1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo giám sát môi trường công ty tnhh dệt jo mu (việt nam)

23 746 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 174,41 KB

Nội dung

BÁO CÁO GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNGCông ty TNHH Dệt JO MU Việt Nam là công ty có 100% vốn nước ngoài, được thành lập với mục tiêu hoạt động là sản xuất các loại vải jean dùng trong cô

Trang 1

BÁO CÁO GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Công ty TNHH Dệt JO MU (Việt Nam) là công ty có 100% vốn nước ngoài, được thành lập với mục tiêu hoạt động là sản xuất các loại vải jean dùng trong công nghiệp may mặc Công ty JO MU đã trình nội dung Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của công ty và đã được Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 69/BĐK-TNMT ngày 23 tháng 03 năm 2004

Chấp hành Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường và thực hiện thông tư 276/TT-MTg ngày 6/3/1997 của Bộ KHCN&MT hướng dẫn về việc kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau khi có Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty JO MU đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường tiến hành khảo sát, đo đạc thu mẫu giám sát chất lượng nước thải và môi trường không khí Công ty JO MU xin báo cáo chi tiết về công tác bảo vệ môi trường tại công ty như sau:

1.1 Thông tin chung về Công ty

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH JO MU (VIỆT NAM)

- Địa chỉ: Lô DII-4, DII-5, DII-6, DII-7, KCN Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

- Diện tích tổng thể khu vực văn phòng và nhà xưởng sản xuất của công ty là 60.000 m2

- Đại diện chủ đầu tư : Ông TSAI CHING HAN - Quốc tịch: Đài Loan

- Tổng vốn đầu tư: 5.000.000 USD

Trong đó: + Vốn cố định: 3.440.000 USD

+ Vốn lưu động: 1.560.000 USD

Trang 2

1.2 Thông tin về hoạt động sản xuất

1.2.1 Ngành nghề sản xuất

Sản xuất và kinh doanh các loại vải jean dùng trong công nghiệp may mặc

1.2.2 Quy trình sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu thành phẩm bao gồm các công đoạn sau:

Hình 1.1 - Quy trình sản xuất sản phẩm vải của công ty

* Thuyết minh công nghệ sản xuất vải

- Giăng sợi: là quá trình phủ sợi lên trục cửi, là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho công đoạn tiếp theo

GIĂNG SỢINHUỘM VÀ HỒDỆTGIẶT TẨY VÀ XỬ LÍ BỀ MẶT VẢIXỬ LÍ CHỐNG CO VẢIKIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

ĐÓNG GÓILƯU TRỮ VÀO KHO

Trang 3

- Nhuộm và hồ: nhuộm sợi từ trục cửi với nhiều màu sắc khác nhau, sau đó đem hồ để bảo vệ sợi đã nhuộm để tránh các tác động trong khi dệt.

- Đốt xém mặt ngoài: đốt các sợi vải thừa bên trên bề mặt vải

- Tẩy hồ: nhằm loại bỏ lớp hồ bên trong thớ vải

- Giặt: để loại bỏ các chất liệu không cần thiết và phần thuốc nhuộm dư thừa trên mặt vải

- Xử lí chống co vải: nhằm chống lại sự co rút của vải trong khi may

1.2.3 Sản phẩm và công xuất sản xuất

Hiện tại sản phẩm của công ty các loại vải Jean dùng trong công nghiệp may mặc Trong tương lai, căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường, công ty có thể sản xuất chỉ cho ngành dệt và ngành may mặc

Sản lượng sản xuất tính từ năm hoạt động ổn định khoảng 16.800.000 yard

1.2.4 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất

Các máy móc thiết bị chính phục vụ cho sản xuất đa số là các loại máy móc thiết

bị nhập từ nước ngoài Số lượng máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển được trình

bày trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1- Danh mục các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất

A Máy móc thiết bị sản xuất Bộ

Trang 4

shrink tentering

Tất cả máy móc, thiết bị mua mới, đồng bộ (đồng bộ thiết bị cho dây chuyền sản xuất và phù hợp với công suất quy mô dự án) và hiện đại Dây chuyền thiết bị được đặt mua ở thế nhệ mới nhất và hiện đại nhất

Máy móc dịch vụ văn phòng bao gồm các loại máy vi tính, máy in, máy photocopy, điện thoại, máy fax… phục vụ cho công tác quản lý và các công việc văn phòng

1.2.5 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và nhiên liệu, điện, nước

1 Nguyên liệu

Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động của dự án được nhập khẩu và mua trên thị trường nội địa Danh mục các loại nguyên liệu, phụ liệu và lượng sử dụng trong những năm công ty đi vào hoạt động như sau:

Bảng 1.2 - Danh mục các loại nguyên liệu, phụ liệu và lượng sử dụng

(1000 kg)

Năm 2 (1000 kg)

Khi ổn định (1000kg)

Trang 5

cho máy phát điện phòng khi có sự cố về điện từ mạng lưới điện của KCN, trong trường hợp mất điện công ty sẽ sử dụng máy phát điện phục vụ cho sản xuất Do đó, trong công

ty thường chứa một lượng dầu khoảng 100-200 lít để chạy máy phát điện dự phòng

- Điện: năng lượng tiêu thụ chính phục vụ cho các hoạt động của dự án là điện năng Điện năng được cung cấp cho các máy móc và sinh hoạt Lượng điện tiêu thụ khoảng 2.000 Kwh/ngày

- Nước: nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt của công ty ước khoảng 1.000 m3/ngày

1.2.6 Nguồn tiếp nhận nước thải

Nước thải theo hệ thống mương dẫn của công ty và dẫn vào hệ thống thoát nước chung của Khu Công nghiệp Long Thành

1.2.7 Nguồn nhân lực

Tổng số lao động hiện tại của công ty là 425 người, trong đó:

- Nhân viên kỹ thuật: 25 người

- Công nhân: 325 người

- Quản lý: 25 người

- Hành chánh văn phòng: 50 người

Trang 6

II CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

2.1 Nước thải

2.1.1 Nước thải sản xuất

Tổng lưu lượng nước thải của xưởng sản xuất khoảng 300 m3/ngày, bao gồm chủ yếu từ các nguồn sau:

- Nước thải ngưng tụ có lưu lượng khoảng 30 m3/ngày, loại nước thải này không chứa các chất ô nhiễm nhưng có nhiệt độ cao nên phải được tách riêng để xử lý

- Nước thải từ quá trình giặt tẩy, nhuộm vải: nước thải loại này chứa các chất ô nhiễm cao, lưu lượng thải ước khoảng 270 m3/ngày

2.1.2 Nước thải sinh hoạt

Hiện công ty có 425 nhân viên làm việc Nước thải sinh hoạt xuất phát từ nhà vệ sinh và một phần từ nhà ăn Về đặc điểm và tính chất, nguồn nước này thường chứa các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các thông số BOD, COD), chất rằn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho) và vi sinh Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua xử lý về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực

Lượng nước thải sinh hoạt trung bình khoảng 40-45 m3/ngày

2.1.3 Nước mưa chảy tràn

Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm môi trường nhưng khi chảy tràn qua khu vực mặt bằng phân xưởng sẽ cuốn theo các chất cặn bã, rác, đất cát… Do đó nước mưa sẽ

bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã, dầu chảy tràn trên bề mặt khuôn viên

2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí

2.2.1 Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu

Quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh bụi và khí thải Thành phần khí thải chủ yếu là CO, NOx, SO2 Mặc dù nguồn gây ô nhiễm này mang tính không thường xuyên nhưng công ty phải có kế hoạch bốc dỡ và vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm hợp lý để tránh gây ô nhiễm môi trường

Trang 7

2.2.2 Bụi từ quá trình sản xuất

Bụi từ quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh từ các công đoạn đan và kết sợi Loại bụi này chủ yếu là bụi lông sợi nguyên liệu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp tại các công đoạn này

2.2.3 Khí thải lò hơi

Do đặc điểm của dự án là sử dụng lò hơi để cung cấp nhiệt, nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của lò hơi là dầu F.O Tác nhân gây ô nhiễm không khí từ hoạt động của lò hơi chủ yếu là do các sản phẩm cháy của quá trình đốt nhiên liệu Thành phần khí thải chủ yếu là CO, NOx, SO2 và một lượng rất nhỏ các khí CxHy và Aldehyde Khí thải từ lò hơi cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường

2.3 Chất thải rắn

2.3.1 Chất thải rắn sản xuất

Trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh một số mảnh vải vụn, sơ sợi, sản phẩm hư hỏng và các loại bao bì đựng nguyên liệu Khối lượng chất thải rắn này chiếm khoảng 2% khối lượng nguyên liệu sử dụng Toàn bộ các loại sản phẩm hư hỏng và mảnh vải vụn sẽ được thu gom và bán dưới dạng phế liệu

2.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt gồm thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy,… chủ yếu là các chất hữu cơ dễ lên men từ thức ăn thừa của công nhân Với số lượng 425 công nhân, lượng rác thải sinh hoạt trung bình khoảng 125 kg/ngày

2.3.3 Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại của công ty chủ yếu là các loại dẻ lau dầu mỡ các thiết bị, máy móc và các thùng chứa hoá chất dệt nhuộm Lượng rác thải này không nhiều nhưng cần phải được thu gom và xử lý đúng quy định

Trang 8

2.4 Ô nhiễm do nhiệt, tiếng ồn

- Nhiệt độ phát sinh chủ yếu từ giai đoạn nấu, giặt tẩy vải Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến độ bốc hơi, phát tán bụi, các khí thải cũng như tác động đến khả năng trao đổi khí của cơ thể con người

- Trong các dây chuyền hoạt động của nhà máy sử dụng một số máy móc thiết bị

cơ khí như máy dệt, máy suốt và hoạt động của các khung cửi… Các loại thiết bị này khi hoạt động đều gây ra tiếng ồn và chấn động

- Ngoài ra tiếng ồn còn do các phương tiện giao thông vận tải phát ra từ động cơ,

do sự rung động của các bộ phận xe

2.5 Khả năng gây cháy nổ

Trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty có sử dụng nhiên liệu phục vụ cho việc vận hành lò hơi Ngoài ra các thiết bị máy móc của nhà máy đều vận hành bằng điện nên nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất do chập điện, tia lửa điện

Trang 9

III CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN

3.1 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

3.1.1 Nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh từ các quá trình như nêu tại Mục 2.1.1 Do lưu lượng nước thải tương đối lớn, khoảng 300 m3/ngày và nồng độ các chất ô nhiễm cũng khá cao nên công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của KCN (đạt tiêu chuẩn loại B) Quy trình hệ thống xử lý nước thải được trình bày sơ lược sau đây

* Nước thải từ phân xưởng giặt tẩy qua song chắn rác tập trung về hố gom Nước thải từ hố gom được xử lý qua hệ thống tuyển nổi sau đó qua xử lý sinh học Đầu tiên nước thải được bơm vào bồn áp lực cùng với không khí nhằm tạo ra những bọt khí nhỏ và đồng nhất trong khối chất lỏng Nước ra khỏi bồn áp lực được dẫn đến bể tuyển nổi, tách ván bọt Lúc này các bọt khí được tách khỏi khối chất lỏng và chuyển động từ dưới lên với kích thước mỗi lúc một tăng các bọt khí này sẽ lôi kéo các hạt lơ lững, các hợp chất cao phân tử trong hóa chất giặt tẩy Ngoài ra, để tăng khả năng tuyển nổi, các hợp chất polymer được thêm vào bằng hệ thống định lượng Ván bọt tách ra được đưa về bể phân hủy bùn

* Nước thải từ công đoạn dệt nhuộm được tách riêng và tập trung về bể thu gom Từ bể thu gom nước thải được bơm qua tháp giải nhiệt, đồng thời tại bể này nước thải được điều chỉnh pH thích hợp cho quá trình phản ứng xảy ra ở giai đoạn sau Từ bể điều hòa nước thải tự chảy xuống bể phản ứng keo tụ tạo bông nhằm khử độ màu của nước thải trước khi qua bể xử lý chung Bùn lắng sinh ra từ bể phản ứng được chứa trong bể chứa bùn, nước tách ra từ bể chứa bùn được đưa quay về bể thu gom

Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm và giặt tẩy trình bày trong Hình

1.2.

Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải chung trình bày trong Hình 1.3.

Trang 10

Hình 1.2 - Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm và giặt tẩy

Hình 1.3 - Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải chung

Châm PAC

Nước thải dệt nhuộm và nước thải giặt tẩy

Chắn rác, lắng cát

Phản ứng, lắngTháp giải nhiệtBể gom nước thải

Bể chứa bùnBể xử lí chung

Nước tách bùn

Châm Polymer

Nước thải sinh hoạtNước thải giặt tẩy sau xử lý

Bể phân hủy bùn

Nước thải dệt nhuộm sau xử lý

Nước đã xử lý

Bể hiếu khí sinh học

Bể lắngBùn

Bùn hồi lưu

Trang 11

3.1.2 Nước thải sinh hoạt

Số lượng công nhân làm việc tại công ty là 425 người, công nhân sau giờ làm đều trở về nơi cư trú nên lượng nước thải do tắm giặt là không đáng kể, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu là nước thải từ nhà vệ sinh và từ nhà ăn tập thể

- Nước thải từ nhà vệ sinh được tập trung, xử lý bằng bể tự hoại Bể tự hoại là công trình đồng thời có 02 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng do các vi sinh vật kỵ khí thực hiện

- Nước thải từ nhà ăn tập thể được xử lý sơ bộ bằng các hố lắng có song chắn rác sau đó dẫn vào hệ thống cống thoát nước chung của công ty và thải vào hệ thống cống thoát nước của KCN

3.1.3 Nước mưa chảy tràn

Hiện nay công ty đã xây dựng hệ thống mương thoát nước mưa xung quanh khuôn viên và dẫn vào hệ thống thoát nước của KCN Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bằng ximăng, bố trí dọc theo phân xưởng sản xuất, trên các mương thoát nước có bố trí các song chắn rác để tránh gây tắc nghẽn đường ống thoát nước

Ngoài ra, công ty thường xuyên quét dọn, thu gom lượng rác rơi vãi trên bề mặt nhà xưởng, kho bãi nhằm giảm thiểu sự cuốn trôi các chất bẩn khi nước mưa chảy tràn qua khuôn viên khu vực nhà xưởng

3.2 Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải

3.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào, công ty đã áp dụng các biện pháp:

- Giảm thiểu bụi: (i) thường xuyên thực hiện phun nước sân bãi nhất là những ngày nắng nóng, tránh việc bụi phát tán đi xa; (ii) khi chạy trong khuôn viên công ty các phương tiện đều phải giảm tốc độ xuống < 5 km/h

Trang 12

3.2.2 Giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình sản xuất

1 Giảm thiểu bụi

Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu là bụi sơi nguyên liệu Để giảm thiểu ô nhiễm do bụi gây ra, công ty đã lắp đặt thiết bị lọc bụi tay áo trong khu vực sản

xuất phát sinh bụi cao Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý bụi được trình bày trong Hình 1.4.

Hình 1.4 - Hệ thống lọc bụi tay áo

* Thuyết minh quy trình công nghệ

Bụi sinh ra được chụp hút từ phía trên và đưa về thiết bị xử lý qua đường ống dẫn nhờ áp lực hút của quạt hút cao áp Tại đây khí thải bị cưỡng bức chuyển động ngược chiều từ dưới lên, phía trên có bố trí các ống lọc tay áo, vật liệu lọc được chế tạo đặc biệt cho việc lọc bụi, bụi được giữ lại một phần rơi vào ngăn thu bụi, một phần bám chặc vào các túi lọc Khí sạch sẽ được thoát ra ngoài qua đường ống phát tán trên cao Theo định kỳ, lựơng bụi trong ngăn thu bụi sẽ được thải bỏ, các túi lọc hoạt động một thời gian sẽ được thay thế bằng các túi lọc khác Hiệu quả xử lý bụi của thiết bị lọc bụi này đạt khoảng 95%

Thải bỏ

Chụp hút

Ống dẫnỐng dẫn

Thiết bị lọc tay áo

Quạt hút cao ápỐng thải khíNgăn thu bụi

Trang 13

2 Giảm thiểu khí thải từ lò hơi

Khí thải phát sinh chủ yếu trong quá trình sản xuất là từ việc đốt nhiên liệu phục vụ hoạt động của lò hơi Công ty đã xây dựng ống khói cho lò hơi cao 7m nhằm phát tán khí thải ra môi trường xung quanh

3.3 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

3.3.1 Chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn sản xuất gồm các loại sản phẩm hư, vải vụn, sơ sơi, các loại bao bì… được công ty thu gom và tập trung lại tại kho chứa Công nhân vệ sinh của công ty thực hiện phân thành 02 loại: (i) loại để bán cho các đơn vị thu mua phế liệu, bao gồm các loại bao bì carton và vải vụn; (ii) phần còn lại hợp đồng với Đội vệ sinh công cộng của địa phương đến thu gom vận chuyển đi cùng với rác sinh hoạt

3.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa và được Đội vệ sinh công cộng đến thu gom vận chuyển với tần suất 02 ngày/lần

3.3.3 Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại có khối lượng rất ít, chủ yếu là các thùng chứa hoá chất dệt nhuộm và các loại giẻ lau có dính hoá chất và dầu mỡ Đối với chất thải nguy hại là các thùng chứa hoá chất, công ty tập trung lưu kho và định kỳ nhà cung cấp hoá chất sẽ đến thu gom các thùng chứa lại Đối với các loại giẻ lau máy móc dính dầu, do lượng rất ít (ước khoảng 10 kg/năm) nên được công ty thu gom và tập trung tại một chỗ và giao cho Đội vệ sinh công cộng thu gom Công ty chưa tiến hành làm thủ tục lập sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/07/1999 và trình nộp cho Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai

3.4 Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt và tiếng ồn

Ngày đăng: 01/02/2015, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w