1 Tất cả các loại tiền do NHNNVN phát hành đều được thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước CHXHCNVN? Tiền giấy và tiền kim loại do NHNNVN phát hành được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước CHXHCNVN (K3 Đ23 LNH). 2 NHNN bảo lãnh cho các DN vay vốn NH? NHNN không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp có chỉ định của Thủ tướng chính phủ về việc bảo lãnh cho TCTD vay vốn nước ngoài (Đ31 LNH). .........
Trang 1LUẬT NGÂN HÀNG 1/ Tất cả các loại tiền do NHNNVN phát hành đều được thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước CHXHCNVN?
Tiền giấy và tiền kim loại do NHNNVN phát hành được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước CHXHCNVN (K3 Đ23 LNH)
2/ NHNN bảo lãnh cho các DN vay vốn NH?
NHNN không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp có chỉ định của Thủ tướng chính phủ về việc bảo lãnh cho TCTD vay vốn nước ngoài (Đ31 LNH)
3/ NHNN tạm ứng cho NSNN trong trường hợp nào?
NHNN tạm ứng cho NSNN để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách Trong trường hợp đbiệt do UBTVQH quyết định (Đ 32 LNH)
4/ NHNN mở tài khoản cho những đối tượng nào?
NHNN mở tài khoản với tư cách là người quản lý tài khoản cho người thứ 3 (mở tài khoản cho TCTD trong nước, các NH nước ngoài, tổ chức tiền tệ, NH Quốc tế, kho bạc NN) và với tư cách chủ tài khoản (NHNN được mở tài khoản tại NHNN, tổ chức tiền tệ, NH Quốc tế)
5/ Hoạt động của TCTD bao gồm những hoạt động cơ bản nào?
TCTD thực hiện các hoạt động sau:
1 Huy động vốn thông qua 4 hình thức là: nhận tiền gửi, phát hành các giấy
tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD và vay vốn của NHNN
2 Cấp tín dụng: là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng 1 khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghĩa vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghĩa vụ khác (bao thanh toán)
3 Hoạt động thanh toán, ngân quỹ (cung ứng dịch vụ thanh toán):
Trang 2• Hoạt động thanh toán: chỉ áp dụng đối với các NH và các TCTD được NHNN cho phép, bao gồm các nội dung như mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán
• Hoạt động ngân quỹ: do các NH, TCTD, phi NH, các TC khác thông qua thu, phát tiền mặt cho khách hàng
4 Các hoạt động khác:
• Góp vốn, mua cổ phần
• Tham gia thị trường tiền tệ
• Kinh doanh ngoại hối và vàng
• Nghĩa vụ uỷ thác và đại lý
• Kinh doanh bất động sản
• Kinh doanh và làm dịch vụ bảo hiểm
• Dịch vụ tư vấn
• Các dịch vụ khác
6/ Phân biệt các loại hình Tổ chức tài chính: Chính sách và Thương mại, Ngân hàng và phi Ngân hàng?
* Tổ chức tài chính là Ngân hàng thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
• Ngân hàng thương mại hoạt động Ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận, góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế của NN
• Ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính
sách TD đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, được NN bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản nộp NSNN
• Ngân hàng và phi ngân hàng:
- Ngân hàng là loại hình TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
Trang 3- TCTD phi Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện 1 số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán
7/ Khái niệm quy chế kiểm soát đặc biệt? Ý nghĩa của quy chế?
Quy chế kiểm soát đặc biệt là việc TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán
Đặc điểm:
• Tính hành chính, cưỡng chế: khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, TCTD phải báo cáo NHNN về thực trạng tài chính, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đã áp dụng và dự kiến áp dụng để khắc phục
• Tính có thời hạn: thời hạn kiểm soát đặc biệt được thực hiện trong quyết định kiểm soát đặc biệt của Thống đốc NHNN
• Không đưa ra công luận, mà chỉ thông báo với CQNN có thẩm quyền và các CQ hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện
Mục đích: Nhằm giúp đỡ các TCTD gặp khó khăn về thanh toán, chi trả vượt qua
được những khó khăn tài chính, đảm bảo an toàn cho các TCTD và hệ thống TCTD
8/ Các đặc điểm của TCTD theo PL ngân hàng nước ta?
• TCTD là doanh nghiệp (có tổ chức, có hoạt động, có trụ sở, có tư cách pháp nhân)
• TCTD có hoạt động ngân hàng là thường xuyên, mang lại thu nhập chính
• TCTD chịu xử lý trực tiếp của NHNN
9/ Những trường hợp không được làm thành viên HĐQT, Tổng GĐ, Phó tổng
GĐ, Ban kiểm soát của TCTD?
Theo Đ40 Luật các TCTD, những trường hợp sau đây không được làm thành viên HĐQT, Tổng GĐ, Phó tổng GĐ, Ban kiểm soát:
• Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
• Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu XHCN, sở hữu của công dân, các tội nghiêm trọng về ktế
• Đã bị kết án về các tội khác mà chưa bị xoá án
Trang 4• Đã từng là thành viên HĐQT hoặc Tổng GĐ của một cty đã bị phá sản, trừ các trường hợp quy định tại PL về phá sản
• Đã từng là đại diện theo PL của 1 cty đã bị đình chỉ hoạt động do vi phạm PL nghiêm trọng
• Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh , chị, em ruột của thành viên HĐQT, Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ, Ban kiểm soát không được là thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng của cùng 1 TCTD
10/ Chỉ có NH và các TCTD phi NH mới được quyền thực hiện hoạt động NH?
Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp TD và cung ứng các dịch vụ thanh toán NH được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh
có liên quan, còn TCTD phi NH phạm vi hoạt động bị hạn chế ,thu hẹp, đó là
TCTD phi NH được thực hiện 1 số hoạt động NH như nội dung kinh doanh không thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán
11/ Tất cả các TCTD được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ VN đều được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức?
NH được nhận tiền gửi của các TCTD, cá nhân và các TCTD khác TCTC phi NH được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN Đối với chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo các quy định của Thống đốc NHNN về đối tượng gửi tiền, kì hạn và mức huy động tối đa, phù hợp với cam kết quốc tế mà VN tham gia
12/ Tất cả các TCTD đều có thể vay vốn của NHNN?
Theo Đ30 LNH thì TCTD là NH được vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn Trong trường hợp đặc biệt khi được thủ tướng CP chấp thuận NHNN cho vay đối với TCTD tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất
an toàn cho hệ thống các TCTD NHNN
Trang 513/ Khái niệm ngoại hối, hoạt động ngoại hối.
Ngoại hối bao gồm:
• Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ)
• Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm Séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
• Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công
ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
• Vàng thuộc dự trữ ngoại hối NN, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ VN
• Đồng tiền của nước CHXHCNVN trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ VN hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế
Khái niệm hoạt động ngoại hối: hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú,
người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ VN, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác có liên quan đến ngoại hối
Trang 6NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI 1/ Nguồn vốn vay nợ của CP được sử dụng để đảm bảo họat động thường
xuyên của các cơ quan quản lý hành chính NN.
SAI Khoản 2 điều 8 Luật ngân sách năm 2002 quy định nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ sử dụng vào mục đích phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn
2/ Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách.
SAI Là khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh được giao (khoản 4 Mục II Thông tư số
59/2003/TT-BTC)
3/ Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.
SAI Khoản thu 100% của ngân sách địa phương sẽ có những khoản thu 100% của
NS tỉnh, khoản thu 100% NS huyện và 100% ngân sách xã vấn đề phân chia này sẽ
do HĐND tỉnh quyết định trên cơ sở những nguyên tắc chung về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp địa phương nhằm tạo điều kiện cho các địa
phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
4/ Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP.
SAI Khoản thu từ thuế giá trị gia tăng còn là khoản thu thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu (điểm a khoản 1 điều 30 LNS) Các khoản thu phân chia tỷ lệ % giữa NSTW và ngân sách địa phương đó là khoản thu phát sinh trên địa bàn NS địa phương, địa phương được giữ lại một phần theo tỷ lệ nhất định phần còn lại phải nộp cho NSTW
5/ Kết dư NSNN hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ NN theo qui định của Pháp luật NS hiện hành.
Trang 7SAI Điều 63 LNS năm 2002 quy định: “Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào thu ngân sách năm sau Kết dư ngân sách các cấp khác ở địa phương được chuyển vào thu ngân sách năm sau”
6/ Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm ngân sách.
SAI Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định: “Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước”
7/ Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi NSNN.
SAI Khoản 2 Điều 8 Luật NS năm 2002 quy định: “Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn”
8/ Việc lập phê chuẩn dự toán NSNN do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
là QH thực hiện.
SAI Khoản 2 Điều 20 LNN năm 2002 quy định nhiệm vụ Chính Phủ: “Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần
thiết”
9/ Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải được QH thông qua trước ngày 15/11 của năm trước.
SAI Khoản 4 Điều 45 LNN năm 2002 quy định: “Trong trường hợp dự toán ngân
Trang 8sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định”
10/ UBND là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán NSNN cấp mình.
SAI Là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp (khoản 1 Điều 25 LNN năm 2002)
11/ Các đơn vị dự toán NS được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị.
SAI Điều 63 LNS năm 2002 quy định: “Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào thu ngân sách năm sau Kết dư ngân sách các cấp khác ở địa phương được chuyển vào thu ngân sách năm sau”
12/ Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai.
SAI Khoản 2 Điều 9 Luật NN năm 2002 quy định: “…Quỹ dự trữ tài chính được
sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; trường hợp đã sử dụng hết dự phòng ngân sách thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định của Chính phủ nhưng tối đa không quá 30% số dư của quỹ Mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp do Chính phủ quy định”
13/ HĐND các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
SAI Điều 11 Pháp lệnh số 38/2001/PL UBTVQH10 ngày 28/8/2001 về phí và lệ phí quy định: “Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu phí, lệ phí được phân cấp do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”
Trang 914/ Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành NSNN.
SAI Chỉ có Thủ tướng Chính phủ và UBND giao dự toán ngân sách cho các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương mới có thẩm quyền cao nhất Điều 51 LNN năm 2002 quy định: “ Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan, tổ chức, đơn
vị được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách có thể điều chỉnh dự toán ngân sách cho đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực được giao, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao ngân sách, không tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao”
15/ Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những
khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng.
SAI Khoản 1 Điều 9 LNN năm 2002 quy định: “Dự toán chi ngân sách trung ương
và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán”
16/ Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN.
SAI Khoản 1 và khoản 3 Điều 54 LNN năm 2002 quy định: “Chỉ cơ quan tài
chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm
vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà
nước…Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”
17/ Tất cả các khoản thu NSNN đều phải tập trung vào kho bạc NN.
ĐÚNG khoản 3 Điều 54 LNN năm 2002 quy định: “Toàn bộ các khoản thu ngân
Trang 10sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”
18/ Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN.
SAI Khoản 1 Điều 54 LNN năm 2002 quy định: “Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước”
19/ Tất cả các cơ quan NN đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi
NSNN.
ĐÚNG Tất cả các cơ quan nhà nước sử dụng nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao điều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi ngân sách nhà nước Khoản 2 điều 2 LNN năm 2002 quy định: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”
20/ Bộ trưởng bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách trung ương.
SAI Điểm đ khoản 3 Điều 58 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định: “Thủ tướng Chính phủ (đối với ngân sách trung ương), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách địa phương) quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cấp mình để xử lý cân đối ngân sách…”
21/ Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính có thể là hành vi tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ.
SAI Khách thể của quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước
22/ Quĩ dự trữ tài chính của trung ương được trích lập từ năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách trung ương.
SAI Điều 63 LNS năm 2002 quy định: “Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách