CHƯƠNG 9 LUẬTTÀICHÍNHVÀLUẬTNGÂNHÀNG I. LUẬTTÀICHÍNH 1. Khái niệm Luậttàichính a. Đối tường và phương pháp điều chỉnh của Luậttàichính Đối tượng điều chỉnh của Luậttàichính là những quan hệ phát sinh gắn liền với việc hình thành và quản lý, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ nhất định như: quỹ ngân sách nhà nước, quỹ của doanh nghiệp, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Luậttàichính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là: Phương pháp mệnh lệnh: thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luậttài chính, một bên nhân danh nhà nước có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia phải thực hiện những hành vi nhất định như trong quan hệ thu nộp thuế, cấp phát kinh phí. Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: thể hiện các chủ thể tham gia trong quan hệ tàichính bình đẳng về địa vị pháp lý. Sự bình đẳng thể hiện ở quyền và nghĩa vụ tàichính mà các bên phải thực hiện hoặc trong trường hợp các bên không phải thực hiện nghĩa vụ và thể hiện quyền tự quyết định trong khuôn khổ pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luậttàichính như các quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối nguồn tàichính do các tổ chức kinh tế tạo ra trong quá trình hình thành, sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội. b. Định nghĩa Luật tàichínhLuậttàichính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dựng các quỹ tiền tệ của các chủ thể thực hiện hoạt động phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. 2. Một số chế định cơ bản của Luậttàichính a, Chế định ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội ở mỗi quốc gia, đối với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước là một công cụ tàichính để huy động các nguồn tàichính trong xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quản lý và điều tiết vĩ mô nên kinh tế xã hội. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước (Điều 1 Luậtngân sách nhà nước 2002). Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn với quyền hạn và trách nhiệm. Ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách nhà nước trung ương vàngân sách nhà nước địa phương. Chế định ngân sách nhà nước là một chế định cơ bản của Luậttài chính, là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, quản lý và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, quan hệ trong quá trình lập, chấp hành phê chuẩn và quyết toán ngân sách nhà nước. Bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật cụ thể: - Nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước về lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước. - Nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thu ngân sách nhà nước. - Nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động phân phối vốn ngân sách nhà nước từ quỹ ngân sách nhà nước. - Nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương vàngân sách địa phương. Ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu của các chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, bao gồm: các khoản thu mang tính chất thuế, phí, lệ phí; các khoản thu mang tính chất ngoài thuế, phí, lệ phí như thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thu từ bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước. b, Chế định thuế Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù nhà nước và pháp luật. - Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. - Thuế là khoản nộp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, không mang tính chất đối giá và không hoàn trả trực tiếp. Điều 80 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật”. Điều 22 Hiến pháp 1992 quy định “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước”. Mặt khác, bất kỳ một nhà nước nào muốn duy trì sự tồn tạivà hoạt động của mình đều phải có trong tay mình những cơ sở vật chất nhất định “thuế khoá là bầu sữa của chính phủ” để từ đó nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Sự tồn tạivà phát triển của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung, đặc điểm của thuế. Do đó, cơ cấu và nội dung của cả hệ thống pháp luật thuế và từng Luật thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, cải tiến và đổi mới kịp thời nhằm thích hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Đồng thời phải tổ chức bộ máy phù hợp, đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về thuế đã được nhà nước ban hành trong từng thời kỳ. Như vậy, thuế là một khoản nộp bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật không mang tính chất đối giá và không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay ban hành dưới hình thức thuế trực thu bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài và thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ quan quản lý thu thuế là hệ thống cơ quan thuế, cơ quan hải quan trong việc quản lý đối tượng nộp thuế, ra thông báo nộp thuế và đôn đốc đối tượng nộp thuế, và kho bạc nhà nước thực hiện chức năng thu và quản lý các khoản thu thuế. c, Chế định bảo hiểm thương mại Đề ngăn ngừa và khắc phục những rủi ro xảy ra trong đời sống kinh tế xã hội, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp phòng ngừa, biện pháp cứu trợ, biện pháp bảo hiểm. Căn cứ vào phương thức hình thành tính chất và mục đích sử dụng các loại quỹ bảo hiểm tập trung mang tính cộng đồng mà người ta phân loại 2 hình thức bảo hiểm là bảo hiểm không mang tính kinh doanh và bảo hiểm thương mại là hai hình thức chủ yếu: - Bảo hiểm không mang tính kinh doanh là một loại hình bảo hiểm do nhà nước thực hiện để nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, đặt dưới sự bảo trợ không mang tính chất kiếm lời bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi. - Bảo hiểm thương mại là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở lập quỹ bảo hiểm từ nguồn phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm đóng góp và được sử dụng để bồi thường, chi trả cho các trường hợp thuộc diện bảo hiểm. Chế định bảo hiểm thương mại là một trong những chế định quan trọng của Luậttài chính, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quan hệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, pháp luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh ba nhóm quan hệ cơ bản sau: Nhóm thứ nhất: Các quy phạm pháp luật quy định địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh bảo hiểm là các doanh nghiệp bảo hiểm. Loại quy phạm pháp luật này chứa ở các loại nguồn như: Luật kinh doanh bảo hiểm, các luật về doanh nghiệp. Nhóm thứ hai: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhóm thứ ba: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh bảo hiểm bao gồm: thu nộp phí bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Các quy phạm pháp luật loại này chứa đựng chủ yếu ở luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bảo hiểm thương mại là một quan hệ kinh doanh được thiết lập trên cơ sở hợp đồng bình đẳng thỏa thuận giữa một bên là doanh nghiệp bảo hiểm và một bên là các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. - Bên bảo hiểm là các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm với tư cách là một bên trong quan hệ pháp luật bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm với tư cách là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện việc thu phí bảo hiểm và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra. - Bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) là các tổ chức cá nhân có nhu cầu bảo hiểm hoặc có nghiệp vụ tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật là một bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm thương mại. - Tất cả tổ chức cá nhân có thể trở thành chủ thể của hợp đồng bảo hiểm thương mại mà không phụ thuộc vào họ có tư cách pháp nhân hoặc không, các tổ chức trong nước hay ngoài nước. Bên mua bảo hiểm có thể vì lợi ích của mình hoặc của người khác. Khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm nộp cho doanh nghiệp gọi là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định tuỳ theo từng chế độ bảo hiểm cụ thể. Bảo hiểm thương mại gồm bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tài sản. II. LUẬTNGÂNHÀNG 1. Khái niệm Luậtngânhàng a. Đối tường và phương pháp điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của Luậtngânhàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngânhàng trong nền kinh tế. Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngânhàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngânhàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngânhàng của các tổ chức khác. Phương pháp điều chỉnh của Luậtngânhàng là phương pháp tác động bình đẳng, thỏa thuận. b. Định nghĩa Luật ngânhàngLuậtngânhàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngânhàng của các tổ chức khác. 2. Một số chế định cơ bản của Luậtngânhàng a, Chế định cho vay của các tổ chức tín dụng Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi. Hoạt động cho vay của ngânhàng với các khách hàng được thực hiện thông qua hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận chung bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm. Chủ thể của hợp đồng tín dụng bao gồm bên cho vay (tổ chức tín dụng) với bên vay (tổ chức cá nhân có đủ những điều kiện do luật định). Các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay bao gồm: (1) Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngânhàng nhà nước cấp; 2 Có điều lệ do Ngânhàng nhà nước chuẩn y; 3 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; 4 Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng. Các điều kiện chủ thể đối với bên vay là các pháp nhân, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân bao gồm: - Có năng lực pháp luậtvà năng lực hành vi dân sự. Đối với các tổ chức (pháp nhân hay tổ chức không phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác) còn phải có người đại diện hợp pháp có năng lực và thẩm quyền đại diện; - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Ngoài điều kiện chung là năng lực chủ thể, tổ chức và cá nhân muốn vay vốn của các tổ chức tín dụng còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng đối với từng chế độ cho vay cụ thể. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể cho vay có thể dưới hình thức có bảo đảm bằng tài sản hoặc khồn có bảo đảm bằng tài sản do chính các chủ thể thẩm định, lựa chọn khách hàngvà quyết định. b, Chế định bảo lãnh ngânhàng Ở Việt Nam, theo khoản 12, Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng thì bảo lãnh ngânhàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Tham gia trong quan hệ bảo lãnh ngânhàng có ba chủ thể tham gia là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Theo Điều 58 Luật các tổ chức tín dụng, bên bảo lãnh tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện theo luật định, bao gồm: ngânhàng thương mại quốc doanh, ngânhàng thương mại cổ phần, ngânhàng liên doanh, chi nhánh ngânhàng nước ngoài, ngânhàng đầu tư phát triển và một số tổ chức tín dụng khác được Ngânhàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, Ngânhàng nhà nước có thể tham gia với tư cách là người bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định. Xét về điều kiện chủ thể, một tổ chức tín dụng chỉ được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện là có tư cách pháp nhân và có người đại diện hợp pháp; được ngânhàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Theo các quy định hiện hành ở Việt Nam, bên nhận bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngânhàng được hiểu là người có quyền thụ hưởng một món nợ do người được bảo lãnh thanh toán từ một nghĩa vụ trong các hợp đồng (chẳng hạn, hợp đồng về xây dựng cơ bản, hợp đồng tín dụng, .) hay các nghĩa vụ thanh toán ngoài hợp đồng (chẳng hạn, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, .). Khi tham gia hợp đồng bảo lãnh với các tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh phải thỏa mãn những điều kiện chủ thể do pháp luật quy định nhằm góp phần đảm bảo sự hữu hiệu của hợp đồng. Các điều kiện đó bao gồm: có năng lực pháp luậtvà năng lực hành vi dân sự. Đối với người bảo lãnh là một tổ chức thì tổ chức đó phải có người đại diện hợp pháp có đủ năng lực và thẩm quyền; có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một nghĩa vụ cần được bảo đảm. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu. 2. Phân tích chủ thể của hợp đồng tín dụng. Lấy ví dụ minh hoạ. . CHƯƠNG 9 LUẬT TÀI CHÍNH VÀ LUẬT NGÂN HÀNG I. LUẬT TÀI CHÍNH 1. Khái niệm Luật tài chính a. Đối tường và phương pháp điều chỉnh của Luật tài chính Đối. theo luật định, bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng