CẢM XÚC CHỦ ĐẠO: Từ cuộc chia tay của Thúy Kiều và Từ Hải, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹo của người anh hùng.. 1.Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải: *Nửa năm gắn bó sống trong hạnh phúc y
Trang 1VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH:
Những tưởng cuộc đời của Kiều mãi đắm chìm trong chốn bùn nhơ nhưng người anh hùng Từ Hải đã đưa Kiều ra khỏi chốn lầu xanh “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”, hai người tâm đầu ý hợp Họ sống bên nhau hạnh phúc được nửa năm thì Từ Hải phải ra đi vì sự nghiệp lớn Trích đoạn từ câu 2213 đến câu 2230
CẢM XÚC CHỦ ĐẠO:
Từ cuộc chia tay của Thúy Kiều và Từ Hải, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹo của người anh hùng
-Từ Hải là nhân vật mà Nguyễn Du đã gửi gắm niềm yêu mến và ngưỡng mộ, gửi gắm ước mơ tự do và công lí trong xã hội phong kiến đầy bất công
1.Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải:
*Nửa năm gắn bó sống trong hạnh phúc yêu thương “hương lửa đương nồng”, vậy mà Từ Hải vẫn không quên sự nghiệp lớn và chí làm trai:
“Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
+ “Trượng phu”: Để chỉ những người đàn ông có tài năng lớn và Từ Hải cũng vậy, Từ không phải là một người bình thường mà là một con người
có tài năng xuất chúng
+ “Động lòng bốn phương”: Chí làm trai theo quan niệm xưa là phải làm nên sự nghiệp, lập công báo quốc, thỏa chí tang bồng Nói như Nguyễn Công Trứ:
“Làm trai phải Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”
+ Khao khát được vẫy vùng giữa đất trời cao rộng, muốn làm nên sự nghiệp lớn, chính nội lực đó đã thôi thúc Từ hải lên đường Không có trở lực nào ngăn cản, míu kéo bởi người trượng phu là không bao giờ vướng bận thê nhi
*Hình ảnh người ra đi:
+Câu thơ đã dựng lên hình ảnh người tráng sĩ một mình một ngựa một thanh gươm, ra đi với tư thế hiên ngang, tự tin, chân không bịn rịn, mắt không ngoái nhìn, “lên đường thẳng rong”
+Tác giả đặt nhân vật trong không gian rộng lớn “trời bể mênh mang” vừa khắc họa được tầm vóc của người anh hùng, vừa thể hiện Từ Hải biểu tượng cho tự do “ngân vang một cõi biên thùy”
Với những cụm từ diễn đạt hành động dứt khoát thể hiện niềm yêu mến của tác giả “Từ Hải-một tráng sĩ đích thực, con người của sự nghiệp lớn,
Từ Hải là con người của trời đất, con người của bốn phương”.
Trang 2+Từ Hải đã từ chối lời thỉnh cầu tha thiết của Thúy Kiều.
+Một khi đã hiểu nhau, một khi đã là tâm phúc tương tri vậy sao nàng chư thoát khỏi thói “nữ nhi thường tình” Từ Hải đã khuyên Kiều hãy vượt lên chính mình để xứng đánh là hồng nhan tri kỉ của người anh hùng nghĩa khí
-Từ Hải hứa hẹn: chàng chỉ chở về khi đã có đội quân hùng mạnh và
“mười vạn tinh binh”, toàn quân chiến thắng đi trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, cờ bay rợp trời
-Từ Hải còn hứa hẹn, lời hứa chắc như đinh đóng cột:
+ “Muộn thì không quá một năm”, sự nghiệp của chàng sẽ hoàn thành, thời gian cùng với đoàn quân và những chiến thắng hào hùng thể hiện một niềm tin sắt đá, phi thường của người anh hùng
+Từ Hải hứa hẹn khi nghiệp lớn đã thành, chàng sẽ đón Kiều đúng như nghi thức của gia đình: “rước nàng nghi gia”
+Từ Hải không chỉ là người anh hùng chí lớn mà còn là một người thấu đáo, thủy chung
*Kết lại trích đoạn là hình ảnh đẹp:
“Chim bằng tung cánh giữa dặm khơi”
+Cánh chim bằng là biểu tượng cho sức mạnh của tự do Hình ảnh cánh chim tung bay vẫy vùng giữa bầu trời cao rộng hay chính là người anh hùng khao khát được thỏa chí anh hùng
Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng “tài cao chí lớn” Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết: “Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải không những chỉ là giấc mơ công lí mà còn là biểu tượng cho sự tự do”.
2 Nghệ thuật miêu tả:
+Nghệ thuật tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật có vẻ đẹp lãng mạn Theo quan niệm của Nguyễn Du, người anh hùng phải đẹo đẽ, cao
cả, phi thường và đẹp từ ngoại hình đến phẩm chất
+Với những từ ngữ, hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ: “hương lửa đương nồng” để nói tình yêu mặn nồng hay hình ảnh “cánh chim bằng” mang nghĩa biểu tượng cho sự tự do, người anh hùng được miêu tả mang dấu
ấn quan niệm của Nguyễn Du