TÌM HỂU VỀ BỘ QUY TẮC YORK ANTWERP 2004

15 3.3K 21
TÌM HỂU VỀ BỘ QUY TẮC YORK ANTWERP 2004

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẬN TẢI BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ QUI TẮC YORK ANTWERP 2004 Môn : Vận Tải - Bảo Hiểm Ngoại Thương Giảng Viên : Ths. Ngô Thị Hải Xuân TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Qui tắc York Antwerp 2004 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TẮC YORK -ANTWERP Trong thương mại quốc tế, vận tải đường biển luôn là phương thức vận tải được các quốc gia khai thác mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên trên lịch trình hàng hải khó có thể tránh khỏi các sự cố hàng hải làm tổn thất cho các bên liên quan. Trong đó tổn thất chung là một sự cố hàng hải thừơng xảy ra và cách giải quyết khá phức tạp đòi hỏi tính chính xác và có thời gian. Vì thế, trước đây rất lâu người ta đã cố gắng soạn thảo và áp dụng thống nhất các văn bản luật pháp về tổn thất chung. Điển hình là quy tắc York - Antwerp Quy tắc về tổn thất chung lần đầu tiên được thông qua tại York (Anh) năm 1864 gọi là Quy tắc York - Quy tắc York được sửa đổi bổ sung tại Antwerp (Bỉ) năm 1924 trở thành Quy tắc York- Antwerp. Quy tắc York- Antwerp đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1950, 1974, 1994 và 2004. Quy tắcYork-Antwerp là Quy tắc được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn hàng hải quốc tế. Hầu hết các hợp đồng thuê tàu và các vận đơn đều có quy định áp dụng Quy tắc York-Antwerp để phân bổ tổn thất chung. Hiện nay các nước thống nhất sử dụng quy tắc York-Antwerp 2004 (York-Antwerp Rules 2004) PHẦN 2: CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG QUY TẮC YORK–ANTWERP 2004 1/ CẤU TRÚC QUY TẮC YORK-ANTWERP 2004 1.1 Quy tắ c giải thích: Giải thích các quy tắc bằng chữ và bằng chữ số La Mã sẽ được áp dụng cho việc tính toán tổn thất chung trừ khi có một Luật hoặc tập quán bất kỳ mâu thuẫn với quy tắc được áp dụng. 1.2 Quy tắc tối cao: Quy định trong mọi trường hợp chỉ được thừa nhận là tổn thất chung khi các chi phí và hy sinh được chi ra một cách hợp lý 1.3 Quy tắc thứ tự chữ cái: Gồm có 7 quy tắc chữ cái bắt đầu bằng chữ A đến G quy định những vấn đề chung nhất về tổn thất chung (định nghĩa tổn thất chung và hành động tổn thất chung; các nguyên tắc tính toán, phân bổ tổn thất chung ) 1.4 Quy tắc thứ tự bằng số La Mã: Gồm có 22 quy tắc bằng số La Mã từ I đến XXII quy định các trường hợp hy sinh và chi phí tổn thất chung cụ thể. 2/ NỘI DUNG QUY TẮC ‘’ YORK ANTWERP 2004’’ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TỔN THẤT CHUNG . 2 .1 ) QUI ĐỊNH NHỮNG CHI PHÍ TỔN THẤT ĐƯỢC TÍNH TRONG TỔN THẤT CHUNG : 1 ) Khái niệm: Tổn thất là những hư hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây nên Phân loại tổn thất: a) Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất: Tổn thất bộ phận (partial loss): là những mất mát, hư hại một phần đối tượng bảo hiểm thuộc một hợp đồng bảo hiểm Tổn thất toàn bộ (total loss): là sự mất mát hư hại 100% giá trị sử dụng của đối tượng bảo hiểm - Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss): là tổn thất do đối tượng bảo hiểm bị phá huỷ Page 2 Qui tắc York Antwerp 2004 hoàn toàn, bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc người được bảo hiểm bị tước hẳn quyền sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm. - Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss): là những tổn thất xét thấy không sao tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc những chi phí phải bỏ ra để sửa chữa khôi phục để đưa đối tượng bảo hiểm về đích bằng hoặc vượt quá trị giá của đối tượng bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm. - Hành động từ bỏ hàng: là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hoá cho người bảo hiểm trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính để được bồi thường toàn bộ. Khi từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải tuân theo nguyên tắc: - Làm tuyên bố từ bỏ gửi cho công ty bảo hiểm (Notice of Abandonment) - Khi từ bỏ đã được chấp nhận thì không thay đổi được nữa - Chỉ được từ bỏ khi đối tượng bảo hiểm còn ở dọc đường và chưa bị tổn thất toàn bộ thực tế. b) Căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi đối với tổn thất (tính chất của tổn thất) - Tổn thất riêng (Particular average): là tổn thất của riêng từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên Bảo hiểm bồi thường tổn thất riêng thuộc rủi ro bảo hiểm và chi phí hợp lý phát sinh của vụ tổn thất riêng (chi phí tổn thất riêng) Hàng hoá: chi phí tổn thất riêng là những chi phí nhằm bảo tồn hàng hoá khỏi bị hư hại thêm hay giảm bớt hư hại khi xảy ra tổn thất thuộc rủi ro bảo hiểm trên hành trình Bảo hiểm thân tàu: chi phí tổn thất riêng gồm chi phí đã sửa chữa tàu và chi phí chưa sửa chữa tàu Chi phí đã sửa chữa: *Chi phí sửa chữa tạm thời *Chi phí sửa chữa chính thức: chi phí sửa chữa, thay thế các bộ phận tổn thất đã xảy ra nhằm khôi phục lại giá trị ban đầu của con tàu trước khi có tai nạn tổn thất Chi phí chưa sửa chữa: là số tiền hợp lý đối với việc giảm giá trị thân tàu, máy móc trang thiết bị do việc hư hỏng chưa sửa chữa gây ra - Tổn thất chung (General Average): Khái niệm: là những thiệt hại xảy ra do những chi phí và hy sinh đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tàu, hàng hoá và cước phí khỏi bị tai hoạ trong một hành trình chung trên biển.Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung: có và chỉ có hành động tổn thất chung khi và chỉ khi có một sự hy sinh hoặc chi phí bất thường (extraordinary) được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm bảo tồn tài sản khỏi bị tai hoạ trong một hành trình chung trên biển. *Nguyên tắc 1: tổn thất chung vì sự an toàn chung *Nguyên tắc 2: những chi phí phát sinh tuy không phải cần thiết để tránh hiểm hoạ cho tàu và hàng nhưng là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung và vì lợi ích chung cũng được công nhận là tổn thất chung. c) Nguyên tắc xác định tổn thất chung : - Phải có đe dọa thật sự đến hải trình, có sự hy sinh hay chi phí trong hòan cảnh bất thường (Exstraodinary Occasion) - Sự hy sinh là tự nguyện, chủ ý, có suy xét (Intentionally) - Hành động chính đáng, hợp lý (Reasonably) Page 3 Qui tắc York Antwerp 2004 - Vì an tòan chung (Common safety) của mọi quyền lợi có liên quan đến hành trình chung (Common maritime adventure) - Phải cứu được hành trình chung - Tổn thất là do hậu qủa trực tiếp của hành động TTC (Loss, damage, expenses which are the direct consequence of G/A act) Đặc trưng: Hành động tổn thất chung phải là hành động cố ý của những người trên tàu và do mệnh lệnh của thuyền trưởng để hy sinh tài sản của chủ tàu và chủ hàng: - Phải là hành động hợp lý - Thiệt hại trong tổn thất chung phải là thiệt hại đặc biệt - Nguy cơ đe doạ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế - Tổn thất chung phải vì an toàn chung Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung - Xảy ra trên biển - Nội dung của tổn thất chung: Hy sinh tổn thất chung (General Average Sacrifices): là sự hy sinh tài sản để cứu các tài sản còn lại Chi phí tổn thất chung (General Average Costs): là chi phí hậu quả hành động tổn thất chung hoặc chi phí liên quan đến hành động tổn thất chung: - Chi phí cứu nạn. - Chi phí tạm thời sửa chữa tàu. - Chi phí tại cảng lánh nạn. - Chi phí tăng thêm về lương của sỹ quan thuỷ thủ và nhiên liệu. - Tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất chung, với lãi suất là 7%/năm được tính đến hết 3 tháng sau ngày phát hành bản phân bổ tổn thất chung (g/a adjustment) Thủ tục, giấy tờ liên quan đến tổn thất chung: Khi xảy ra tổn thất chung, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải tiến hành một số công việc sau đây:  Tuyên bố tổn thất chung (Notice of GA)  Mời giám định viên đến để giám định tổn thất của tàu và hàng  Gửi cho các chủ hàng bản cam đoan đóng góp tổn thất chung (average bond), giấy cam đoan đóng góp tổn thất chung (average guarantee) để chủ hàng và người bảo hiểm điền vào và xuất trình khi nhận hàng  Chỉ định một nhân viên tính toán, phân bổ tổn thất chung  Lập kháng nghị hàng hải (Sea Protest) nếu cần Chủ hàng phải làm những việc sau:  Kê khai giá trị hàng hoá  Nhận average bond và average guarantee Page 4 Qui tắc York Antwerp 2004 Sự khác nhau giữa tổn thất chung và tổn thất riêng : Tổn thất riêng Tổn thất chung Nguyên nhân gây tổn thất Thiên tai, tai nạn bất ngờ Hành động cố ý Đóng góp vào tổn thất Không đóng góp, tổn thất của ai người đó tự chịu Các quyền lợi được cứu phải đóng góp Trách nhiệm của bảo hiểm Tuỳ thuộc vào điều kiện bảo hiểm Bồi thường ngay lập tức không xét đến điều kiện bảo hiểm 2 . Cách tính toán, phân bổ tổn thất chung: Khi có tổn thất chung, chủ tàu chỉ định một công ty hay một lý toán sư (GA adjuster) để tính toán, phân bổ tổn thất chung Các quyền lợi cần phân bổ tổn thất chung: tàu, hàng, cước phí Cước phí phải đóng góp vào tổn thất chung là cước phí mà chủ tàu chưa thu (việc thu được hay không còn tuỳ thuộc vào sự an toàn của tàu- cước phí chịu rủi ro- freight at risk) 3. Quy trình phân bổ tổn thất chung: Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung: Tổng giá trị tổn thất chung là tổng những hy sinh và chi phí được công nhận là tổn thất chung. Nếu hàng hoá bị hy sinh vì tổn thất chung thì giá trị được tính là giá trị hàng hoá lúc dỡ hàng, căn cứ vào hoá đơn thương mại hoặc căn cứ vào giá hàng lúc xếp hàng xuống tàu. Giá trị này bao gồm cả phí bảo hiểm và cước phí, trừ trường hợp cước phí không thuộc trách nhiệm thanh toán của chủ hàng Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ: Giá trị chịu phân bổ là giá trị tài sản có mặt trên tàu của tất cả các quyền lợi vào thời điểm có hành động tổn thất chung, tức là tổng các giá trị đã được hành động tổn thất chung cứu thoát, bao gồm cả những giá trị đã hy sinh vì an toàn chung. Những tài sản mất mát hư hại thuộc tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung không phải tính vào giá trị phân bổ, nhưng nếu tổn thất riêng xảy ra sau tổn thất chung thì vẫn tính Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung = giá trị con tàu, hàng hoá khi chưa có tổn thất (kể cả chi phí tổn thất chung) - giá trị tổn thất riêng xảy ra trước khi có tổn thất chung Tại thời điểm kết thúc hành trình, giá trị chịu phân bổ = giá trị của tàu và hàng khi về đến bến + giá trị tài sản đã hy sinh + chi phí tổn thất chung + giá trị tổn thất riêng xảy ra sau khi tổn thất chung Bước 3: Xác định tỷ lệ đóng góp (tỷ lệ phân bổ tổn thất chung) Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung = (Tổng giá trị tổn thất chung/ Tổng giá trị chịu phân bổ)x100% Page 5 Qui tắc York Antwerp 2004 Bước 4: Tính số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi Số tiền đóng góp của từng quyền lợi bằng tỷ lệ đóng góp nhân với giá trị đóng góp của từng quyền lợi: C = (L/CV)v Trong đó: C là số tiền phải đóng góp vào tổn thất chung của mỗi quyền lợi L là tổng giá trị tổn thất chung CV là tổng giá trị chịu phân bổ v là giá trị chịu phân bổ của từng quyền lợi Bước 5: Tính toán kết quả tài chính Là số tiền thực sự thu về hoặc bỏ thêm ra của từng chủ hàng hay chủ tàu sau khi trừ đi phần giá trị tài sản hoặc chi phí họ đã tự bỏ ra trong hành động tổn thất chung (= số tiền đóng góp tổn thất chung - giá trị tài sản hoặc chi phí tự bỏ ra trong tổn thất chung) PHẦN 3: SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUY TẮC YORK- ANTWERP 1994 VÀ 2004 Thay đổi York Antwerp 1994 thành 2004 là do áp lực của Liên đoàn bảo hiểm hàng hải Quốc tế (International Union of Marine Insurers-IUMU) nội dung thay đổi chủ yếu là ở phần các Quy tắc chữ số La Mã Điều VI. Chi phí cứu hộ: không còn được xem là chi phí TỔN THẤT CHUNG . Điều XI. Lương và lương thực của thủy thủ đoàn tại cảng lánh nạn cũng không được xem là chi phí Tổn thất chung. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế vẫn được xem là chi phí tổn thất chung. Điều XIV. Chi phí sửa chữa tạm thời: sẽ giới hạn chi phí sửa chữa tạm thời để không biến chi phí này thành sửa chữa vĩnh cửu. Điều XX : Lập quỹ khoảng 20% bị bãi bỏ. Điều XXIII. Thời hiệu khiếu kiện không thay đổi nhưng có thể kéo dài thêm. Page 6 Qui tắc York Antwerp 2004 PHỤ LỤC QUY TẮC YORK-ANTWERP 2004 Qui tắc giải thích Các Qui tắc sau đây sẽ áp dụng cho việc tính toán tổn thất chung trừ khi có một Luật hoặc Tập quán bất kỳ mâu thuẫn với các Qui tắc này. Trừ khi có qui định khác tại Qui tắc Paramount và các Qui tắc đánh số, tổn thất chung sẽ được tính toán theo các Qui tắc đánh chữ. Qui tắc Paramount Mọi hy sinh hoặc chi phí sẽ không được thừa nhận trong bất kỳ trường hợp nào trừ khi chúng được thực hiện hoặc phải chịu một cách hợp lý. Qui tắc A Một hành động gây tổn thất chung tồn tại khi và chỉ khi một sự hy sinh hay chi phí bất thường được thực hiện hoặc phải chịu một cách có chủ ý và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tài sản trong một rủi ro hàng hải chung khỏi nguy hiểm. Các hy sinh và chi phí tổn thất chung sẽ được phân bổ cho các bên khác nhau có lợi ích liên quan tới tổn thất đó trên các cơ sở được qui định dưới đây. Qui tắc B Một rủi ro hàng hải chung tồn tại khi một hay nhiều tàu đang kéo hoặc đẩy một hay nhiều tàu khác, với điều kiện là tất cả các tàu này đều phải tham gia vào các hoạt động thương mại chứ không phải trong một hoạt động cứu hộ. Khi các biện pháp được tiến hành để cứu các tàu và hàng hoá trên tàu, nếu có, khỏi một nguy hiểm chung thì các Qui tắc này sẽ được áp dụng. Một tàu sẽ không ở trong tình trạng nguy hiểm chung với một hoặc các tàu khác nếu chỉ đơn giản tách ra khỏi tàu hoặc các tàu đó thì nó sẽ ở trong tình trạng an toàn; nhưng nếu bản thân việc tách ra đó là một hành động gây tổn thất chung thì rủi ro hàng hải chung vẫn tiếp tục tồn tại. Qui tắc C Chỉ những mất mát, hư hỏng hoặc phí tổn là hệ quả trực tiếp của hành động gây tổn thất chung mới được thừa nhận là tổn thất chung. Page 7 Qui tắc York Antwerp 2004 Mọi mất mát, hư hỏng hay phí tổn phải chịu liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường hoặc là hệ quả của sự để thoát ra hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ các tài sản trong rủi ro hàng hải chung sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung trong bất kỳ trường hợp nào. Tiền phạt do dỡ hàng chậm, việc mất thị trường và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc phí tổn nào phải chi do chậm trễ, dù trong hay sau hành trình, và bất kỳ một thiệt hại gián tiếp nào từ đó sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung. Qui tắc D Các quyền đối với phân bổ tổn thất chung sẽ không bị ảnh hưởng, dù cho sự kiện dẫn đến hy sinh hay chi phí có thể là do lỗi của một trong các bên trong rủi ro hàng hải chung; nhưng điều này không làm phương hại đến các hình thức bồi hoàn hay bào chữa nào có thể được tiến hành chống lại bên đó liên quan đến lỗi này. Qui tắc E Bên có khiếu nại trong tổn thất chung có nghĩa vụ chứng minh rằng mất mát hoặc phí tổn mình khiếu nại là có thể được thừa nhận là tổn thất chung một cách đúng đắn. Tất cả các bên có khiếu nại trong tổn thất chung phải gửi đến chuyên viên tính toán tổn thất chung thông báo bằng văn bản về mất mát hoặc phí tổn liên quan đến khiếu nại phân bổ của họ trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc rủi ro hàng hải chung. Nếu không thông báo, hoặc nếu trong vòng 12 tháng kể từ này có một yêu cầu tương tự một trong số các bên không cung cấp các chứng cứ làm căn cứ cho khiếu nại đã thông báo hay các trình bày cụ thể về trị giá của quyền lợi được phân bổ, chuyên viên tính toán tổn thất chung sẽ có quyền tự do dự tính giới hạn của việc thừa nhận tổn thất chung hay trị giá phân bổ trên cơ sở các thông tin mà mình có, dự tính này chỉ có thể bị khiếu nại vì lý do dự tính này rõ ràng là không chính xác. Qui tắc F Một phí tổn bổ sung bất kỳ phải chi để tránh một chi phí khác đáng lẽ đã được thừa nhận là tổn thất chung sẽ được xem như tổn thất chung và sẽ được thừa nhận như vậy mà không phụ thuộc vào việc cứu các lợi ích khác nếu có, nhưng chi phí bổ sung không thể vượt quá trị giá tổn thất chung tránh được. Qui tắc G Tổn thất chung được tính toán, liên quan đến cả tổn thất và phân bổ thổn thất chung, trên cơ sở các trị giá vào thời điểm và tại nơi rủi ro kết thúc. Qui tắc này không ảnh hưởng đến việc xác định nơi lập thông báo về tổn thất. Trường hợp tại cảng hoặc một nơi bất kỳ, tàu ở trong các hoàn cảnh dẫn đến việc thừa nhận tổn thất chung theo các quy định tại Qui tắc X và XI, và hàng hóa hoặc một phần của hàng hoá được chuyển tới điểm đến bằng phương tiện khác thì các quyền và trách nhiệm trong tổn thất chung, theo các quyền lợi về hàng hoá đã được thông báo nếu có thể thông báo, sẽ được giữ nguyên đến mức có thể như trong trường hợp không có việc chuyển tải trên và như thể rủi ro vẫn tiếp tục với tàu ban đầu miễn là điều này là hợp lý theo hợp đồng thuê tàu và theo luật áp dụng. Page 8 Qui tắc York Antwerp 2004 Tỷ lệ thừa nhận là tổn thất chung gắn với hàng hoá khi áp dụng đoạn 3 Qui tắc này sẽ không được vượt quá phí tổn mà chủ hàng đáng lẽ đã phải chịu nếu hàng hoá được vận chuyển với chi phí của họ. Qui tắc I. Vứt bỏ hàng hóa Việc vứt bỏ hàng hoá sẽ không được xem là tổn thất chung, trừ khi hàng hoá đó được chuyên chở phù hợp với tập quán thương mại được thừa nhận. Qui tắc II. Tổn thất hoặc thiệt hại từ việc hy sinh vì an toàn chung Mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa trong một rủi ro hàng hải chung do hoặc là hệ quả của sự hy sinh vì an toàn chung, và do nước tràn vào hầm tàu để mở hoặc vào chỗ mở khác được thực hiện để vứt hàng xuống biển vì an toàn chung sẽ được coi là tổn thất chung. Qui tắc III. Dập tắt đám cháy trên tàu Hư hại gây ra cho tàu hoặc hàng hoá, hoặc cho cả hai, bởi nước hoặc phương pháp chữa cháy khác, kể cả hư hại do đưa tàu vào cạn hoặc phá thủng tàu đang cháy trong khi dập tắt đám cháy trên tàu sẽ được xem là tổn thất chung, nhưng trường hợp hư hại do khói hoặc hơi nóng từ đám cháy sẽ không được bồi thường. Qui tắc IV. Cắt bỏ phần hư hại Tổn thất hoặc thiệt hại phải chịu do cắt bỏ phần hư hại hay những bộ phận của tàu mà đã bị cuốn trôi trước đó hoặc bị mất thực sự do ngẫu nhiên sẽ không được xem là tổn thất chung. Qui tắc V. Cố ý vào cạn Khi tàu cố ý vào cạn vì an toàn chung, dù tàu có thể đã bị đẩy dạt vào cạn hay không thì những tổn thất hoặc thiệt hại hệ quả đối với tài sản trong một rủi ro hàng hải chung sẽ được thừa nhận là tổn thất chung. Qui tắc VI. Trả công cứu hộ a.Chi phí có tính chất cứu hộ mà các bên trong rủi ro hàng hải chung phải gánh chịu, dù theo hợp đồng hay khác, sẽ được thừa nhận là tổn thất chung với điều kiện các hoạt động cứu hộ được tiến hành nhằm cứu tài sản trong rủi ro hàng hải chung khỏi nguy hiểm. Chi phí được thừa nhận là tổn thất chung sẽ bao gồm tiền công cứu hộ có tính đến kỹ năng và các nỗ lực của những người cứu hộ trong việc ngăn chặn hoặc, giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường như được nêu tại Ðiều 13 đoạn I(b) Công ước quốc tế về Cứu hộ 1989. b.Khoản tiền công đặc biệt có thể được chủ tàu trả cho người cứu hộ theo Ðiều 14 Công ước nêu trên trong giới hạn nêu tại đoạn 4 Ðiều này hoặc theo quy định khác tương tự về bản chất sẽ không được thừa nhận là tổn thất chung. Qui tắc VII. Hư hại đối với máy móc và các nồi hơi Hư hại gây ra cho máy móc và các nồi hơi bất kỳ của tàu đang mắc cạn hoặc đang trong tình trạng Page 9 Qui tắc York Antwerp 2004 nguy hiểm trong khi cố gắng làm nổi tàu sẽ được thừa nhận là tổn thất chung khi chứng minh được rằng sự việc đó là do một chủ ý thực tế để làm nổi tàu vì an toàn chung với nguy cơ có thể có hư hại như vậy; nhưng với trường hợp tàu đang nổi thì các tổn thất hoặc hư hại do việc thúc đẩy máy móc, nồi hơi hoạt động sẽ không khi nào được xem là tổn thất chung. Qui tắc VIII. Các phí tổn để làm nhẹ tàu khi bị mắc cạn và thiệt hại hệ quả Khi tàu bị mắc cạn và hàng hoá và nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu hoặc một trong số đó bị dỡ ra như là một hành động gây tổn thất chung, chi phí phụ thêm để làm nhẹ tàu, thuê xà lan và chuyển sang tàu khác (nếu có), và bất kỳ mất mát hay hư hại nào đối với hàng hoá trong rủi ro hàng hải chung là hệ quả của việc này, sẽ được thừa nhận là tổn thất chung. Qui tắc IX. Hàng hoá, các nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu được sử dụng thay cho nhiên liệu Hàng hoá, nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu, hoặc một trong số đó, cần thiết được sử dụng thay nhiên liệu vì an toàn chung vào thời điểm có nguy hiểm sẽ được thừa nhận là tổn thất chung, nhưng khi các chi phí cho các nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu được thừa nhận là tổn thất chung thì tổn thất chung phải trừ đi phần chi phí nhiên liệu dự tính mà đáng lẽ đã phải tiêu thụ để thực hiện hành trình dự kiến. Qui tắc X. Các chi phí tại cảng lánh nạn, v v a. Khi tàu phải ghé vào một cảng hoặc nơi lánh nạn hoặc phải quay trở lại cảng hoặc nơi xếp hàng do có tai nạn, hy sinh hoặc các hoàn cảnh bất thường khác, và việc này là cần thiết vì an toàn chung, các chi phí vào cảng hoặc nơi đó sẽ được thừa nhận là tổn thất chung; và khi tàu tiếp tục hành trình với hàng hoá ban đầu hoặc với một phần hàng hoá đó thì các chi phí tương ứng cho việc rời khỏi cảng hoặc nơi lánh nạn là hệ quả của việc ghé vào hay quay trở lại đó sẽ tương tự được thừa nhận là tổn thất chung. Khi tàu tại cảng hoặc nơi lánh nạn và cần thiết phải được di chuyển sang một cảng hoặc nơi khác do việc sửa chữa không thể thực hiện được tại cảng hoặc nơi lánh nạn đầu tiên, thì những quy định của Qui tắc này sẽ được áp dụng đối với cảng hoặc nơi thứ hai như thể đó là cảng hoặc nơi lánh nạn và các chi phí cho việc di chuyển này kể cả việc sửa chữa tạm thời và lai dắt sẽ được thừa nhận là tổn thất chung. Các quy định của Qui tắc XI sẽ áp dụng cho việc kéo dài hành trình do việc di chuyển này gây ra. b. Chi phí cho việc xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ, dù tại cảng hoặc nơi xếp hàng, ghé hay lánh nạn, sẽ được thừa nhận là tổn thất chung, khi việc xếp hoặc dỡ hàng là cần thiết vì an toàn chung hoặc để sửa chữa các hư hại đối với tàu do hy sinh hoặc tai nạn gây ra, nếu việc sửa chữa này là cần thiết cho việc tiếp tục an toàn hành trình, trừ các trường hợp hư hại đối với tàu được phát hiện ra tại cảng hoặc nơi xếp hàng hoặc ghé mà không có liên hệ gì đến một tai nạn hay các hoàn cảnh bất thường nào xảy ra trong hành trình. Chi phí xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ sẽ không thể được thừa nhận là tổn thất chung khi các chi phí này được thực hiện chỉ nhằm mục đích tái sắp xếp lại hàng hoá do bị xê dịch trong hành trình, trừ khi sự tái sắp xếp như vậy là cần thiết vì an toàn chung. c. Khi các chi phí cho việc xếp hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ có thể Page 10 [...]... thải hoặc từ bỏ xảy ra trước ngày đó c Vì mục đích của Qui tắc này và các Qui tắc khác, lương sẽ bao gồm tất cả các khoản thanh toán trả cho hoặc được thực hiện vì lợi ích của thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ đoàn do luật quy định đối với chủ tàu hoặc được thực hiện theo các điều khoản cuả hợp đồng lao động Page 11 Qui tắc York Antwerp 2004 d Chi phí cho các biện pháp được tiến hành để ngăn ngừa...Qui tắc York Antwerp 2004 được thừa nhận là tổn thất chung, các chi phí lưu kho, kể cả bảo hiểm nếu được chi một cách hợp lý, chi phí tái xếp và sắp xếp các hàng hoá, nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ đó sẽ tương tự được thừa nhận là tổn thất chung Các quy định tại Qui tắc XI sẽ được áp dụng cho các khoảng thời gian kéo dài thêm do việc tái... nó được thực hiện bởi một bên thứ ba không thuộc rủi ro hàng hải chung thì bên đó sẽ có quy n được hưởng tiền cứu hộ; ii Như một điều kiện để vào hoặc rời cảng hoặc nơi khác trong các hoàn cảnh quy định tại Qui tắc X(a); iii Như một điều kiện để lưu lại một cảng hoặc nơi khác trong các hoản cảnh quy định tại Qui tắc X(a) với điều kiện là khi có sự để thoát ra hoặc thải ra các chất gây ô nhiễm thì chi... toán dần nào mà các bên có lợi ích đã phải thực hiện hoặc khoản thanh toán lấy từ quỹ ứng cho tổn thất chung Page 14 Qui tắc York Antwerp 2004 Qui tắc XXII Việc sử dụng các khoản ký quỹ bằng tiền mặt Trường hợp các khoản ký quỹ bằng tiền mặt được thu liên quan đến trách nhiệm về hàng hoá trong tổn thất chung, cứu nạn hoặc các chi phí đặc biệt, các khoản ký quỹ đó sẽ phải được chuyển không chậm trễ vào... tàu tới cảng đích thì hàng hoá sẽ được cộng Page 13 Qui tắc York Antwerp 2004 vào tổn thất chung trên cơ sở trị giá thực bán của hàng cộng thêm những khoản đã được thừa nhận là tổn thất chung Thư tín, hành lý của hành khách, vật dụng cá nhân và phương tiện giao thông có động cơ kèm theo của họ sẽ không được bồi thường trong tổn thất chung Qui tắc XVIII Hư hại đối với tàu Trị giá hư hại hoặc mất mát đối... này chỉ một nửa chi phí đó được thừa nhận Qui tắc XIV Sửa chữa tạm thời Trường hợp việc sửa chữa tạm thời được thực hiện đối với tàu tại cảng hoặc nơi xếp hàng, ghé lại hoặc lánh nạn vì an toàn chung hay để sửa chữa các hư hại đối với tàu do hy sinh tổn thất chung thì chi phí cho những sửa chữa đó sẽ được coi là tổn thất chung Page 12 Qui tắc York Antwerp 2004 Trường hợp việc sửa chữa tạm thời các hư... chứ không phải là cho hàng hoá Khi hàng hoá bị hư hỏng được bán và các bên không có thoả thuận gì khác về trị giá thiệt hại, thiệt hại được coi như tổn thất chung sẽ là phần chênh lệch giữa trị giá thực bán với trị giá thực của hàng hoá chưa hư hại được tính toán như tại đoạn 1 của Qui tắc này Qui tắc XVII Giá trị phân bổ Việc phân bổ trong tổn thất chung sẽ được tiến hành trên các trị giá thực của... tổn thất chung nếu những việc sửa chữa đó không được thực hiện tại đó Không khấu trừ "mới thay cũ" đối với chi phí cho các sửa chữa tạm thời có thể được thừa nhận là tổn thất chung Qui tắc XV Mất cước phí Thiệt hại về cước phí phát sinh từ các hư hại đối với hàng hoá hoặc mất hàng sẽ được xem như tổn thất chung, dù thiệt hại là do một hành động gây tổn thất chung, hoặc khi hư hại đối với hàng hoá hoặc... lượt được thừa nhận là tổn thất chung Qui tắc XIII Khấu trừ chi phí sửa chữa Việc sửa chữa được thừa nhận là tổn thất chung sẽ không bị khấu trừ "mới thay cũ" khi các vật liệu hoặc bộ phận được thay thế bởi vật liệu hay bộ phận mới trừ khi tàu đã trên 15 tuổi, trường hợp này sẽ khấu trừ 1 phần 3 Việc khấu trừ phải căn cứ vào tuổi của tàu, tính từ 31 tháng 12 của năm hoàn thành việc đóng tàu đó cho... theo tuổi của các thiết bị này Chỉ khấu trừ đối với chi phí cho các dụng cụ hoặc bộ phận mới khi chúng đã là thành phẩm và sẵn sàng lắp đặt trên tàu Không khấu trừ trong trường hợp các đồ dự phòng, các dự trữ khác, các mỏ neo và dây cáp Các chi phí lên đà và hạ thuỷ tàu và các chi phí chiếu sáng sẽ được thừa nhận toàn bộ Các chi phí làm sạch, sơn hoặc phủ đáy tàu sẽ không được thừa nhận là tổn thất . chung. Điển hình là quy tắc York - Antwerp Quy tắc về tổn thất chung lần đầu tiên được thông qua tại York (Anh) năm 1864 gọi là Quy tắc York - Quy tắc York được sửa đổi bổ sung tại Antwerp (Bỉ) năm. Antwerp (Bỉ) năm 1924 trở thành Quy tắc York- Antwerp. Quy tắc York- Antwerp đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1950, 1974, 1994 và 2004. Quy tắcYork -Antwerp là Quy tắc được áp dụng rộng rãi trong. quy định áp dụng Quy tắc York- Antwerp để phân bổ tổn thất chung. Hiện nay các nước thống nhất sử dụng quy tắc York- Antwerp 2004 (York- Antwerp Rules 2004) PHẦN 2: CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG QUY

Ngày đăng: 03/02/2015, 14:30

Mục lục

  • a) Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất:

  • b) Căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi đối với tổn thất (tính chất của tổn thất)

  • Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung:

  • Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ:

  • Bước 3: Xác định tỷ lệ đóng góp (tỷ lệ phân bổ tổn thất chung)

  • Bước 4: Tính số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi

  • Bước 5: Tính toán kết quả tài chính

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan