Các thuốc đông dược bị đình chỉ năm 2003

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình đăng ký thuốc đông dược năm 2003 và kinh doanh thuốc đông dược tại một số nhà thuốc thuộc quận đống đa thành phố hà nội (Trang 35)

Năm 2003 có 53 thuốc bị đình chỉ lưu hành theo quyết định của Bộ Y tế. Trong đó có 3 thuốc đông dược, các thuốc đó là:

Thuốc thang Song long tứ đại bố của Công ty CPDL TW2 sản xuất Siro bổ phế chỉ khái lộ của Công ty Dược Ninh Bình sản xuất, Hoàn Mềm tư âm bổ thận hoàn của Công ty DLTW2 sản xuất.

Nhận x é t : Tỷ lệ thuốc đông dược bị đình chỉ thấp.

3.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH THUỐC ĐÔNG DƯỢC TẠI MỘT s ố NHÀ

THUỐC THUỘC QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI

3.2.1 Cơ cấu mặt hàng thuốc đông dược: 3.2.-/.Ì Dang bào chếthuốc đôrỵI dươc

Dạng bào chế của thuốc đông dược khá đa dạng và phong phú. Để dễ nghiên cứu chúng tôi chia thành những nhóm như sau:

- Dạng dung dịch - Dạng viên - Dạng chè

- Dạng khác: gồm những dạng còn lại.

Bảng 3.10 Tỷ lệ của từng dạng bào chê trong tổng sô thuốc đông dược. Đơn vị tính :% Chỉ tiêu Gía trị trung bình Dạng bào chế Dạng dung dịch 33,57±0,91 Dạng viên 36,28±0,97 Dạng chè 13,55±0,59

Nhận xét

Dạng viên là một trong những dạng có tỷ lệ nhiều nhất. Trong nhóm thuốc dạng viên gồm có: viên nén, hoàn cứng, hoàn mềm, viên nang. Trong các dạng viên thì viên nén và viên hoàn cứng là phổ biến và có số lượng mặt hàng nhiều nhất. Khi hỏi về dạng bào chế nào trong các dạng viên có số lượng mặt hàng nhiều nhất thì có 82/138 nhà thuốc trả lời: viên nén và 56/138 nhà thuốc trả lời: viên hoàn cứng.

Viên nén là dạng bào chế điển hình cho các dạng bào chế hiện đại. Dạng này có ưu điểm gọn, nhẹ, độ ổn định cao, tuổi thọ dài, dễ vận chuyển, bảo quản, dễ đầu tư sản xuất lớn và rất tiện lợi khi sử dụng. Hiện nay, các cơ sở sản xuất thuốc đông dược trong nước đang có xu hướng hiện đại hóa các thuốc YHCT, do vậy dạng nén là một trong những dạng được các nhà sản xuất hướng tớ i.

Nếu như viên nén là dạng bào chế điển hình cho các dạng bào chế hiện đại thì dạng viên hoàn là dạng bào chế điển hình cho dạng bào chế truyền thống, dạng này có ưu điểm là kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp rất phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ. Hiện nay phương pháp sản xuất viên hoàn cứng đã được cải tiến, phương pháp mới cho phép sản xuất hoàn cứng ở quy mô lớn, bởi vậy các doanh nghiệp lớn cũng đang chú ý vào sản xuất dạng này, điển hình là Traphaco.

Dạng dung dịch cũng là dạng có tỷ lệ mặt hàng khá lớn trong các dạng bào chế. Trong dạng dung dịch bao gồm có nhiều dạng như si- rô, rượu thuốc, thuốc nước... Khi hỏi về dạng bào chế lỏng nào có số lượng mặt hàng nhiều nhất trong các thuốc dạng dung dịch thì có 74/138 nhà thuốc trả lời là si- rô và 64/138 nhà thuốc trả lời là thuốc nước. Siro là những chế phẩm lỏng, sánh trong đó đường chiếm tỷ lệ cao khoảng 56 - 64% được điều chế bằng cách hoà tan dược chất, dung dịch dược chất trong Siro đó hoặc hoà tan đường trong dung dịch dược chất, dùng để uống. Dạng Siro có nhiều ưu điểm, ngoài những ưu điểm

của hoạt chất, dễ uống, rất phù hợp với trẻ em, và vì có hàm lượng đường lớn nên nó có thể chống được vi khuẩn, nấm mốc. Chính bởi những ưu điểm trên nên dạng Siro khá phổ biến. Hiện nay có một số thuốc si- rô đang được bán rất chạy ở các nhà thuốc như si- rô bổ phế chỉ khái lộ, si- rô ho ma hạnh của đông dược Phúc Hưng.

Thuốc nước cũng là dạng có khá nhiều mặt hàng, dạng thuốc nước tương đối dễ sản xuất, yêu cầu kỹ thuật không cao và ít gây ra tai biến.

+ Bên cạnh hai dạng nói trên, dạng trà cũng chiếm một số lượng đáng kể. Dạng trà có 2 loại trà tan và dạng trà túi lọc (dùng bằng cách hãm với nước nóng). Các dạng trà có thể sử dụng làm nước uống hàng ngày nên dạng này cũng khá phổ biến.

+ Trong cơ cấu dạng bào chế của thuốc đông dược được đăng ký năm 2003, thuốc dạng viên có số lượng nhiều nhất (chiếm 40,2 %), trong các thuốc dạng viên thì nhiều nhất là viên nén (15,4%), tiếp theo là hoàn cứng (10,6%). Thuốc dung dịch có số lượng đăng ký nhiều thứ 2 (30,4%), trong thuốc dung dịch thì dạng thuốc nước chiếm tỷ lệ nhiều nhất (15,7%), si- rô cũng chiếm một lượng khá lớn (4,6 %). So sánh với kết quả vừa nghiên cứu thì thấy cơ cấu dạng bào chế thuốc đông dược được đăng ký phù hợp với cơ cấu dạng bào chế thuốc đông dược trong nhà thuốc

3.2.Ì.2. Thuốc đôriỉỉ dươc nước ngoài

Bảng 3.10 Tỷ lệ thuốc đông dược nước ngoài

tiêu Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ% 0 -> 5 92 66,7 5 -> 10 44 31,8 > 10 2 1,4

- Tỷ lệ % mặt hàng thuốc nước ngoài trong tổng số thuốc đông dược tại các nhà thuốc tập trung nhiều nhất trong khoảng 0- >5% (chiếm 66,7%). Trung

bình là 5- >10% và số nhà thuốc có tỷ lệ mặt hàng thuốc đông dược lớn hơn 10% rất ít. Trong các thuốc đông dược nước ngoài thì phần lớn là thuốc của Trung Quốc, phần nhỏ còn lại là thuốc của Triều Tiên (chủ yếu là sâm ở các dạng bào chế khác nhau), Nhật bản và một số nước khác... Nhìn chung thuốc đông dược ở trong nhà thuốc chủ yếu là thuốc trong nước với nhiều thương hiệu uy tín như Traphaco, Phúc Hưng, OPC, Đông Nam dược Bảo Long...

Theo kết quả nghiên cứu ở Phần I thì số lượng thuốc đông dược nước ngoài được đăng ký năm 2003 là 2 thuốc (trong khi thuốc đông dược trong nước là 312). Từ các kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng thuốc đông dược Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước.

3.2.7.3. Các nhóm thuốc đông_ dươc trong nhà thuốc.

Bảng 3.11 Các nhóm thuốc đỏng dược trong nhà thuốc

Đơn vị tính % Chỉ tiêu Nhóm thuốc Giá trị trung bình Hô hấp 41,01 ±1.82 Bổ - Tăng lực 24.42 ±1.30 Nhóm khác 33.80 ±1,66

Thuốc hô hấp chiếm tỷ lệ nhiều nhất ( 40,00% ) trong tổng số thuốc đông dược. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí cao, khí hậu thay đổi liên tục theo mùa. Bởi vậy tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp rất cao. Từ xa xưa khi chưa có thuốc tân dược thì bệnh này được chữa trị chủ yếu bằng các thuốc đông dược, do đây là bệnh phổ biến nên các bài thuốc chữa bệnh về đường hô hấp rất nhiều. Cho đến nay các bài thuốc đó vẫn còn giữ nguyên giá

trị. Bởi những nguyên nhân trên nên thuốc đông dược chữa bệnh hô hấp rất nhiều.

+ Theo học thuyết của Đông y thì nguyên nhân gây ra bệnh là do sự mất cân bằng về âm - dương. Nguyên tắc điều trị bệnh là tạo ra sự cân bằng về âm - dương. Một số các phương pháp tạo lập lại cân bằng cho cơ thể đó là "Hư thì bổ". Với phương châm chữa bệnh như trên thuốc đông y có xu hướng bồi bổ cho cơ thể, tạo ra "nội lực" để đẩy lùi bệnh tật. Chính bởi vậy nên thuốc bổ đông dược có nhiều mặt hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong các thuốc còn lại thường gặp các nhóm thuốc sau (tuy rằng số lượng của nó không nhiều)

* Nhóm thuốc Tiêu hoá

* Nhóm thuốc Thanh nhiệt giải độc * Nhóm thuốc Xương khớp, giảm đau * Nhóm thuốc dùng ngoài

* Nhóm thuốc phụ khoa.

3.2.2 Tỷ lệ mặt hàng thuốc đông dược:

Bảng 3.12 Tỷ lệ mặt hàng thuốc đỏng dược trong tổng sô thuốc của nhà thuốc

~~ Chỉ tiêu Tỷ lệ mặt hàng(%) Tần suất Tỷ lệ % (n=138) 0- >5 2 1,4 5->10 5 3,6 10->15 30 21,7 15->20 78 56,5 20- >25 17 12,3 25->30 3 2,2 30- >40 2 “ ... 1,4... ' ... 0,7

Nhận xét

Số nhà thuốc có tỷ lệ mặt hàng thuốc đông dược nằm trong khoảng 15- >20 % chiếm tỷ lệ nhiều nhất (56,5%), có 30 nhà thuốc(chiếm 21,7%) có số mặt hàng đông dược chiếm tỷ lệ 10- >15%, 12,3 % số nhà thuốc được khảo sát có tỷ lệ mặt hàng đông dược nằm trong khoảng 10- >15%. Số lượng nhà thuốc có tỷ lệ mặt hàng đông dược >25% chỉ chiếm 4,3%.

Theo kết quả phân tích của phần 1 thì tỷ lệ mặt hàng thuốc đông dược so với tổng số thuốc đăng ký chiếm 20,1 %. Hai kết quả trên cho thấy tỷ lệ thuốc đông dược so với tổng số thuốc sản xuất còn thấp.

3.2.3 Vốn thuốc đông dược:

Bảng 3.13 Tỷ lệ vốn lưu động thuốc đông dược (so với tổng sô vốn của nhà thuốc)

Chỉ tiêu Tỷ lệ vốn(%) Tần suất Tỷ lệ % (n=138) 0- >5 3 2,2 5->10 15 10,8 10->15 83 60,1 15- >20 23 16,7 20- >25 7 5,1 25- >30 4 2,4 30- >35 1 0,7 >35 2 1,4

3.2.4 Tỷ suất lọi nhuận vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn được xác định bởi công thức sau:

l n'

LN: lợi nhuận Vlđ: vốn lưu động

Lợi nhuận ở đây là lợi nhuận gộp

Vlđ ở đây được hiểu là giá vốn hàng bán

Bảng 3.14

Nhận xét

Tỷ lệ lãi/vốn phổ biến của thuốc đông dược vào khoảng 10- >15% (chiếm 73,2%). Theo đánh giá chung thì tỷ lệ lãi/vốn của thuốc mặt hàng thuốc không vượt quá 10- >15%. Qua đó nhận thấy rằng thuốc đông dược là nhóm thuốc có tỷ suất lợi nhuận khá cao.

3.2.5 Tác động của quảng cáo đến nhu cầu sử dụng thuốc

Nhu cầu sử dụng thuốc nói chung và thuốc đông dược nói riêng bị tác động bởi nhiều yếu tố. Quảng cáo là một trong những yếu tố mà các công ty thường sử dụng để tác động lên nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm của công ty. “Sau mỗi đợt quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng về một sản

hỏi này dùng để xác định ảnh hưởng trên thực tế của quảng cáo tới nhu cầu sử dụng thuốc đông dược kết quả thu được như sau:

Bảng 3.15 Tác động của quảng cáo đến nhu cầu sử dụng thuốc đông dược

Chỉ tiêu Kết quả trả lời Tần suất Tỷ lệ % Tăng rất nhiều 11 9,8 Tăng nhiều 30 26,8 Có tăng 81 72,3 Không tăng 0 0 Nhận xét

Trong 138 phiếu khảo sát chỉ có 112 nhà thuốc trả lời câu hỏi này, trong đó 81 nhà thuốc(chiếm 48,2%) cho biết lượng bán ra có tăng ,30 nhà (chiếm 26,8%) cho biết lượng bán ra tăng nhiều ,11 nhà cho biết lượng bán ra tăng rất nhiều.

Qua đó nhận thấy rằng quảng cáo có ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu sử dụng thuốc.

PHẦN 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

KẾT LUẬN

- Tinh hình đăng ký thuốc đông dược năm 2003

+ Số lượng thuốc đông dược đăng ký của các cơ sở sản xuất thấp, cơ sở có

nhiều thuốc đông dược được đăng ký nhất cũng chỉ có 15 thuốc. Trong các cơ sở

đăng ký sản thuốc đông dược có tới 2/3 cơ sở chỉ đăng ký 1 hoặc 2 thuốc.Trong đó có 44,2 cơ sở đăng ký sản xuất 1 thuốc, 18,3 cơ sở đăng ký sản xuất 2 thuốc. Trong khi số cơ sở đăng ký sản xuất trên 6 thuốc chỉ chiếm 7,7%

+ Tỷ lệ thuốc đông dược so với tổng số thuốc trong nước đăng ký sản xuất chiếm 20,1%. Các công ty cổ phần có lượng thuốc đăng ký nhiều nhất (104 thuốc), các tổ hợp sản xuất có tỷ lệ thuốc đông dược trên tổng số thuốc đang ký là nhiều nhất (100%). Trên thực tế các cơ sở này chủ yếu sản xuất thuốc đông dược, các công ty liên doanh không đăng ký sản xuất đông dược.

+ Trong các nhóm thuốc đông dược được đăng ký nhóm thuốc bổ chiếm tỷ lệ nhiều nhất 20,8%, trong đó 12,7% là thuốc bổ dương- khí, 8,1 % là thuốc bổ âm huyết, thuốc dùng ngoài có số lượng đăng ký nhiều thứ 2 (chiếm 15,9%). Ngoài ra một số nhóm như điều kinh an thai (9,7%), chữa bệnh về phế (9,1%), thanh nhiệt giải độc (11%) cũng có số lượng đăng ký khá lớn. Sự phân bố số lượng thuốc đăng ký trong các nhóm thuốc không đồng đều, phần lớn thuốc đăng ký tập trung vào các nhóm trên.

+ Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong tổng số thuốc đông dược được đăng ký rất thấp, phần lớn thuốc thiết yếu dược đăng ký bởi các doanh nghiệp nhà nước.

+ Tuổi thọ của thuốc đông dược được đăng ký tương đối ngắn phần lớn có tuổi thọ 24 tháng(chiếm 65,4%), nhũng thuốc có hạn dùng trên 36 tháng chỉ chiếm 1,3%-

+ Tỷ lệ thuốc đăng ký lại khá lớn (26%), tỷ lệ thuốc nước ngoài trong tổng số thuốc đông dược được đăng ký khá thấp (0,6%). Tỷ lệ thuốc đông dược trong tổng số thuốc đăng ký là 5,7%.

+ Các dạng bào chế thuốc đông dược đăng ký khá đa dạng và phong phú. Các dạng có số lượng đăng ký nhiều nhất là viên nén, thuốc nước, hoàn cứng, viên nang.

- Tinh hình kinh doanh thuốc đông dược tại các nhà thuốc

+ Cơ cấu dạng bào chế của thuốc đông dược tại các nhà thuốc tương tự cơ cấu thuốc đông dược được đăng ký năm 2003.

Nhìn chung dạng bào chế thuốc đông dược tại các nhà thuốc cũng khá phong phú. Trong các dạng bào chế thì dạng viên và dạng dung dịch là phổ biến và chiếm số lượng nhiều nhất.Trong các dạng viên thì nhiều nhất là viên nén và viên hoàn cứng. Trong các thuốc dạng dung dịch thì nhiều nhất là si- rô và thuốc nước có số lượng mặt hàng nhiều nhất.

+ Thuốc đông dược nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp, trong 138 nhà thuốc được khảo sát, 92 (chiếm 66,7%) nhà thuốc có tỷ lệ mặt hàng đông dược nước ngoài dưới 5%, 44 nhà (chiếm 31,8%) có tỷ lệ mặt hàng đông dược nước ngoài từ 5- >10%. Chỉ có 2 nhà thuốc có tỷ lệ mặt hàng đông dược nước ngoài lớn hơn

10%.

- Phần lớn thuốc đông dược trong nhà thuốc là thuốc bổ và thuốc hô hấp, trong đó thuốc hô hấp chiếm khoảng 40%, thuốc bổ chiếm 24,89%

+ Tỷ lệ mặt hàng thuốc đông dược tương đối ít, có 60,1% nhà thuốc được khảo sát có tỷ lệ vốn thuốc đông dược chiếm 10- >15% so với tổng vốn của nhà thuốc, 16,7% có vốn thuốc đông dược chiếm 15- >20%, 10,8% nhà thuốc có tỷ

lệ vốn thuốc đông dược từ 5- >10%. Chỉ có 2,1% nhà thuốc có tỷ lệ vốn đông dược chiếm trên 20%

+ Tỷ suất lợi nhuận thuốc đông dược khá cao, thông thường tỷ lệ lãi trên vốn nằm trong khoảng 10- >15%

ĐỂ XUẤT

- Các tổ hợp, cá nhân sản xuất thuốc chiếm vị trí khá quan trọng trong sản xuất, kinh doanh thuốc đông dược. Tuy rằng số lượng nhiều nhưng manh mún, khó khăn trong việc phát triển một cách hệ thống, các cơ sở nhỏ này có ưu thế là có tính năng động cao dễ có những thay đổi để thích ứng với cơ chế thị trường, nhưng do thiếu nhân lực, công nghệ nên khó có bước nhảy vọt nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước , bởi vậy Nhà nước cần có chính sách thích hợp đề duy trì và phát triển nhũng cơ sở này.

- Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong tổng số thuốc đông dược được đăng ký còn thấp, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sản xuất các thuốc này để phục vụ cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân

- Một trong những vấn đề bức bách hiện nay là công tác tiêu chuẩn hoá bao gồm cả dược liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Cần đầu tư thích đáng, ít nhất để trong một thời gian ngắn phải phù hợp với các tiêu chuẩn trong khu vực và tiến tới phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế.

- Trong thời gian qua giá thuốc tân dược cũng như đông dược có nhiều biến động, ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế xã hội. Nhà nước cần có biện pháp thích hợp để tránh tình trạng tương tự trong thời gian tới. Cần xây dựng phương án thích hợp cho giá thuốc của Việt Nam,

hiện đại người ta chia cạnh tranh theo các mức độ cạnh tranh về giá sản phẩm, cạnh tranh về dịch vụ cung cấp bảo hành sản phẩmvà cao nhất là cạnh tranh về

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình đăng ký thuốc đông dược năm 2003 và kinh doanh thuốc đông dược tại một số nhà thuốc thuộc quận đống đa thành phố hà nội (Trang 35)