1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de cuong on vao 10 vat li (hay)

38 295 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Vấn đề 1 : Định luật Ôm - Điện trở của dây dẫn A – Lý thuyết 1, Định luật Ôm : Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây . 2, Công thức : I = U R Trong đó : + U tính bằng Vôn (V) + R tính bằng Ôm ( Ω ) + I tính bằng Ampe (A) 3, Điện trở là đại lượng đắc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật dẫn . 4, Phương pháp giải bài tập về định luật Ôm . a, Tìm I khi biết U và R : Theo định luật Ôm ta có : I = U R b, Tìm R khi biết U và I : Theo định luật Ôm : I = U R ⇒ R = U I c, Tìm U khi biết I và R : Theo định luật Ôm : I = U R ⇒ U = I.R B – Bài tập vận dụng Bài 1 : Khi mắc hai đầu dây dẫn có điện trở 60 Ω vào hiệu điện thế 12 V . Tính cường độ dòng điện qua điện trở ? Bài 2 : Khi mắc hai đầu dây dẫn vào hiệu điện thế 6 V thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là 0,5 A . Tính điện trở của dây dẫn ? Bài 3 : Khi mắc dây dẫn có điện trở 18 Ω vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy trong dây dẫn là 2 A . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ? Bài 4 : Một bóng đèn xe máy có điện trở lúc thắp sáng bằng 12 Ω biết dòng điện qua đèn có cường độ 0,5 A . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn ? Bài 5 : Để đo điện trở của một cuộn dây dẫn mảnh có nhiều vòng người ta đặt một hiệu điện thế bằng 3,2 V vào hai đầu dây và đo được dòng điện trong mạch bằng 1,2 A . Tính điện trở của cuộn dây ? Bài 6 : Khi đo cường độ dòng điện qua vật dẫn , một học sinh thu được kết quả sau : Với U = 0 thì I = 0 còn khi U = 12 V thì I = 1,5 A . Hãy cho biết nếu đặt hiệu điện thế lần lượt là 16 V , 20 V và 30 V vào hai đầu vật dẫn thì cường độ dòng điện qua vật dẫn lần lượt là bao nhiêu ? Bài 7 : Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 12 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là I = 0,4 A . a, Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu ? b, Phải thay đổi hiệu điện thế đến giá trị nào để cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm đi 4 lần ? A + − R K V A R + − Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 8 : Khi đặt vào hai đầu của một day dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 2,5 A . Hỏi nếu cho hiệu điện thế tăng thêm 3,6V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua nó la bao nhiêu ? Bài 9 : Cường độ dòng điện qua một dây dẫn là 2A khi nó được mắc vao hiệu điện thế 16V . Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó giảm đi 0,4A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu ? Bài 10 : Đặt vào hai đầu vật dẫn có điện trở 10 Ω một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua vật dẫn là 3,2A . a, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn . b, Muốn cường độ dòng điện qua vật dẫn tăng lên 1,5 lần thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn là bao nhiêu ? Bài 11 : Một bóng đèn lúc thắp sáng bình thường có điện trở 16 Ω và cường độ dòng điện qua đèn là 0,75A . a, Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn khi nó sáng bình thương . b, Độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào nếu ta dùng đèn ở hiệu điện thế 9 V . Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đó ? Bài 12 : Khi mắc điện trở R vào hiệu điện thế 48V thì dòng điện chạy qua điện trở là I . Khi tăng hiệu điện thế lên ba lần thì cường độ dòng điện qua điện trở là 3,6A . Tính giá trị của điện trở R . Bài 13 : Đặt vào hai đầu điện trở R 1 một hiệu điện thế U 1 = 120 V thì cường độ dòng điện qua điện trở là I 1 = 4 A . Đặt vào hai đầu điện trở R 2 một hiệu điện thế cũng bằng U 1 thì cường độ dòng điện qua điện trở R 2 là I 2 = 6A . Hãy so sánh giá trị điện trở R 1 và R 2 . Bài 14 : Có hai điện trở , biết R 1 = 4R 2 . Lần lượt đặt vào hai đầu điện trở R 1 và R 2 một hiệu điện thế U = 16V thì cường độ dòng điện qua các điện trở là I 1 và I 1 + 6 . Tính R 1 , R 2 và các cường độ dòng điện I 1 , I 2 . Bài 15 : Cho điện trở R = 25 Ω . Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó là I còn khi giảm hiệu điện thế hai lần thì dòng điện qua điện trở là 1,25 A . Tính hiệu điện thế U . Bài 16 : Cho mạch điện như hình vẽ , biết điện trở R = 50 Ω , ampe kế chỉ 1,8 A . a, Tính hiệu điện thế U MN . b, Thay điện trở R bằng điện trở R ’ khi đó số chỉ ampe kế giảm ba lần . Tính điện trở R ’ . Bài 17 : Cho mạch điện như hình vẽ , biết ampe kế chỉ 0,9 A , vôn kế chỉ 27 V . a, Tính điện trở R . b, Số chỉ của ampe kế và vôn kế thay dổi như thế nào nếu thay điện trở R bằng một điện trở R bằng một điện trở R ’ = 15 Ω . Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 18 : Nối hai cực của pin với điện trở R 1 = 6 Ω thì cường độ dòng điện qua điện trở là I 1 = 1,5 A . Nếu nối hai cực của pin này vào điện trở R 2 thì cường độ dòng điện qua điện trở giảm đI 0,5 A . Tính điện trở R 2 . Bài 19 : Cho hai điện trở R 1 và R 2 , biết R 1 = R 2 + 5 . Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở có mối liên hệ I 2 = 1,5I 1 . Hãy tính giá trị của mỗi điện trở nói trên ? Bài 20 : Đặt vào hai đầu điện trở R hiệu điện thế U 1 thì cường độ dòng điện qua điện trở là I 1 , nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R tăng lên 3 lần thì cương độ dòng điện lúc này là I 2 = I 1 + 12 . Hãy tính cường độ dòng điện I 1 . Bài 21 : Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R là I . Khi tăng hiệu điện thế 10 V nữa thì cường độ dòng điện tăng 1,5 lần . Tính hiệu điện thế U đã sử dụng ban đầu . Vấn đề 2 : Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp A – Lý thuyết 1, Cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc nối tiếp + Đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp : I = I 1 = I 2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc nối tiếp : I = I 1 = I 2 = I 3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp : I = I 1 = I 2 = … = I n 2, Hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp + Đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp : U = U 1 + U 2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc nối tiếp : U = U 1 + U 2 + U 3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp : U = U 1 + U 2 + … + U n 3, Điện trở của đoạn mạch mắc nối tiếp + Đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp : R = R 1 + R 2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc nối tiếp : R = R 1 + R 2 + R 3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp : R = R 1 + R 2 + … + R n 4, Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỷ lệ thuận với điện trở đó : 1 1 2 2 U R U R = B – Bài tập vận dụng Bài 1 : Cho hai điện trở R 1 = 20 Ω và R 2 = 30 Ω mắc nối tiếp nhau . a, Tính điện trở tương đương của mạch điện . b, Khi mắc thêm R 3 nối tiếp vào mạch điện thì điện trở tương đương của mạch điện là 75 Ω . Hỏi R 3 mắc thêm vào mạch có điện trở là bao nhiêu ? Bài 2 : Cho hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp nhau và mắc vào nguồn có hiệu điện thế 12 V . Trong đó R 1 = 3 Ω , R 2 = 5 Ω . Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch . Bài 3 : Có ba điện trở lần lượt R 1 = 3 Ω , R 2 = 5 Ω , R 3 = 4 Ω mắc nối tiếp giữa hai đầu đoạn mạch AB . Biết cường độ dòng điện trong mạch là 500 mA . Hãy tính : a, Điện trở tương đương của mạch điện . b, Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch . Đ1 Đ2 + − K Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 c, Hiêu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần . Bài 4 : Một bóng đèn Đ mắc nối tiếp với điện trở R 2 = 4 Ω và mắc giữa hai đầu đoạn mạch AB có hiệu điện thế 12 V . Biết dòng điện qua mạch là 1,2 A . Hãy tính : a, Tính điện trở của mạch điện . b, Tính điện trở của bóng đèn . c, Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và hai đầu điện trở . Bài 5 : Hai điện trở 6 Ω và 9 Ω mắc nối tiếp . Tính hiệu điện thế của mỗi điện trở và hiều điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp , biết rằng cường độ dòng điện trong mạh là 0,25 A . Bài 6 : Mạch điện có hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp , biết rằng R 2 = 25 Ω , Hiệu điện thế của R 1 là 24 V , dòng điện chạy qua mạch là 0,6 A . a, Tính điện trở R 1 , từ đó suy ra hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch . b, Giữ nguyên hiệu điện thế của nguồn , thay R 1 bởi R x thì dòng điện chạy qua mạch là 0,75 A . Tính R x và hiệu điện thế của R 1 Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ . Hai bóng đèn Đ 1 và Đ 2 có điện trở lần lượt là 12 Ω và 48 Ω . Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch là 36 V . a, Tính cường độ dòng điện qua các bóng đèn kh K đóng . b, Nếu trong mạch chỉ sử dụng bóng đèn Đ 1 thì cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu . Bài 8 : Ba điện trở R 1 , R 2 và R 3 mắc nối tiếp nhau vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế 50 V . Biết R 1 = R 2 = 2R 3 . Cường độ dòng điện trong mạch là 2 A . Tính giá trị các điện trở . Bài 9 : Đoạn mạch có hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp . Biết R 1 = 4R 2 . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 50 V . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở . Bài 10 : Cho hai điện trở R 1 = 60 Ω và R 2 = 15 Ω mắc nối tiếp . a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 25 V . Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở . Bài 11 : Cho hai đện trở R 1 = 30 Ω và R 2 = 60 Ω mắc nối tiếp . a, Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 2 là 45 V . Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế U . b, Để cường độ dòng điện giảm đi ba lần người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R 3 . Tính R 3 . Bài 12 : Hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 90 V . Biết R 1 = 5R 2 . Cường độ dòng điện trong mạch là 1,5 A . a, Tính R 1 và R 2 . b, Mắc nối tiếp thêm vào mạch điện trở R 3 thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,9 A . Tính R 3 và hiệu điện thế giữa hai đầu R 3 khi đó . Bài13 : Cho hai điện trở R 1 , R 2 mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U . Biết điện trở R 1 = 20 Ω chịu được dòng điện tối đa là 3 A còn điện trở R 2 = 35 Ω chịu được dòng điện tối đa là R1 R2 R3 A C B Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 2,4 A . Hỏi nếu mắ nối tiếp hai điện trở này vào mạch thì phảI đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để cả hai điện trở không bị hỏng . Bài 14 : Cho mạch điện gồm ba điện trở R 1 , R 2 và R 3 mắc nối tiếp nhau . Biết R 1 = 15 Ω , R 2 = 25 Ω . Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 60 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1,2 A . a, Tính điện trở R 3 . b, Tính các hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở . Bài 15: Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết R 1 = 8 Ω , R 2 = 12 Ω , R 3 = 20 Ω . Hiệu điện thế của mạch là 48 V . a, Tính điện trở tương đương của mạch . b, Tính cường độ dòng điện qua mạch . c, Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở . Bài 16 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R 1 = 4 Ω , R 2 = 16 Ω và R 3 = 24 Ω . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AC là 66 V . a, Tính cường độ dòng điện trong mạch . b, Tìm các hiệu điện thế U AB và U BC . c, Dùng một dây dẫn có điện trở không đáng kể nối với hai điểm A và B . Tính cường độ dòng điện trong mạch khi đó . Bài 17 : Có 4 điện trở R 1 , R 2 , R 3 và R 4 mắc nối tiếp . Biết R 1 = 2R 2 = 3R 3 = 4R 4 . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 50 V . Tìm hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở . Bài 18 : Đặt vào hai đầu điện trở R 1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R 1 là I . Đặt vào hai đầu điện trở R 2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện là I 2 . Hỏi nếu mắc hai điện trở R 1 và R 2 nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U = 25 V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu ? Bài19 : Cho mạch điện gồm hai điện trở R 1 , R 2 mắc nối tiếp . Biết R 1 = 4 Ω . Hiệu điện thế giữa hai đầu R 2 và hai đâu đoận mạch là U 2 = 12 V và U = 42 V . Tính R 2 . Bài 20 : Cho hai bóng đèn loại 24V – 0,8A và 24V – 1,2A . a, Mắc nối tiếp hai bóng đèn với nhau vào hiệu điện thế 48 V . Tính cường độ dòng điện chạy qua hai đèn và nêu nhận xét về độ sáng của mỗi bóng đèn . b, Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải mắc chúng như thế nào ? Hiệu điện thế sử dụng là bao nhiêu vôn ? Vấn đề 3 : Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song A – Lý thuyết 1, Cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song : I = I 1 + I 2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc song song : I = I 1 + I 2 + I 3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc song song : I = I 1 + I 2 + … + I n R1 R2 A B Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 2, Hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song : U = U 1 = U 2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc song song : U = U 1 = U 2 = U 3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc song song : U = U 1 = U 2 = … = U n 3, Điện trở của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song : 1 2 1 1 1 R R R = + + Đoạn mạch có ba điện trở mắc song song : 1 2 3 1 1 1 1 R R R R = + + + Đoạn mạch có n điện trở mắc song song : 1 2 1 1 1 1 n R R R R = + + + 4, Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỷ lệ nghịch với từng điện trở đó . 1 2 2 1 I R I R = B – Bài tập vận dụng Bài 1 : Cứng minh rằng điện trở tương đương trong đoạn mạch điện có n điện trở mắc song song luôn nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần . Bài 2 : Cho hai điện trở R 1 = 3 Ω và R 2 = 6 Ω mắc song song với nhau . a, Tính điện trở tương đương của mạch điện . b, Biết hiêu điện thế giữa hai đầu mạch điện là 12 V . Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và cường độ dòng điện trong mạch chính . Bài 3 : Hai điện trở 4 Ω và 6 Ω được mắc song với nhau . a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Biết hiệu điện thế của đoạn mạch trên bằng 1,2 V . Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và mỗi đoạn mạch rẽ . Bài 4 : Cho 3 điện trở R 1 = 12 Ω , R 2 = 18 Ω , R 3 = 24 Ω mắc song song vào mạch có hiệu điện thế U thấy dòng điện chạy qua R 1 là 0,5 A . a, Tính hiệu điện thế của nguồn . b, Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở còn lại và của mạch điện . c, Tính điện trở của mạch điện . Bài 5 : Cho ba điện trở R 1 = 24 Ω , R 2 = 15 Ω và điện trở R 3 mắc song song vào mạch có hiệu điện thế 6 V thấy dòng điện chạy qua mạch là 1 A . Tính điện trở của R 3 . Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ , trong đó R 2 = 6R 1 . Hiệu điện thế U AB = 12 V , dòng điện qua R 2 là 0,8 A . Tính R 1 , R 2 và cường độ dòng điện trong mạch chính . Bài 8Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc song song với nhau . Biết R 1 = 5 Ω ,R 2 = R 3 = 10 A A1 R1 R2 V A R2 R1 + − A A1 R1 R2 A B + − A2 A I I2 I1 R1 R2 Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 a, Tính điện trở tương đương của mạch điện . b, Đặt vào hai đâu đoạn mạch hiệu điện thế 30 V . Tính dòng điện qua các điện trở và dòng điện trong mạch chính . Bài 9 : Cho mạch điện gồm hai đện trở R 1 và R 2 mắc song song . Biết dòng điện qua R 1 gấp đôi dòng điện qua R 2 , hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 42 V , cường độ dòng điện qua mạch chính la 6 A . Tính các điện trở R 1 và R 2 . Bài 10 : Cho hai điện trở R 1 = R 2 = 20 Ω được mắc vào hai điểm A , B . a, Tính điện trở tương đương (R) của mạch khi R 1 mắc nối tiếp R 2 và điện trở tương đương (R ’ ) khi R 1 mắc song song R 2 . b, Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 36 V . Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở trong hai trường hợp trên . Nêu nhận xét kết quả tìm được . Bài 11 : Cho mạch điện như hình vẽ trong đó R 2 = 3R 1 . Biết vôn kế chỉ 24 V ampe kế A 1 chỉ 0,6 A . a, Tính R 1 , R 2 và điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Tìm số chỉ của ampe kế A . Bài 12 : Cho ba điện trở R 1 = 10 Ω , R 2 = 20 Ω và R 3 = 30 Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 18V . biết dòng điện qua R 2 là 1,5 A . Tính hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy trong mạch chính Bài 14 : Cho mạch điện như hình vẽ . Trong đó R 1 = 12 Ω , R 2 = 18 Ω . a, Tính điện trở tương của mạch . b, Biết ampe kế A chỉ 2 A . Tính hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở . Bài 15 : Biết điện trở R 1 = 25 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,5 A còn điện trở R 2 = 36 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,75 A . Người ta mắc hai điện trở này song song với nhau vào hai điểm A và B . Hỏi phải đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để không có điện trở nào hỏng . Bài 16 : Cho mạch điện như hình vẽ . Trong đó R 1 = 45 Ω , ampe kế A 1 chỉ 1,2 A , ampe kế A chỉ 2,8 A . a, Tính hiệu điện thế U AB của đoạn mạch b, Tính điện trở R 2 . Bài 18 : Mắc hai điện trở R 1 , R 2 vào hai điểm A , B có hiệu điện thế 90 V . Nếu mắc R 1 và R 2 nối tiếp thì dòng điện của mạch là 1 A . Nếu mắc R 1 và R 2 mắc song song thì dòng điên của mạch là 4,5 A . Hãy xác định điện trở R 1 và R 2 . A A1 A2 V + − R1 R1 R2 R1 R3 A B M N P R1 R4 R3 R2 A M N R1 R2 R3 Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 19 : Cho mạch điện như hình vẽ Biết vôn kế chỉ 84 V , ampe kế chỉ 4,2 A , điện trở R 1 = 52,5 Ω . Tìm số chỉ của các ampe kế A 1 , A 2 và tính điện trở R 2 . Bài 20 : Đặt một hiệu điện thế U = 48 V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R 2 ghép song song . Dòng điện trong mạch chính có cường độ là 2 A . a, Hãy xác định R 1 và R 2 . Biết rằng R 1 = 2R 2 . b, Nếu dùng hai điện trở này mắc nối tiếp thì phảI đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế là bao nhiêu để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là cũng bằng 2 A . Bài 21 : Cho bóng đèn loại 12 V – 0,4 A và 12 V – 0,8 A . a, Các kí hiệu 12 V – 0,4 A và 12 V – 0,8 A cho biết điệu gì ? b, Tính điện trở của mỗi bóng và cho biết để hai bóng sáng bình thường thì phảI mắc chúng như thế nào và sử dụng hiệu điện thế là bao nhiêu ? Bài 22 : Cho ba điện trở R 1 , R 2 , R 3 mắc song song với nhau . Biết R 1 = 2R 2 = 3R 3 . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60 V , cường độ dòng điện trong mạch chính là 9 A . Tính dòng điện qua mỗi điện trở và giá trị các điện trở trong mạch . Vấn đề 4 : Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp đơn giản Bài 1 : Cho mạch điện như hình vẽ . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 70 V . Biết R 1 = 15 Ω , R 2 = 30 Ω và R 3 = 60 Ω a, Tính điện trở tương đương của toàn mạch . b, Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế U 23 . Bài 2 : Cho 4 điện trở R 1 = 20 Ω , R 2 = 30 Ω , R 3 = 10 Ω , R 4 = 40 Ω được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 24 V có sơ đồ như hình vẽ . a, Các điện trở này được mắc với nhau như thế nào ? b, Tính điện trở tương đương lần lượt của các đoạn mạch MN , NP và MP . c, Tính cường độ dòng điện qua mạch chính . d, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MN và NP . e, Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R 1 , R 2 , R 3 , R 4 . Bài 3 : Cho mạch điện như hình vẽ . A A B R1 R3 R2 C A A B + − R1 R2 R3 A B R1 R2 R3 RX R1 R4 R3R2 D C B A C A B R1 R2 Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U MN = 60 V . Biết R 1 = 3R 2 và R 3 = 8 Ω . Số chỉ của ampe kế A là 4 A . Tính dòng điện qua các điện trở R 1 và R 2 và giá trị các điện trở R 1 và R 2 . Bài 4 : Cho mạch điện như hình vẽ . Trong đó R 1 = 4 Ω , R 2 = 10 Ω , R 3 = 15 Ω . Hiêu điện thế U CB = 5,4 V . a, Tính điện trở tương đương R AB của đoạn mạch . b, Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .và số chỉ của ampe kế A . Bài 5 : Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ . . Biết R 1 = 4 Ω , R 2 = 6 Ω , R 3 = 15 Ω . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U AB = 36 V . a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Tìm số chỉ của ampe kế A và tính hiệu điện thế hai đầu các điện trở R 1 , R 2 Bài 6 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R 1 = 12 Ω , R 2 = 18 Ω , R 3 = 20 Ω . R X có thể thay đổi được . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U AB = 45 V . a, Cho R X = 25 Ω . Tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính . b, Định giá trị R X để cho cường độ dòng điện qua R X nhỏ hơn 2 lần cường độ dòng điện qua điện trở R 1 . Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ . Trong đó R 1 = 15 Ω , R 2 = 3 Ω , R 3 = 7 Ω , R 4 = 10 Ω . Hiệu điện thế U AB = 35 V . a, Tính điện trở tương đương của toàn mạch . b, Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở . c, Tính các hiệu đện thế U AC và U AD Bài 8 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R 1 = 25 Ω A M N R1 R2 R1 R2 R3 K M N A M N K R2 R1 R4 R3 R2 K1 K2 N M R1 A B R1 R2 R3 R4 C D Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 , R 2 = 15 Ω . U AB = 60 V . a, Tính cường độ dòng diện qua các điện trở . b, Mắc thêm điện trở R 3 = 30 Ω vào hai điểm C , B . Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R 1 và R 2 trong trường hợp này . Bài 9 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R 1 = 2R 2 , ampe kế A chỉ 2 A . Hiệu điện thế U MN = 18 V . a, Tính R 1 và R 2 . b, Số chỉ của ampe kế A có thay đổi không khi ta mắc vào hai điểm M và N một điện trở R 3 = 24 Ω . Tìm cường độ dòng điện R 3 khi đó . Bài 10 : Cho mạch điện như hình vẽ . R 1 = 12 Ω , R 2 = 16 Ω . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U MN = 56 V . a, K ngắt . Tìm số chỉ của ampe kế . b, K đóng , cường độ dòng điện qua R 2 chỉ bằng một nửa cường độ dòng điện qua R 3 . Tính R 3 và số chỉ của ampe kế khi đó . Bài 11 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R 1 = R 2 = R 3 =10 Ω . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U AB = 30 V . Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở trong hai trường hợp . a, Khoá K ngắt . b, Khoá K đóng . Bài 12 : Có ba điện trở R 1 = R 2 = R 3 = 30 Ω . Hỏi có mấy cách mắc cả ba điện trở này vào mạch ? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó và tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch trên . Bài 13 : Cho mạch điện như hình vẽ , có hai công tắc K 1 và K 2 . Các điện trở R 1 = 12,5 Ω , R 2 = 4 Ω , R 3 = 6 Ω . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U MN = 48,5 V . a, K 1 đóng , K 2 ngắt . Tìm dòng điện qua các điện trở . b, K 1 ngắt , K 2 đóng . Cường độ dòng điện qua R 4 là 1 A . Tính R 4 c, K 1 và K 2 cùng đóng , tính điện trở tương đương của cả mạch , từ đó suy ra cường độ dòng điện trong mạch chính . Bài 14 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R 1 = 8 Ω , R 2 = 10 Ω , R 3 = 12 Ω , R 4 có thể thay đổi được . Hiệu điện thế hai đầu đoạn [...]... mắc song song vào hiệu điện thế U thì nhiệt lượng toả ra ở mỗi điện trở Q1 R 2 = Q2 R1 này tỷ lệ nghịch với các điện trở đó : Ω Bài 27 : Cho hai điện trở R1 = R2 = 30 người ta mắc hai điện trở đó lần lượt bằng hai cách : nối tiếp và song song rồi nối vào mạch điện có hiệu điện thế U = 45 V a, Tính dòng điện qua các điện trở trong mỗi trường hợp b, Xác định nhiệt lượng toả ra trên mỗi diện trở trong... - Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau b Quy tắc nắm tay phải.: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của ĐST trong lòng ống dây 5 Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện a Sự nhiễm từ của sắt thép: * Sắt, thép, niken, côban và các vật li u từ khác đặt trong... mỏng hơn phần giữa Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 - Một chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính  3 tia sáng đặc biệt cần nhớ: - Tia tới qua quang tâm cho tia ló đi thẳng - Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm - Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính ∆ F' O F ∆ F' O F ∆ F' O F 3 ảnh của vật tạo bởi thấu... rằng nếu đặt hiệu điện thế vào hai đầu dây cáp thì điện trở của cả dây cáp là 4R Theo em kết luận như thế có đúng không ? Tại sao ? ρ = 0,5 .10 −6 Ω.m Bài 28 : Điện trở suất của constantan là ρ = 0,5 .10 6 Ω.m a, Con số cho biết điều gì ? b, Tính điện trở cuẩ dây dẫn constantan dài l = 20 m và có tiết diện đều S = 0,4 mm2 Bài 29 : Đặt vào hai đầu cuộn dây dẫn một hiệu điện thế U = 17 V thì cường độ dòng... = 220V Hãy tính công suất của bếp điện , từ đó suy ra nhiệt lượng toả ra của bếp trong 30 phút Bài 30 : Dây soắn của một bếp điện làm bằng Nicrôm dài 12 m , tiết diện 0,2 mm2 a, Tính điện trở của dây soắn b, Tính nhiệt lượng toả ra trong thời gian 10 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V c, Trong thời gian 10 phút , bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 24 0C Bỏ qua sự mất... bình 4,5 giờ trong một ngày Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày Bài 17 : Trên nhãn của một động cơ điện có ghi 220V – 850W a, Tính công của dòng điện thực hiện trong 45 phút nếu động cơ được dùng ở hiệu điện thế 220V b, Nếu hiệu điện thế dặt vào động cơ chỉ là 195 V thì điện năng tiêu thụ trong 45 phút là bao nhiêu ? Bài 18 : Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100 W a, Tính điện... chiều trong KT: - Trong ĐCĐ kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là NC điện - Bộ phận quay của ĐCĐ kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại 9: Hiện tượng cảm ứng điện từ: a Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp - Cấu tao: Nam châm và cuộn dây dẫn - Hoạt động: Khi núm quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn... – 100 W và 220V – 40W a, Tính điện trở của mỗi bóng b, Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V thì đèn nao sáng hơn ? Vì sao ? Tính điện năng mà mach điện này sử dụng trong 3 giờ Bài 24 : Trên vỏ một mô tơ điện có ghi 12V – 12W a, Cần phải mắc mô tô vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó chạy bình thường ? Tính cường độ dòng điện chạy qua mô tô khi đó b, Tính điện năng tiêu thụ trong... hơn phần giữa - Chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló phân kì  2 tia sáng đặc biệt cần nhớ - Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm - Tia tới đi qua quang tâm tiếp tục đi thẳng 5 ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì - Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự - Khi vật... bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100 W và một bàn là có ghi 220V – 400W cùng được mắc vào ổ lấy điện 220V ở gia đình a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này b, Hãy chứng tỏ rằng công suất là ? P của đoạn mạch bằng tổng công suất của đèn và của bàn Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 9 : Trên một bàn là có ghi 110V – 600W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 100 W Tại sao không nên mắc nối . mạch mắc song song A – Lý thuyết 1, Cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song : I = I 1 + I 2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc song song : I. mắc song song : U = U 1 = U 2 = U 3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc song song : U = U 1 = U 2 = … = U n 3, Điện trở của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song. điện trở mắc song song : I = I 1 + I 2 + … + I n R1 R2 A B Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 2, Hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song : U = U 1

Ngày đăng: 02/02/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w