de cuong on thi hk I vat ly 10

8 610 3
de cuong on  thi hk I vat ly 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn thi học kỳ 1 năm học 2011-2012 Môn vật lý lớp 10 A-Lý thuyết (chú ý khi viết các công thức phải giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị trong hệ SI của chúng) 1, Chuyển động thẳng đều và các đặc điểm của chuyển động thẳng đều, các công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian và phương trình chuyển động 2, Chuyển động thẳng biến đổi đều và các đặc điểm của chuyển động thẳng biến đổi đều, các công thức tính gia tốc, vận tốc, quãng đường và thời gian và phương trình chuyển động 3, Chuyển động rơi tự do và các công thức tính vận tốc, thời gian rơi, quãng đường rơi được trong t giây và trong giây thứ t, khoảng cách so với mặt đất. 4. Chuyển động tròn đều là gì? Ý nghĩa và công thức tính các đại lượng chu kỳ,tần số, tốc độ góc(vận tốc góc), tốc dộ dài(vận tốc dài), gia tốc hướng tâm. Mối liên hệ giữa các đại lượng 5. Phát biểu các Định luật I, Định luật II, Định luật III Newton. Viết công thức định luật II Newton và các hệ quả của định luật. Điều kiên cân bằng của chất điểm là gì? 6. Nêu khái niệm và viết biểu thức tính lực hấp dẫn? công thức tính gia tốc trọng trường tại một điểm cách mặt đất độ cao h 7. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Có đặc điểm gì?phát biểu định luật Hooke và viết công thúc tính lực đàn hồi ủa lò xo. Lực đàn hồi của sợ dây và của một thanh rắn có đặc điểm gì? 8. Lực ma sát, công thức tính. 9. Lực hướng tâm là gì ? Lực hướng tâm có phải là một lọai lực cơ học không ?Biểu thức tính lực hướng tâm và nêu ví dụ. 10. Xác định các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang. Thời gian chuyển động ném ngang và công thức tính tầm xa. 11. Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực có giá đồng quy, quy tắc hợp lực đồng quy ? 12. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định, phát biểu quy tắc mô men. 13. Phát biểu quy tắc hợp lực song song cùng chiều 14. Các dạng cân bằng của vật rắn có mặt chân đế 15. Đăc điểm của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định. 16. Ngẫu lực là gì và tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn. B- Bài tập Làm các bài tập sgk : bài13,14,15 /22, Bài 12/27,Bài 11,13/34, Bài 12/65, Bài 6/70, Bài 3,4,5,6/74, Bài 5,6/83,Bài 5,6,7/88, Bài 6,7,8/100.Bài 3,4/103.Bài 2,3,4/106. Bài 6,7,8/100 Bài toán về chuyển động rơi tự do và chuyển động ném lên Bài 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi vừa chạm đất.Lấy g = 10m/s 2 . Bài 2: Người ta thả rơi tự do hai vật A và B ở cùng một độ cao. Vật B được thả rơi sau vật A một thời gian là 0,1s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m. Lấy g = 10m/s2. Bài 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s 2 . Tìm: 1. Quãng đường vật rơi được sau 2s 2. Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng. Bài 4: Từ mặt đất một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 =15 m/s. 1. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g=10 m/s 2 . a. Viết phương trình chuyển động của vật, phương trình gia tốc , phương trình vận tốc của vật theo thời gian b. Xác định vận tốc và vị trí của quả cầu sau khi ném 2s. c. Sau bao lâu vật đạt đến độ cao cực đại? Tính độ cao đó? d. Sau bao lâu từ lúc ném vật trở về mặt đất? xác định vận tốc của vật khi đó? 1 2. Nếu có lực cản không khí, coi là không đổi và bằng 5% trong lượng của vật thì độ cao lớn nhất mà vật đạtđược và vận tốc chạm đất của vật là bao nhiêu? Bài 5: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí.Lấy g = 10 m/s 2 . 1. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s. 2. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vận chuyển động trong không khí . 3. Sau bao lâu sau khi ném, vật ở cách mặt đất 15m? Lúc đó vật đang đi lên hay đi xuống? Chuyển động ném ngang Bài 6: Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 20m/s. 1. Viết phương trình chuyển động, phương trình gia tốc, phương trình vận tốc của vật theo hai phương ngang và phương thẳng đứng. Chọn gốc tọa độ là điểm ném, chiều dương trênhai trục theo chiều chuyển động 2. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp. 3. Xác định véc tơ vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất 4*. Gọi M là một điểm trên quỹ đạo tại đó vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một gócα = 60 0 . Tính khoảng cách từ M tới mặt đất. Bài toán chuyển động tròn đều và lực hướng tâm Bài 7: Một bánh xe bán kính 60cm quay đều 100 vòng trong thời gian 2s.Tìm: 1. Chu kỳ, tần số quay. 2. Vận tốc góc và vận tốc dài của một điểm trên vành bánh xe. Bài 8: Một ô tô qua khúc quanh là cung tròn bán kính 100m với vận tốc 36km/h. a,Tìm gia tốc hướng tâm của xe và lực hướng tâm cần thiết để giữ ô tô chuyển động được qua khúc quanh? b. Hỏi đường phải làm nghiêng góc bao nhiêu thì ô tô không bị văng ra khỏi khúc quanh và tính phản lực mà đường tác dụng lên ô tô khi đó? Bài tập về các định luật Newton và các loại lực cơ học cơ bản Bài 9: Một quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 15m/s đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với cùng vận tốc. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng và lực của bóng tác dụng lên tường. Bài 10: Một chiếc xe có khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh và dừng lại sau đó 3s.Tìm quãng đường vật đã đi thêm được kể từ lúc hãm phanh. Biết lực hãm là 4000N. Bài 11: Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g = 9,8m/s 2 . Tìm độ cao tại nơi có gia tốc rơi là 9,8m/s 2 . Biết bán kínhTrái Đất R = 6400km. Bài 12. Xác định lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng nếu khối lượng tương ứng của chúng là: M1= 6.1024 kg; M2=7,2.1022 kg và khoảng cách giữa hai tâm của chúng là: 3,8.105 km. 2. Tại điểm nào trên đường nối tâm của chúng, lực hấp dẫn đặt vào một vật tại đó triệt tiêu ? Bài 13: Một lò xo khi treo vật m 1 = 200g sẽ dãn ra một đoạn∆l 1 = 4cm. 1. Tìm độ cứng của lò xo, lấy g = 10m/s 2 . 2. Tìm độ dãn của lò xo và chiều dài của lò xo khi treo thêm vật m 2 = 100g. Bài 14: Một lò xo có độ cứng là 100N.m. Nếu cắt lò xo ra làm 3 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có độ cứng là bao nhiêu ? 2 Bài 15: Một xe điện đang chạy với vận tốc 36km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì dừng hẳn ? Biết hệ số ma sát trượt giữa bành xe và đường ray là 0,2. Lấy g = 9,8m/s2 Bài 16: Cần kéo một vật trọng lượng 20N với một lực bằng bao nhiêu để vật a. Chuyển động đều trên một mặt sàn ngang. Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4. b. Chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang và sau 4 giây thì đạt tới vâni tốc 1 m/s. c. Chuyển động thẳng đều theo phương thẳng đứng. d. Chuyển động nhanh dần đều lên độ cao 16 m trong thời gian 4 s Bài 17: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì tắt máy, hãm phanh. a, Tính thời gian và quãng đường ô tô đi thêm được cho đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,6. Lấy g = 9,8m/s2. b, Tính hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường nếu sau khi đi được 25 m thì ô tô dừng lại. Bài 18: Một vật khối lượng 2kg được kéo trên sàn ngang bởi một lực F hướng lên, có phương hợp với phương ngang một góc 45 0 và có độ lớn là 22 N. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2. 1. Tính quãng đường đi được của vật sau 10s nếu vật có vận tốc đều là 2m/s. 2. Với lực kéo trên thì hệ số ma sát giữa vật và sàn là bao nhiêu thì vật chuyển động thẳng đều.Lấy g = 10m/s 2 . Bài toán chuyển động trên mặt phẳng nghiêng và hệ vật Bài 19: Một vật trượt không vận tốc đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8m, cao 4m. Bỏ qua ma sát. Lấy g= 10 m/s 2 . Thành lập công thức và tính a. Gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng b. Thời gian vật đến chân dốc? c. Vận tốc của vật ở chân dốc. d. Hỏi vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang bao lâu và đi được bao xa? Cho hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang là μ=0,3 Bài 20: Giải lại bài toán trên khi hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ. Áp dụng với μ = 0,2. Bài 21: Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m, cao 14m. Hệ số ma sát giữa xe vàmặt dốc là 0,25. 1. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc. 2. Xe có lên dốc không ? Nếu xe lên được, tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên dốc. 3. Sau khi lên đến điểm cao nhất xe sẽ chuyển động tiếp tục như thế nào? Tìm gia tốc của xe khi đó? Và thời gian xe xuống đến chân dốc. Bài 22: (Hình 1)Hai vật m 1 và m 2 được nối với nhau qua ròng rọc như hình vẽ. Biết m 1 =260 g, m 2 =240 g. Thả cho hệ bắt đầu chuyển động. Tính a.Gia tốc của mỗi vật và Vận tốc của mỗi vật sau 2 giây bắt đầu thả? b. Quãng đường mà mỗi quả cầu đi được trong 2 s đó. Bài 23: (Hình 2)Hai vật m 1 và m 2 được nối với nhau qua ròng rọc như hình vẽ. Biết m 1 =5 kg, m 2 =3kg, dây nối có khối lượng không đáng kể, hệ số ma sát giữavật m 1 với mặt phẳng ngang là μ=0,2. a. Xác định công thức và tính gia tốc của hệ? tính vận tốc của hệ sau 2 giây? b. Tính sức căng của dây nối và Viết phương trình chuyển động của mỗi vật. Lấy g= 10m/s 2 Bài toán về điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn 3 Bài 24 : Một người nâng một tấm gỗ đồng chất tiết diện đều có trọng lượng P=200 N. Lực F tác dụng vào đầu trên A của tấm gỗ để giữ nó hợp với phương ngang góc 30 0 . Tính độ lớn của lực F nếu a, Lực F theo ph ư ơng vuông góc với tấm gỗ b, Lực F theo ph ư ơng thẳng đứng lên trên Bài 25: Hình 3Thanh AB trọng lượng không đáng kể, gắn vào tường tại A nhờ một bản lề, đầu B có treo vật nặng khối lượng m=5kg. Để giữ thanh nằm ngang, người ta dùng dây BC nối vào tường. Biết AB = 40 cm, AC=60 cm. Tính sức căng dây và lực nén lên thanh AB tại B Bài 26: Hình 4: Một dây phơi căng ngang tác dụng một lực F 1 =200N lên cột AB a. Tìm lực kéo F 2 của dây chống và phản lực của thnah AB tác dụng lên dây biết góc α=30 0 b. Tìm phản lực của mặt đất vào chân cột. Cho khối lượng cột bằng 1,36 kg. Bài 27:Hinh 5: Thanh AB khối lượng m= 1kg gắn vào tường thẳng đứng nhờ bản lề B. Đầu A treo vật nặng m 2 =1kg và được giữ cân bằng nhờ dây AC nằm ngang(Đầu C cột chặt vào tường), khi đó góc α=45 0 , Lấy g=10 m/s 2 .Hãy xác định các lực tác dụng lên thanh. C- Bài tập trắc nghiệm 1. 1. Chọn câu trả lời đúng: A. Hệ tọa độ là hệ dùng để xác đònh vị trí của một vật trong không gian. B. Hệ qui chiếu là một hệ tọa độ gắn với vật mốc, kèm với một đồng hồ và gốc thời gian. C. Để có hệ qui chiếu thì phải có hệ tọa độ. D. Cả A, B, C đều đúng. 2. 2. Chọn câu trả lời đúng: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, máy bay…người ta nói đến: A. vận tốc tức thời. B. vận tốc trung bình. C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó. D. vận tốc nhỏ nhất có thể giữ được của phương tiện đó. 3. 3. Hai xe khởi hành đồng thời tại 2 điểm A, B cách nhau Quãng đường AB = s, đi cùng chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là v 1 > v 2 . Sau thời gian t, hai xe gặp nhau. Ta có: A. s = (v 1 + v 2 ).t B. s = (v 1 - v 2 ).t C. s = (v 2 – v 1 ).t D. cả A, B, C đều sai. 4. 4. Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng của một vật có dạng như hình . Trong khoảng thời gian: A. từ T 1 đến T 2 : vật chyển động thẳng nhanh dần đều. 4 m m α B C A m 1 F 1 F 2 m 1 Hình 1 Hình 4 m 2 m 1 Hình 2 Hình 3 Hình 5 C A B B. từ T 2 đến T 3 : vật chyển động thẳng đều. C. từ T 3 đến T 4 : vật chyển động thẳng chậm dần đều. D. cả A, B, C đều đúng. 5. 5. Một chiếc xe lửa chuyển động trên đoạn đường thẳng qua điểm A với vận tốc 20 m/s, gia tốc 2 m/s 2 . Tại B cách A 125 m vận tốc của xe là: A. 10 m/s B. 20 m/s C. 30 m/s D. 40 m/s 6. 6. Trong công thức của chuyển động thẳng chậm dần đều: v = v 0 + at A. v luôn luôn dương. B.a luôn luôn dương. C.a luôn cùng dấu với v. D.a luôn ngược dấu với v. 7. 7. Vận tốc của chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox cho bởi hệ thức: v = 10- 20t (m/s). Vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian t 1 = 2 s đến t 2 = 4 s là: A. 30 m/s B. 70 m/s C. 40 m/s D. 50 m/s 8. 8. Hai vật có khối lượng m 1 < m 2 rơi tự do tại cùng một điểm: A. vận tốc chạm đất v 1 < v 2 B. vận tốc chạm đất v 1 > v 2 C. vận tốc chạm đất v 1 = v 2 D. không có cơ sở để kết luận. 9. 9. Một vật rơi từ độ cao 45 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s 2 . Vận tốc của vật khi chạm đất là: A. 20 m/s B. 30 m/s C. 90 m/s D. Một kết quả khác 10. 10. Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h 1 khác h 2 . Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất bằng ½ lần của vật thứ hai. A. Tỉ số h 1 /h 2 = 2 B.Tỉ số h 1 /h 2 = 1/2 C.Tỉ số h 1 /h 2 = ¼ D.Tỉ số h 1 /h 2 = 4. 11. 11. Vận tốc của chuyển động tròn đều: A. có phương luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm đang xét. B. có độ lớn v tính bởi công thức v = v 0 + at. C. có độ lớn là một hằng số. D. cả A, B, C đều đúng. 12. 12. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn Bán kính r = 15 m, với vận tốc di 54 km/h. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là: A. 1 m/s 2 B. 15 m/s 2 C. 225 m/s 2 D. Một giá trị khác. 13. 13. Hoa ngồi trên toa tàu chuyển động với vận tốc 18 km/h đang rời ga. Bảo ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 12 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Vận tốc của Bbảo đối với Hoa là: A. 10 km/h B. 50 km/h C. 70 km/h D. Một giá trị khác. 5 T 2 T 1 T 4 T 3 t v 14. 14. Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng 150 N và 200 N. Trong số các giá trị sau đây, gí trị nào là độ lớn của hợp lực? A. 40 N B. 250 N C. 400 N D. 500 N. 15. 15. Khối lượng của một vật ảnh hưởng đến: A. phản lực tác dụng vào vật. B.gia tốc của vật. C.Quãng đường vật đi. D.quán tính của vật (sức ỳ). 16. 16. Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại một mái nhà bi A được thả rơi cịn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ lớn. Bỏ qua sức cản của không khí. Hy cho biết cu nào dưới đây là ĐÚNG : A. A chạm đất trước B. B. A chạm đất sau B C. Cả hai đều chạm đất cùng một lúc. D. Chưa đủ thông tin để trả lời. 17. 17. Một vật có khối lượng m= 2 kg được truyền một lực F không đổi thì sau 2 giy, vật ny tăng vận tốc từ 2,5 m/s lên 7,5 m/s. Độ lớn của lực F bằng: A. 5 N B. 10 N C. 15 N D. Một giá trị khác. 18. 18. Công thức đo lực hấp dẫn giữa hai vật: A. C. B. D. 19. 19. Khi khối lượng của hai vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn: A. Tăng gấp bốn lần. B. Giảm đi một nữa. C. Tăng gấp 16 lần. D. Giữ nguyên như cũ. 20. 20. Gia tốc rơi tự do ở trên bề Mặt Trăng là g 0 và bán kính mặt trăng là 1740 km. Ở độ cao h=3480 km so với bề mặt Mặt Trăng thì gia tốc rơi tự do bằng: A. g 0 /9. B. g 0 /3. C. 3g 0 D. 9g 0 21. 21. Lực gì gây bất lợi cho người đi qua cầu tre (cầu khỉ)? A. Lực ma sát. B.Lực hấp dẫn. C.Lực đàn hồi. D.Lực hướng tâm. 22 : Từ đỉnh một ngọn tháp cao 80m, một quả cầu được ném theo phương ngang với vận tốc đầu 20m/s. Hỏi phương trình tọa độ và tọa độ của quả cầu sau khi ném 2s là: A. x=20t ; x=5m y = 5t 2 ; y =20m B. x=80t ; x=20m y = 20t 2 ; y= 20m 6 2 2 r m GF hd = 2 21 . r mm GF hd = 2 21 )( hr mm GF hd + = 2 21 r mm F hd = N t µ C. x=40t ; x=20m y = 20t 2 ; y=20m D. Không có đáp án nào đúng. 23. 23. Chọn câu phát biểu đúng: A. Lực đàn hồi tỉ lệ với độ cứng và tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo. B. Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo, tỉ lệ nghịch với độ cứng của lò xo. C. Lực đàn hồi tỉ lệ thuận độ biến dạng và độ cứng k của lò xo. D. Lực đàn hồi tỉ lệ nghịch độ biến dạng và độ cứng k của lò xo. 24. 24. Bản chất của lực đàn hồi là: A. trọng lực B.lực điện từ. C.lực quán tính. D.Lực ma sát. 25. 25. Chọn phát biểu sai: A. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. B. Lực ma sát trượt tỉ lệ với độ lớn của áp lực. C. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào các vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát trượt tỉ lệ với lực kéovật. 26. 26. Chọn phát biểu đúng: A. Công thức tính lực ma sát trượt: F mst = B. Đơn vị của hệ số ma sát trượt là N. C. Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên bề mặt, có hướng ngược với hướng của vận tốc. D. Lực ma sát trượt cũng xuất hiện khi vật lăn trên 1 bề mặt. 27. 27. Một ô tô có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát lăn là µ= 0.2. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ lớn của lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là: A. 10 N B. 100 N C. 1000 N D. 10000 N 28. 28. Một vật nằm trên bàn quay đang quay thì: A. Lực hướng tâm lớn nhất khi lực ma sát nghỉ nhỏ nhất. B. Lực hướng tâm lớn nhất khi lực ma sát nghỉ lớn nhất. C. Lực hướng tâm lớn nhất khi vừa mất lực ma sát nghỉ. D. Lực li tâm lớn nhất khi lực ma sát nghỉ nhỏ nhất. 29. 29. Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn ) với tốc độ là 36 km/h như hình. Bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Lấy g = 10 m/s 2 . Áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng: A. 1200 N B. 12000 N C. 1800 N D. 18000 N 30. 30. Ở cùng một độ cao, khi ném một viên đá A theo phương ngang cùng vận tốc đầu v 0 với ném viên đá B theo phương thẳng đứng hướng xuống thì viên nào chạm đất trước: A. Viên A. C. Hai viên rơi cùng lúc. B. Viên B. D. không xác đònh được 31.Chọn câu sai:Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là: A. hợp lực của ba lực phải bằng không. B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. C. ba lực phải đồng phẳng, đồng qui và có hợp lực bằng không. D. ba lực đồng qui nhưng không đồng phẳng. 31. 31. Chọn câu sai: A. Momen lực của đĩa tròn tỉ lệ với khối lượng của vật được treo trên đĩa. B. Momen lực của đĩa tròn tỉ lệ với khoảng cách từ tâm đến giá của lực. C. Đơn vị của Mômen lực là N. 7 0 21   =++= MMM D. Để vật có trục quay cố đònh ở trạng thái cân bằng thì: 32. 32. Chọn đáp án đủ nhất: Hiện tượng nào áp dụng qui tắc momen lực? A. Nhổ đinh bằng búa. B.Chạy xe đạp. C.Nhổ đinh bằng búa và chạy xe đạp D.Nhổ đinh bằng búa, chạy xe đạp, cánh tay nâng viên gạch. 33. 33. Trái đất có khối lượng 6.10 24 kg. Giả sử để nhấc nâng được trái đất ta phải dùng một lực F = 6.10 23 N và đòn bẩy dài 2002 m. Khoảng cách từ điểm tựa đến hai đầu mút là: A. d 1 = 1000 m, d 2 = 1002 m.B.d 1 = 2 m, d 2 = 2000 m. C.d 1 = 500 m, d 2 = 1502 m. D.d 1 = 182 m, d 2 = 1802 m. 34. 34. Một người gánh một thúng gạo 200 N tại đầu A, một thúng muối 400 N tại đầu B. Hỏi người đó phải đặt vai ở vị trí nào của đòn gánh. Biết đòn gánh dài 1,2 m. A. Cách đầu A 0,5 m C. Cách đầu B 0,5 m B. Cách đầu A 0,4 m D. Cách đầu A 0,8 m 35. 35. Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng một hình tròn tâm O, Bán kính R= 40 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của hình tròn tại hai đầu A, B của đường kính. Các lực có độ lớn 5N. Momen ngẫu lực này là: A. 2 N.m B. 4 N.m C. 8 N.m D. Một kết quả khác. 36. 36. Hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào cùng một vật gọi là: A. mômen lực. C. ngẫu lực B. hợp lực. D. cặp lực cân bằng. 37. 37. Câu nào sai: A. Trong chuyển động tịnh tiến các điểm của vật có cùng gia tốc. B. Chuyển động của đầu van xe đạp là chuyển động tịnh tiến. C. Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố đònh làm thay đổi tốc độ góc của vật. D. Khi vật đang quay mà chịu một mômen cản thì vật quay chậm lại. 38. 38. Khi về già, các cụ thường hay chống gậy là để: A. Cân bằng hơn. B. Mở rộng mặt chân đế. C. Để trọng lực nằm trong mặt chân đế. D. Cả 3 đáp đều đúng. (HẾT) 8 . d i) , gia tốc hướng tâm. M i liên hệ giữa các đ i lượng 5. Phát biểu các Định luật I, Định luật II, Định luật III Newton. Viết công thức định luật II Newton và các hệ quả của định luật. i u. lực đ i v i một vật rắn. B- B i tập Làm các b i tập sgk : b i1 3,14,15 /22, B i 12/27,B i 11,13/34, B i 12/65, B i 6/70, B i 3,4,5,6/74, B i 5,6/83,B i 5,6,7/88, B i 6,7,8 /100 .B i 3,4 /103 .B i 2,3,4 /106 thể giữ được của phương tiện đó. 3. 3. Hai xe kh i hành đồng th i t i 2 i m A, B cách nhau Quãng đường AB = s, i cùng chiều nhau, v i vận tốc m i xe là v 1 > v 2 . Sau th i gian t, hai xe

Ngày đăng: 13/02/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan