TÀI LIỆU LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

5 1.5K 8
TÀI LIỆU LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiến thức cơ bản nhất của môn LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG giúp cho các bạn học tốt môn này. Kiến thức cơ bản nhất của môn LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG giúp cho các bạn học tốt môn này. Kiến thức cơ bản nhất của môn LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG giúp cho các bạn học tốt môn này.

1. Khái niệm là gì? Cấu trúc logic của khái niệm. Mối quan hệ giữa các khái niệm. TL: Khái niệm là một hình thức tư duy của con người, phản ánh những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của sự vật và hiện tượng trong thế giới kquan. Cấu trúc logic của khái niệm (khái niệm là một chỉnh thể bao gồm 2 mặt): - Nội hàm: là toàn bộ những dấu hiệu cơ bản – thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng được phản ánh trong khái niệm. - Ngoại diên: là toàn bộ những đối tượng (sự vật, hiện tượng) có cùng những dấu hiệu cơ bản – thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. Mối tương quan giữa nội hàm – ngoại diên của khái niệm: Nội hàm và ngoại diên có tương quan mật thiết với nhau theo tỉ lệ nghịch. Nghĩa là, nếu nội hàm của khái niệm càng rộng thì ngoại diên càng hẹp và ngược lại (lượng thông tin về sự vật chứa trong khái niệm càng nhiều thì lớp sự vật càng ít). VD: Câu 1: Sinh Viên Việt Nam . Nội hàm : Nội dung ngắn (hẹp). Ngoại diên : Rộng - Phạm vi xét là nước Việt Nam. Câu 2 : Sinh Viên Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Nội hàm : Nội dung chi tiết hơn dài hơn rõ ràng hơn (rộng). Ngoại diên : Phạm vi xét bị thu hẹp lại đó là trường ĐH. KHTN. Mối quan hệ giữa các khái niệm: - Quan hệ đồng nhất: là qhệ giữa những k/niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau và nội hàm thì phù hợp với nhau. VD: - Quan hệ phụ thuộc: là qhệ giữa những k/niệm mà ngoại diên và nội hàm của khái niệm này chì là một bộ phận thuộc ngoại diên và nội hàm của khái niệm kia. VD: - Quan hệ ngang hàng: là qhệ giữa những k/niệm mà ngoại diên của chúng chỉ là những bộ phận thuộc ngoại diên của cùng một khái niệm. VD: - Quan hệ tách rời: là qhệ giữa những k/niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau và nội hàm cùa chúng loại trừ nhau. VD: - Quan hệ giao nhau: là qhệ giữa những k/niệm mà ngoại diên của chúng chỉ có một phần trùng nhau, nội hàm của chúng không loại trừ nhau. VD: - Quan hệ mâu thuẫn: là qhệ giữa hai k/niệm mà cái này phủ định cái kia, trong đó có nội hàm của 1 k/niệm là được biết chính xác. VD: - Quan hệ đối lập: là qhệ giữa hai k/niệm về nội hàm thì trái ngược nhau nhưng lại cùng nằm trong ngoại diên của 1 loài (loại k/niệm). VD: 2. Định nghĩa khái niệm? Cấu trúc định nghĩa khái niệm và các quy tắc định nghĩa khái niệm. TL: Định nghĩa khái niệm là thao tác logic tách 1 svật cần định nghĩa ra khỏi svật tiếp cận với nó và chỉ rõ thuộc tính bản chất – dấu hiệu cơ bản của nó. Cấu trúc của định nghĩa khái niệm gồm: khái niệm được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa. - Khái niệm được định nghĩa: là khái niệm mà ta phải vạch rõ nội hàm cơ bản của nó ra. - Khái niệm dùng để định nghĩa: là khái niệm có những dấu hiệu chung và cơ bản cấu thành nội hàm của khái niệm được định nghĩa. Mối liên hệ logic giữa khái niệm được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa được thể hiện nhờ từ “là” hay dấu gạch ngang. Các quy tắc định nghĩa khái niệm: - Định nghĩa phải cân đối, nghĩa là ngoại diên của k/niệm được đ/nghĩa và ngoại diên của k/niệm dùng để đ/nghĩa phải bằng nhau. Nếu không bằng nhau sẽ dẫn đến đ/nghĩa quá rộng hay quá hẹp. VD: A=B; A>B; A<B - Định nghĩa không được luẩn quẩn, nghĩa là k/niệm dùng để đ/nghĩa không được lặp lại k/niệm cần được đ/nghĩa. - Định nghĩa phải đầy đủ, nghĩa là phải nêu hết những thuộc tính bản chất của k/niệm. - Định nghĩa ko thể là phủ định. Vì, nếu phủ định thì k khẳng định được khái niệm gì cả. VD: Tròn là k méo. - Định nghĩa phải ngắn gọn rõ ràng, nghĩa là định nghĩa k chứa những thuộc tính có thể suy ra từ thuộc tính khác. 3. Phán đoán là gì? Cấu trúc logic của phán đoán và các loại phán đoán phức hợp. TL: Phán đoán là một hình thức của tư duy, nhờ đó ta có thể nối liền các khái niệm vào với nhau và khẳng định rằng khái niệm này là khái niệm kia hoặc phủ định khái niệm này không phải là khái niệm kia. Vì vậy, mỗi phán đoán có thể đúng hoặc sai, không có phán đoán nào không đúng cũng không sai và không có phán đoán nào vừa đúng lại vừa sai. VD: - Trái đất quay xung quanh mặt trời. - Mọi kim loại đều dẫn điện. Là những phán đoán đúng, vì nó phù hợp với thực tế khách quan. Cấu trúc logic của phán đoán: Mỗi phán đoán có 3 bộ phận: Chủ từ - hệ từ - thuộc từ. - Công thức: S là P hoặc S k là P. Kí hiệu: S:P ; S:~P S (chủ từ): khái niệm về đối tượng của tư tưởng. P (thuộc từ): chỉ thuộc tính của đối tượng tư tưởng. “Là”, “không là” (hệ từ): nối chủ từ và thuộc từ, PĐ khẳng định: “là”; PĐ phủ định: “không là”. Chú ý: chủ từ và thuộc từ của phán đoán đgl thuật ngữ, hạn từ hay danh từ logic. Các loại phán đoán phức hợp: Phán đoán phức hợp là phán đoán do nhiều phán đoán đơn hợp thành bởi từ nối “và”, “hoặc”, “nếu…thì…” và cũng có khi không có từ nối. VD: “Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”. PĐ trên bgồm 2 PĐ thành phần: “Học tập là nghĩa vụ của công dân” “Học tập là quyền lợi của công dân”. Hệ từ logic: “và”./ * Phán đoán liên kết (Phép hội): PĐ liên kết do các PĐ đơn (PĐ thành phần) hợp thành bởi từ nối “và” (có thể thay bằng từ: nhưng, mà, song, cũng, vẫn,…) - Ký hiệu: P^Q - Bảng chân lý phát biểu (bảng gtrị): Khi các PĐ thành phần cùng đúng thì PĐ P và Q đúng. PĐ P và Q sai trong mọi trường hợp khác. - Lập bảng chân lý: VD: Quả đất hình tròn (đ) và xoay xung quanh MT (đ) Chú ý: Không phải bao giờ từ “và” cũng mang ý nghĩa của phép hội. * Phán đoán lựa chọn (phép tuyển): PĐ lựa chọn do các PĐ đơn hợp thành bởi từ nối “hoặc” (có thể thay bằng từ “hay là”, “một là…hai là…”, “có thể”, “tuy…nhưng…”). VD: Anh ở nhà (P) hoặc tôi sẽ đi cùng anh (Q). - Ký hiệu: P v Q. Có hai nghĩa khác nhau: + PĐ lựa chọn gạt bỏ ( tuyển chặt): - Ký hiệu: P v 1 Q (đọc: hoặc P hoặc Q). P Q P^Q Đ Đ S S Đ S Đ S Đ S S S - Bảng chân lý phát biểu: Khi có một PĐ thành phần đúng và PĐ còn lại là sai thì PĐ ‘hoặc P hoặc Q’ đúng. PĐ ‘hoặc P hoặc Q’ sai trong mọi trường hợp# - Lập bảng chân lý: VD: Đây là hình vuông (đ) hoặc hình tròn (s). + PĐ lựa chọn liên hợp (tuyển lỏng): - Ký hiệu: P v 2 Q (đọc: P hoặc Q). - Bảng chân lý phát biểu: Khi các PĐ thành phần cùng sai thì PĐ ‘P hoặc Q’ sai. PĐ ‘P hoặc Q’ đúng trong mọi trường hợp khác. - Lập bàng chân lý: VD: Bạn Hồng là lớp trưởng (đ) hoặc là bí thư chi đoàn (đ). * Phán đoán giả định (phán đoán kéo theo): PĐ giả định do các PĐ đơn (PĐ thành phần) hợp thành bởi từ nối “nếu…thì…” (có thể thay bằng từ “vì”, “bởi”, “cho nên”). VD: Nếu trời mưa (P) thì đường ướt (Q). - Ký hiệu: PQ (đọc: Nếu P thì Q). - Bảng chân lý phát biểu: PĐ ‘nếu P thì Q’ sai khi PĐ tiền đề (ngnhân - csở) đúng còn PĐ kết quả sai. PĐ ‘nếu P thì Q’ đúng trong mọi TH khác. - Lập bảng chân lý: VD: Nếu có lửa (đ) thì có khói (đ). Bàn cờ logic: A Đối lập chung E Phụ thuộc Phụ thuộc I Đối lập riêng O 4. Suy luận là gì? Trình bày nội dung suy luận diễn dịch gián tiếp (tam đoạn luận): định nghĩa, cấu trúc, các loại hình cấu trúc và các quy tắc của tam đoạn luận. TL: Suy luận là một hình thức tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có, ta rút ra được một phán đoán mới. Suy luận diễn dịch gián tiếp (tam đoạn luận): - Định nghĩa tam đoạn luận: Tam đoạn luận là một loại suy luận bao gồm ba phán đoán (mệnh đề) trong đó hai phán đoán đầu là phán đoán xuất phát để suy ra phán đoán thứ 3, trong hai phán đoán xuất phát nhất định phải có một phán đoán chung. * Cấu trúc của tam đoạn luận: Thành phần của một tam đoạn luận gồm ba mệnh đề: + Đại tiền đề (mệnh đề có ngoại diên lớn nhất): M (trung từ) – P (đại từ). + Tiểu tiền đề ( mệnh đề có ngoại diên nhỏ nhất): S (tiểu từ) – M (trung từ). + Kết luận: S (tiểu từ) – P(đại từ). P Q P v 1 Q Đ Đ S S Đ S Đ S S Đ Đ S P Q P v 2 Q Đ Đ S S Đ S Đ S Đ Đ Đ S P Q PQ Đ Đ S S Đ S Đ S Đ S Đ Đ Chú ý: Trong kết luận: S (tiểu từ) luôn luôn là chủ từ, P (đại từ) luôn luôn là thuộc từ. Các khái niệm (ký hiệu: S, P, M) trong thành phần của một tam đoạn luận còn gọi là hạn từ, thuật ngữ, danh từ. * Các loại hình cấu trúc của tam đoạn luận: Loại hình 1: Trung từ (M) là chủ từ trong đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề. Quy tắc: Đại tiền đề là PĐ chung. Tiểu tiền đề là PĐ khẳng định. Sơ đồ: Loại hình 2: Trung từ (M) đều là thuộc từ trong hai tiền đề. Quy tắc: Đại tiền đề là PĐ chung. Một trong hai tiền đề là PĐ phủ định. Sơ đồ: Loại hình 3: Trung từ (M) đều là chủ từ trong hai tiền đề. Quy tắc: Tiểu tiền đề là PĐ khẳng định. Kết luận là PĐ riêng. Sơ đồ: Loại hình 4: Trung từ (M) là thuộc từ của đại tiền đề và là chủ từ của tiểu tiền đề (ngược lại loại hình 1). Sơ đồ: Chú ý: Loại hình 4 ngược lại loại hình 1 là loại hình đặc biệt. Do vậy, không rút ra quy tắc chung cứng nhắc. Khi có suy luận xuất hiện loại hình 4 thì chuyển về kiểu loại hình 1 để vận dụng quy tắc loại hình 1 rút ra kết luận chân thực. Các quy tắc của tam đoạn luận: * Quy tắc 1: Trong một tam đoạn luận phải có ba phán đoán và ba hạn từ lôgíc, k hơn, k kém. VD: Vận động tồn tại vĩnh viễn. Cái xe này vận động. Cái xe này tồn tại vĩnh viễn (kết luận sai vì tiền đề có bốn hạn từ logic). * Quy tắc 2: Trong một tam đoạn luận, trung từ trong tiền đề phải có ngoại diên đầy đủ ít nhất là một lần. VD: Một số sinh viên là đoàn viên. Anh ấy là đoàn viên. Anh ấy là sinh viên (kết luận sai vì trung từ không chu diên lần nào cả). * Quy tắc 3: Trung từ không bao giờ được có mặt ở kết luận (nếu trung từ có mặt ở kết luận thì PĐ sẽ lặp lại tiền đề đã cho). * Quy tắc 4: Ngoại diên của các hạn từ trong kết luận phải giống với ngoại diên các hạn từ trong tiền đề. VD: Tất cả nông dân là người sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân là người giàu có. Tất cả người giàu có là người sx nông nghiệp. (Kết luận sai, vì vi phạm mở rộng chủ từ S + ). * Quy tắc 5: Từ hai tiền đề là PĐ phủ định thì không thể rút ra kết luận. (Trong suy luận từ hai tiền đề là PĐ phủ định thì không thể rút ra kết luận. (P) không có mối liên hệ với nhau, nên không rút ra kết luận). * Quy tắc 6: Từ hai tiền đề là PĐ riêng thì không thể rút ra được kết luận. * Quy tắc 7: Từ hai tiền đề nếu là PĐ đơn nhất thì không thể rút ra kluận. * Quy tắc 8: Trong 1 tam đoạn luận, kết luận luôn luôn phải theo tiền đề kém hơn (theo PĐ phủ định; PĐ riêng hay PĐ đơn nhất). Chú ý: Trong cuộc sống hằng ngày, tư duy thường thể hiện hình thức luận hai đoạn. Do vậy, có thể chuyển thành tam đoạn luận để dựa vào quy tắc mà suy luận rút ra kết luận chân thực. . đề: + Đại tiền đề (mệnh đề có ngoại diên lớn nhất): M (trung từ) – P (đại từ). + Tiểu tiền đề ( mệnh đề có ngoại diên nhỏ nhất): S (tiểu từ) – M (trung từ). + Kết luận: S (tiểu từ) – P (đại từ). P. đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề. Quy tắc: Đại tiền đề là PĐ chung. Tiểu tiền đề là PĐ khẳng định. Sơ đồ: Loại hình 2: Trung từ (M) đều là thuộc từ trong hai tiền đề. Quy tắc: Đại. Nội dung ngắn (hẹp). Ngoại diên : Rộng - Phạm vi xét là nước Việt Nam. Câu 2 : Sinh Viên Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Nội hàm : Nội dung chi tiết hơn dài hơn rõ ràng hơn (rộng). Ngoại diên

Ngày đăng: 02/02/2015, 08:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan