1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu sự phát triển của nền kinh tế braxin giai đoạn gần đây

38 834 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 244 KB

Nội dung

I – Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế ở Braxin: Giới thiệu các con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế: Có 3 con đường phát triển kinh tế khác nhau: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng,công bằng xã hội; phát triển toàn diện.  Con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh: Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trướcđây thường lựa chọn con đường này. Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Tuy vậy, theo sự lựa chọn này, những hệ quả xấu đã xảy ra: Một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng găy gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy. Mặt khác việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin, Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này

I – Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế ở Braxin: Giới thiệu các con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế: Có 3 con đường phát triển kinh tế khác nhau: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng,công bằng xã hội; phát triển toàn diện.  Con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh: Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trướcđây thường lựa chọn con đường này. Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Tuy vậy, theo sự lựa chọn này, những hệ quả xấu đã xảy ra: Một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng găy gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy. Mặt khác 1 2 việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin, Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này  Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng công bằng xã hội: Mô hình này lại đưa ra yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp. Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là mô hình khá nổi bật của các nước đi theo mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây, trong đó có cả Việt Nam. Theo mô hình này các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội. Tuy vậy, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà có thể không bảo đảm về chất lượng.  Mô hình phát triển toàn diện: Theo mô hình này, chính phủ các nước, một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm 2 3 giầu, phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; Mặt khác, cũng đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đã thực hiện theo sự lựa chọn này. 1. Braxin lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo mô hình “tăng trưởng nhanh”:  Braxin là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú,có các mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng,. . .với trữ lượng lớn lại có đất đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của Braxin đều có khả năng phát triển. Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi dân chủ, chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Braxin đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động đại biểu cho giai cấp tư sản mại bản và giai cấp địa chủ Braxin hết sức lo sợ và điên cuồng chống lại. Âm mưu của chúng là thiết lập một chính quyền phản động độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu nước tiến bộ, buộc Braxin vào các kế hoach gây chiến xâm lược của Mỹ ở Tây Bán Cầu. Các tập đoàn quân sự độc tài thay nhau cầm quyền: Bran-cô(1964-1966), Xin-va(1966-1969), Mê-đi-xi(1969-1974) và Giây-xen(từ tháng 3 năm 1974), để theo đuôi một đuờng lối đối nội 3 4 và đối ngoại cực kì phản động nhằm phục vụ quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và các tập đoàn tư bản Braxin. Giới cầm quyền Braxin dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến Braxin thành một nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc tài bao trùm cả nước với một lực lượng rất đông đảo.Braxin mở rộng cửa đón tư bản nước ngoài trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả cửa các nguồn tài nguyên giàu có của đất nước. Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua. II – Quá trình phát triển kinh tế Braxin theo con đường tăng trưởng nhanh: 1. Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến 1980:  Sự tăng trưởng nhanh về kinh tế: Braxin là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu Mỹ la tinh: do đất đai,khí hậu hết sức thuận lợi,nên nông nghiệp của Braxin phát triển khá phong phú. Sản lượng cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, ngô đứng hàng thứ hai, ca cao đứng thứ ba và bông đứng thứ năm …(năm 1972).ngành chăn nuôi của Braxin cũng phát triển mạnh do có nhiều đồng cỏ, thung lũng. Braxin có 4 5 trên 200 triệu gia súc, là nguồn cung cấp chủ yếu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 1971,ngành nông nghiệp chiếm 20 % tổng sản phẩm quốc dân, điều đó đã nói lên rằng, mặc dù Braxin có nền kinh tế công nghiệp khá phát triển, song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Braxin có nhiều tài nguyên phong phú, có những mỏ sắt, măng –gan, bốc-xít, kền, chì, crôm, vàng, tung-xten, đồng, than đá, dầu mỏ với trữ lượng khá lớn. Do đó công nghiệp khai thác chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngoài công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp nặng của Braxin còn có công nghiệp xe hơi, đóng tầu khá phát triển. Mặc dù trong các ngành công nghiệp tiêu dùng, tư bản bản xứ nắm các khâu sản xuất và làm chủ nhà máy, nhưng thiết bị máy móc và một số nguyên liệu vẫn phải dựa vào tư bản nước ngoài. Nền ngoại thương cảu Braxin tiến hành trao đổi chủ yếu với các nước tư bản Anh, Mỹ, cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, ý, Hà Lan …ngoài ra Braxin còn trao đổi kinh tế với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác. Braxin xuất khẩu nhiều nhất là cà phê (hàng năm chiếm chừng 40% giá trị hàng xuất khẩu) rồi đến quặng sắt, bông, đường, ngô, ca cao và nhiều loại gỗ quý. Trị giá hàng xuất khẩu hàng năm xê dịch từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ Đô la, hàng nhập khẩu chủ yếu của Braxin là bột mì, máy móc và phụ tùng thay thế cho ngành công 5 6 nghiệp nặng, hóa chất, dầu thô … trị giá hàng nhập khẩu hàng năm xấp xỉ trên dưới 3,5 tỷ Đô la. Trong vòng từ năm 1966 đến năm 1976, nền kinh tế Braxin đã có những thay đổi rõ rệt. tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân như sau: từ 1959 đến 1969 trung bình năm tăng 5,9%; năm 1972 tăng 10.8%; năm 1973 tăng 11.4%; năm 1974 tăng chừng 9%. Chính dựa trên các con số trên, giới cầm quyền Mỹ và Braxin trong những năm 70 đã làm rùm beng lên về cái gọi là sự “thần kì kinh tế của Braxin”, về “kiểu mẫu phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp Braxin”, về “hiện tượng kì lạ của nền văn minh nhiệt đới” …  Nếu chỉ căn cứ vào những chỉ số phát triển kinh tế trên đây thì thấy có sự gia tăng khá nhanh chóng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như trong nhiều lĩnh vực công nghiệp của Braxin. Nhưng thực chất của sự thần kì đó không như các giới cầm quyền Braxin khẳng định; trong thực tế nó đã gắn liền với những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với Braxin. Trước hết sự gia tăng kinh tế trong những năm 70 của Braxin không có gì là “ thần kì” là “hiện tượng kì lạ” không giải thích nổi, nếu so sánh nó với nhiều nước Á, Phi và Mỹ la tinh khác về tốc độ phát triển hoặc trình độ sản xuất công nghiệp. Nó càng không phải là hiện tượng “ nhảy vọt đột biến” mà chỉ là nằm trong quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu ở Braxin từ những 6 7 năm 30, hay nói đúng hơn từ nửa sau những năm 40 và đầu những năm 50 với sự lớn mạnh của tầng lớp đại tư sản Braxin. Điều chủ yếu của sự thần kì đó là các giới cầm quyền phản động ở Braxin, nhất là các tập đoàn quân sự độc tài lên nắm chính quyền từ tháng 4 năm 1964, đã theo đuổi một đường lối kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản nước ngoài vào Braxin nhằm tạo nên một sự phát triển nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất cho chúng, đồng thời duy trì sự áp bức và bóc lột nặng nề đối với quần chúng nhân dân, tăng cường chế độ phát xít khủng bố và thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ trong nước. Với đường lối đó các tập đoàn cầm quyền Braxin đã mở đường cho tư bản nước ngoài mặc sức cướp bóc vơ vét, biến Braxin thành thị trường tiêu thụ , một nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt. Chính quyền Braxin đã đưa ra những ưu đãi về đặc quyền, đặc lợi hết sức béo bở mà các công ty tư bản độc quyền nước ngoài ít khi giám mơ tưởng tới. Chẳng hạn các công ty nước ngoài kinh doanh ở Braxin sẽ được giảm hoặc miễn thuế, đảm bảo không bị quốc hữu hóa, không sợ công nhân bãi công, lại có thể tự do bán sản phẩm ra nước ngoài hoặc nhập vào Braxin toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp, và được tự do chuyển lợi nhuận về nước. Các công ty Mỹ ở Braxin lại còn được hưởng cái gọi là hiệp nghị trao quyền “ hải ngoại”, tức là trong trường hợp một công ty nào đó của Mỹ bị quốc hữu hóa thì sẽ được chính quyền Braxin bồi 7 8 thường theo luật pháp nước Mỹ, chứ không phải theo luật pháp Braxin. Đồng thời, các nhà cầm quyền lại thi hành chính sách “ ướp lạnh” tiền lương, duy trì mức lương rất thấp và thậm trí còn bảo đảm không có sự tăng lương ở Braxin. Rõ ràng đối với bọn đế quốc, Braxin là một ốc đảo đem lại cho chúng những lợi nhuận siêu ngạch, chắc chắn và tương đối ổn định. Chính vì vậy, số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng ở Braxin: năm 1960 khoảng 3,6 tỷ đô la, trong đó 1,4 tỷ đô la của Mỹ; đến tháng 7 năm 1974 là 5,1 tỷ đô la; cộng hòa liên bang Đức : 586 triệu; Nhật Bản 430 triệu; Canađa 362 triệu; Anh 349 triệu; Pháp 207 triệu. Tính đến năm 1969, ở Braxin có tới 498 công ty nước ngoài và 36 chi nhánh nước ngoài hoạt động. 510 xí nghiệp lớn nhất là thuộc tư bản nước ngoài. Các công ty nước ngoài đã thao túng và kiểm soát những lĩnh vực kinh tế quan trọng, ảnh hưởng rất to lớn đến sự phát triển kinh tế của Braxin. Theo báo cáo của Ngân hàng trung ương Braxin năm 1970 thì 82,5% nền kinh tế Braxin nằm trong tay tư bản nước ngoài. Riêng tư bản độc quyền Mỹ đã chiếm 70,2% sản xuất công nghiệp, 90% ngành hóa chất dầu lửa, 67,8% giao thông vận tải, 55% dược phẩm và hầu như toàn bộ ngành lắp ráp xe hơi, đóng tàu, sản xuất máy công cụ, xuất khẩu nông phẩm và quặng. Năm 1971, 33,8% hàng xuất khẩu của Braxin là của các công ty nước ngoài; năm 1973 tăng lên 43,3%; 8 9 trong khi hàng xuất khẩu của nhà nước giảm từ 27% xuống còn 15%. Các công ty tư bản nước ngoài nhất là Mỹ, chẳng những ráo riết bành trướng dưới hình thức các công ty hỗn hợp câu kết với tư bản bản xứ, mà còn xâm nhập cả vào khu vực kinh tế của nhà nước Braxin. Rõ ràng là sự “ thần kì” của nền kinh tế Braxin chính là sự gia tăng thế lực của các công ty tư bản nước ngoài, trước hết là của Mỹ cùng với sự tăng cường và mở rộng đầu tư kinh doanh của tư bản Braxin. Hậu quả tất yếu của sự thần kì đó là Braxin ngày càng lệ thuộc nặng nề vào chủ nghĩa tư bản đế quốc quốc tế, và nhân dân Braxin bị bóc lột nặng nề hơn, cuộc sống của họ lại trở nên bi đát và thảm hại hơn. Chính tờ báo MỸ bưu điện Oa- sinh-tơn (năm 1976) đã viết: “ những con số gần đây nhất cho thấy 80% những người Braxin có lương thấp nhận được 27,5% tổng sản phẩm quốc dân năm 1970, so với 35% trong những năm 60. Trong khi đó, số 5% những người giầu nhất trong cùng thời gian này đã tăng thu nhập của mình từ 44% lên 50%”. Một tờ báo Thụy Điển đã mô tả rõ ràng hơn: 2,8 % số dân được cải thiện cuộc sống, 7,2% duy trì được mức sống có thể chấp nhận được và 90 % lâm vào tình trạng nghèo khổ ngày càng tệ hại. Con số 500.000 việc làm công nghiệp mới được tạo ra trong những năm 1970 là không đáng kể nếu đem với con số 2 triệu người di trú mới nhập thêm vào các thành phố để 9 10 tìm công ăn việc làm, chưa kể số cư dân của các thành phố bị thất nghiệp phải tìm lại việc làm và sự gia tăng dân số ở ngay bên trong bản thân các đô thị. Với một số dân chiếm 29% tổng số dân cả nước, vùng Nordeste có 46.6% số gia đình mà thu nhập chỉ bằng hơn một nửa, tiền lương tối thiểu (25 đôla mỗi tháng), và tuổi thọ trung bình của dân trong vùng chỉ là 53 so với tuổi thọ trung bình cả nước là 63. Ở nông thôn, tình trạng chiếm hữu ruộng đất của giai cấp đại địa chủ hết sức trầm trọng: Bọn đại địa chủ chỉ chiếm 2,2% số dân ở nông thôn nhưng đã chiếm tới gần 60% đất đai mầu mỡ. 80% nông dân không có ruộng đất buộc phải làm việc với đồng lương 10 đô la một tháng. Trong khi đó nạn thất nghiệp ở thành thị ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 1976 trên cả nước Braxin có tới 40% tổng số người lao động thất nghiệp thường xuyên và đông đảo để kìm giữ tiền lương của công nhân ở mức thấp nhất. Đại bộ phận công nhân Braxin chỉ chiếm được những đồng lương chết đói. Một hình ảnh khác của “sự thần kì” là tình trạng phát triển không đều một cách ghê gớm của Braxin, mà tai họa cuối cùng là chút lên đầu nhân dân lao động . Trong khi ở Braxin có những nhà máy sản xuất hầu như hoàn toàn tự động thì 25 triệu người ở miền Bắc vẫn sử dụng những phương tiện thô sơ trong sản xuất . Trong khi đã bắt đầu xây dựng những nhà máy điện nguyên tử , bàn đến 10 [...]... từ năm 1981-1994,tỷ lệ lạm phát của Brazil đều có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh,tuy nhiên tù năm 1992- 1995,tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát đã được giảm xuống.Điều này cho thấy chính sách của Brazil có tác động tích cực tới nền kinh tế Sở dĩ từ năm 1992 đến nay ,nền kinh tế phát triển khá ổn định vì nước này đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, phát triển một nền kinh tế khai mỏ và xuất khẩu nông... vay và kết cục đẩy nền kinh tế Brazil vào cuộc khủng hoảng trái phiếu vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Nhiều chuyên gia cho rằng, bước thăng trầm của kinh tế Brazil giai đoạn này là một kinh nghiệm quý báu cho lần trỗi dậy mới này của kinh tế hiện nay và đồng thời nó cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự trỗi dậy ấy 2 Brazil những năm từ 1980- 1994 Những năm 1980 là thời kì khó khăn của Brazil,do nước... trị sản lượng công nghiệp cả nước Nền kinh tế và tình hình xã hội Braxin rõ ràng là một bức tranh đầy mâu thuẫn cái gọi là sự thần kì kinh tế của Braxin chính là sự lệ thuộc nặng nề của đất nước vào chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế, là sự đói nghèo, dịch bệnh khủng khiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động vì lẽ đó một bài báo phương tây đã mỉa mai là : “ một sự thần kì rỗng tuếch với những con... Tuy nhiên, khi đã trúng cử Lula tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ nần của Brasil về mức ổn định Có lẽ đây cũng là lí do mà trong giai đoạn từ 2002-2005 , sự phát triển của Brazil là không ổn định Cụ thể : GDP 2002 đạt 2.7% , song tới... tỷ lệ lạm phát là 4,36%, dự trữ ngoại tệ đạt 197,9 tỷ USD (tính cho đến cuối tháng 5/2008) 28 29 Nhiều chuyên gia cho rằng, một nền kinh tế đặc sắc và sáng tạo có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước này Cho tới nay, ấn tượng của nhiều người khi nghĩ tới Brazil vẫn còn dừng lại ở hình ảnh một quốc gia sản xuất nhiều cà phê, đá quý, quặng sắt Thực tế, kinh tế Brazil... những nguy hiểm kinh tế và tài chính toàn cầu vẫn còn phải xem xét 5 Trong một thời gian dài, tính cách dân tộc lãng mạn của người Brazil được thể hiện trong công việc thành sự tản mạn và hiệu quả 31 32 thấp, chính trị trị an cũng không thiếu những sự kiện đáng lo ngại “Chúng ta ngày càng hiểu rõ rằng phát triển kinh tế và phát triển xã hội là hai bánh của một chiếc xe Các vấn đề xã hội của Brazil rất... thấy được sự bấp bênh , không ổn định trong nền kinh tế Brazil tại thời điểm này Nó làm cho Mức tăng trưởng kinh tế của Brasil thấp 22 23 hơn các nước Mỹ Latinh khác và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ , Trung Quốc Brasil đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của diễn đàn kinh tế thế giới trong giai đoạn 2003 – 2005 Vì nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cho nên năm 2005, GDP của Brazil... thủ tục hành chính phức tạp 3 Dù kinh tế phát triển đáng ngưỡng mộ, việc duy trì được lâu dài sự trỗi dậy về kinh tế của Brazil vẫn còn là một nhiệm vụ nặng nề 4 Một phần lớn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của chu kỳ trỗi dậy mới này là nương theo cơn cuồng phong tăng giá nông sản, dầu thô và tài nguyên khoáng sản Ngày giá cả những mặt hàng này hạ giá không phanh, kinh tế Brazil sẽ ngấm đòn Bên cạnh... nhập Lạm phát đã được kiềm chế, cho phép giảm lãi suất từ tháng 9/2005, do vậy, khuyến khích vay đầu tư phát triển sản xuất Nhờ hoàn thiện chính sách thuế và hoạt động tích cực của bộ máy thu thuế, ngân sách nhà nước năm qua bội thu tương đương 4,7% GDP, nhiều hơn dự kiến 0,63% Vài năm trở lại đây, kinh tế quốc dân của Brazil phát triển ổn định với tốc độ cao Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của kinh tế là... chỉ số giá tiêu dùng hàng năm là 400%.Tỷ lệ trao đổi đối với hàng xuất khẩu trong thập niêm đó ở mức âm,tiền lương thực tế giảm trung bình 3%.Đồng tiền của Brazil bị phá giá.Trong những năm 1990,nước này phát triển mô hình kinh tế mở của tự do .Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế bị bãi bỏ thông qua tư nhân hoá ngân hàng và các ngành thuộc sở hữu nhà nước Bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước . I – Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế ở Braxin: Giới thiệu các con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế: Có 3 con đường phát triển kinh tế khác nhau:. trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin, . phát triển kinh tế Braxin theo con đường tăng trưởng nhanh: 1. Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến 1980:  Sự tăng trưởng nhanh về kinh tế: Braxin là một trong những nước có trình độ phát triển

Ngày đăng: 03/02/2015, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w