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên, để đề tài này có thể phát huy hơn trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để việc vận dụng ý tưởng, cũng như việc cập nhật chương trình để sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn theo thòi gian. Tôi rất mong sự chia sẻ, đóng góp ý kiến từ các cấp lãnh đạo Ngành và các đồng nghiệp để công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc của chúng ta được thuận lợi và hiệu quả hơn. Trân trọng kính chào! 10 . khi cho học sinh nghe mẫu và hỗ trợ dạy hát dễ dàng, hiệu quả. III. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài là sự Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát hiệu quả ở cấp Tiểu học. Chủ. tích hợp là Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát hiệu quả ở cấp Tiểu học . Sản phẩm này đã giúp học sinh nghe mẫu và học hát tập trung hơn, hiệu quả hơn, giúp giáo. mình. Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số phần mềm xử lý âm thanh làm ĐDDH hỗ trợ dạy hát ở cấp Tiểu học mà tôi đã dành khá nhiều thời gian và công sức nghiên

Ngày đăng: 03/02/2015, 20:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan