HIỆU TRƯỞNG NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN THÀNH NĂM HỌC 2012 – 2013 1.Lý do chọn chủ đề tiểu luận: 1.1. Lý do pháp lý: Căn cứ điều lệ trường mầm non Căn cứ quyết định của trường về việc phân công phân nhiệm đầu năm 2012 – 2013 đối với từng giáo viên; Căn cứ biên bản họp hội đồng trường ngày 25 tháng 8 năm 2012, về việc phân công tổ trưởng tổ chuyên môn; Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non-chuyên đề 18: kỹ năng làm việc nhóm; chuyên đề 19: phong cách lãnh đạo. 1.2. Lý do về lý luận: Nhóm là một tập hợp gồm hai người trở lên, cùng thực hiện mục đích do nhóm đề xướng. Nhóm là một tổ chức luôn vận động và phát triển. Sự phát triển phụ thuộc vào điều kiện bên trong và bên ngoài. Cũng như bất kỳ công việc nào muốn thành công hãy bắt đầu bằng khâu kế hoạch. Để nhóm làm việc tốt và mọi việc diễn ra đúng kế hoạch mang lại hiệu quả cần có sự tổ chức nhóm: Phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể để phát huy ưu điểm của từng cá nhân, xác định mục tiêu rõ ràng cho nhóm, công bằng với mọi thành viên, trao quyền lực cho các thành viên khen, thưởng kịp thời và gặp gỡ thường xuyên. 1.3.Cơ sở thực tiễn Trong trường Mẫu giáo Tân Thành hiện nay, làm việc theo tập thể (nhóm) là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Có câu: “nhiều cái đầu luôn luôn sáng suốt hơn một cái đầu sáng suốt nhất”. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Làm việc nhóm trên tinh thần đồng đội có nghĩa là tạo ra môi trường mà ở đó nhân viên luôn cảm thấy thoải mái, tự tin để làm việc với nhau, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng làm tốt công việc đạt kết quả, mục tiêu chung của nhóm. Nay tôi muốn nâng cao kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả hơn nữa. 2. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả tại trường mẫu giáo Tân Thành. 2.1. Khái quát về trường đang công tác: Trường Mẫu giáo Tân Thành là một trường nằm cạnh con đường 908, tuy gần chợ, đường đi khang trang, đi lại thuận lợi nhưng đa phần phụ huynh ở đây làm nghề nông nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Bình Tân là huyện chuyên sản xuất khoai lang, nhưng hai năm gần đây, người dân thất mùa ảnh hưởng nhiều đến việc huy động tài lực để phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt trường có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt huyết, năng nổ, giáo viên yêu nghề, mến trẻ. Bên cạnh đó, trường có khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Được như vậy, do có sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương của huyện, xã; nên tập thể nhà trường yên tâm công tác, có nhiều cống hiến, sáng tạo cho đơn vị, điều đáng mừng hơn là tập thể luôn đoàn kết tốt giúp nhau cùng tiến bộ, đưa trường đi lên. 2.2. Thực trạng hoạt động liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm ở trường Mẫu giáo Tân Thành. Hiện nay ở trường có tổng số 15 cán bộ giáo viên – công nhân viên. Trong đó: 10 giáo viên, 2 nhân viên, 2 ban giám hiệu, 1 bảo vệ, được thể hiện rõ hơn qua bảng 2.1 sau: Danh sách phân công cán bộ giáo viên nhân viên trường Mẫu giáo Tân Thành Tt Tên CB, GV, NV Điểm trường Khối lớp Biên chế Tổng số HS Chia ra HS nữ Chức vụ KN 1 Bảng2.1 2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục về kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả ở nhà trường. *Điểm mạnh: Hiệu trưởng luôn thực hiện theo lối dân chủ phát huy tối đa các nguồn lực tập thể, đem lại bầu không khí thoải mái, biết lắng nghe ý kiến tập thể, thật sự tôn trọng tin tưởng vào cấp dưới, cập nhật thông tin chính xác kịp thời, hiểu tâm tư của từng giáo viên trong trường. *Điểm yếu: Chưa mạnh dạn ra quyết địnhh giải quyết trong các vấn đề. *Thuận lợi: Nhờ có được một tập thể đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau trong công việc, luôn phấn đấu cùng nhau học hỏi, chia sẻ với nhau khi gặp khó khăn. *Bên cạnh thuận lợi cũng gặp một số khó khăn như sau: Lúc đầu do quá đoàn kết nên không mạnh dạn trong quản lý sợ làm mọi người buồn lòng, chị em mất đoàn kết. 2.4. Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của bản thân liên quan đến nâng cao kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả: Trong thực tế, mỗi tập thể hay một nhóm nào làm việc chung cũng đề ra nguyên tắc để hoạt động nhóm có hiệu quả. Nguyên tắc phân công và tổ chức công việc trong nhóm: - Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và làm việc nhóm - Phân công nhiệm vụ phù hợp để phát huy tối đa năng lực của mỗi thành viên trong trường. Vis dụ: Trong trường, phân công một người ít nói, chậm chạp, chuyên môn trung bình, không thích học hỏi làm tổ trưởng chuyên môn thì chắc chắn tập thể không chấp nhận, nếu làm tổ trưởng một khối, chuyên môn của khối đó sẽ đi xuống kéo theo chất lượng giảng dạy không đạt hiệu quả. Vì thế mỗi lần phân công tổ trưởng cần đưa ra hội đồng sư phạm lựa chọn xem ai có đủ khả năng đảm nhận chức vụ kiêm nhiệm này. -Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong tập thể. Phát huy tốt vai trò của hiệu trưởng. Như trên đã nói, sau khi đưa ra hội đồng trường biểu quyết thống nhất thì hiệu trưởng mới đưa ra quyết định chính thức là cô Danh làm tổ trưởng chuyên môn khối lá, cô Trang làm tổ trưởng chuyên môn khối chồi. Phổ biến trước tập thể về “Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. - Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.” [ 1 ] Người tổ trưởng là trưởng nhóm có vai trò quan trọng trong khối, giữ cho mọi người đi đúng hướng, đem nguồn lực về khi cần thiết, khuyến khích mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải. - Đảm bảo công bằng, dân chủ trong phân phối quyền lợi của các thành viên. Ví dụ: Mỗi năm, có tham gia văn nghệ ở xã, huyện thì Hiệu trưởng thân với giáo viên nào phân cho giáo viên đó đi tham gia không cần biết năng lực có hay không. Muốn đảm bảo công bằng thì đưa ra hội đồng trường bàn bạc: hiển nhiên trong tập thể sẽ thấy rõ năng lực của mỗi người, có những đóng góp chân tình như: trong trường ai cũng biết cô Nguyễn Thị Ca là người nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo, xử lý tốt trong mọi tình huống, nên để cô tham gia văn nghệ là hay nhất. Tất nhiên, những người khác không phải không có năng lực, mà chỉ hạn chế trong lĩnh vực văn nghệ thì lại giỏi trong lĩnh vực khác, sẽ hỗ trợ cho cô Ca đi thi bằng cách quản lý lớp giúp cô Ca, để cô yên tâm đi thi, nếu có giải thưởng cũng là vinh quang cho cả tập thể “cô đó ở trường Mẫu giáo Tân Thành, giỏi quá hé!” “Ê! Hội thi hôm đó Mẫu giáo Tân Thành đạt giải nhất đó Lan”. Thế là người giỏi hay người chưa giỏi cũng đều có việc để giúp ích cho trường, đều có cống hiến cho nhà trường. Mọi người đều thấy vui, không cảm thấy bị chê bai, hay phân biệt người giỏi kẻ dỡ trong truờng.Việc lựa chọn thành viên theo qui luật “bù-trừ” sẽ giúp nhóm làm việc có hiệu quả hơn. -Phân công và tổ chức công việc luôn hướng tới mục tiêu của nhóm. Năm nay, nhà trường phấn đấu đạt danh hiệu xuất sắc, mỗi thành viên có sự cố gắng để đạt các nhiệm vụ năm học, luôn làm tốt công việc chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ, các lớp xây dựng tốt ba môi trường giáo dục: gia đình, cộng đồng và nhà trường. Ngoài ra còn nguyên tắc giao tiếp ứng xử trong nhóm không thể thiếu là: tôn trọng lẫn nhau, biết lắng nghe, tạo sự đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm và hợp tác với tinh thần đồng đội, vì mỗi người chỉ mạnh ở một khía cạnh nào đó của công việc chung, khi hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp. Cũng như bất kỳ công việc nào muốn thành công hãy bắt đầu từ khâu kế hoạch và thiết kế. Để một nhóm làm việc có hiệu quả cần phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể để phát huy ưu điểm của từng cá nhân. TÌNH HUỐNG Đầu năm học 2012-2013, khi phân công công việc cho cô Lê Thị Cẩm Tuyền, thì cô không chấp nhận ra điểm lẻ dạy lớp lá vì lý do: “dạy điểm chính đầy đủ cơ sở vật chất, đã nhiều năm quen cách dạy lớp chồi, chương trình thấp hơn và không có chữ cái”. Trước hết tôi tìm hiểu nguyên nhân cô không nhận, tôi sẽ phân tích về lợi ích của cô là do chị thấy em có con nhỏ mà mẹ em lại yếu, dạy điểm lẻ gần nhà tiện việc chăm sóc con nhỏ, mẹ già. Mặc khác do cô có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt nhanh nhẹn hơn, tiếp cận nhanh những vấn đề mới như sử dụng bộ chuẩn trẻ năm tuổi, còn về cơ sở vật chất nhà trường sẽ cung cấp them, trong quá trình giảng dạy có gì khó khăn hay thiếu cái gì thì cứ nói lên chị sẽ tạo mọi điều kiện để em thuận lợi công tác.”. Còn cô Tâm thì gần điểm chính, không phương tiện đi lại chỉ đi bộ là tới lớp, để cô Tâm đi xuống dưới quá xa, chưa kể chuyên môn cô còn yếu, nắm bắt cái mới chậm, mà lớp lá cần phải cung cấp kiến thức nhiều hơn chuẩn bị cho trẻ lên lớp 1. Sau khi nghe tôi phân tích cô Tuyền vui vẻ chấp nhận Trước khi phân công công việc tôi luôn tìm hiểu mọi thành viên trong trường, lắng nghe họ, am hiểu về họ từ công việc đến hoàn cảnh sống gia đình, để phân công đúng người đúng việc. Phân công thuận lợi là do Hiệu trưởng là người biết nghĩ cho mọi người, chị em đoàn kết biết thông cảm cho nhau, không so đo hay phân bì. Cô tuyền không chấp nhận cũng vì cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng trường “lực bất tòng tâm”, chỉ được sấm …. - Tổng số điểm trường: 04 - Diện tích nhà trường (điểm chính + điểm phụ): - Diện tích xây dựng (điểm chính + điểm phụ): Tên phòng Tổng số Cấp 3 Cấp 4 Tạm thời Tổng diện tích Phòng học 6 6 384 Phòng BGH 0 Văn phòng 1 1 64 P. Hành chính 0 P. Y tế 0 P.GDTC – Âm nhạc 0 Nhà vệ sinh cho trẻ 0 Nhà vệ sinh cho cô 1 1 64 P.học có đủ TB-ĐDĐC 0 P.học < 50% TB- ĐDĐC 6 6 384 Sân chơi 1 1 Sân chơi có đồ chơi 1 1 Đồ chơi ngoài trời Bảng 2.2 Các thành viên trong trường luôn tôn trọng cấp trên, chờ vào sự quyết định của cấp trên đối với nhóm. Nếu lãnh đạo không giúp các nhân viên hiểu rõ các mục tiêu chung, bất đồng sẽ nảy sinh do mỗi cá nhân tự suy diễn ra các mục tiêu của nhóm theo cách riêng. Ngược lại, họ sẽ có cùng một điểm xuất phát và biết được tập thể của mình sẽ đi về đâu. Tuy nhiên phải phân định rõ trách nhiệm cho từng thành viên trong trường. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên tránh sự hiểu lầm và xung đột về trách nhiệm của từng người. -Phải công bằng: Thành viên nào cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các thành viên cùng chia sẻ nếu gặp khó khăn trong công việc của mình. Nhà trường động viên khuyến khích cán bộ giáo viên – nhân viên tham gia các lớp đào tạo từ xa, tuy nhiên còn vài giáo viên vì hoàn cảnh gia đình nên chưa đi học được. Tổng số 12 cán bộ- giáo viên trong đó có 7 đại học, còn 5 trung học. Nhà trường sẽ động viên và tạo điều kiện để 5 người trung học được tham gia đại học từ xa trong năm tới. Nội dung Tổng số Biên chế Hợp đồng Tỉ lệ Ban giám hiệu 2 2 100% Nhân viên 3 2 1 90% Giáo viên 10 10 100% Nhân viên đạt chuẩn 2 2 100% CBQL + GV đạt chuẩn 12 12 100% CBQL + GV đạt trên chuẩn 7 7 58% GV chưa đạt chuẩn 0 0% GV đang học trên chuẩn 5 5 42% GV xếp loại XS chuẩn GVMN 7 7 70% GV xếp loại Khá chuẩn GVMN 3 3 30% GV xếp loại TB chuẩn GVMN GV xếp loại Kém chuẩn GVMN GV dạy giỏi cấp trường 4 4 40% GV dạy giỏi cấp huyện 4 4 40% GV dạy giỏi cấp tỉnh 2 2 20% Bảng 2.3 -Ngoài ra còn khuyến khích xây dựng các mối quan hệ than thiết giữa các thành viên trong trường như: tổ chức các đợt bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn trong trường. Không những thế còn tổ chức ngày hội, ngày lễ, du lịch để giáo viên có cơ hội trò chuyện, trao đổi, vui vẻ tạo mối thân tình trong tập thể nhà trường. Tổ chức thao giảng chuyên đề cho giáo viên dự giờ và học hỏi, đầu năm họp chuyên môn đưa ra kế hoạch thao giảng trong năm, tập thể giáo viên lựa chọn cho mình môn dạy phù hợp và đăng ký đề tài dạy như sau: DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAO GIẢNG NĂM HỌC 2012 – 2013 STT HỌ VÀ TÊN THÁNG THAO GIẢNG NỘI DUNG BÀI DẠY 1 Lại Thị Kim Trang 10/2012 Các giác quan của bé 2 Mai Thị Xuyến 10/2012 Bộ phạn nào thiếu 3 Lê Thị Mỹ Diệu 11/2012 Gia đình của bé 4 Nguyễn Thị Ca 11/2012 Bé yêu đồ dùng 5 Vũ Thị Tâm 12/2012 Nghề của bố 6 Đoàn Thị Thúy Hằng 12/2012 Chú bộ đội 7 Lê Thị Cẩm Tuyền 01/2013 Bé yêu cây xanh 8 Nguyễn Thị Tâm 01/2013 Ích lợi của rau 9 Nguyễn Thị Kim Danh 04/2013 Biết gì về gió 10 Lê Thị Thanh Tuyền 04/2013 Ích lợi của nước Bảng 2.4 -Trao quyền lực cho các thành viên: Nên giao cho các thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp về một công việc nào đó, như: phân công cô Danh làm tổ trưởng chuyên môn, cô có quyền dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tuy nhiên cô cũng phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. -Nên khen thưởng cho cả khối kịp thời, điều này sẽ tạo ra tinh thần làm việc đồng đội, giúp hâm nóng động cơ làm việc và nhiệt tình của cả đội ngũ. Ví dụ: Qua đợt thanh tra toàn diện của Phòng giáo dục thì tập thể có sự cố gắng nổi bật, làm việc nhiệt tình và kết quả là trường đạt loại tốt. Vào cuộc họp nêu gương, khen ngợi, động viên tập thể cần duy trì và phát huy những gì đang có. -Để tạo mối thân thiết trong trường, đồng thời giải quyết các vấn đề, hay hiểu được hiệu quả làm việc, yêu cầu các thành viên cũng như có dịp rà soát những điều cần phải làm nhằm cải thiện tinh thần làm việc đồng đội. Không thể thiếu các cuộc gặp gỡ thường xuyên qua các buổi họp hàng tháng, hàng tuần. Nếu họp không đúng nghĩa của họp sẽ tạo nên tốn tiền của, sức người, mất thời gian có khi không có hiệu quả bao nhiêu. Nhưng họp điều quan trọng là trao đổi, khơi dậy sự tham gia tích cực và chủ động của các thành viên, làm sáng tỏ vấn đề, đóng góp ý kiến cho quyết định, làm cho các thành viên dấn thân nhiều hơn trong triển khai và họ sẽ thấy rõ đó là chuyện của mình. Để cuộc họp thành công cần chuẩn bị tốt nội dung họp, xác định rõ thời gian họp và thời gian kết thúc, bên cạnh đó không nên xem thường việc xếp chỗ ngồi sẽ ảnh hưởng đến thông đạt, đến sự tác động qua lại giữa các thành viên.Trưởng nhóm và các thành viên phải nghe và thấy nhau. 3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học được trong công việc được giao ở cơ quan/đơn vị? (5-6 trang) – (4.5 điểm) 3.1. Các hoạt động tác giả dự kiến thực hiện trong vòng 1 tháng tới (nêu rõ: tên công việc, kết quả cần đạt, người/đơn vị/tổ chức phối hợp, điều kiện thực hiện, những rủi ro/khó khăn/cản trở, hướng khắc phục) Sau khi học vừa xong khóa học tôi thấy cần làm những công việc để trường mình phát triển hơn. Nhưng muốn phát triển, thay đổi cần phải từ từ, trước hết cần : -Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về việc sử dụng bộ chuẩn trẻ 5 tuổi, -dạy trẻ thực hiện được các chỉ số trong bộ chuẩn, -BGH phối hợp với giáo viên xây dựng bộ chuẩn và giáo viên thực hiện phối hợp với phụ huynh rèn luyện để trẻ thực hiện được các minh chứng của 120 chỉ số. -Dạy mọi lúc mọi nơi nếu thấy phù hợp chỉ số, dạy trong hoạt động học, dạy trong vui chơi, trong giờ đón trẻ, trả trẻ. -Do nội dung này mới mẻ so với trường tôi, nên giáo viên còn bở ngở lúng túng nhiều trong việc thực hiện, phụ huynh đa số làm ruộng nên không có thì giờ, ít quan tâm đến trẻ, nói mấy cô cứ dạy dùm tôi được rồi, do vùng nông thôn trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh còn hạn chế như: không dược cha mẹ chở đi chơi công viên, sở thú, du lịch, mua sắm…nên tầm hiểu biết còn ít, ở trường cung cấp kiến thức trẻ còn bở ngở, có 1 số chỉ số đưa ra trẻ ở đây thực hiện chưa được do kiến thức còn nghèo nàn; cơ sở vật chất còn hạn chế. -Hướng khắc phục : +Tập huấn kỹ cho giáo viên khối lá về cách sử dụng bộ chuẩn trẻ năm tuổi +Triển khai rộng rãi đến phụ huynh khối lá về cách phối hợp dạy theo các chỉ số trong bộ chuẩn, động viên phụ huynh phối hợp tham gia tất cả vì con em của phụ huynh, hãy nhín thời gian để quan tâm đến trẻ. +Đối với trẻ cô giáo cần nhắc nhở thường xuyên, dạy mọi lúc mọi nơi nếu thấy phù hợp chỉ số. +Về cơ sở vật chất kiến nghị lên cấp trên bổ sung trang thiết bị dạy học cho trẻ 5 tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Điều lệ trường mầm non 2.Nguyễn Thị Thu Hiền và Tạ Thị Hoàng Oanh, kỹ năng làm việc nhóm, trường cán bộ quản lý Thành phố Hồ Chí Minh 3.Trần Công Khanh và Trần Thị Tuyết Mai với chuyên đề Phong cách lãnh đạo . TRƯỞNG NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN THÀNH NĂM HỌC 2012 – 2013 1 .Lý do chọn chủ đề tiểu luận: 1.1. Lý do pháp lý: Căn cứ điều lệ trường mầm non Căn cứ quyết định của trường về. chuyên môn; Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non-chuyên đề 18: kỹ năng làm việc nhóm; chuyên đề 19: phong cách lãnh đạo. 1.2. Lý do về lý luận: Nhóm là một tập hợp gồm hai người. năm học 2012-2013, khi phân công công việc cho cô Lê Thị Cẩm Tuyền, thì cô không chấp nhận ra điểm lẻ dạy lớp lá vì lý do: “dạy điểm chính đầy đủ cơ sở vật chất, đã nhiều năm quen cách dạy lớp