Đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”

16 1.1K 1
Đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC SƠN HÒA CĐCS THCS SƠN NGUYÊN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN 1 PHÒNG GD-ĐT SƠN HÒA TRƯỜNG THCS SƠN NGUYÊN ĐỀ TÀI “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” Tác giả: Đặng Thị Nhiễu Năm học 2012-2013 MỤC LỤC DANH MỤC TRANG I. Tóm tắt II. Giới thiệu III. Phương pháp 1. Khách thể nghiên cứu 2. Thiết kế nghiên cứu 3. Quy trình nghiên cứu 4. Đo lường và thu thập dữ liệu IV. Phân tích dữ liệu và kết quả V. Bàn luận VI. Kết luận và khuyến nghị VII. Tài liệu tham khảo VIII. Phụ lục 2 I. Tóm tắt: Đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” Trong một thời gian dài giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong trường phổ thông, nhất là từ thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp8 & 9 qua nhiều năm, tôi tìm ra những thủ thuật trong phần Production của tiết học listen and read là làm sao ngoài mục đích giới thiệu ngữ liệu cho học sinh thì khi kết thúc bài học, học sinh phải vận dụng từ vựng và ngữ pháp trong bài để giao tiếp theo chủ đề mà học sinh đã được học theo từng đơn vị bài học và từng bước nâng cao chất lượng đến tất cả học sinh khi học bộ môn ngoại ngữ này. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tham khảo các sách về chuyên môn, cũng như tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp ở trường, tôi đã tìm ra một số thủ thuật để áp dụng trong phần Production của tiết Listen and read môn Tiếng Anh lớp 8 & 9, mà ở chừng mực nào đó đã thu được những kết quả khả quan. Học sinh đã biết vận dụng ngôn ngữ Tiếng Anh tốt hơn. Sau từng bài học, các em có thể giao tiếp với bạn, có thể liên hệ đến thực tế để có thể trình bày vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân bằng Tiếng Anh theo chủ đề của mỗi bài học. Và đó chính là đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”. II. Giới thiệu : 1. Hiện trạng: Trong thực tế giảng dạy, là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 8 & 9 trong suốt nhiều năm qua, và qua rất nhiều tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy rằng để học sinh có khả năng vận dụng tốt kiến thức mà giáo viên đã cung cấp trong tiết đầu tiên của mỗi đơn vị bài học (tiết listen and read) thì còn gặp nhiều khó khăn. Vì đây là tiết giới thiệu ngữ liệu, do số lượng từ vựng nhiều, vì thế giáo viên hầu như phải cố gắng trình bày từ vựng và điểm ngữ pháp có trong bài, rồi làm bài tập theo yêu cầu của sách giáo khoa. Mà phần Production của tiết học này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian nhiều hơn, vì đây là phần ngoài sách giáo khoa, nên giáo viên chủ yếu là phải biết sáng tạo. Do đó, phần này nhiều khi giáo viên chưa chú trọng vì nghĩ rằng mình đã truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa yêu cầu cho học sinh là đủ. Vì thế, việc các em vận dụng kiến thức đã học để tái tạo lại ngôn ngữ còn hạn chế. Và đây chính là vấn đề mà tôi boăn khoăn bấy lâu nay để hình thành nên đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”. 2. Giải pháp thay thế: Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở phần hiện trạng trên, nên bản thân trong quá suốt quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm ra những 3 biện pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất, nhằm giúp học sinh vận dụng vốn từ vựng và ngữ pháp mà các em đã tiếp thu trong tiết học listen and read để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị kiến thức bài học. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn Tiếng Anh. Đó chính là giải pháp của đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” này. 3. Vấn đề nghiên cứu: Để dạy một tiết listen and read, giáo viên giảng dạy cần tuân thủ theo các bước sau: Giới thiệu (Presentation), luyện tập (Practice) và sản sinh lời nói (Production). Đó chính là vấn đề đang thực hiện trong công tác nghiên cứu và thực nghiệm của đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”. 4. Giả thuyết nghiên cứu: “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là đề tài có thể giúp học sinh học bộ môn Tiếng Anh tốt hơn, nhưng cũng có thể là một đề tài gây nên sự khó khăn cho giáo viên trong công tác đầu tư, chuẩn bị, cũng như thực hiện tiết dạy theo phương pháp này. Vì vậy, đề tài này có thể áp dụng tốt hay không là tùy thuộc vào từng cá nhân giáo viên giảng dạy, tùy vào từng đối tượng giảng dạy, tùy vào từng tiết dạy cụ thể. Cho nên, có thể nói: Đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là đề tài được thực hiện bằng tâm huyết, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, và là lòng yêu nghề, yêu trẻ của người dạy mong muốn thế hệ trẻ trong tương lai được vươn xa, vươn cao ra nước ngoài và cùng hòa nhập tốt với thế giới của những thế kỷ của tương lai. III. Phương pháp: 1. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là tất cả học sinh lớp 9A trong học kì I, năm học 2012-2013 của Trường THCS Sơn Nguyên. 2. Thiết kế nghiên cứu: Với đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” này, tôi đã dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động cùng một nhóm đối tượng. Trong thời gian thực nghiệm đề tài, tôi căn cứ vào kết quả của những bài test việc học của học sinh sau một thời gian quy định theo từng tuần giảng dạy để tính hiệu quả của đề tài. Trong đó, tôi tính tác động của giải pháp thay thế trong học kì I năm học 2012-2013. 4 Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Nhóm thực nghiệm: Lớp 9A O1 X O3 Nhóm đối chứng: Lớp 9B O2 … O4 Bảng thiết kế nghiên cứu 3. Quy trình nghiên cứu: Đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là đề tài được đúc rút kinh nghiệm thông qua rất nhiều năm trên thực tế giảng dạy bộ môn khó dạy và khó học này. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi xin đưa ra những thủ thuật cơ bản nhất nhằm giúp học sinh vận dụng tốt bài học vào việc sản sinh ra lời nói trực tiếp trong giao tiếp. Đó là những phương pháp như sau: • Discussion. Giáo viên cho học sinh thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về nội dung của những bài học. Qua đó, các em rút ra được qua nội dung bài hội thoại riêng của mình. • Free Role play. Giáo viên cho học sinh đóng vai theo tình huống được gợi ý, hoặc một tình huống nào đó có thật trong lớp. Học sinh làm việc trong cặp hoặc nhóm theo vai trò hay nhân vật mà các em tự chọn, tự phân công. • Comparision. Giáo viên cho học sinh tự so sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài học với thực tế cuộc sống hằng ngày của từng học sinh. • Expressing feelings and opinions. Giáo viên gợi ý và cho học sinh tự bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về một nội dung hoặc nhân vật nào đó mà bản thân thích trong một bài hội thoại nào đó mà mình tự chọn. • Imagination. Giáo viên gợi ý cho học sinh tự tưởng tượng (dùng phương pháp tự ám thị) bản thân là nhân vật, hoặc đang ở nơi nào đó có sự việc gì đó đang xảy ra, đã sảy ra, sắp sảy ra và nêu lên cảm tưởng, cảm nghĩ hoặc nhận xét, … 5 • Brainstorm. Giáo viên cho học sinh làm việc theo từng nhóm. Mỗi nhóm cử một thư ký ghi lại ý kiến của nhóm. Sau đó, viết lên poster. Dán các poster lên bảng. Các nhóm so sánh kết quả và bổ sung những thông tin mà nhóm mình chưa có, chưa thực hiện được, … • Mapped Dialogue. Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình minh họa lên bảng hoặc tranh gợi ý, … Sau đó, yêu cầu học sinh nói (đối thoại) theo cặp. Giáo viên cho một số cặp học sinh tự đối thoại để kiểm tra. Với những lớp yếu, giáo viên có thể tạo cơ hội cho các em bằng cách gọi những cặp học sinh khá của lớp làm mẫu trước. • Survey. Giáo viên nêu chủ điểm hoặc viết câu hỏi ra bảng rồi yêu cầu học sinh làm việc theo từng cặp, lần lượt một em hỏi một em trả lời và đổi vai. Vừa hỏi các em vừa ghi chú thông tin về bạn mình. Sau khi phỏng vấn xong, giáo viên yêu cầu một số học sinh tường thuật lại cho cả lớp nghe những thông tin mà em đã biết về bạn mình hoặc yêu cầu các em viết thành câu văn vào vở hoặc có thể yêu cầu các em về nhàviết (như một dạng bài tập về nhà). • Retelling. Giáo viên sử dụng hoạt động này để giúp học sinh kể lại câu chuyện hay một bài hội thoại mà các em đã được học dựa vào tranh hoặc từ gợi ý. • Arrange the events in order. Giáo viên chuẩn bị các câu theo nội dung của bài học, của một câu chuyện nào đó, nhưng không đúng với trật tự của nó. Sau đó, yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm sắp xếp lại bài học hoặc câu chuyện đó. Đại diện của nhóm hoặc cặp học sinh sẽ kể lại bài học, câu chuyện sau khi đã sắp xếp xong. • Interviews. Giáo viên cho học sinh tự phỏng vấn, vì phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến cho luyện tập giao tiếp. Học sinh sẽ làm việc theo cặp, phỏng vấn và ghi lại câu trả lời đầy đủ. Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đọc trước lớp sau khi phỏng vấn xong. Ngoài những phưng pháp trên, giáo viên cũng có thể áp dụng những trò chơi vào bài học. Giúp củng cố kiến thức cho học sinh, giúp các em có thể vận dụng bài học tốt hơn nhờ học mà vui, vui mà học tạo cho các em tâm lý thoải mái khi học nâng cao chất lượng học tập. Việc chọn trò chơi cần phải phù hợp với từng nội dung của bài học. Trò chơi trong học tập, không chỉ 6 được áp dụng nhiều ở phần warm-up mà nếu được áp dụng hợp lý vào phần Production thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho tiết học, vì các em rất thích các hoạt động này. Sau đây là một số những trò chơi mà tôi đã áp dụng trong bài dạy: • Chain game Giáo viên có thể chia lớp ra thành các nhóm nhỏ. Một nhóm từ 4-6 em hoặc từ 6-8 em. Học sinh ngồi quay mặt lại với nhau. Em đầu tiên trong cả nhóm lặp lại câu đầu tiên của giáo viên. Học sinh thứ hai lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. Các em có thể hoàn thành được nội dung của bài học. Giáo viên chỉ sử dụng hoạt động này khi nội dung bài học ngắn và dễ. Với những bài có những đơn vị kiến thức nhiều, thì giáo viên nên cho từ gợi ý để học sinh nói dễ dàng hơn. • Noughts and crosses. Giáo viên giải thích cho học sinh trò chơi này giống như trò chơi "ca rô", nhưng chỉ cần 3 "O" hoặc ba "X" trên một hàng ngang, dọc hay chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô vuông trên bảng. Mỗi ô có chứa một từ hoặc một tranh vẽ ( từ hoặc tranh phải nằm trong nội dung bài mà học sinh vừa học). Giáo viên chia học sinh ra làm 2 nhóm. Một nhóm là "noughts" và một nhóm là "crosses" (X). Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hay một (X). • My red color. Giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ 6 đến 8 hình vuông nhỏ. Mỗi hình vuông chứa 1 yêu cầu. Che các hình vuông bằng giấy trắng. Trên mỗi hình vuông đánh số thứ tự từ 1 đến 8. Học sinh chọn số và làm theo yêu cầu của các hình vuông. Nếu đúng sẽ được 10 điểm. Còn nếu không trả lời được thì đội bạn sẽ giành quyền trả lời. Nếu chọn được ô màu đỏ thì học sinh không phải trả lời mà vẫn được 10 điểm và được chọn tiếp ô khác. • 10- square: Make up a sentence. Giáo viên kẻ 10 ô vuông lên bảng, hoặc chuẩn bị trước. Mỗi ô vuông chứa một động từ, danh từ, tính từ, trạng từ hay cụm từ gợi ý, hoặc là những bức tranh về nội dung của bài. Trên mỗi ô vuông đánh số từ 1 đến 10. (Số lượng ô vuông tuỳ theo nội dung của bài học). Giáo viên viết số từ 1 đến 10 vào những mẫu giấy nhỏ. Chia học sinh thành nhóm hoặc đội. Lần lượt, từng học sinh trong nhóm bóc thăm số để chọn từ. Học sinh chọn được từ nào hoặc bức tranh nào thì đặt một câu có 7 chứa từ đó.Tổng kết trò chơi, đội nào có nhiều câu đúng hơn thì đội đó chiến thắng. Thời gian tiến hành thực nghiệm phương pháp mới theo đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” trong học kỳ I, năm học 2012-2013. Qua mỗi tuần, giáo viên sử dụng một bài test nhanh để đánh giá kết quả thực nghiệm và ghi điểm cho đến tuần cuối cùng của thời gian thực nghiệm. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: Sau khi tiến hành thực hiện đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”, tôi tiếp tục đo lường và thu thập dữ liệu thông qua các kênh dữ liệu cơ bản, theo từng tuần. Kiểm chứng bằng kiểm tra nhiều lần trên hai nhóm đối tượng khác nhau: Nhóm thực nghiệm (lớp 9A) và lớp đối chứng (lớp 9B). IV. Phân tích dữ liệu và kết quả: 1. Trình bài kết quả: Các giá trị tính toán Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Giá trị TB Độ lệch chuẩn Giá trị p của T-test Mức độ ảnh hưởng (ES) SMD Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động 2. Phân tích dữ liệu: Sau khi kiểm tra tác động của đề tài, cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 4.71, còn điểm trung bình kiểm của nhóm đối chứng là 4.09. Vậy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của nhóm đối chứng. Điều đó, chứng tỏ kết quả của việc thực hiện đề tài là có kết quả tốt. Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0.59 < 1 điều này cho thấy đề tài có ý nghĩa. Mức độ ảnh hưởng (ES) SMD là 0.96, theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là áp dụng được trong việc dạy học bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường. 8 Đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production được kiểm chứng qua biểu đồ Biểu đồ so sánh ĐTB của nhóm dối chứng và ĐTB sau tác động của nhóm thực nghiệm,trong học kỳ I năm học 2012-2013 V. Bàn luận: 1. Ưu điểm: Theo các phép tính toán, thì kết quả việc kiểm tra nhóm đối chứng có số điểm trung bình là 4.09, và kết quả việc kiểm tra nhóm thực nghiệm sau tác động có số điểm trung bình là 4.71. Điều đó, chứng tỏ việc áp dụng đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là rất tốt. Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng (ES) SMD là 0096, có nghĩa mức độ ảnh hưởng của đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là lớn. 2. Hạn chế: “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là đề tài cần có sự đầu tư nhiều của giáo viên trước khi giảng dạy, cũng như trong khi dạy giáo viên phải biết vận dụng và chọn lọc phương pháp cụ thể nhất, hay nhất để áp dụng cho từng lớp học. Trong khi áp dụng, giáo viên cần lưu ý đến sự tự nguyện chấp nhận “cộng tác” của học sinh hay không, thì việc áp dụng mới thật sự thành công và đem lại hiệu quả cao tong công tác dạy và học. VI. Kết luận và khuyến nghị: 1. Kết luận : Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để chất lượng học tập của học sinh không ngừng nâng cao, thì đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị tốt bài dạy của mình. Giáo viên phải biết tìm tòi và sáng tạo trong khi soạn giáo án, tránh việc truyền thụ kiến thức một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh. Vai trò chủ yếu của giáo viên là định hướng, điều khiển, hướng dẫn học sinh vào những hoạt động học tập tích cực và chủ động trên lớp. Điều này càng 9 thể hiện rõ hơn trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh. Bỡi lẽ quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động và tạo điều kiện tối ưu nhất cho học sinh rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh vào mục đích giao tiếp. Cụ thể nhất, là ở tiết học Listen and read của Tiếng Anh 9. Sau bài học, học sinh mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè; mạnh dạn liên hệ đến thực tế, trình bày vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân bằng tiếng Anh theo chủ đề của mỗi bài học. Vậy nên, đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là một đề tài đem lại tính hiệu quả cao trong công tác dạy và học của giáo viên và học sinh khi chiếm lĩnh tri thức về tiếng Anh trong nhà trường phổ thông. 2. Khuyến nghị: Bộ môn Tiếng Anh là một bộ môn khó dạy, học sinh khó tiếp nhận và ghi nhớ. Vì vậy, phần Production là phần giáo viên cần có sự sáng tạo trong khi soạn giáo án. Trong quá trình soạn bài, giáo viên cần đầu tư thời gian nhiều hơn cho hoạt động này và thiết kế các hoạt động trong phần này sao cho phù hợp với chủ đề của bài học, phù hợp với trình độ cụ thể của học sinh. Trong quá trình dạy bài mới, giáo viên không nên quá chú trọng đến việc dạy từ mới, mà nên giới thiệu cho học sinh những từ mới thật cần thiết, tạo điều kiện cho học sinh tự suy đoán nghĩa của từ mới theo ngữ cảnh. Giáo viên phải biết phân bố thời gian hợp lý cho từng phần của bài học. Tránh việc dạy từ vựng hay ngữ pháp quá nhiều ở phần Presentation, hay cho học sinh luyện tập quá nhiều ở phần Practice, còn phần Production (là phần giúp học sinh vận dụng từ và mẫu câu đã được học vào thực tiễn giao tiếp hay tái tạo lại nội dung bài học) lại thực hiện không hiệu quả. Đối với các cấp lãnh đạo: Kiểm tra tính hữu hiệu của đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”. Và công nhận cho sự thiết thực của đề tài này trong công tác dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong trường phổ thông. Đối với giáo viên: Cần áp dụng đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” này trong công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp thẩm định và công nhận tính thiết thực của đề tài này. VII. Tài liệu tham khảo: 1. Kotler, P., Armstrong, G., Brown, L., and Adam, S. (2006) Marketing, 7th Ed. Pearson Education Australia/Prentice Hall. production [prəˈdʌkʃən] 1. the act of producing 10 [...]... Role play: Ex : Examiner : What’s your name ? Hoa : My name is Hoa Write the answers of the exercise b in the notebook Learn vocabulary and practice the dialogue Các số liệu thống kê chi tiết Tác giả Đề tài KHSPƯD 16 ... down under the tree and had a snack 1/ Where is Ba’s home village? 2/ Where is the banyan tree? 3/ How did they feel after two hours traveling by bus? III/ GRAMMAR (3,5ps) 1 Choose the best answer (2ps) a) Ba wishes he ( could have / can have / could has / could had ) a new bicycle b) We wish it ( didn’t / don’t / won’t / can’t ) rain c) Hoa worked hard so she ( pass / passes... ………………………………………………………………………… 2 Reported these questions ( The teacher asked you ).(1p) a) “Do you do your homework?” …………………………………………………………………………… b) “Where do you learn English?” ………………………………………………………………………… Giáo án, tài liệu giảng dạy UNIT 2 : CLOTHING Lesson 1: Getting started - Listen and read 1.Objectives: By the end of the lesson ,Ss will be able to get some information about ao dai ,the traditional dress of Vietnamese... of Othello 6 presentation, showing, display, proffering discounts on production of membership cards VIII Phụ lục: Câu hỏi kiểm tra 11 NAME : CLASS : 9 THE SECOND ENGLISH TEST I/ LISTEN Listen and choose T or F (1.5p) 1/ I’m interested in studying English but I can not speak English well 2/ My problem is that I always have to interpret from English into Vietnamese before I speak 3/ My teacher said . cho thấy đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là áp dụng được trong việc dạy học bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường. 8 Đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần. “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production” là rất tốt. Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng (ES) SMD là 0096, có nghĩa mức độ ảnh hưởng của đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần. thực hiện không hiệu quả. Đối với các cấp lãnh đạo: Kiểm tra tính hữu hiệu của đề tài “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho phần Production”. Và công nhận cho sự thiết thực của đề tài này trong

Ngày đăng: 01/02/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC

  • TRANG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan