1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập Tiêng Viêt Lop 5 - TC

5 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 25,17 KB

Nội dung

Ôn tập Tiếng Việt Cuốn sách và giỏ đựng than Chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Ken-tuc-ky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông: - Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và nói: - Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé! Cậu bé liền làm theo lời ông, dù tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói: - Nước chảy mất hết rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa! Thế là ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước khác. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại thế, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng: “Đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Ông cụ ngăn lại: - Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi! Vào lúc này, cậu bé biết không thể đựng nước vào giỏ được nhưng cậu muốn cho ông thấy rõ dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Vì thế cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng. - Ông xem này – Cậu bé hụt hơi nói. Thật là vô ích! - Cháu nghĩ nó là vô ích ư?…Cháu thử nhìn cái giỏ xem! – Ông cụ nói. Cậu bé nhìn vào cái giỏ và cậu nhận ra nó trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ. - Cháu của ông à, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách đấy! Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy. Trích trong tập truyện Hạt giống tâm hồn @ Khoanh tròn vào câu đúng nhất (Từ câu 1- câu 8) 1/ Ông của cậu bé trong bài có thói quen tốt gì? A. Mỗi sáng ông đều đổ than vào lò. B. Mỗi buổi sáng, ông đều dậy rất sớm để đọc sách. C. Mỗi sáng ông đều ra sông lấy nước. D. Mỗi sáng ông ra sông lấy nước cùng cháu trai. 2/ Cậu bé đã nghe lời ông bảo đi lấy nước bằng giỏ than mấy lần? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần. 3/ Khi đi lấy nước lần cuối cùng trở về, cậu bé đã nhận được sự việc ích lợi gì? A. Cái giỏ đựng than đã đẹp ra, không còn đen đúa như lúc đầu. B. Cái giỏ đựng than không còn đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ. C. Ông của cậu bé đã khen cậu thật nhiều vì sự cố gắng vượt bậc. D. Cái giỏ than không còn đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ và đồng thời cậu nhận ra được ích lợi của việc đọc sách. 4/ Câu chuyện trên khuyên dạy chúng ta điều gì? .…… 0,5 ñ .…… 0,5 ñ .…… 0,5 ñ .…… 0,5 ñ A. Phải biết đọc sách vào mỗi buổi sáng cho tốt. B. Phải có lòng kiên trì, nhẫn nại trong mọi việc vì không có sự cố gắng nào là vô ích cả. C. Phải biết nghe lời ông bà dạy bảo, không nên từ chối việc ông bà nhờ giúp. D. Không nên cãi lời ông bà dạy bảo. 5/ Cho câu ghép:“ Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông nhưng cháu không hiểu gì cả.” Các vế câu ghép trên được nối với nhau theo cách nào? A.Trực tiếp B Nối bằng QHT “như” C. Nối bằng QHT “nhưng” D Nối trực tiếp và dùng từ nối 6/ Hai câu: “Cậu bé nhìn vào cái giỏ và cậu nhận ra nó trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa.” Liên kết với nhau theo cách nào? A. Lặp lại từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ ngữ nối D. Lặp lại từ ngữ và thay thế từ ngữ 7/ Trong các dòng sau đây, dòng nào là câu ghép? A. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. B. Mỗi buổi sáng, ông đều dậy rất sớm để đọc sách. C. Cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, cái giỏ lại trống rỗng. D. Cháu của ông à, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách đấy! 8/ Thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm của câu ghép sau: …………….Nhà Bình rất nghèo………………cậu ấy học rất giỏi. 9/ Đặt 1 câu ghép với cặp từ: “ mới…đã” ………………………………………………………………………………………………… I/ Chính tả: Học sinh viết bài : “Cửa sông” (5 khổ thơ đầu từ: Là cửa…phong thư)Sách Tiếng Việt 5 tập 2 / trang 74 .…… 0,5 ñ .…… 0,5 ñ .…… 0,5 ñ .…… 0,5 ñ … …… 1 ñ II/ Tập làm văn: Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện đã được (nghe, học, đọc…) mà em nhớ nhất. .…… 5 ñ Đáp án: 1/ B 2/ C 3/ D 4/ B 5/ A 6/ A 7/ C 8/ Tuy…nhưng 9/ HS không viết hoa đầu câu, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,5 đ VD: Tùng mới về đến nhà, Nam đã gọi điện thoại. . biết nghe lời ông bà dạy bảo, không nên từ chối việc ông bà nhờ giúp. D. Không nên cãi lời ông bà dạy bảo. 5/ Cho câu ghép:“ Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông nhưng cháu không hiểu gì cả.”. “Cửa sông” (5 khổ thơ đầu từ: Là cửa…phong thư)Sách Tiếng Việt 5 tập 2 / trang 74 .…… 0 ,5 ñ .…… 0 ,5 ñ .…… 0 ,5 ñ .…… 0 ,5 ñ … …… 1 ñ II/ Tập. rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng: “Đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Ông cụ ngăn lại: - Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy

Ngày đăng: 01/02/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w