Trong chương trình Ngữ văn của cấp THPT, thơ mới đưa vào chương trình lớp 11 ban cơ bản không nhiều, đối với học sinh từ việc cảm thụ các tác phẩm thơ trungđại tới cảm thụ thơ mới là cả
Trang 1BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Họ tên tác giả: Trần Thị Lương
Đơn vị công tác: Trường THPT Lộc Hưng
A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
2 Đối tượng nghiên cứu
3 Phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
B NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lí luận của đề tài
2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
3 Nội dung kinh nghiệm:
3.1 Khai thác Tiểu dẫn
3.2 Đọc văn bản
3.3 Sử dụng thao tác so sánh trong bình giảng
3.4 Đổi mới phương pháp tự học và kiểm tra:
4 Kết quả thực hiện.
5 Đề xuất và kiến nghị.
C KẾT LUẬN
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn là một môn học đặc thù Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từngnói: “Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng là rènluyện bộ óc, là rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phươngpháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức của mình”(Trích Tạp chí Nghiên cứugiáo dục số 28, tháng 11 - 1973)
Lời nói súc tích trên đây gợi cho người thầy giáo một phương pháp giảng dạy tiêntiến để thực hiện mục tiêu đào tạo con người mới Việc dạy văn học, việc rèn luyệnnhiều mặt như vậy chính là thể hiện quan điểm “Dạy văn là dạy cách sống, học văn làhọc làm người”
Từ lâu nay, yêu cầu chung của bài dạy đã được quyết định rõ ràng: kiến thức,
kĩ năng, thái độ Ba mặt này liên quan mật thiết với nhau Vậy làm sao để học sinh
có được ba yếu tố đó? Giáo viên được xem là kiến trúc sư trí tuệ, kiến trúc sư tâm hồncủa học sinh Hơn ai hết, người giáo viên xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy Giáoviên là người chủ đạo, người truyền thụ kiến thức, người hướng dẫn, gợi ý để họcsinh tìm hiểu, phân tích tác phẩm, nhưng nhiều khi phải khuyến khích các em tinhthần phản biện, tìm tòi, phát hiện những cái hay, cái đẹp của tác phẩm
Trong chương trình Ngữ văn của cấp THPT, thơ mới đưa vào chương trình lớp
11 ban cơ bản không nhiều, đối với học sinh từ việc cảm thụ các tác phẩm thơ trungđại tới cảm thụ thơ mới là cả một vấn đề không dễ dàng Thơ mới lãng mạn 1932 -
1945 là một hiện tượng văn học phong phú nhưng khá phức tạp Hình tượng nhân vậttrữ tình ở thơ mới hoàn toàn khác biệt ở thơ trung đại Như Hoài Thanh đã nói: “Cátính con người bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng…cái sức mạnhsúc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê” Phong trào thơ mới đã làm mộtcuộc cách mạng trong thi pháp và tư duy
Trang 3Vậy làm sao để học sinh cảm thụ được thơ mới dễ dàng? Làm sao để mỗi giờ dạy
và học thêm sinh động? Với tinh thần tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, tôimạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình
Ngữ văn 11, qua một số bài thơ: Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ dạ Mà bản thân
nhận thấy đem lại hiệu quả
2 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11B1, 11B3
- Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình ngữ văn lớp
11 cơ bản
3 Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu thử nghiệm ở lớp 11B1 và lớp 11B3
- Sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 11
Ở đây người viết chỉ minh họa qua 3 bài thơ: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang(Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp để hình thành đơn vị kiến thức
- Phương pháp kiểm tra
- Phương pháp so sánh đối chiếu kết quả
B NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1 Cơ sở lí luận của đề tài:
So sánh là một thao tác của tư duy Trong quá trình nhận thức thế giới kháchquan, kĩ năng so sánh bao giờ cũng phát hiện cái mới, cái khác biệt Đối với việcphân tích văn chương, so sánh thường hướng vào hai mục đích chính:
- Chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo, sáng tạọ; phát hiện những vẻ đẹp vănchương không lặp lại, những đóng góp cụ thể của nhà văn Có làm được như vậy thì
sự cảm thụ mới đầy đủ và chu đáo
Trang 4- Phát hiện ra những quy luật chung giữa các tác phẩm, các tác giả hoặc cácgiai đoạn văn học Việc rút ra những quy luật chung giúp cho nhận thức của ngườiphân tích về một vấn đề trở nên sâu sắc hơn, vững vàng hơn và từ đó đặt nền móngcho những mới mẻ khác.
* Kĩ năng so sánh có thể thực hiện trên nhiều cấp độ Nhỏ thì cách dùng từ,hình ảnh, hình tượng…Lớn hơn thì là đề tài, tác phẩm, tư tưởng, phong cách, so sánhgiữa các giai đoạn, thời kì, những đặc điểm của nền văn học Ở đây tôi chỉ trình bàymột số cấp độ:
- Cấp độ hình ảnh
- Cấp độ tác phẩm Khi phân tích một tác phẩm, ta so sánh: Những tác phẩmtrước nó để thấy sự kế thừa và cách tân, những tác phẩm của chính nhà văn để thấy
vẻ riêng, nét riêng hoặc quy luật chung nào đó, những tác phẩm cùng thời để thấy sựđộc đáo, những tác phẩm của chính nhà văn để thấy vẻ riêng, nét riêng hoặc quy luậtchung nào đó
- Cùng khuynh hướng tư tưởng thơ mới lãng mạn nhưng giữa các tác giả: HuyCận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử…có những biểu hiện khác nhau
- Cấp độ giữa các giai đoạn, thời kì: văn học trung đại và văn học hiện đại Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của kĩ năng so sánh trong việcnhận thức, trong việc rút ra những kết luận, những đánh giá về các hiện tượng vănhọc
- Kĩ năng so sánh còn mài sắc năng lực tư duy và năng lực cảm thụ hướng đếnviệc phát hiện những vẻ đẹp độc đáo không lặp lại của văn chương
Muốn phát huy được khả năng này người học sinh phải:
- Có vốn kiến thức phong phú về văn chương Chính bề dày hiểu biết sẽ đemlại hai khả năng: vừa có nguyên liệu để so sánh, vừa tạo được những tiền đề để mởrộng kĩ năng so sánh
Trang 5- Bên cạnh vốn kiến thức là nền tảng, cần có tư duy sắc sảo và trường liêntưởng nhạy bén.
- Trong khi phân tích, bình giá cần luôn luôn có ý thức so sánh, có nghĩa là sosánh phải trở thành một “phản xạ” thường trực trong tư duy
Một số đặc điểm chung của Thơ mới:
Để có cơ sở giảng dạy phần thơ mới, giáo viên đưa ra một số đặc điểm cơ bảncủa thơ mới:
Thơ mới là một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ cakhỏi những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại Cuộccách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền với quátrình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “conngười chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu) Nói như Hoài Thanh,Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủquan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc vàsuy tư của cá nhân Thơ mới là “Một bước tổng hợp những giá trị văn hóa ĐôngTây, truyền thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ)
Thơ mới nhìn từ góc độ nghệ thuật: Như đã trình bày ở trên, Thơ
mới là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây,truyền thống và hiện đại Cuộc tổng hợp đó trước hết là ở trên bình diện hình thứcnghệ thuật Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ: ngôn ngữ, thi liệu, thểloại, tư duy sáng tạo…
Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới: Thơ mới biểu
hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ: đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thếgiới Trong thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm của chủ thể trữ tìnhvới thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằngviệc kết hợp các giác quan một cách kì lạ:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Trang 6Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(Xuân Diệu – Đây mùa thu tới)
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than, Cảnh thương tâm, ghê gớm hay dịu dàng Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội.
(Thế Lữ - Cây đàn muôn điệu)
Thơ mới là tiếng lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, một tâmhồn được cởi bỏ mọi ràng buộc, chính vì vậy từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loạithơ trữ tình, thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ
ca truyền thống cổ động, thơ ca mang mùa sắc chính luận Chính vì vậy, yếu tố chiphối sự vận động của một văn bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của chủthể trữ tình
Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới: Xuất phát từ
những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa xã hội, một giai đoạn tan vỡ của các giátrị, một thế hệ thanh niên đang đang kiếm tìm lí tưởng Nỗi buồn là một tâm trạngphổ biến trong toàn bộ thơ mới:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Trang 7Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
(Xuân Diệu – Chiều)
Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vô hạn nuôi trong cây Còn em sao chẳng hay gì cả?
Xin để tang em đến vạn ngày
…
Như vây, để hiểu – cảm được thơ mới không phải là một điều dễ dàng đối vớicác em Phong trào thơ mới là thể loại thơ chiếm vị trí quan trọng trong chương trìnhsách giáo khoa lớp 11 cơ bản Việc cảm thụ tác phẩm luôn là một yêu cầu hàng đầugiúp các em nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, thẩm thấu được các giá trị Chân,Thiện, Mỹ của cuộc sống văn chương, bồi đắp nâng cao tâm hồn Vì vậy, đổi mớiphương pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ văn nhằm gópphần không nhỏ trong việc làm cho môn văn thật sự là một môn học hứng thú với họcsinh và giáo viên, làm giờ dạy đọc hiểu tác phẩm thơ sinh động và cuốn hút hơn, pháthuy cao độ tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữvăn
Trang 82 Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế giảng dạy văn học, giáo viên đã vận dụng thao tác liên hệ, sosánh, đối chiếu để mở rộng và khắc sâu kiến thức, đọc diễn cảm văn bản nhập thânvào nhân vật trữ tình, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh nhưng sự vận dụngchưa nhiều Giáo viên nghiêng về truyền thụ kiến thức mà ít chú ý tới thao tác tư duy
và cách diễn đạt, nâng cao cách cảm thụ của học sinh qua cách đọc, cách kiểm trađánh giá học sinh Vì vậy, vận dụng thao tác so sánh, đọc văn bản, kiểm tra đánh giáhọc sinh ít nhiều cũng khắc phục được những hạn chế nói trên
Thực tế học văn của học sinh hiện nay học sinh ít tìm tòi và suy nghĩ, ít sosánh đối chiếu làm cho thao tác tư duy văn học trở nên cằn cỗi, ít sự nhạy bén, đọc vănbản không đúng với “cái thần” của văn bản, học sinh không còn ham mê học văn học.Vận dụng và rèn luyện thao tác so sánh, cách đọc văn bản, thay đổi cách đánh giá kiểmtra trong giờ giảng văn vừa phát triển tư duy cho học sinh, vừa tạo nên niềm say mê họcvăn, vừa củng cố kiến thức đã biết và khắc sâu kiến thức mới
Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay đã đặt ra vấn đề khôngchỉ là phương pháp chung chung mà chính là đi vào các thao tác giảng dạy cụ thể đểđem lại hiệu quả thực sự, không phải chạy theo thành tích mà là đào tạo những conngười có tư duy và năng lực nhạy bén, thông minh Cho nên vận dụng thao tác so sánh,đọc văn bản đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh trong giảng dạy văn học làmột việc làm cần thiết
3 Nội dung kinh nghiệm:
Một số giải pháp giúp học sinh tiếp cận thơ mới trong chương trình Ngữ vănlớp 11 cơ bản
Trang 9 Tích hợp với bài văn học sử và những kiến thức liên quan: Nhìnchung cảm quan “cái tôi” trong thơ mới đều buồn, cô độc, lạc loài Để giúp học sinhhiểu được điều đó bắt buộc chúng ta phải hướng cho học sinh tích hợp với bài văn học
sử (khái quát văn học) Xuất phát từ nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội: mộtthời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các giá trị, một thế hệ thanh niênđang đi tìm lí tưởng trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền độc lập dân tộc, họ rơi vào
“thiếu một niềm tin đầy đủ”(Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành tâm trạng phổ biến baotrùm lên toàn bộ thơ mới
Chẳng hạn, học sinh không thể thấm thía nỗi buồn cùa Huy Cận nếu như giáo viênkhông đối sánh với hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ Vì bất mãn với thực tại, đấtnước bị thực dân Pháp đô hộ, Huy Cận không tìm được lối đi cho mình nên rơi vào bếtắc, nỗi buồn không tìm được lối ra, tác giả bơ vơ ngay chính trên quê hương mình.Hoặc như bài “Vội vàng”, tại sao Xuân Diệu lại có cách nhìn đời mới mẻ, với đôi mắtnon tơ như vậy? Cái gọi là mới mà trước đây trong nền thơ ca trung đại chưa bao giờcó? Điều đó phải kể đến sự ảnh hưởng tư tưởng phương Tây trong cách nhìn đời củaXuân Diệu Thi sĩ Pháp Rosard thời phục hưng kêu gọi đừng chờ đợi đến ngày mai, hãyhái đi ngày hôm nay những bông hoa hồng của cuộc sống Lời kêu gọi đó mang ý nghĩanhân văn tiến bộ vì nó chống lại chủ nghĩa khắc kỉ và triết lí diệt dục của nhà thờ Thiênchúa giáo và chế độ phong kiến Trung cổ Từ sự tiếp nhận văn hóa và tư tưởng phươngTây, Xuân Diệu không chấp nhận cuộc sống đơn điệu, “mờ mờ nhân ảnh” mà sống bảnlĩnh, sống mạnh mẽ để tận hưởng hết những gì mà thiên nhiên cuộc đời ban tặng Hay,
nỗi buồn của Hàn Mặc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, học sinh sẽ khó mà tiếp nhận được
nỗi buồn của Hàn Mặc Tử nếu như chúng ta không đề cập tới hoàn cảnh mà Mặc Tửnhận được tấm thiệp hỏi thăm của Kim Cúc, người con gái mà thi nhân đem lòng yêuđơn phương Mặc Tử đã nhận được bức thiếp hỏi thăm trong khi sự mặc cảm đau đớncủa căn bệnh vô phương cứu chữa nên cảnh vật trong cách nhìn của thi nhân ngày cứ
mờ dần đi và rơi vào ảo ảnh xa rời tầm tay của con người đau thương đến tột cùng đó
Trang 10 Dạy học phần tiểu dẫn cần đảm bảo các yêu cầu: đúng kiến thức,ngắn gọn, trọng tâm, ấn tượng Một tiết giảng văn trên lớp tương đối ngắn, vậy ở phầnTiểu dẫn này giáo viên không nhất thiết phải nói lại tất cả những thông tin mà sách giáokhoa đã cung cấp như: năm sinh năm mất, các hoạt động của tác giả…mà giáo viên nên
đề nghị học sinh xem sách giáo khoa Giáo viên đi xoáy sâu vào những vấn đề cần thiết
có liên quan đến văn bản Nên đi sâu vào sự đóng góp, phong cách sáng tác để giúp họcsinh phân biệt với các tác giả khác, đồng thời thấy vị trí của tác giả đó trên thi đàn vănhọc Theo tôi, dạy học phần Tiểu dẫn cần đảm bảo các yêu cầu: đúng kiến thức, ngắngọn, trọng tâm, ấn tượng Căn cứ vào diễn biến của giờ học, giáo viên hướng dẫn họcsinh chiếm lĩnh kiến thức Hơn thế nữa, giáo viên cùng học trò khơi những rung cảmđầu tiên Có như thế các em mới có hứng thú chuyển tiếp vào đọc hiểu văn bản
Ví dụ: Để khai thác phần Tiểu dẫn trong bài “Vội vàng”, giáo viên tập trung một số nét
cơ bản:
Nét thứ nhất: Xuân Diệu là trí thức Tây học, ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa Pháp mộtcách có hệ thống trên ghế nhà trường Mặt khác, do xuất thân từ một gia đình nhà nho(con ông tú kép) nên ở Xuân Diệu có tiếp thu nền văn hóa truyền thống Vì thế, ở nhàthơ có sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại trong tư tưởng và thẩm mỹ Tuy nhiên,ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây mạnh hơn
Nét thứ hai về phong cách sáng tác của Xuân Diệu: Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trongcác nhà thơ mới”(Hoài Thanh); ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sốngmới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cáchtân nghệ thuật sáng tạo…Để minh chứng cho điều đó, GV không chỉ nhắc lại kiến thứctrong SGK mà cần làm rõ cho HS thấy được qua một số sáng tác của Xuân Diệu, điều
đó không chỉ thể hiện trong bài “Vội vàng”(Giục giã, Xa cách, Đây mùa thu tới…) Như
vậy, HS sẽ dễ dàng thấy được cái mới, tư tưởng của Xuân Diệu Đồng thời sẽ tạo cảmxúc cho các em có hứng thú khi vào tìm hiểu văn bản
Trang 11Để đạt được điều đó, tôi đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ bài ở nhà Theo tôi khigiáo viên yêu cầu học sinh cung cấp những nội dung chính ở phần tiểu dẫn không nêncho học sinh cầm sách hoặc đọc lại từ đầu đến cuối như trong sách đã cung cấp Nếugiáo viên làm như vậy, vô tình đã tạo cho học sinh tính lười biếng về nhà không đọctrước bài Mục Tiểu dẫn tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ ở nhà, trong tiết giảng tôi yêu cầuhọc sinh nêu những vấn đề cơ bản(thí dụ ở mục tiểu dẫn gồm có 7 ý, tôi yêu cầu họcsinh nhớ được ít nhất là 4 ý) Như vậy, học sinh chỉ cần đọc qua mục Tiểu dẫn ở nhà cỡ
2 lần, tức là kiểm tra sự đọc hiểu của các em Qua một thời gian thực hiện, các em đã cómột thói quen khi tiếp xúc với một văn bản
3.2 Đọc văn bản.
Việc gây dựng và nuôi dưỡng cảm xúc của giáo viên và học sinh được thực hiệnngay từ khi giáo viên cùng học sinh đọc bài văn bài thơ Thâm nhập bài thơ tốt là bíquyết thành công trước tiên của bài giảng văn Do đó, ta nên đặt cho mình yêu cầukhông nhỏ khi hướng dẫn học sinh đọc và tự mình đọc để gây dựng cảm xúc cho bảnthân và cho học sinh “Đọc thơ” khác với “đọc chữ” Thâm nhập bài thơ nghĩa là phảithực sự cảm được cái hay, cái đẹp của thi phẩm, phải sống cùng với tâm trạng tác giả.Nhà thơ đã bằng tất cả sự say mê, rung động của mình để sáng tạo tác phẩm thì ngườicảm thụ và giảng dạy nó cũng phải có sự thông cảm thích đáng trước sự say mê, rungđộng đó Đọc thơ là bước đầu đi vào tác phẩm là yêu cầu khá cao với mỗi giáo viên.Đọc một tác phẩm thơ trữ tình đọc với tất cả tâm hồn của mình Có như vậy ta mới hiểunỗi ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ đặc biệt, giàu hình ảnh, hàm súc,tinh tế Thâm nhập bài thơ là phải qua ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu của bài thơ để cảmthông với tình cảm nhà thơ Và nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc hồn nhiên,trong sáng, dạt dào của nhà thơ Thơ như cách nói của Lưu Trọng Lư đi vào lòng ngườibằng bánh xe của tình cảm
Để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thâm nhập tác phẩm nhiều lần Đốivới học sinh phải đọc trước nhiều lần ở nhà Phải làm sao khi học sinh tiếp xúc với văn
Trang 12bản thơ trữ tình, thì điều đầu tiên là phải đọc đúng tinh thần của nó: thể hiện được tìnhcảm của thi nhân Thủ tướng Phạm Văn Đống đã nói: “Phải làm cho học sinh thấy đượctrong bài văn này người ta nói như vậy, nội dung là như vậy nên có cách diễn tả nhưvậy, và đó là cái hay phải thấy” Như vậy, đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ ở nhà trước khitới lớp Để tránh trường hợp học sinh không đọc bài ở nhà, khi kiểm tra bài cũ tôi yêucầu học sinh trả lời một số câu hỏi liên quan đến bài mới Ví dụ: Em thấy bài thơ có gìhay? Nội dung của bài thơ? …Sau đó, tôi sẽ cho điểm các em (7điểm bài cũ, 3 điểm bàimới) Như vậy đòi hỏi học sinh phải đọc trước ở nhà mới trả lời được câu hỏi và chínhđiều đó rèn luyện cho học sinh cách cảm thụ ban đầu khi chuẩn bị bài ở nhà Tránhtrường hợp, tới giờ giảng mới đọc thì mức cảm thụ của học sinh không cao.
Trước khi giảng bài, tôi yêu cầu một học sinh nhận xét giọng điệu bài thơ, sau đó yêucầu học sinh thể hiện qua văn bản Sau khi học sinh đọc xong, tôi nhận xét cách đọc củahọc sinh, sau đó giáo viên đọc lại Đọc thơ thể hiện được tâm trạng của nhân vật trữ tìnhxem như thành công một nữa Việc đọc truyền cảm ở mức ban đầu giúp cho việc truyềnđạt về nội dung và nghệ thuật bài thơ, nhất là khi bắt gặp những từ ngữ, những câu hay,những đoạn thơ giàu nhạc điệu, những hình ảnh sâu sắc Chẳng hạn trong bài “Vộivàng” (Xuân Diệu), ở 4 câu thơ đầu nhịp thơ gấp, mạnh nhằm thể hiện một ước muốnchiếm lĩnh thiên nhiên đất trời, muốn ngăn bước đi của tạo hóa Những câu thơ tiếp theonhư những tiếng reo vui của Xuân Diệu đứng trước cảnh xuân, cảnh trời tràn sức sống,thi nhân như ngấu nghiến lấy những hình ảnh đang độ xuân thì Nhưng tới câu thơ “ Tôisung sướng Nhưng vội vàng một nửa”, giọng điệu chững lại, như gãy đôi, thấm đượm
sự hụt hẫng, u buồn khi thi nhân cảm thức được sự ra đi của tuổi xuân và sự vĩnh hằngcủa thiên nhiên đất trời Bài “Tràng giang” giáo viên thể hiện làm sao cho nỗi buồn củaHuy Cận như lan tỏa ra từng câu chữ, từng hình ảnh Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” , tôimạnh dạn ngâm thơ cho học sinh nghe Để có được điều đó, tôi đã phải tập luyện rấtnhiều lần tới khi tới lớp Và một điều đặc biệt nữa là đối với mỗi bài thơ tôi đều thuộctrước khi giảng bài cho các em Điều đó giúp cho chúng ta khỏi lúng túng khi giảng bài
Trang 13trên lớp Đọc thơ chỉ có thể gọi thành công khi nó nâng tình cảm của cả giáo viên và họcsinh, giúp giáo viên sống lại với tác phẩm, tạo điều kiện cho bước phân tích, bình giá tácphẩm
3.3 Sử dụng thao tác so sánh trong bình giảng.
Để giúp học sinh tiếp thu thơ mới, trong khi giảng giáo viên sử dụng thao tác lậpluận so sánh, để giúp học sinh thấy được sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ Ở đây tôi
chủ yếu minh họa qua 3 bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ: xã hội phong kiến khôngchấp nhận những cái đề cao “cái tôi”, đề cao bản ngã cá nhân Thơ mới ra đời mang theomột “cái tôi” cá nhân, nhu cầu về giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã, tự do cá nhân
Vội vàng (Xuân Diệu)
Thiên nhiên trên mặt đất được tác giả cảm thụ bằng tất cả các giác quan tươi mới,nhiệt tình, rộng mở trước cuộc đời Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm
cho ngoại cảnh nhuốm cảm xúc con người Điều này khá tiêu biểu trong “Vội vàng” của
Xuân Diệu
* Điểm thứ nhất có sử dụng thao thác lập luận so sánh khi phân tích câu thơ:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Vẻ đẹp của của tháng giêng mơn mởn, non tơ vừa có màu sắc, có hương vị, có sứchấp dẫn không thể cưỡng lại được như bờ môi của người thiếu nữ
- So sánh với văn học trung đại: Trong thơ cũ, nguyên tắc ứng xử của con người với vũtrụ là “thiên nhân nhất thể” con người an nhiên trong đại ngã mênh mông Nguyên tắcứng xử giữa con người và con người là “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” con người
an lòng trong khuôn phép muôn đời không đổi khác Và như một tất yếu, con ngườikhông được phép nhìn nhận thế giới với con mắt riêng tư Với nhà thơ xưa thiên nhiên
là trung tâm, là ngọn nguồn ban phát các phẩm chất của nó cho con người Thiên nhiên