LOI CAM ON
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Văn Hùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này
Xin được cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Huyện Ủy UBND Huyện,
Phòng giáo đục và đảo tạo; các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tận tình giúp đỡ trong quá trình điều tra và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn hội đồng khoa học; khoa sau đại học trường
Đại học Vinh; các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp cao học 17- Quản lý giáo dục đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức lí luận cũng như thực tiễn về
khoa học giáo dục
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy giáo, cô giáo để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Trang 2MUC LUC
0969.0000015 5
1 Lý đo chọn đề tài: <- c xe 3x 3xx TT TH TT HT Hy rep 5 Ai ((0Itvì(6ì8i134i)(:8v(( đã HD.:': 7 3 Khách thê và đối tượng nghiên CỨU: . - 5s E+E£k£x+eErxexerserersreed 7 4 Giá thuyết khoa hỌC: - + + - k3 SEE113E1E1 E113 1 1 11111 1xx ntưệt 7
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiÊn CỨU: 5 -SSS Sa 7
6 Phương pháp nghiÊn CỨU: ĂĂ ĂS S111 HH ng nhe, 8 7 Những đóng góp của luận văn: . - -SS SH xà 8
8 Cấu trúc luận Văn: . - + kề th HH1 11 11g11 11 r1 H1 tt rà 8 CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI - ccc5cc+cc+xsrce2 9
1.1 Lịch sử của vẫn đề nghiên Cứu - text tEsErkrsrekrees 9 1.1.1 Các nghiên CỨM Ở HƯỚC HĐOÀI .SSQ Sen 9 1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt NGIH- SG SG nhe 10
1.2.Các khái niệm cơ bản của đề tài: - -ctthtiitirtrerirrrrrrrriee 12
1.2.1 Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục -c-scss<sc: 12 1.2.2 Khải niệm về giáo viên, đội ngũ giáo viên THCS - 16 1.2.3 Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 19 1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao đội ngũ giáo viên THCS:- 20
1.3 Một số vẫn đề lý luận liên quan đến đề tài : -5-s 2 s+scxẻ 21
1.3.1 Tâm quan trọng của công tác bôi dưỡng nâng cao chất lượng cho
AOL NZ giÁO VIÊN ga 21
1.3.2.N6i dung cia céng tac quan ly nang cao chat luong d6i ngii gido 7/2/7001 I5 21 1.3.3 Những nhân tô tác động đến việc quản lý công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quỳnh Lưu 23
1.4 Cơ sở pháp lý của đề tài - - -sSxSE1 E13 E21 HE krvrgkrrkg 24
1.4.1 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và ngành giáo dục về công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 24 1.4.2 Phương hướng quản lÿ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quỳnh LƯU nhi 25 9:i0/9)/621 5= 28
THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NANG CAO CHAT LƯỢNG ĐỘI NGU GIAO VIEN THCS HUYEN QUYNH LUU TINH NGHE AN 28
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, truyền thống lịch sử,
văn hóa giáo dục của huyện Quynh Lưu : -<<<<<<<<<<<s<ss2 28
2.11 Sơ lược về Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử văn hóa của
71/2/860/1//)07 0000000900088 28 2.1.2.Khải quát về Giáo dục của huyện Quỳnh Lưu: 30
Trang 32.2 Thực trạng về công tác quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 36
2.2.1 Thực trạng về chất lượng đội ngũ SiÁo VIÊN:: - 36 2.2.2 Thực trạng về công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên '£zí ®xa 40 2.2.3 Đánh giá chung về thực †FQNE - 5+ cscEetetsEcerrrererred 49
051019) + 53
NHỮNG GIẢI PHAP QUAN LY NANG CAO CHAT LUONG DOI NGU GIAO VIEN CAC TRUONG THCS HUYEN QUYNH LUU, TINH NGHE
0 53 3.1 Cac nguyén tac đề xuất giải pháp: - se cv cư 53 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tỉnh tục tiÊM: 5< sec seseserereeed 53 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tỉnh toàn điện: - cc5csese+ecseeei 54 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: -cccc<csc: 54 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tỉnh khoa hỌC: . c- ca Sesesecxsxskd 54 3.1.5 Nguyên tắc đảm bdo tinh NG thei ceccccceccecscsessesesssseeteseteeeeeee 54 3.2 Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các
trường THCS huyện Quỳnh Lưu : - 55c S c5 5S SS S2 54 3.2.1 Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS : 54 3.2.2 Bố trí, sắp xếp một cách khoa học đội ngũ giáo viên THƠS nhằm nâng cao chất lượng giáo địỊC - cv rerrrereerred 57 3.2.3 Nâng cao hơn nữa công tác bôi dưỡng giáo viên THCS 61 3.2.4 Chủ trọng việc đánh giá, xếp loại, sàng lọc và tuyển chọn đội ngũ +4/750⁄/2/8/9:(0S11n88 67 3.2.5 Thực hiện đúng công tác luân chuyển đội ngũ giáo viên THƠS 76
3.2.6 Thực hiện đúng chế độ chính sách tác thì đua — khen thưởng đối
178///.8-/ 0 80 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp: HT 0 1 gà 85 3.4 Thăm dò khảo sát tình cần thiết và tính khả thi của những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở ở huyện Quynh Lưu, tỉnh Nghệ An trong g1a1 đoạn mới - 85 3.5 Pham vi va một số kết quả bước đầu áp dụng có giải pháp 87
KET LUAN VA KIEN NGHI .0.cccecesceccccecescececcececcececsecsecarsccecatensaceesaveneans 90 ca an 90
2 Kiến ngÏị - + sSs 13v T TT 11T 11T TH HT rep 9]
2.1 Đối với Bộ giáo đục và đÀO ÍQO- ằằcĂ s33 9] 2.2 Đối với sở giáo đục và đào tạo và UBND tỉnh 9]
2.3 Đối với địa phương và các trường THCS trong huyện 9]
Trang 4THCS GD&DT GD BGD CNTT PGS.TS CNH-HDH THPT TCLLCT SGK GVDG SKKN CSTD CT.UBND TTGDTX TTDN BTTHPT KCN PTCS DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TAT Trung học cơ sở Giáo dục và đào tạo Giáo dục Bộ giáo dục
Công nghệ thông tin Phó giáo sư Tiến sỹ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trung học phố thông
Trung cấp lý luận chính trị
Sách giáo khoa Giáo viên dạy giỏi
Sáng kiến kinh nghiệm
Chiến sỹ thi đua
Chủ tịch ủy ban nhân dân
Trung tâm giáo dục thường xuyên Trung tâm dạy nghề
Bồ túc trung học phô thông Khu công nghiệp
Trang 5MO DAU
1 Ly do chon dé tai:
Giáo duc là quốc sách hàng đầu Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước
bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập, vươn lên một tầm cao mới; thời kỳ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với bao nhiêu thách thức thì giáo dục
lại càng đóng một vai trò vô cùng trọng yếu Bởi lẽ, trong tất cả các khâu đầu tư thì đầu tư về nguồn lực con người là đầu tư có tính chiến lược Quan điểm của Đảng ta về giáo dục đã thể hiện trong Nghị quyết Trung ương XI đó là phan dau mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới toàn
diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nền giáo dục Việt Nam Để đáp
ứng mục tiêu trên, Đảng đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp lớn Các giải
pháp đó là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đôi mới đồng bộ theo hướng "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá", đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học; khắc phục tình trạng quá tải; gan đào tạo, nghiên cứu khoa học,
công nghệ với sử dụng: đổi mới cơ chế quản lý; đầu tư dạy nghẻ; thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục
Trước yêu cầu của xã hội, Giáo duc va Dao tạo phải đào tạo cho xã hội
sản phẩm là những con người lao động có tri thức, năng động, sáng tạo và tự chủ, có năng lực giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường nhật, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công băng, văn minh Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là yếu tố quyết định quan trọng hàng đầu, góp phần nâng cao chất lượng giáo đục, tạo ra được những sản phẩm tốt nhất: Đội ngñ giáo viên là nhân tổ quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh ( Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ) Đại hội Đáng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục nhẫn mạnh vẫn đề đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đối mới, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong thời
Trang 6biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác, lại cần có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Tại
công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/ 4 / 2006) Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên càng được đề cao Sản phẩm của giáo dục là sản phẩm đặc thù - đào tạo các thế hệ tương lai đủ năng lực xây dựng thành công CNH - HĐH đất nước Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đôi mới chương trình SGK và phương pháp lại càng đòi hỏi giáo dục có những bước đột phá Yêu cầu của chương trình SGK mới và phương pháp dạy chủ động sáng tạo là làm sao tạo ra sản phẩm - con người năng động, có tính thực tiễn, có kỹ năng ứng
dụng công nghệ, có khả năng vận dụng lý luận vào những tình huống cụ thể
Giảm lý thuyết kinh viện, tăng cường thực hành chính là phương pháp đáp ứng yêu câu giáo dục ngày càng hiện đại Trước thực tiễn đó, người giáo viên
cần linh hoạt, năng động, tìm tòi, khám phá, phát huy năng lực, tự làm mới
mình Nếu không có sự chuyên biến cần thiết, người thầy sẽ không theo kịp yêu cầu thời đại
Trong thời điểm hiện nay, toàn ngành giáo dục huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An đang tích cực triển khai thực hiện các cuộc vận động lớn: “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”;
“Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”,
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và
tiếp tục “ Đôi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo đục” ( Nhiệm
vụ năm học- Sở GD& ĐT năm học 2010-2011) thì yêu cầu nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên ngày càng trở lên quan trọng
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ chưa cao, mất cân đối và chưa đồng bộ;
phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, rèn luyện kỹ năng cho học sinh còn hạn chế Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đối mới và nên kinh tế thị trường Một số giáo viên nặng nề theo quan điểm Nho giáo làm mất tính dân chủ trong trường học; một số giáo viên lại nhìn theo quan điểm của cơ chế thị trường thực dụng Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ còn nhiều bất cập
Xuất phát từ tình hình đội ngũ, xuất phát từ chất lượng thực tế, xuất phát
Trang 7quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quynh Luu, tinh Nghé An.”
2 mục đích nghiên cứu:
Dua ra những giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đôi mới
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quán lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quynh Lưu, tỉnh Nghệ An
4 Giả thuyết khoa học:
Chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo
dục trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế nếu đề xuất và thực hiện được
một số giải pháp quản lý có tính khoa học, khả thi 5 Nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu:
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1.1 Xác định cơ sở lý luận việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS
5.1.2 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quỳnh Lưu
5.1.3 Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THCS huyện Quỳnh Luu
5.1.4 Rút ra kết luận và một số đề xuất
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 86 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, các văn kiện đại hội Đảng
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên, quan sát sư phạm, phương pháp đàm
thoại, tổng kết kinh nghiệm
- Trao đổi, toạ đàm, tham khảo kinh nghiệm quản lý nhăm nâng cao chất lượng đội ngũ ở các trường THCS huyện Lưu
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
6.3 Nhóm phương pháp khác bỗ trợ cho tiểu luận: Thống kê toán học đề xử lý số liệu, tăng tính thuyết phục 7 Những đóng góp của luận văn:
- Hệ thống các vẫn đề lý luận nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS
- Phản ánh được thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, thực trạng chất lượng quản lý các trường THCS
- Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS có tính khả thị
8 Cầu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2:Thực trạng về công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường THCS huyén Quynh Luu
Trang 9CHUONG 1: CO SO LY LUAN CUA DE TAI 1.1 Lịch sử của vẫn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt của loài người Giáo dục là sự truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm sống từ thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, déng thời thế hệ sau vừa lĩnh hội, vừa sáng tạo ra những tri thức mới
Chính vì vậy giáo dục ra đời và tồn tại cùng sự phát triển của xã hội loài người, do đó giáo dục đã được loài người sớm quan tâm, thúc đây phát triển và được mọi quốc gia dân tộc chú trọng nghiên cứu Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục từ thời cô đại, trung cận đại để lại các tư tưởng, các giá trị được phát huy đến tận ngày nay như: Xô cơ tát(429-347) với “Phương pháp đỡ đẻ trong giáo dục”, Không Tử và nhiều học trò của ông nỗi tiếng với hệ thống phương pháp giáo dục do ông sáng tạo ra Trong xã hội hiện đại hiện nay, các dân tộc, các quốc gia đều chú trọng giáo dục Các nước phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại về giáo dục, các công trình
đó đều kết luận: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục là chìa
khoá để đây nhanh tốc độ phát triển đất nước Nhiều quốc gia coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển; và giáo dục đang trở thành
một lĩnh vực cạnh tranh trên toàn cầu Vì thế, các công trình nghiên cứu
nhăm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nghiên cứu về công tác quản lý của hiệu trưởng ngày càng nhiều
Các nhà giáo đục học Xô viết cho rằng: Kết quả hoạt động của toàn bộ nhà trường phụ thuộc vào rất nhiều công việc tô chức đóng đắn và hợp lí công
tác hoạt động của đội ngũ giáo viên
Các nhà nghiên cứu Xô viết cũng đã thống nhất vấn đề: Một trong
những giải pháp hữu hiệu nhất để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là
Trang 10thành giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác
nhau
Một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đó là tổ chức hội thảo chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm Vấn đề đưa ra hội thảo phái mang tinh thực tiễn cao, được nhiều giáo viên quan tâm và có tác dụng thiết thực
V.A Xukhomlinxki và Xovecxlerơ còn nhắn mạnh đến biện pháp dự
giờ, phân tích bài giảng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn Các tác giả cho rằng: Việc phân tích bài giảng là đòn bây quan trọng nhất trong công tác quản lí chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; nhằm làm cho giáo viên nhận thấy và khắc phục những thiếu sót, đồng thời phát huy mặt mạnh của mình trong mỗi bài giảng (Trong cuốn “Vấn đề quản li và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ thật sự hiệu quả)
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Việt Nam chúng ta cũng có nghiên cứu về vấn để trên như: Tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên của Thạc sĩ Thái Bình
Dương- Trường Đại hoc Vinh đăng trên Tạp chí Giáo duc sé 126 (thang 11 năm 2005); Xây dựng đội ngũ giáo viên phố thông trong 60 năm phát triển nền giáo dục Việt nam của Tiến sĩ Vũ Văn Dụ đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục số 14 ( tháng 11 năm 2006); Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức của người thầy giáo của Lê Văn Hà - Khoa Mác-Lênin, trường Đại học Kinh
tế Đà nẵng và Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay của Nguyễn
Thanh Bình - Khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học sư phạm Hà nội đăng
trên tạp chí Giáo dục số 177 ( tháng 11 năm 2007)
Các tài liệu thể hiện rất rõ quan điểm của các tác giả về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đạo đức của nhà giáo Điều này, có liên quan khá tốt với việc
tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho giáo viên THCS
Trang 11mới xã hội chủ nghĩa Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa” Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của
chúng ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần
trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mạng của mình”
Chăm lo xây đựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý của nhà trường Người cán bộ quản lý trường học nhận thức được vai trò của công tác này, đầu tư công sức, trí tuệ cho công tác này sẽ thu được chất lượng giáo dục cao
Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) của Đảng đưa ra quan điểm chỉ đạo “giáo dục là quốc sách hàng đầu”; pháp luật nước ta đã quy định địa vị pháp li của nhà giáo
Điều 61 của Bộ Luật giáo dục đó quy định tiêu chuẩn một nhà giao như
sau:
+ Phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt
+ Đạt trình độ chuẩu được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu
Các tác giả PGS TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng PGS.TS Thái Văn Thành trong các công trình nghiên cứu của mình đã nêu lên nguyên tắc chung của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như sau: - Xác định đầy đủ nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên;
- Xây dựng hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn giáo viên; - Tổ chức đánh giá xếp lại chuyên môn của giáo viên
- Sắp xếp điều chuyên những giáo viên không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn
Trang 12học giáo dục hay nói cách khác quản lí chuyên môn của giáo viên thực chất la quan lí quá trình sư phạm của người thầy
Ngày càng có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài quán lí về nâng cao chất lượng đội ngũ như:
- “ Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Hoàng Sỹ Hùng ( 2008);
- “ Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở
các trường THPT thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Văn
Cường (2009)
- “ Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Huy Tuần (2010)
Mặc dù các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu nhiều về đề tài quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Song các tác giả đều nghiên
cứu trên phạm vi rộng mà chưa thê hiện được tinh vùng miền nên còn mang
tính chất chung chung Đặc biệt chưa có một tác giả nào đi sâu, nghiên cứu công tác quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở bậc THCS trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
1.2.Các khái niệm cơ bản của đề tài:
1.2.1 Khải niệm về quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1 Khái niệm về quản lý:
Có rất nhiều định nghĩa về quan ly nhưng nỗi bật nhất là những định
nghĩa sau:
- Theo quan điểm điều khiến học: Quán lý là chức năng của những hệ có tổ
chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội học, kỹ thuật ) nó bảo toàn
cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là tác động hợp quy luật
khách quan, làm cho hệ vận động vận hành và phát triển
- Theo Mác: Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hình thành những chức năng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể sản xuất,
khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó
- Theo từ điển bách khoa tồn thư Liên Xơ, 1977: “quản lý là chức năng của
Trang 13thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chung, duy tri chế độ hoạt động, thực tiên những chương trình, mục đích hoạt động “
Quản lý: Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định(16,772)
Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quán lý, đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tô chức, nhằm dat
mục tiêu nhất định (17,130)
Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội (9,15)
Quán lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,
phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực ( nhân lực, vật
lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức ( chủ yếu là nội lực ) một cách tối ưu
nhằm đạt được mục đích của tô chức với hiệu quả cao nhất
Quản lý là một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thé người, thành viên của hệ - làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích
dự kiến
Quản lý là sự tác động chỉ huy điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động quản lý, đó là : Hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ
thống vận động theo mục tiêu đã đề ra, tiễn tới trạng thái có chất lượng mới
+ Quản lý gồm các yếu tố sau:
Phải có ít nhất một chủ thể quản lý, là tác nhân tạo ra các hoạt động và ít nhất có một đỗi tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ
thể quản lý tạo ra, các khách thể khác chịu tác động gián tiếp của chủ thể quản lý, tác động cũng có thê là một lần cũng có thê là nhiều lần
Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ đề chủ thể tạo ra các hoạt động
Chủ thể phải thực hành việc tác động, chủ thể có thể là một người, nhiều người còn đối tượng cũng có thể là một người hoặc nhiều người trong cùng một tô chức xã hội
Hoặc là: trong quản lý có hai bộ phận khăng khít với nhau Đó là chủ
thể và khách thể quản lý Chủ thể có thể là một cá nhân hay là một nhón
Trang 14hành và đạt tới mục tiêu Khách thê quản lý bao gồm những người thừa hành nhiệm vụ trong tô chức, chịu sự tác động , chỉ đạo của những chủ thể quản lý nhăm đạt mục tiêu chung Chủ thé quan ly nhằm nãy sinh ra các tác động
quản lý, còn cách thê quản lý sinh ra vật chất, tinh thần có gia tri su dụng, trực
tiếp đáp ứng nhu cầu con người, đáp ứng mục đích của chủ thê quản lý
Như vậy, quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hoá và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt Muốn quản lý thành công thì phải vận dụng tổng hợp thành tựu của nhiều môn khoa học
Quản lý là một nghệ thuật, bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự
khéo léo, tinh tế và linh hoạt những kinh nghiệm quan sát được, những tri thức đã đúc kết được, người quản lý qua đó áp dụng những kỹ năng tổ chức con người và công việc
“ Con người là tổng hoà của các mỗi quan hệ xã hội” (Các Mác), vì
vậy nghệ thuật dùng người là một loại nghệ thuật cao hơn hắn các loại hình
nghệ thuật khác
Hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tô con người và đạt được
hiệu quả cao khi nó tạo ra được cải toàn thé — chỉnh thể từ nhiều cá nhân và tư liệu sản xuất của tổ chức xã hội Yêu cầu về tính toàn thể của tổ chức mang
tính khách quan, nó đòi hỏi các nhà quản lý phải xác lập được mục tiêu rõ
ràng và biết điều hành hệ thống của mình tới đích Hoạt động quản lý có
những yêu cầu khách quan, phố biến đối với những người làm quản lý, đó là những chức năng chung và cơ bản của hoạt động quản lý
Quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là các chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, cùng các yếu tô khác như thông tin và ra quyết đinh Mỗi chức năng có vai trò, vị trí riêng trong chu trình quản lý
Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó Kế hoạch là
nền tảng của quản lý
Chức năng tổ chức: là quá trình sắp xếp và phân bô công việc, quyền
Trang 15Chức năng chỉ đạo, lãnh dao, diéu khién: La qua trinh tac động đến các thành viên của tô chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phan đấu đạt
các mục tiêu của tổ chức Là huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện Phải giám sát các
hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiễn trình, đúng kế hoạch Khi
cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uỗn năn nhưng không làm thay đôi mục tiêu, hướng vận hành của hệ, nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược đề ra
Chức năng kiểm tra đánh giá: Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và sử lý những kết quả của quá trình vận hành tô chức
Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được mức độ nào Kiểm tra nhằm kịp
thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thê quản lý rút ra được những bài học kinh nghiệm
Bốn chức năng này quan hệ khăng khít tác dụng qua lại lẫn nhau và tạo thành chu trình quản lý
1.2.1.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, xuất hiện sau và được nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, với quan niệm quản lý vĩ mô (một nền giáo dục một hệ thống giáo dục) “Quản lý giáo
dục là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thê quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giao duc, dao tao thế hệ trẻ của xã hội đặt ra
cho người giáo dục ” [ 15,5]
Đối với cấp vi mô, quản lý giáo dục được hiểu là một hệ thống những
tác động tự giác “có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thế quản lý đến tập thể giáo viên, cùng nhân viên, tập thê học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhăm thực hiện có chất lượng và có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường
Trang 16lý trường học, quản lý nhà trường có thể xem đông nghĩa với quản lý giáo dục ở tầm vi mô
Quản lý trường phô thông là tập hợp những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên học sinh và
còc cán bộ khác nhằm tận dựng nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng
xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đây mạnh
mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là qúa trình đào tạo thế hệ trẻ thực hiện có chất lượng, mục tiêu và kế hoạch dao tao dua nha trường lên một trạng thái mới
1.2.2 Khái niệm về giáo viên, đội ngũ giáo viên THCS 1.2.2.1 Giáo viên
Theo từ điển tiếng Việt trang 351 - NXB KHXH, khái niệm giáo viên được hiểu là người đạy học ở các trường phô thông Yếu tố "giáo" được hiểu
là dạy bảo, yếu tô "viên" được hiểu là người làm một việc gì đó
Vai trò của người giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục vô cùng to lớn: "Khong thay d6 mày làm nên" Giáo dục là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm
đầu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy để họ
có thê có đầy đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội
Để đảm trách được vai trò ấy, người giáo viên phải hội tụ được các năng lực và phẩm chất nghề nghiệp Các năng lực cần phải có của giáo viên là
năng lực nhận thức, năng lực vận dụng kỹ năng, năng lực sư phạm, năng lực
cảm nhận tâm lý lứa tuôi Một người giáo viên lành nghề phải có khả năng nhận thức, ngoài kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực hẹp cần phải bố sung cho mình kiến thức toàn diện của mọi lĩnh vực cuộc sống Đây là những kiến thức
bô trợ cân thiết Nhận thức tốt nhưng phải biết cách vận dụng thành thực tiễn
Trang 17chất chính trị Pham chất đạo đức mà một người giáo viên phải đạt tới là lương tâm trong sáng, lối sống lành mạnh, phong cách chuẩn mực Tất cả
được biểu biện thành chuỗi hành vi có tính chất mẫu mực sư phạm Còn phẩm
chất chính trị mà người thây phải có là giữ vững lập trường giai cấp; kiên định về đường lỗi của Đảng; giàu ý chí nghị lực để sống thật sự với nghề, khơng tha hố đạo đức trong thời kỳ kinh tế thị trường với không ít những ưu việt nhưng cũng không tránh khỏi mặt trái của nó Ta có thể thấy: Phẩm chất đạo đức và phâm ch chính trị như hai mặt của một vấn đề có tính thống nhất 1.2.2.2 Đội ngũ
a) Đội ngũ giáo viên là tập thể những người trực tiếp tham gia giảng dạy Đội ngũ giáo viên trong một nhà trường là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá trình giáo dục Chất lượng đào tạo cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên Một đội ngũ am hiểu công việc, tâm huyết với nghề nghiệp có đủ phẩm chất và năng lực thì no đóng vai trò tích cực vào thành tích chung của trường Vì vậy người quản lý nhà trường - Hiệu trưởng - hơn ai hết phải thấy rõ vai trò của đội ngũ giáo viên để củng cố và xây dựng lực lượng đó ngày càng vững mạnh
b) Quán lý đội ngũ giáo viên là một hệ thống những tỏ động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật và chủ thê quản lý nhằm tạo cho trình độ đội ngũ nhà giáo đảm bảo trình độ về chính trị, về chuyên môn, trình độ về quản lý giáo dục theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà nước XHCN Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là quá trình dạy học - giáo
dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới mục tiê dự kiến, tiến đến trạng thỏi mới
Quản lý đội ngũ giáo viên nhằm xây đựng đội ngũ nhà giáo thành một tập thể sư phạm vững mạnh đó là:
+ Đội ngũ nhà giáo mạnh: Phải là đội ngũ nhà giáo nắm vững và thực hiện đường lỗi quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng với học sinh thân yêu, luôn trung thành với chủ nghĩa Mac-LéNin va tu tưởng Hồ Chí Minh nhận thức rõ
mục tiêu giáo dục của Đảng
Trang 18đề nâng cao phẩm chất và năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn luôn trau dồi năng lực sư phạm để thực sự là một tập thê giỏi về chuyên môn
+ Đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có ý thức ký luật cao, chấp hành tốt các quy chế chuyên môn, kỷ cương, kỷ luật của nhà trường Biết coi trọng kỷ luật, thấy kỷ luật là sức mạnh cua tap thé
+ Đội ngũ giáo viên mạnh luôn có ý tiến thủ, ý thức xây dựng tập thể, phân đầu trong mọi lĩnh vực, mỗi thành viên phải là một tắm gương sáng cho học sinh noi theo Trong đó người hiệu trưởng thực sự là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm
Từ những cơ sở lý luận trên, đòi hỏi phải tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhăm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục
1.2.2.3.Đội ngũ giao viên THCS
Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng các nhà giáo tham gia giáo dục
và giảng dạy ở cấp THCS Đội ngũ giáo viên THCS được tổ chức chặt chẽ, có
sự thống nhất cao về lý tưởng, có cùng mục đích giáo dục học sinh thành những con người phát triển toàn diện Đội ngũ giáo viên THCS bao gôm người tham gia trực tiếp quá trình quản lý hoạt động giáo dục, đó là hiệu trưởng, giáo viên (gồm giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm), giáo viên là tông phụ trách đội
Người giáo viên THCS là những người tốt nghiệp ngành sư phạm theo chuẩn đào tạo bằng cao đẳng chuyên nghiệp Họ là những người đứng trong hệ thống giáo dục phố thông giáo dục THCS được thực hiện 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9 Đây là những giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình THCS nhằm đạt mục tiêu của giáo dục phổ thông, là giúp học sinh phát triển toàn diện và hình thành các khả năng, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành
nhân cách, chuẩn bị tiền đề cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động Nếu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu thì giáo dục THCS giúp học sinh phát triển những kết quả giáo dục
Trang 19có thê thấy người giáo viên THCS có một vai trò quan trọng, tạo cầu nỗi cho giáo dục phô thông bậc tiêu học và bậc trung học
1.2.3 Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 1.2.3.1 Chất lượng:
Quan điểm triết học cho răng: “Chất lượng là đặc tính khách quan của
sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gan VỚI Sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật Sự thay đổi của chất lượng kéo theo sự thay đôi của sự vật về căn bản Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống
nhất của chất lượng và số lượng” [39]
Một khái niệm khác về chất lượng : “Chất lượng là cải tạo nên phẩm chất, gia trỊ của một con người , một sự việc, sự vật” [16.139] Hoặc là “cải tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [16,139] Theo TCVNISO 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thê (đối
tượng ) tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra
hoặc nhu cầu tiềm ấn
1.2.3.2.Chất lượng đội ngũ giáo viên THƠS
Chất lượng đội ngũ: Trong lĩnh vực giáo dục chất lượng đội ngũ giáo viên với đặc trưng sản phẩm là con người có thê hiểu là các phẩm chất, giá trị nhân cách và năng lực sống hoà nhập đời sống xã hội, giá trị sức lao động năng lực hành nghề của người giáo viên tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậc học ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Là một khái niệm rộng, chất lượng đội ngũ giáo viên nó bao hàm nhiều
yếu tố: Trình độ được đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên
làm việc trong tổ chức, thâm niên trong vị trí làm việc mà người đó và đang
đảm nhận, sự hài hoà giữa các yếu tố Tựu chung lại, chúng ta chú trọng đến
2 nội dung:
- Trình độ dao tao: Đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay không
chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đảo tạo - Sự hài hoà giữa các yếu tố trong đội ngũ:
+ Hài hoà giữa chức vụ, nghạch bậc và trình độ đào tạo; giữa phẩm chất đạo
Trang 20+ Sự hài hoà giữa nội dung công việc và vị trí mà giáo viên đang đảm nhận
với mức thâm niên và mức độ trách nhiệm của giáo viên
Từ việc phân tách, xác định nội dung, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS, những biện pháp cần được nghiên cứu nằm
trong nhóm công việc: Đào tạo cơ bản ban đầu, đào tạo để đạt chuẩn va nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật tri thức trong điều kiện khối
lượng tri thức nhân loại tăng lên nhanh chúng, sự thay đổi của nhà trường cũng đang diễn ra không ngừng với tốc độ nhanh, các biện pháp về tô chức,
nhân sự để hoàn thiện bộ máy, nhằm tạo ra môi trường tốt cho hoạt động
Song song với việc thực hiện các biện pháp là vấn đề kiểm tra, đánh giá tình hình giảng dạy của giáo viên để duy trì chúng Thanh tra giáo dục cần có những biện pháp để duy trì các quy chế về giảng dạy và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy Đôi mới phương pháp dạy học và vận dụng các nghiệp vụ sư phạm vào thực tế giảng dạy của giáo viên trong tình hình mới Quy trình và cơ chế xếp loại giáo viên hàng năm của trường phải thê hiện rõ chất lượng của đội ngũ
1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao đội ngũ giáo viên THCS: 1.2.4.1 Giải pháp:
Giải pháp: (Giải: cởi ra; pháp: phép) Cách giải quyết vấn đề khó khăn Theo Từ điền bách khoa Tiếng Việt
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng theo chúng tôi hiểu là cách thức mà nhà quản lý giải quyết các vấn đề khó khăn làm cho lượng và chất lượng vận
động đi lên trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau tạo nên thế bền vững
1.2.4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS:
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng phải tập trung vào các nội dung như: quy hoạch đội ngũ giáo viên, tuyên dụng giáo viên, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, để bạt, luân chuyên Trong quá trình quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần chú ý đến một số yêu cầu như sau: - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo
viên phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức độ cao nhất
năng lực, tiềm năng của đội ngũ, để họ có thê công hiến được nhiều nhất cho
Trang 21- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm phải hướng giáo viên vào phục vụ những lợi ích của tô chức, cộng đồng xã hội, đồng thời phải bảo đảm thoả
đáng lợi ích vật chất, tỉnh thần cho giáo viên
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng được các mục
tiêu trước mắt và lâu đài của tổ chức, đồng thời phải được thực hiện theo một
quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở pháp luật của nhà nước
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cầu, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương
1.3 Một số vẫn đề lý luận liên quan đến đề tài :
1.3.1 Tâm quan trọng của công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên
Xác định đóng tầm quan trọng của công tác bồi đưỡng cán bộ giáo viên là điều vô cùng cần thiết
Đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chủ yếu, giử vai trò quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành công của nhà trường Thế nhưng trên thực tế đội ngũ giáo viên nói chung còn gặp khó khăn và nhiều mặt hạn chế trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục Trước tình hình đó, việc chăm lo bồi đưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất năng lực công tác là vẫn để quan trọng đối với người Hiệu trưởng trong nhà trường THCS nói riêng, trong nhà trường phố thông nói chung Đối tượng quản lí của Hiệu trưởng là giáo viên, là “Con người” một yếu tô năng động nhất, quyết định nhất để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Có thể khăng định: xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công tác quan trọng hàng đầu và lâu đài của người Hiệu trưởng Việc sử dụng người dưới quyên là một khoa học Về vấn để này, Bác Hồ đã dạy: “Dùng người như dùng gỗ,
người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thăng, cong đều tuỳ chỗ mà dùng được” (Giáo
trình TCLLCT- Nhà nước và pháp luật tập 3 trang 241)
Trang 22- Tiéu chuan nghé nghiệp của giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung
học phé thong ( theo Thông tz số 30 /2009 /TT-BGDĐT) gồm 6 tiêu chuẩn
với 25 tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Gồm 5 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
(Gồm 2 Tiêu chí)
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học (Gồm 8 tiêu chí) Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục (Gồm 6 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội (Gồm 2 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp (Gồm 2 tiêu chí)
- Nội dung cần bồi dưỡng: Từ tiêu chuẩn giáo viên phải đạt được, chúng tôi xác định các nội dung bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên như sau:
+ Bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức, phẩm chất nghè nghiệp:
Về tư tưởng chính trị, đạo đức: Bồi đưỡng giáo viên có ý thức tuyệt đối trung thành với đường lỗi của Đáng, phải yêu lao động, trọng lẽ phải, không ngừng học tập tu dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bồi dưỡng giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lỗi sống trong sáng, giản dị, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo
tam gương đạo đức Hỗ Chí Minh” Mỗi thầy giáo, cô giáo phải luôn là tắm
gương sáng cho học sinh noi theo
Về phẩm chất nghề nghiệp: Bồi dưỡng cho giáo viên có lí tưởng nghề nghiệp đóng đắn; bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ; bôi dưỡng tỉnh thần
“Dân chủ - kỉ cương- tình thương - trách nhiệm”, thực hiện tốt cuộc vận động
“ Hai không” với 4 nội dung
+ Bồi dưỡng về văn hố chun mơn nghiệp vụ:
Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đôi mới Tri
thức là chìa khoá vạn năng giúp con người mở cửa cuộc đời Ngày nay, cuộc
cách mạng khoa học kỉ thuật và công nghệ đang diễn ra như vũ bảo, đội ngũ
giáo viên là người đi dạy người khác mà không tự bồi đưỡng, không bổ sung
chuyên môn nghiệp vụ cho mình thì sẽ bị mai một kiến thức và tụt hậu
Trang 23* Nắm chương trình, SGK từng môn, từng lớp, năm chuẩn kiến thức, kỉ năng từng môn, từng chương, từng phân
* Xác định đóng, đủ mục tiêu bài dạy
* Truyền thụ rỏ ràng chính xác , có hệ thông kiến thức cơ bản bài day * Tô chức và sử dụng phương pháp dạy học, phương tiện dạy học hiện
đại, linh hoạt phù hợp với nội dung bài học và đặc trưng bộ môn
* Đánh giả đóng khả năng của học sinh, chấm bài, cho điểm đánh giá
học sinh chính xác, công bằng, khách quan
Hoạt động nghiệp vụ của giáo viên được thể hiện qua 3 khâu cơ bản:
Soạn bài- lên lớp- chấm chữa, đánh giá xếp loại học sinh Ba khâu này tạo
thành một chu trình khép kín công việc của người thầy Vì thế, khâu nào cũng rất quan trọng không thể xem nhẹ Vì vậy, người cán bộ quán lí phải biết tiếp sức cho giáo viên cả 3 khâu: Soạn bài ( thiết kế xây dựng bài soạn điển hình cho từng kiểu dạng bài), lên lớp ( qua thao giảng dự giờ), chấm chữa xếp loại học sinh ( qua việc kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn) Muốn tiếp sức bồi dưỡng kịp thời cho đội ngũ, người cán bộ quản lí phải làm tốt công
tác kiểm tra nội bộ trường học
1.3.3 Những nhân tô tác động đến việc quản lý công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quỳnh Lưu
1.3.3.1 Các yếu tô chủ quan:
- Nhận thức của một số cán bộ, giáo viên còn hạn ché: Co tâm ly trung binh
chu nghia, ngai phan dau
- Trình độ năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ chưa theo kịp yêu cầu đổi
mới quản lý giáo dục, theo tinh thần của thông tư 29 - chuẩn của hiệu trưởng
(đặc biệt là trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ)
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học mặc dù đã được đầu
tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp mới
- Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong việc chấn hưng đất nước Điều này là động lực lớn để đội ngũ công tác trong ngành giáo dục “An cư lạc nghiệp”
Trang 24- Xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng phải coi “Giáo duc va dao tao là Quốc sách hàng đâu”; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân - Sự quan tâm của xã hội đối với giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi người giáo viên phải có nhận thức về nghề nghiệp chuẩn mực để nâng cao giá trị nghề nghiệp và tự bảo vệ mình
- Do sự hội nhập của nền kinh tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức nghề
nghiệp của đội ngũ giáo viên cả về tích cực lẫn tiêu cực Tích cực thê hiện ở
chỗ: nghề giáo tiếp tục được xã hội tôn vinh, là nhân tố góp phần đây nhanh phát triển kinh tế-xã hội; trong hội nhập rất cần thiết việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh và cho mọi người thông qua giáo dục Dù ở giai đoạn lịch sử nào, nghề giáo vẫn là nghề cao quý, nhiều người trở thành thầy giáo của nhân dân và nhiều giáo viên có thu nhập cao thông qua dạy học, nghiên
cứu Tiêu cực thê hiện ở chỗ: Do nền kinh tế thị trường, nhu cầu việc làm, sự cạnh tranh về lương, thưởng nên nếu vì lợi ích cá nhân, vụ lợi sẽ đánh mất
bán chất hoạt động giáo dục Giáo dục không có tính nhân văn sẽ không được
xã hội thừa nhận, tôn vinh
1.4 Cơ sở pháp lý của đề tài
1.4.1 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và ngành giáo dục về công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương
Đáng và Quyết định số 09/2005/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mâm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định
số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21-03-2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Kết luận 242 - TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và
làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chi Minh”; Chi thi 33 — 2006 /CT — TTg
ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục — đào tạo; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI; Đại hội huyện Đáng bộ lần thứ XXVI va cdc chương trình
Trang 25- Quán triệt sâu sắc các quan điểm giao duc cua Chủ tịch H6 Chi Minh vao
công tác bồi dưỡng nhận thức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên: Trung thành
với độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội; có nhân cách rõ ràng, cao đẹp; sự sáng tạo trong công việc, không rập khuôn, máy móc; gan bó với thực tiễn khu vực, đất nước, địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ; sự thống nhất giữa lời nói và việc làm; sự trau dồi, rèn luyện và học tập suốt đời; biết coi trọng và khai thác triệt để sức mạnh giáo dục của nhân dân
- Tiếp tục tổ chức tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp đánh giá xếp loại theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên các cấp Tổ chức các chuyên đề thiết thực, thực tập, thao giảng mà tập trung đỗi mới phương pháp,
đánh giá xếp loại theo chuẩn kiến thức Kết hợp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cần
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghè nghiệp Việc đánh giá phải hướng tới hiệu quả học tập của sinh do giáo viên giảng dạy, phụ trách
- Nâng cao chất lượng quan ly, chi dao, coi trong viéc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ, giao viên
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn, hiện đại; chú
ý hệ thống tải liệu, sách nghiệp vụ phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho đội ngũ
- Làm tốt công tác khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác
1.4.2 Phương hướng quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quỳnh Lưu
Tiếp tục đây mạnh công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lỗi sống của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa Yêu cầu là làm cho mỗi cán bộ giáo viên của các trường THCS huyện Quỳnh Lưu, nắm vững quan điểm, đường lỗi, mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng, thấy rõ vai trò,
vị trí nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường, của bản thân mình đối với cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, từ đó có hành động cụ thê thiết thực
Trang 26Yêu cầu đặt ra là 100% giao viên năm chắc nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy mới, theo hướng tích hợp Sản phẩm
của lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện, đạt được mục tiêu
phát triển giáo dục trong nhà trường: tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đáp ứng yêu câu tiêp cận nên giáo dục tiên tiên trên thê giới
Đề án “Nâng cao chất lượng quản I?’ cha UBND huyén Quynh Luu ngày 15/10/2005 đã đưa ra mục tiêu xây dựng đội ngũ quản lí đảm bảo về phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn theo hướng chuẩn hóa
Ngành Giáo dục — đào tạo huyện Quỳnh Lưu đa xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Thông tư 09/TT - BGDĐT ngày 7/5/2009 về “Ba công khai” (công khai về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính và đội ngũ)
Nghị quyết 09 ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Huyện ủy huyện Quỳnh Lưu về công tác xã hội hóa giáo dục đã đặt ra yêu cầu: phát triển giáo dục Quỳnh Lưu trở thành một trong những huyện thuộc tốp đầu của tỉnh Nghệ An
Kết luận chương 1
1 Ở chương này, lí giải một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh khái niệm quản lý và các chức năng quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý đội ngũ giáo viên; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cấp THCS trong tông thê phát triển nguồn nhân lực, phát triển con nguoi
2 Khang định Vai trò của đội ngũ giáo viên THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhắn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và công tác quản lí nâng cao chất lượng của đội ngũ này
3 Qua chương trình này chúng tôi đã thể hiện được lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu với cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của giáo đục và đào tạo và phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục phố thông
Trang 27viên THCS huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất những biện pháp
Trang 28CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa giáo dục của huyện Quỳnh Lưu :
211 Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử văn hóa của
huyện Quỳnh Lưu:
2.1.1.1 Vi tri dia ly, điều kiện tự nhiên:
Quỳnh Lưu có đường biên giới dài 122km, trong đó đường biên giới
đất liền 88km và 34 km đường bờ biển Khoảng cách từ huyện ly là thị tran
Cau Giát đến tỉnh ly là thành phố Vinh khoảng 60Km Phía bắc huyện Quỳnh
Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Nghệ An), có chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh Phía nam và tây nam Quỳnh Lưu giáp với Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31km Vùng phía nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn
Châu và Yên Thành (thường gọi là đồng bằng Diễn-Yên-Quỳnh) Phía tây,
huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình thành một cách tự nhiên bằng các đãy nói kéo dài liên tục mà giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau Phía đông, huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đông
Giao thông có đầy đủ hệ thống đường sắt, đường thủy, đường bộ do địa hình phong phú, đa dạng
2.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội Kinh tễ:
Nam trong khu Nam Thanh - Bắc Nghệ, hiện nay huyện đang có những
bước phát triển mạnh về công nghiệp Bên cạnh đó, với đặc điểm địa lý của
Trang 29phê, Dứa Người dân vùng đồng bằng chủ yếu là trồng lúa Người dân vùng biến thường sống bằng nghề đánh bắt cá, làm muối và trồng rau Ngoài ra Quỳnh Lưu là một trong 2 huyện ở nước ta có nghê nuôi hươi lấy nhung rất phát triển, hiện có khoảng gần 12000 con đang được nuôi trong các hộ dân
Đặc biệt, Quỳnh Lưu có khu du lịch Biến Quỳnh chạy dài từ Quỳnh Lập vào Tiến Thủy với bãi cát vàng, Hỗ Vực Mấu, động Hang Dơi Quỳnh
Tam Lễ hội Đèn Cờn được tổ chức từ ngày 19 đến 22 tháng giêng âm lịch đón hàng vạn lượt khách về cầu may Chính vì vậy, huyện Quỳnh Lưu có thế mạnh về du lịch
2.1.1.3 Lịch sử-Văn hóa:
Quỳnh Lưu ở vị trí địa đầu xứ Nghệ, là một vùng đất cô có cư dân sinh
sống từ rất lâu đời Băng chứng là đi chỉ văn hoá Quỳnh Văn Ngoài Quỳnh
Văn, các đi chỉ côn sò, điệp thuộc loại hình văn hoá Quỳnh Văn còn có ở các
xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Hồng, Mai Hùng,
Quỳnh Lưu có nên văn hóa Quỳnh Văn phát triển rực rỡ Trãi qua chiều dài lịch sử, Quỳnh Lưu đã góp phần mình cho dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước Nơi đây từng chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh võ trang lớn:
“Quỳnh Lưu chiến địa Mai Giang huyết hông ”
Có thể nói Quỳnh lưu là một huyện mang tính đa đạng và khá hoàn chỉnh chăng những có vị trí quan trọng về quân sự, có lợi cho đất dụng võ mà
còn thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế, là vùng đất hợp
điểm của nhiều dân cư, những làng xã lâu đời, sớm hình thành các cụm dân
cư và tiếp nhận thêm dân mới, là vùng đất kinh tế văn hóa được hình thành đi
Trang 30hóa Quỳnh Văn nổi tiếng xa xưa đượ giữ vững bản sắc và tiếp thu nhạy bén ảnh hưởng văn hóa của các vùng đât khác
Quỳnh Lưu là nơi phát triển sớm về văn học, cả văn học dân gian và văn học chính thống Cùng với lịch sử, địa lý, văn học Quỳnh Lưu phát triển mạnh từ thế kỷ XV đến thế XIX Các tác giả nôi tiếng như Hồ Tông Thốc, Hồ
Sỹ Dương, Hồ Sỹ Đông, Hồ Phi Tích, đặc biệt là Hồ Xuân Hương,
Ca dao là loại hình văn học khá phô biến trong sinh hoạt nói về sự tích, đât đai và con người:
“Quê em trước biển sau sông Trông chiều gió đổi đề trông thuyên về”
Quỳnh Lưu là vùng đất có truyền thống coi trọng việc học, là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử như: Thám hoa Dương
Cát Phủ; danh sĩ Phạm Đình Toái Việc học còn là một nghề làm ăn kiếm
sống:
“Trai thì quyết chỉ khoa trường
Đân xanh một ngọn quyển vàng quanh năm ”
Dù nghèo đói, ăn rau cháo cùng cũng quyết chí học tập đề đỗ đạt, thành tài
2.1.2.Khải quát về Giáo dục của huyện Quỳnh Lưu:
2.1.2.1 Quá trình phát triển và những thành tựu của giáo đục huyện Quỳnh
Luu:
a Quá trình phát triển:
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt, giặc Mỹ điên cuông bắn phá miền Bắc; Trong mưa bom bão đạn ác liệt, nhân dân Quỳnh Lưu nói chung, ngành Giáo dục nói riêng đã kiên cường bám lớp, bám trường “Dù khó khăn
đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt” Nhiều cô giáo đã trở thành “
Trang 31viên đã anh đũng hy sinh, 20 đồng chí thương binh trở về tiếp tục công tác trên mặt trận trồng người
Đất nước ca khúc khải hoàn, lịch sử sang trang, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội Sau những năm tháng khó khăn đói cơm rách áo chất chồng, ngành Giáo dục Quỳnh Lưu vẫn ghi dấu ấn bởi những tắm gương gắn bó, tận tụy, tâm huyết với ngành.Thực hiện Nghị quyết của Đảng về giáo dục đào tạo,
hệ thống giáo dục phát triển mạnh, đồng đều khắp các vùng miễn, nhiều loại
hình trường lớp được áp dụng tốt như trung tâm giáo dục thường xuyên, trường bổ túc văn hoá, các loại hình lớp ghép, lớp 100 tuần, lớp xoá mù chữ
được áp dụng phù hợp điều kiện hiện tại và đạt hiệu quả cao Hệ thống giáo
dục phơ thơng hồn thiện và phát triển đáp ứng được nhu câu học tập trong nhân dân Cùng với sự đi lên không ngừng của dân tộc, hàn gắn sau những năm tháng đau thương mất mát của chiến tranh, ngành Giáo dục Quỳnh Lưu ngày càng bước những bước đi vững chắc, phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng cao Phòng và Công đoàn ngành đã gắn bó cùng phối hợp trong
mọi lĩnh vực, đánh giá sát đóng tình hình đội ngũ, những bất cập, vướng mắc cần tháo øì, xác định nhiệm vụ trọng tâm: nâng cao chất lượng dạy và học Tổ chức các chuyên đề thiết thực, các cuộc thi giáo viên dạy giỏi dé giáo viên
nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm Từ phong trào này, ngành đã có nhiều giáo viên đạt thủ khoa trong các kỳ thi cấp tỉnh và toàn quốc Nhiều đồng chí trở thành cốt cán chuyên môn của Sở trong việc truyền đạt chuyên đề về phương pháp mới Cũng từ phong trào này, những SKKN hay, những đồ dựng dạy học có tính thiết thực đã được ứng dụng hiệu quả Chất lượng giáo dục
được nâng lên rõ nét qua từng năm học Năm 1996, tồn huyện đạt phơ cập
giáo dục THCS và 100% xã cơng nhận xố mù chữ Năm 2003 phổ cập
THCS đóng độ tuổi, năm 2004 phố cập THCS Các đơn vị tiên tiến và tiên
Trang 32Trong những năm tiếp theo, nhiệm vụ của giáo dục ngày càng lớn lao,
đào tạo ra những sản phẩm đặc thù: nguồn lao động tri thức cho xã hội, đáp ứng thời kỳ hiện đại Ngành giáo dục Quỳnh Lưu sẽ tiếp tục đạt được những thành quả cao hơn
b Những thành tựu:
Về thành tích của nghành giáo dục 5 năm:
Bằng sự nỗ lực của toàn ngành, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, chính
quyền và sự chăm lo của toàn dân, ngành Giáo dục Quỳnh Lưu đã đạt được
nhiều thành tích rực rỡ, nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc,
nhiều Bằng khen của các cấp và huân chương Lao động của Nhà nước cụ thê: - Năm 1997: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba
- Năm 2002: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, - Năm 2007: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
Trong mười năm qua,từ năm hoc 1999- 2000 đến năm học 2009-2010,
đã có:
- Về giáo viên: 3.224 đồng chí đạt danh hiệu giáo viên giỏi huyện ; 2.755 giáo viên đạt CSTĐ cấp cơ sở; 1 đồng chí là giáo viên chủ nhiệm giỏi; 127 đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi tỉnh; 129 đồng chí là CSTĐ cấp tỉnh; 2 đồng chí đạt giáo viên đạy giỏi cấp quốc gia
- Về học sinh: có 33.598 em đạt HS giỏi cấp huyện; 3.135 em đạt HS giỏi cấp tỉnh 3 em đạt HS giỏi cấp quốc gia
- Ngành và cơng đồn giáo dục huyện Quỳnh Lưu cũng đã nhận được 7 Bằng khen của CT UBND Tỉnh; 22 băng khen của B6 GD&DT; 11 Bang khen của Thủ tướng Chính phủ; 2 Huân chương lao động hạng Ba; 2 bằng khen KH sáng tạo công nghệ
- Về các đơn vị trường học: Đã có 124 Tập thể đạt danh hiệu Tập thê lao động
xuát sắc; 12 đơn vị được nhận bằng khen của CT UBND Tinh; 14 đơn vị được nhận bằng khen của Thủ tưởng chính phủ; 9 đơn vị được tặng Huân chương lao động hạng Ba; l đơn vị được tặng Huân chương lao động hạng Nhì; 4 đơn vị được nhận Cờ thi đua của Tỉnh
Trang 33Cũng trong mười năm qua, Phòng và Công doan Gidoduc Quynh Luu không ngừng triển khai thực hiện phong trào xây dựng trường Chuẩn quốc
gia Cho đến năm học 2009-2010, toàn huyện đã có 76 trường đạt chuẩn
Quốc gia
2.1.2.2 Quy mô phát triển trường lớp: a Về quy mô phát triển trường lớp:
Bảng 2.1 Kết quả phát triển quy mô trường lóp (từ năm 2008-201 1) Năm học Số trường Số lớp Số học sinh 2008-2009 145 2517 76009 2009-2010 140 2537 75216 2010-2011 138 2424 71739 (Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu) Đánh gia:
e _ 12 trường chưa có lớp học 2 buổi trên ngày e_ 127 trường có lớp học 2 buổi trên ngày
e 52 trường có 100% lớp học 2 buổi trên ngày, với 1221 lớp, 32386 học sinh
e Có 14 trường Tiểu học tổ chức dạy bán trú cho học sinh Ngoài ra huyện còn có 1 TTIGDTX và 1 TTDN với chức năng thu hút hết các học sinh trong độ tuổi vào học BTTHPT, làm công tác giáo dục bổ túc văn hoá, xoá mù chữ và tạo điều kiện dạy nghề để các em có điều kiện đi học nghề và tìm kiếm việc làm trong các khu KCN và các Doanh nghiệp
e_ Số trường chuẩn Quốc gia 76 trường; năm hoc 2010-2011,
Trang 34Cấp 4 45 40 41 8 Tranh tre (Học 0 0 0 0 nhờ) Số phòng làm mới | 35 42 38 0 Tổng số 225 239 230 23 (Nguôn: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu ) Đánh giá:
Phong trào kiên cố hoá trường học và xây dựng trường chuẩn Quốc gia cho cấp THCS ở các địa phương, trường học được quan tâm đúng mức Chính vì vậy, số trường chuẩn quốc gia ngày càng tăng Tạo điều kiện tốt cho các nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học, tăng dần số lớp học 2 buỗi/ngày Số phòng học tranh tre được xóa bỏ c Xáy dựng đội ngũ: Bảng 2.3 Kết quả xây dựng đội ngũ đến năm học 2010-2011 Cấp học Tổng số Đạt chuẩn Trên chuẩn MN 1008 403 505 TH 1758 808 950 THCS 1928 559 1369 THPT 670 544 126 TTGDTX 16 16 0 ( Nguồn: Phòng Giáo đục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu ) Danh gia:
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục dần dần được đáp ứng tương
đối đầy đủ về số lượng và chất lượng nghề nghiệp Cơ chế chính sách của
Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo được cải thiện, công tác xã hội hoá giáo dục được các cấp quản lý địa phương và toàn xã hội quan tâm nhiều đến giáo
dục
Từ năm học 2007 — 2008 đến nay, số lượng giáo viên bậc THCS
không có chỉ tiêu tuyển dụng cho nên dẫn đến tình trạng già hóa đội ngũ Để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng thời kỳ đôi mới, PGD đào tạo huyện
Trang 35chuẩn Hiện nay, số giáo viên Quỳnh Lưu không còn trường hợp nào chưa đạt
chuẩn, trình độ nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt 2.1.3 Tình hình phát triển giáo duc cap THCS
2.1.3.1 Về quy mô trường, lớp, học sinh cấp THCS qua các năm: Bảng 2.4 Tổng hợp quy mô trường lớp từ năm 2008-2011 Năm học Số trường Số lớp Số học sinh 2008-2009 44 828 31.159 2009-2010 40 776 28.474 2010-2011 38 725 25.132
(Nguồn: Phòng Giáo đục và đào tạo huyện Quynh Luu )
Đánh giá: Do thực hiện đúng chính sách kế hoạch hóa gia đình nên trên
địa bàn huyện quỳnh lưu, số học sinh cấp 2 giảm dần Đặc biệt thực hiện kế hoạch nhập cấp (tiểu học, THCS thành PTCS), nhập các trường cấp 2
liên xã cho nên số trường, số lớp cũng giảm Cuỗi năm học 2010-2011 đến nay, số trường số lớp đi vào thế ồn định, đám báo tính quy hoạch bền
vững
2.1.3.2.Về Chất lượng cấp THƠS qua các năm:
Bảng 2.5 Kết quả xếp loại giáo dục toàn diện từ năm 2008-2011 Xếp loại học lực % Xếp loại hạnh kiêm % Năm học — : : z Giỏi | Khá | TB | Yếu | Tốt | Khá | TB | Yếu 2008-2009 | 5,5 | 33,4 |54,6 | 6,5 | 67,1 | 29,4 | 3,5 2009-2010 | 5,6 | 34,2 | 52,4] 7,7 | 68,3 | 28,5 | 3,2 2010-2011 | 6,5 | 36,1 | 50,6) 6,8 | 69,1 | 27,6 | 4 (Nguôn: Phòng Giáo đục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu ) Đánh giá:
Trong những năm qua giáo dục bậc THCS tiếp tục đây mạnh hiệu
quả cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Triển khai và thực hiện nghiêm túc biên chế
và hướng dẫn nhiệm vụ cũng như chủ đề năm học của Bộ GD&ĐT; tích cực
Trang 36nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp, tạo chuyển biến về chất lượng Vì thế chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng lên đáng kẻ
2.2 Thực trạng về công tác quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
2.2.1 Thực trạng vê chất lượng đội ngũ giáo viên:
2.2.1.1 Về số lượng, cơ cấu:
Bảng 2.6 Thực trạng vệ số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên năm học 2010- 2011 Sô Giới tính Độ tuôi Tỉ lệ Dân tộc (%) luong | - §14a0 (%) (%) giáo SA cay - , 30- | 40- | 50- " viên/lớp | Nam | Nữ | Kinh | Khác | <30 viên 40 50 60 116 1928 2,65 768 0 1916| 12 | 497 | 732 | 348 | 351 (Nguôn: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quỳnh Luu ) Danh gia:
- Đội ngũ giáo viên THCS huyện Quỳnh Lưu vừa thừa, vừa thiếu, không
đồng bộ Thừa vê số lượng, thiếu về chủng loại nhưng đảm bảo cơ cấu độ
tuổi, cân đối về độ tuôi và chuyên môn đảo tạo (thừa về giáo viên các mơn Tốn, Vật lý, Văn, thiếu về giáo viên đặc thù và thừa ở trường trung tâm các
trường thuận lợi, các trường có chế độ ưu đã 135) Các trường thiếu giáo viên chủ yếu là các trường có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhưng không
được chế độ ưu đãi, điều kiện giao thông không thuận lợi, mặt bằng dân trí
thấp Vì vậy giáo viên ở đây ngoài việc điều động rất khó, còn phải đạy tăng giờ, dạy không đúng chuyên môn dao tao co ban và kiêm nhiệm nhiều nên chất lượng ở một số bộ môn còn thấp
2.2.1.2 Về tư tưởng chính trị, đạo đức lỗi sống
Bảng 2.7 Kết quả xếp loại đạo đức, tư tưởng chính trị năm 2010-2011
SỐ | Đảng | Xếp loại phẩm chất đạo đức | Xếp loại tư tưởng chính trị lượng | Viên (tinh theo %) (tinh theo %)
Trang 37gido lô |Khd |TB lYêu |Tét |Khd |TB | Yếu viên 1928 | 555 72,1 | 21,2 | 6,7 0 71 22 7 0 (Nguôn: Phòng GD& ĐT huyện Quynh Lưu ) Đánh giá: a Về tư tưởng chính trị:
Nhìn chung cán bộ, giáo viên có lập trường quan điểm kiên định, vững vàng, chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định của ngành và địa phương, có lỗi sống đạo đức trong sáng lành mạnh
không vì phạm đạo đức nhà giáo Có tinh thần trau dồi bản thân và giúp đỡ
đồng nghiệp, có uy tín đối với phụ huynh và học sinh, quan hệ tốt trong cộng
đồng dân cư, nơi địa phương cư trú Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số bộ phận không nhỏ giáo viên hoặc chưa có nhận thức đầy đủ, hoặc thiếu ý thức
chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ngành trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình nhà giáo chuẩn mực; một số giáo viên còn chịu ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế
thị trường, nên chưa nuôi dưỡng được ngọn lửa nhiệt tình, tâm huyết VỚI nghé 2.2.1.3 Về chất lượng a Về trình độ đào tạo Bang 2.8 T ong hợp trình độ đào tạo đến năm thời điểm năm học 2010-2011 Số Trình độ đào tạo Năm học ; luong So cap TC CD ĐH | Trên ĐH 2010-2011 1928 0 0 559 1360 9 ( Nguôn: Phòng Giáo đục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu ) Đánh giá
Về trình độ giáo viên: 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và
trên chuẩn Trong số đó giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn chiếm trên 71,0%, đó là chưa kế đến còn hơn 455 giáo viên đang theo học các lớp đại
học tại chức, liên thông đại và các lớp cao học tại các trường trong và ngoài tỉnh Điều này thể hiện trình độ đào tạo của đội ngũ đội ngũ giáo viên THCS
Trang 38b Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả xếp loại năng lực giáo viên năm học: 2010-2011 Số lượng Xếp loại Năm học ow — , giáo viên CHỏI Khá TB Yêu, kém 2010- 1928 162 1053 713 2011 ( Nguôn: Phòng Giáo đục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu ) Đánh gia:
- Về năng lực dạy học: Năng lực day học của nhiều giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đôi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những giáo
viên xếp loại trung bình về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là những giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, Ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật
kiến thức và khả năng tích hợp, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, kỹ
năng khái quát tong hợp, lựa chọn các đơn vị kiến thức còn hạn chế Vì thế,
chất lượng đội ngũ nhà giáo mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ giáo viên chưa đáp ứng được đánh giá xếp loại theo thông tư 30 (chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS) của Bộ giáo dục ban hành
- Về công tác giáo dục và quản lý học sinh: Phần lớn các giáo viên, đặc biệt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm công tác giáo dục học sinh trong việc xây dựng kế hoạch và dé xuất các giải pháp thực hiện; Thực hiện tốt thông tin hai chiều qua nhiều kênh đúng nguyên tắc giáo dục: Nhà trường — gia đình và xã hội Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên chủ nghiệm, giáo
viên bộ môn còn thiếu tinh thần trách nhiệm, mới dừng ở việc day chữ mà
chưa chú ý đến việc đạy người
-_ Về công tác nghiên cứu khoa học — viết sáng kiến kinh nghiệm: Trong ba năm học lại đây, Phòng GD&ÐT huyện Quynh Lưu đã triển khai phong trào này một cách quyết liệt và tô chức thực hiện kịp thời nên các nhà trường đã
quan tâm phát động từ đầu mỗi năm học và thu được hiệu quả cao như một s6 đơn vị trường học: THCS Hồ Xuân Hương, THCS Quỳnh Châu, THCS Hỗ
Tùng Mậu Nhưng công tác chỉ đạo có lúc chưa thường xuyên, liên tục nên kết quả không đông đều giữa các đơn vị, giữa các môn, nhiều giáo viên chưa
Trang 39mang tính chất đối phó nên còn hết sức sơ sài, cá biệt có trường hợp còn sao chép sáng kiến kinh nghiệm của người khác
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào đạy học: Phòng GD&ĐT huyện Quỳnh Lưu vận động, tuyên truyền mở các lớp tập huấn, đầu tư trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lý Cho nên giáo viên đã bước đầu tiếp cận và ứng dụng CNTT tin trong day hoc va soạn giáo
án, ra trộn đề thi dưới dạng trắc nghiệm và tự luận , sử dụng và dạy giáo án
điện tử, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, khai thác các tài nguyên mạng để phục vụ chuyên môn của mình Tuy nhiên một bộ phận giáo viên lớn tuôi
và một số giáo viên còn ngại học hỏi nên chưa tiếp cận được CNTT trong dạy
học, năng lực ứng dụng còn nhiều hạn chế c Công tác tự bôi dưỡng và tự bôi dưỡng
Bảng 2.10 Kết quả xếp loại bôi dưỡng thường xuyên đến năm 2010-2011 Xếp loại Năm học Tông sô : z Tôt Khá TB Yêu Kém 2010-2011 1928 120 903 905 0 0 (Nguôn: Phòng Giáo đục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu ) Đánh giá:
Phong GD&DT huyện Quỳnh Lưu đã quan tâm đến công tác bôi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên Công tác bồi dưỡng giáo viên bậc THCS được tô chức hàng năm theo các chu kì bồi dưỡng thường xuyên, theo chuyên đề, thiết
thực ở cấp huyện hoặc ở các cụm trường hoặc ở các tổ chuyên môn hẹp Vì
thế trình độ, năng lực giáo viên ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, một số
nhà trường chưa quan tâm đúng mực, chưa thực sự coi trọng công tác bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên, Chưa phát huy được sức mạnh tổ chuyên môn trong công tác này, việc đánh giá xếp loại công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng còn
nặng về hình thức Chương trình, hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chậm được đôi mới, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của người học
Ý thức tự học, tự bôi dưỡng của giáo viên chủ yếu được phát huy ở đội
ngũ giáo viên trẻ hoặc tuổi đời chưa quả cao Đối với những giáo viên tuổi đó
cao trên 50 tuôi có biểu hiện chững lại và không còn tỉnh thần nhiệt tinh, một
Trang 40cơ chế khen thưởng cho công tác này chưa được quan tâm Chính từ những lý do trên mà công tác bồi dưỡng và tự bồi đưỡng có kết quả khá giỏi chưa cao 2.2.1.4 Khái quát về thực trạng chất lượng đội ngũ:
a Mặt mạnh
Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghè,
nhiệt tình công tác, được đào tạo chính quy và đạt chuẩn, có chí tiến thủ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao
b Mặt yếu
- Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn đạt 100%, trong đó có 71,0% giáo viên có
trình độ trên chuẩn, nhưng không đồng bộ vẻ cơ cấu bộ môn làm ảnh hưởng việc phân công chuyên môn và chất lượng giảng dạy của giáo viên, nhất là
các môn Địa, GDCD, Nhạc, Mỹ Thuật
- Tuổi trung bình của giáo viên cao, tuy có lợi thế về kinh nghiệm giảng dạy
nhưng chậm đôi mới về phương pháp trước yêu cầu giáo dục trong giai đoạn
mới, thời kỳ hội nhập và khả năng ứng dụng tin học; mộtt bộ phận giáo viên
có tư tưởng an bài, thiếu say mê nghề nghiệp Một số giáo viên lớn tuôi, chủ nghĩa kinh nghiệm còn nặng, sức năng động, khả năng tiếp cận với công nghệ
thông tin hạn chế, ít có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, ngại đỗi mới, đo
đó thực hiện chương trình đôi mới giáo dục phô thông còn hạn chế
- Một bộ phận giáo viên chưa được nâng cao ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nên kết quả đánh giá xếp loại công tác này còn hạn chế đạt 0,6% loại
tốt, 46,8% loại khá, 52,6% trung bình
2.2.2 Thực trạng vệ công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên THCS:
2.2.2.1 Đặt vấn đề:
Trước yêu câu đổi mới của giáo dục thời kỳ hiện đại, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên bậc THCS, việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên, những người quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học trong nhà trường THCS là vô cùng cân thiết
Mặt khác, thông qua kết quả chất lượng giáo dục hàng năm đề phân tích đánh giá công tác quản lý đạy học ở các nhà trường THCS, từ đó đề ra
các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương