Một số giải pháp giúp làm tốt công tác Phổ cập GDTHĐĐT

25 892 12
Một số giải pháp giúp làm tốt công tác Phổ cập  GDTHĐĐT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Mục lục 1 2. Chữ viết tắt 2 3. Danh mục tài liệu tham khảo 2 4. Lời ngỏ 3 5. A/PHẦN MỞ ĐẦU 4 6. Lý do chọn đề tài 4 7. Mục đích nghiên cứu 4 8. Đối tượng nghiên cứu 5 9. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 10. Phương pháp nghiên cứu 5 11. Phạm vi nghiên cứu 5 12. B/NỘI DUNG 5 13. ChươngI: Cơ sở lý luận của công tác PCGDTHĐĐT 5 - 6 14. Chương II: Thực trạng công tác PCGDTHĐĐT tại địa phương 7 15. Đặc điểm tình hình 7 16. Đặc điểm tình hình chung 7 17. Đội ngũ giáo viên 8 18. Đội ngũ học sinh 8 19. Thực trạng công tác Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi 9 20. Công tác điều tra cập nhật số liệu 9 1 21. Công tác huy động trẻ ra lớp, duy trì sĩ số và chất lượng học tập của học sinh 9 22. Công tác xây dựng đội ngũ 10 23. Công tác xây dựng Cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị 10 24. Hệ thống hồ sơ sổ sách phục vụ công tác PCGDTHĐĐT 10 25. Chương III: Giải pháp thực hiện 10 26. Công tác điều tra và huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 11 27. Công tác duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục 11 28. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 13 29. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực 13 30. Công tác phối hợp các nguồn lực ngoài nhà trường 14 31. Thiết lập hệ thống hồ sơ, sổ sách Phổ cập GDTHĐĐT 14 -18 32. Tổng hợp các báo cáo, phương hướng công tác của năm, giai đoạn 18 33. C/ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 34. Tính khả thi 19 35. Bài học kinh nghiệm 20 - 21 36. Lời kết 21 - 22 2 CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH - Công nghiệp hoá hiện đại hoá. NQTW - Nghị quyết trung ương. BCHTW - Ban chấp hành trung ương. CHXHCN - Cộng hoà xã hội chủ nghĩa . GD&ĐT - Giáo dục và đào tạo. GVTH - Giáo viên tiểu học. PCGDTHĐĐT - Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi . HS - Học sinh. QLGD - Quản lý giáo dục. CBQL - Cán bộ quản lý. BDCBQL - Bồi dưỡng cán bộ quản lý. GDTH - Giáo dục tiểu học. CĐ - Chuyên đề. DỰ ÁN PEDC - Dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. GDVS&DDHĐ - Giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng học đường. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giáo dục năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 2. Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT, ngày 04/12/2009 của Bộ GD&ĐT và các văn bản khác về công tác PCGDTHĐĐT. 3. Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học 1991. 4. Các kế hoạch năm học của nhà trường. 5. Báo cáo và bảng biểu thống kê công tác Phổ cập GDTHĐĐT của đơn vị. 6. Báo cáo tổng kết năm học 2005 – 2006; 2006-2007; 2007-2008; 2008-2009 và 2009 - 2010 của nhà trường. 7. Một vài tư liệu tham khảo khác trên Báo giáo dục và thời đại. 3 LỜI NGỎ Kính thưa quí thầy cô giáo và quí bạn đồng nghiệp thân mến! Hơn 15 năm công tác trong ngành, bản thân luôn có ước nguyện làm sao đó đem hết năng lực, sở trường vốn có để phục vụ cho ngành, cho các em học sinh thân yêu. Từ những suy nghĩ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, đút rút nhiều kinh nghiệm cho công tác giảng dạy và giáo dục. Tuy nhiên, cái khó khăn nhất mà bản thân cũng như tất cả các đồng nghiệp cảm nhận được đó là công tác làm PCGD, đặc biệt là PCGĐĐT. Quả thật, để làm tốt công tác này là sự nỗ lực hết mình của tất cả mọi thành viên trong ngành giáo dục, cha mẹ học sinh, các đoàn thể xã hội và của chính bản thân các em học sinh.Tôi cũng tự đặt chỉ tiêu cho bản thân là làm thế nào đó để tìm ra được những giải pháp tốt nhất có thể, để giúp bản thân và đồng nghiệp trong công tác làm PCGĐĐT tại đơn vị và địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã cơ bản hoàn thành đề tài “Một số giải pháp giúp làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía thầy cô, đồng nghiệp và hội cha mẹ học sinh. Bản thân cảm thấy thật vui khi đã góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của đơn vị mình. Với tất cả tấm lòng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy cô giáo trường Cao đẳng sư phạm ĐăkLăk. Thành tâm biết ơn cô giáo Bùi Thị Toan đã hướng dẫn khoa học cho tôi để tôi có thể hoàn thiện được cấu trúc cơ bản của đề tài. Tôi biết, trong nội dung của bài tiểu luận còn không ít những thiếu sót, câu từ còn vụng về chưa thực sự diễn đạt hết ý muốn nói. Rất mong những đóng góp chân thành của quí thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè… để đề tài hoàn thiện hơn và có thể áp dụng thực hiện có hiệu quả cao hơn. Lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp gần xa đã cùng tôi hoàn thành đề tài này. Tác giả 4 A/ PHẦN MỞ ĐẦU : 1. Lí do chọn đề tài : Luật Phổ cập giáo dục khẳng định “Giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước”; “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Để đạt được những vấn đề nêu trên đòi hỏi mỗi chúng ta - những người làm công tác giáo dục cần trước tiên làm tốt công tác phổ cập giáo dục và đặc biệt là Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ( PCGDTHĐĐT). Đặc thù của công tác PCGDTHĐĐT là nâng cao chất lượng, chú trọng điều kiện phục vụ dạy học và đội ngũ giáo viên, đảm bảo vững chắc cho chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, công tác này là nhiệm vụ hàng đầu, then chốt, xuyên suốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Với thực trạng địa phương xã EaWy nói chung và trường Tiểu học EaWy nói riêng thì việc làm công tác PCGDTHĐĐT vô cùng khó khăn, là chặng đường dài đầy gian nan, thử thách. Vì thế chúng ta cần làm việc này thường xuyên, liên tục, không được chủ quan, lơ là và cần tìm ra những giải pháp thích hợp để từng bước tháo gỡ những khó khăn và dần hoàn thành công tác này mang tính ổn định, bền vững, tạo tiền đề tốt cho việc nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường nhằm đáp ứng được những nhu cầu, xu thế mới của xã hội. Bản thân công tác trong ngành đã được 15 năm nhận thấy rằng “Muốn phát triển bền vững ngay từ bậc học nền tảng thì nhất quyết phải thực hiện bằng được mục tiêu PCGDTHĐĐT, cần phải tìm mọi giải pháp để nâng cao chất lượng cũng như bảo đảm sự chăm chỉ, chuyên cần của học sinh”. Công tác phổ cập của địa phương qua rất nhiều biến đổi thăng trầm, có nhiều đồng chí Cán bộ quản lí, Giáo viên chuyên trách trên địa bàn có nhiều trăn trở, cũng có những kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện công tác này và thực tế huyện nhà đã được ghi nhận một số điểm mạnh về việc làm phổ cập. Tuy nhiên, công tác làm PCGDTHĐĐT mới được quan tâm sâu sát trong vài năm gần đây cho nên việc hoàn thành các chỉ số theo tiêu chuẩn qui định tại Thông tư 36/2009/TT- BGDĐT là hết sức nặng nề, khó khăn. Khi được phân công làm công tác này bản thân cảm thấy hết sức bỡ ngỡ và lúng túng, đặc biệt là khâu điều tra, hoàn thành các văn bản, hồ sơ theo qui định một cách khoa học, chính xác về nội dung và các thông số. Phải mất một khoảng thời gian khá lâu, qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, mày mò, tìm hiểu và điều tra thực tế, tôi nhận thấy có một số biện pháp có thể áp dụng tốt trong việc hoàn thành có hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi . Chính vì thế mà tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Một số giải pháp giúp làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ” với hi vọng làm tốt công tác PCGDTHĐĐT tại đơn vị. 2. Mục đích nghiên cứu : Cái cốt lõi của đề tài là tìm kiếm những giải pháp tích cực để làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Những giải pháp này tập trung vào những vấn đề: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học? Công tác điều tra và huy động trẻ ra lớp? Xây dựng một môi trường học tập tích cực, thân thiện nhằm hạn chế 5 tối đa trẻ bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học đồng thời làm thế nào đó để hệ thống hồ sơ, bảng biểu được xây dựng sắp xếp một cách khoa học, có tính chính xác cao?” . Trả lời đầy đủ, rõ ràng những câu hỏi này là đã tìm ra lời giải và đáp số cho “Bài toán khó” Phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Cái đích cuối cùng là làm sao cho mọi trẻ em trong độ tuổi được ra lớp, được học tập trong một môi trường thân thiện, được lĩnh hội, phát huy những tri thức nhân loại và có khả năng phát triển trí tuệ, tâm hồn, có kĩ năng sống tốt và thực thụ là những chủ nhân tương lai của đất nước. 3. Đối tượng nghiên cứu : - Tập thể giáo viên, học sinh trường tiểu học EaWy. - Cha mẹ học sinh và các đoàn thể xã hội tại địa phương. - Phương pháp quản lí, chỉ đạo của nhà trường. - Các phương pháp – hình thức tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên. - Hệ thống hồ sơ nhà trường và hồ sơ, bảng biểu công tác phổ cập. - Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác Phổ cập của ngành. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Nghiên cứu về cách thức chỉ đạo làm công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi. - Nghiên cứu về công tác điều tra, thống kê số liệu của các tổ điều tra. - Nghiên cứu về môi trường sống, môi trường giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường. 5. Phương pháp nghiên cứu : - PP Quan sát sư phạm. - PP thực nghiệm sư phạm. - PP điều tra, thống kê. - PP tổng kết kinh nghiệm giáo dục 6. Phạm vi nghiên cứu: - Toàn bộ nhiệm vụ thực hiện công tác PCGDTHĐĐT ở địa phương. - Tập thể SP nhà trường, Hội CMHS, học sinh của nhà trường. - Thực hiện nghiên cứu đề tài trong thời gian 5 năm ( từ năm 2006 đến 2010). B/NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GDPCTHĐĐT Truyền thống hiếu học và nền giáo dục Việt Nam đã tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp trồng người, xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày nay, trong sự phát triển của thế giới đương đại cũng như của các quốc gia, giáo dục và đào tạo ngày càng trở lên vô cùng quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và nhà nước ta xác định giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho sự phát triển. Thực hiện đường lối do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ XXI… ( Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005 – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – 2005. tr 11). Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về 6 cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo…Đẩy mạnh XHHGD&ĐT…Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, CSVC, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này…Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo, chống bệnh thành tích (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X – Tr 206- 209 ) Tư tưởng chỉ đạo của Đảng đã được cụ thể hoá thành các văn bản pháp quy của nhà nước. Bộ GD-ĐT đã thay mặt chính phủ xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001 – 2010. Nội dung cơ bản của chiến lược là: khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ; tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục; phục vụ CNH-HĐH, chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chóng sánh vai cùng các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng thụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học-công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, … Đồng thời thích ứng với nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, của từng vùng và từng địa phương; thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học. Hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành. Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý giáo dục. Thực tế cho thấy, sau nhiều năm đổi mới nội dung chương trình SGK, GDTH có những bước chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả GD, từng bước phát triển ổn định vững chắc, đáp ứng mục tiêu cơ bản của cấp học trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước thời kỳ hội nhập. Trong đó, việc thực hiện công tác PCGDTHĐĐT góp phần quan trọng đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em và nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTH. Thật vậy, PCGD là thực hiện quyền được giáo dục của mọi trẻ em và hướng tới nền giáo dục có chất lượng. PCGD là nhiệm vụ trọng tâm của GDTH, được thực hiện ở từng cấp độ, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của GD đất nước. PCGDTHĐĐT là cấp độ thứ 2 của GDTH, đã được thực hiện thành công ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. PCGDTHĐĐT đã chú ý đến điều kiện CSVC, đội ngũ và chất lượng GD. Tiêu chuẩn về CSVC và đội ngũ GV là điều kiện đảm bảo để có chất lượng GD toàn diện ở tiểu học. PCGDTH được thực hiện từ thấp đến cao. Đảm bảo quyền được học 7 cho tất cả HS trong độ tuổi trong giai đoạn PCGDTH và chống mù chữ cũng như hướng tới chất lượng giáo dục ngày càng cao trong PCGDTHĐĐT. Như vậy PCGDTHĐĐT là đảm bảo chất lượng GDTH và đảm bảo chất lượng GDTH là thực hiện PCGDTHĐĐT. Hai nội dung này gắn kết chặt chẽ trong hoạt động nâng cao chất lượng một cách bền vững ở trường Tiểu học. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÀM PHỔ CẬP GDPCTHĐĐT TẠI ĐỊA PHƯƠNG I. Đặc điểm tình hình: 1. Đặc điểm tình hình chung: Trường tiểu học Ea Wy cách trung tâm huyện 25km về hướng Tây Bắc, với đặc thù là một xã vùng hai, trường có tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 86,9%, địa bàn quản lí tương đối rộng gồm 7 thôn, dân cư sống rải rác không tập trung .Tình hình chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn tương đối ổn định. Đời sống kinh tế của địa phương những năm gần đây ngày có chiều hướng phát triển. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, cây trồng chủ yếu là cà phê và một số cây hoa màu ngắn ngày khác như đậu, ngô, sắn… Dân cư trên địa bàn chủ yếu là các dân tộc thiểu số ở phía Bắc chuyển vào. Trong những năm gần đây chính quyền địa phương rất quan tâm đến đời sống văn hóa - xã hội. Chất lượng giáo dục của trường ngày càng được nâng cao góp phần vào công cuộc xây dựng mảnh đất EaWy ngày càng giàu đẹp. a. Thuận lợi: Luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân xã EaWy và sự phối hợp chặt chẽ giải quyết công việc giữa Ban chỉ đạo phổ cập với Uỷ ban nhân dân xã, mặt trận các đoàn thể ở xã. Tình hình an ninh trật tự tương đối ổn định, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Các chương trình, mục tiêu Quốc gia và sự hỗ trợ đầu tư kinh phí của Nhà nước, các đơn vị kinh tế trong và ngoài xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục về cơ sở vật chất. Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động từ đó nhận thức của người dân về công tác giáo dục ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên. Đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của đại đa số người đồng bào dân tộc thiểu số về nâng cao chất lượng giáo dục cho con em. Cơ sở vật chất của trường ngày một khang trang hơn, bảo đảm cho việc học tập của học sinh. b. Khó khăn: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc mọi việc cho nhà trường. Một số khác tuy quan tâm đến con nhưng không nắm rõ nội dung kiến thức và các phương pháp sư phạm để hướng dẫn con học. Nhận thức của một số phụ huynh về công tác giáo dục còn hạn chế. Số hộ nghèo còn nhiều. Đời sống kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Một số hộ dân di cư tự do sinh sống rải rác trong nương rẫy cách xa trường học nên việc đi lại không thuận lợi. Trẻ ốm yếu có nguy cơ bỏ học còn cao. Đến mùa vụ bố mẹ bắt ở nhà cùng làm nương rẫy hoặc trông nhà. Tỉ lệ học sinh quá tuổi còn tồn tại tương đối 8 nhiều trong nhà trường do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Cơ sở vật chất của trường còn thiếu phòng như: các phòng giáo dục nghệ thuật, sân chơi bãi tập đúng qui cách 2. Đội ngũ GV: a. Về số lượng: Tổng số CB- GV- CNV trong toàn trường: 34 đồng chí ( Kể cả NV hợp đồng). Trong đó: - Cán bộ quản lí: 03 -Văn thư kiêm thủ quĩ: 01 - Giáo viên đứng lớp: 24 - Thư viện: 01 - Tổng phụ trách : 01 - Bảo vệ : 01 - Kế toán : 01 - Làm việc khác: 01 - Y tế học đường: 01 (Hợp đồng) b.Về trình độ chuyên môn: + Đại học: 04 đồng chí. Trong đó có 01 đồng chí là cán bộ quản lý. + Cao đẳng: 18 đồng chí. + Trung học: 10 đồng chí. Hiện có 3 đồng chí đang tiếp tục học lớp đại học tại chức tại trường CĐSP Đăk Lăk. Phấn đấu trong năm học này có 1 đ/c đạt trình độ Đại học sư phạm. Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ được chú trọng thường xuyên và có kế hoạch nâng dần loại hình đào tạo qua từng năm học. c. Về tổ chức Đảng: Nhà trường có 01 chi bộ Đảng với 8 Đảng viên có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. 3. Đội ngũ học sinh: a. Về số lượng: Năm học 2010-2011 Tổng số HS trong toàn trường: 459 em. Trong đó, HSDT: 375em; Nữ: 215 em. Chia thành 19 lớp. Cụ thể như sau: Khối 1: 04 lớp 99 học sinh. Khối 2: 03 lớp 80 học sinh. Khối 3: 04 lớp 95 học sinh. Khối 4: 04 lớp 89 học sinh. Khối 5: 04 lớp 96 học sinh b. Về Chất lượng: * Học lực : - Giỏi : 113 em = 24.6%. - Khá : 148 = 32.2%. 9 - TB : 190 = 41.1%. - Yếu : 8 = 1.7%. * Hạnh kiểm: - Thực hiện đủ : 451= 98.3%. - Thực hiện chưa đủ: 8 = 1.7% * Duy trì sĩ số: - Trường làm tốt công tác điều tra, huy động và vận động HS bỏ học đi học lại. Điều chỉnh nội dung và PPDH phù hợp, tạo được tâm lí thoải mái và thích được đến trường của HS. - Cụ thể trong năm học 2010 – 2011 công tác duy trì sĩ số của nhà trường đạt 100%. II. Thực trạng công tác Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi: 1. Công tác điều tra, cập nhật số liệu: Hàng năm, các tổ điều tra đã tiến hành điều tra, thống kê số liệu theo phiếu và chuyển về Bộ phận chỉ đạo công tác phổ cập của nhà trường. Tuy nhiên, số hộ nhà dân nằm rải rác và ở xa địa bàn rất nhiều, cán bộ điều tra đến nhà nhiều khi không gặp được chủ hộ hoặc chỉ gặp được một số cụ già và em nhỏ nên việc thu thập thông tin nhiều khi thiếu chính xác. Thực tế số liệu và các diễn giải trong phiếu có nhiều nội dung thiếu chính xác, các thông tin giữa hồ sơ học sinh ở nhà trường và phiếu điều tra phổ cập không khớp nhau nên rất khó khăn cho việc làm hồ sơ. Ngoài ra còn tồn tại những trường hợp như một số em có tên trong cả hai phiếu điều tra ở hai hộ khác nhau, thậm chí hai thôn khác nhau ( Do ông nội làm chủ hộ sau đó tách hộ thì con trai làm chủ hộ ở một khẩu khác), hoặc có nhiều em tên trong phiếu điều tra và tên trong hồ sơ nhà trường khác nhau … Kinh nghiệm của cán bộ làm công tác điều tra còn hạn chế, thậm chí có một số tổ điều tra thiếu tình thần trách nhiệm hoặc lười biếng, ỷ lại. Họ không tận tình đến tận hộ gia đình để điều tra mà chỉ điều tra qua hệ thống hồ sơ nhân khẩu được lưu trữ ở tại các thôn buôn hay thống kê trình độ văn hóa của đối tượng trẻ bằng cách tịnh tiến số tuổi, số lớp theo năm học cho nên không cập nhật được những số liệu mới và có những thông tin thiếu chính xác. Mặt khác, cán bộ chính quyền địa phương và các đoàn thể mặc dù đã có nhiều quan tâm chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục của địa phương, song cũng mới chỉ tập trung quan tâm về xây dựng cơ sở vật chất. Kinh nghiệm chỉ đạo, lãnh đạo về giáo dục tại địa phương còn hạn chế nhất định như công tác điều tra, vận động, phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh Tất cả vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục và việc hoàn thành các mục tiêu PCGDTHĐ ĐT của nhà trường. 2. Công tác huy động trẻ ra lớp, duy trì sĩ số và chất lượng học tập của học sinh: Những năm trước đây công tác huy động trẻ ra lớp tại đơn vị gặp rất nhiều gian nan. Số trẻ 6 tuổi chưa ra lớp còn tồn tại nhiều do số trẻ tại đơn vị quản lí hầu hết là con em đồng bào dân tộc ít người và nông dân thuần túy nên việc quan tâm đến công tác giáo dục của con em còn nhiều hạn chế. Mặt khác số hộ gia đình sống rải rác trong nương rẫy rất nhiều nên không nắm rõ những thông tin về công tác giáo dục của nhà trường. Việc duy trì sĩ số cũng rất vất vả. Một số gia đình nghèo, khó khăn, con cái đông thường buộc trẻ thôi học ở nhà phụ giúp bố mẹ hay cho con nghỉ vào thời vụ do đó ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyên cần của các cháu. Ngoài ra do các em là con em đồng bào dân tộc ít người nên hạn chế về ngôn ngữ Tiếng Việt dẫn đến việc tiếp thu bài gặp khó khăn rất lớn. Việc quản lí giờ giấc học tập ở 10 [...]... Dân tộc 47 Số khơng PPC 48 TSố 49 Nữ 50 Dân tộc 51 Số khơng PPC 52 Số PPC Số lưu ban Số bỏ học Chưa đi học Số PPC 45 Nữ HTCTTH Số PPC TSố 53 Nữ 54 Dân tộc 55 Số khơng PPC 56 Tổng số HS trong độ tuổi sống trên địa bàn Số HS nữ trong độ tuổi sống trên địa bàn Số HS dân tộc thiểu số trong độ tuổi sống trên địa bàn Số HS khuyết tật trong độ tuổi sống trên địa bàn Số HS khuyết tật trong độ tuổi sống trên... vụ tốt cho cơng tác nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường 2 Bài học kinh nghiệm: Qua thực tế làm cơng tác Phổ cập GDTHĐĐT, bản thân tâm đắc một số kinh nghiệm cụ thể như sau: Trước tiên cần nhận thức rõ Cơng tác Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi là nhiệm vụ hàng đầu, then chốt, xun suốt trong q trình thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường Cơng tác XMC – Phổ cập giáo dục Tiểu học là một. .. 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CƠNG TÁC PCGDTHĐĐT Muốn thực hiện cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có hiệu quả, bắt buộc người thực hiện cơng tác này phải hiểu rõ các mục tiêu của phổ cập giáo dục, nắm rõ các tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT, các văn bản ban hành và các hướng dẫn thực hiện của ngành, của địa phương về cơng tác PCGDTHĐĐT Nắm rõ thực tế cơng tác phổ cập giáo dục tại địa bàn quản lí đồng... với số lượng có trong thực tế Ngồi ra khi lập các biểu mẫu thống kê thường lúng túng khơng hiểu rõ ý đồ của bảng biểu nên dễ dẫn đến làm sai Bởi vậy, khi thực hiện việc hệ thống hồ sơ sổ sách, lập các bảng biểu hầu hết mọi người có cảm giác “sợ” và thường dễ lẫn lộn, bị rối và chắc chắn điều này ảnh hưởng khơng tốt đối với việc hồn thành cơng tác PCGDTHĐĐT CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CƠNG TÁC... trong xã hội làm tốt cơng tác tun truyền các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục Phát huy vai trò các thơn bn ( đặc biệt là trưởng thơn) trong việc vận động trẻ đến trường và giúp cho cán bộ điều tra làm tốt cơng tác cập nhật các số liệu trong phiếu điều tra - Chính quyền địa phương thường xun đơn đốc các cấp các ngành thực hiện có chiều sâu về cơng tác PCGDTH ĐĐT Các thành viên trong Ban chỉ đạo phổ cập hoạt... thành một cách đầy đủ và chính xác Cần đặc biệt quan tâm biểu mẫu tổng hợp trẻ em trong diện PCGDTHĐĐT (Xem biểu mẫu) 19 Hướng dẫn nhập số liệu biểu thống kê trẻ em 6 đến 14 tuổi Năm sinh 1 Độ tuổi 2 Tổng số 3 Nữ 4 Dân tộc 5 Khuyết tật Tổng số 6 Học hồ nhập 7 Số phải phổ cập 8 Lop 1 Đã và đang đi học tiểu học 10 11 Huyện 12 Tỉnh Số khơng PPC 9 Nơi khác Xã Số PPC Tại chỗ 13 Nữ 14 9-10 buổi/tuần 15 Số khơng... hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi thực hiện theo Thơng tư số 36/2009/TT-BGDĐT, ngày 04/12/2009 của Bộ GD&ĐT ban 22 hành quy định kiểm tra, cơng nhận phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Hàng q có văn bản kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện (trước mắt chúng ta phấn đấu đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1) Kiện tồn ban chỉ đạo phổ cập. .. phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là nền tảng cho sự phát triển giáo dục, hồn thành tốt nhiệm vụ này ta chính thức đặt nền móng vững chắc cho nền giáo dục nước nhà 23 Trong khn khổ của đề tài này, tơi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để làm tốt cơng tác Phổ cập GDTHĐĐT trong nhà trường nơi tơi đang cơng tác Thực tế đã đem lại những chuyển biến tích cực góp phần đạt được những mục tiêu cơ bản... hội tham gia cơng tác phổ cập giáo dục Kết hợp mật thiết, cung cấp số liệu điều tra cho Ban chỉ đạo PCTHCS nhằm tạo sự đồng nhất, tính hệ thống, kế thừa để cùng hồn thành các nhiệm vụ phổ cập chung của tồn xã Tăng cường cơng tác chỉ đạo một cách sát sao, kịp thời của cấp ủy, UBND và Ban chỉ đạo các cấp Thực hiện tốt mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội Tăng cường cơng tác tun truyền giáo... hồ sơ lưu trữ về cơng tác phổ cập của nhà trường của những năm trước có nhưng thực sự chưa đủ về số lượng, yếu về chất lượng và các số liệu thơng tin như đã nói ở trên còn nhiều bất cập, thiếu độ tin cậy do chưa có những biện pháp thực hiện phù hợp và khoa học Các nội dung trong hồ sơ phổ cập và hồ sơ nhà trường có nhiều điểm khơng đồng nhất như tên học sinh; năm sinh; nơi ở; số lượng học trong trường . chắn điều này ảnh hưởng không tốt đối với việc hoàn thành công tác PCGDTHĐĐT. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC PCGDTHĐĐT Muốn thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. biện pháp có thể áp dụng tốt trong việc hoàn thành có hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi . Chính vì thế mà tôi mạnh dạn xây dựng đề tài Một số giải pháp giúp làm tốt công tác. chúng ta - những người làm công tác giáo dục cần trước tiên làm tốt công tác phổ cập giáo dục và đặc biệt là Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ( PCGDTHĐĐT). Đặc thù của công tác PCGDTHĐĐT là nâng cao

Ngày đăng: 02/02/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan