1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐẤT VÙNG ÐỒNG BẰNG và VEN BIỂN VIỆT NAM

37 654 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Chương XVI ĐẤT VÙNG ÐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có các mạng lưới sông dày đặc với nhiều lưu vực sông kết hợp với trầm tích biển đã tạo ra những vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau. Những vùng đồng bằng này có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân, vì đây là địa bàn chủ yếu sản xuất ra lương thực và thực phẩm cho cả nước và phục vụ xuất khẩu. Vùng đồng bằng có diện tích lớn nhất ở nước ta là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, chúng được hình thành từ hai hệ thống sông Hồng và sông Mêkông. Ngoài ra nước ta còn có một dải đồng bằng hẹp nằm ở ven biển miền Trung có nguồn gốc từ phù sa sông và biển. Ðặc tính và tính chất đất ở các vùng đồng bằng thay đổi tùy thuộc vào bản chất phù sa của các hệ thống sông khác nhau. Ví dụ như đất phù sa sông Hồng thường có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, đất có phản ứng trung tính và có độ no bazơ cao và độ phì nhiêu cao. Ðất đồng bằng sông Cửu Long đa số là có thành phần cơ giới nặng, có độ phì từ trung bình đến cao, có phản ứng hơi chua và thường xuyên được bồi hàng năm. Tuy nhiên do tác động kiến tạo và có sự đan xen khá phức tạp với đất mặn và đất phèn của vùng ven biển nên còn được gọi là đất phù sa sông biển. Các vùng đất nằm gần sát biển thường chịu ảnh hưởng của các quá trình hóa mặn. Một số đặc điểm chung của đất vùng đồng bằng: Ðất thường có địa hình bằng phẳng, dễ dàng canh tác và điều tiết nước, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp và là nơi tập trung dân cư đông đúc và có lịch sử canh tác khá lâu đời, đất được thục hóa qua tác động định hướng của con người, có độ phì nhiêu thực tế cao. Quá trình rửa trôi không xảy ra hoặc xảy ra rất yếu, trong khi quá trình tích tụ xảy ra khá phổ biến làm đất có độ phì tự nhiên cao. Ðất có mực nước ngầm nông do đó thường xuất hiện quá trình glây hóa trong các tầng đất ẩm thường xuyên ở bên dưới. Hiện tượng glây làm đất có màu xanh xám hay màu xanh nhạt do màu được tạo bởi Fe 2+ trong điều kiện yếm khí kết hợp với sét, silíc và nhôm thường xuất hiện ở địa hình trũng vùng đồng bằng. Quá trình glây mạnh làm đất bị mất cấu trúc và chứa nhiều chất độc gây ra các ảnh hưởng xấu đối với cây trồng. Quá trình bồi tụ phù sa do hoạt động của các dòng sông tuân theo quy luật lắng đọng những hạt có kích thước lớn trước rồi mới đến những hạt nhỏ và mịn, từ đầu nguồn xuống hạ nguồn, từ vị trí gần đến xa sông. Quy luật lắng đọng đã chi phối rõ đến thành phần cơ giới đất ở những vị trí khác nhau của lưu vực sông. Tùy thuộc vào cấu tạo địa chất, địa hình, mẫu chất phù sa của từng lưu vực hệ thống sông khác nhau đã hình thành ra các loại đất ở đồng bằng có thành phần khoáng vật, tính chất lý và hóa học khác nhau. Những vùng ven biển ảnh hưởng của các quá trình mặn và phèn (hay chua mặn) đã chi phối mạnh mẽ tới các tính chất đất ở đây. Ðất đồng bằng ở Việt Nam giới thiệu trong chương này được phân chia theo hệ thống phân loại FAO- UNESCO trên bản đồ tỷ lệ 1:1000.000. Các đặc tính và tính chất đất được xác định theo các nhóm và các đơn vị đất chính có trong hệ thống phân loại. 1. Nhóm đất cát biển (Arenosols) 1.1. Diện tích và phân bố: Theo NIAPP (2003) nhóm đất cát biển có tổng diện tích hơn 442.570 ha, có mặt trên 120 huyện, 28 tỉnh, chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên của cả nước. Tên gọi theo hệ thống phân loại FAO - UNESCO là Arenosols (AR). Ðất cát biển phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận Ngoài ra còn một số diện tích phân bố ở các cửa sông lớn hoặc trên những vùng đất được hình thành từ nền đá mẹ sa thạch hay granit. 1.2. Ðiều kiện và quá trình hình thành đất: - Ðiều kiện hình thành: do phạm vi phân bố của nhóm đất cát biển trải dài từ Bắc Trung Bộ cho tới Nam Trung Bộ cho nên các yếu tố hình thành đất ở đây như các điều kiện khí hậu, thảm thực vật cũng có sự thay đổi nhất định theo từng vùng. Ở phía Bắc có lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và càng đi vào Nam càng muộn dần. Lượng mưa trung bình trên 2000 mm/năm. Ðặc biệt dải đất từ Ninh Thuận đến Bình Thuận có điều kiện khí hậu khá đặc thù với nhiệt độ trung bình/ ngày cả năm cao (26- 27 o C) và lượng mưa thấp hơn nhiều so với lượng bốc hơi (lượng mưa 600-1200mm; trong khi lượng bốc hơi 1300- 1700mm) điều kiện khí hậu ở đây đã góp phần tạo ra loại đất cát có màu đỏ. - Thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại thực vật chịu hạn như: cây bắt mồi (Drosera burmani Vohl), cây nắp ấm (Nepenthes anamensis), sim (Rhodomyrtustomentosa), mua đất, cỏ gừng, cỏ dầy, dứa gai Trên những vùng có điều kiện tưới nông dân có thể trồng được lúa và một số cây hoa màu như khoai lang, lạc, thuốc lào, đậu đỗ, vừng, kê, ớt, năng suất tùy thuộc vào lượng nước mưa và lượng nước tưới hàng năm. - Quá trình hình thành: theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, sự hình thành đất cát biển Việt Nam liên quan mật thiết đến các hoạt động địa chất trong khu vực. Phan Liêu (1978) cho rằng đất cát biển rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện đại). Ðất cát biển được hình thành từ hai quá trình chính đó là quá trình hoạt động địa chất của biển, vận động nâng lên của thềm biển cũ (bằng chứng là các bãi vỏ sò, ốc ở Diễn Châu, Nghệ An) và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống các con sông ngắn ở miền Trung. Do hệ thống sông miền Trung thường ngắn do phần lớn được bắt nguồn từ phía Ðông của dãy Trường Sơn chảy thẳng ra biển nên có độ dốc lớn, dòng chảy ở các con sông này rất mạnh do đó các sản phẩm lắng đọng lại thường là những hạt vật liệu thô chủ yếu là các hạt cát có kích thước khác nhau. Ngoài ra, về cấu tạo địa chất ở khu vực đầu nguồn phần lớn có cấu tạo đá mẹ khó phong hóa như các loại đá granit, riolit, cát kết nên chất liệu của các sản phẩm phong hóa cũng thường rất thô. 1.3. Phân loại và mô tả đặc tính và tính chất của các đơn vị đất Nhóm đất cát biển ở Việt Nam có thể phân chia ra các đơn vị sau đây: - Ðất cồn cát trắng và vàng (Cc) Luvic Arenosols (ARl). - Ðất cồn cát đỏ (Cđ) Rhodic Arenosol (ARr). - Ðất cát biển điển hình (C) Haplic Arenosols (ARh). - Ðất cát mới biến đổi (Cb) Cambic Arenosols (Arb). - Ðất cát Glây (Cg) Gleyic Arenosols (Arg) Sau đây là mô tả một số đặc tính của 3 đơn vị đất chủ yếu a. Ðất cồn cát trắng và vàng (Cc): tên theo FAO-UNESCO: Luvic Arenosols (ARl). - Diện tích: 149.754 ha (NIAPP, 2003), phân bố từ Quảng Bình tới Bình Thuận. Phân bố ở sát biển, những cồn cát có màu trắng hoặc vàng có hai sườn dốc, sườn dốc đứng hướng về phía đất liền còn sườn thoải hướng về phía biển. Các cồn cát này có thể di chuyển khi có gió mạnh từ phía biển thổi vào làm lấp dần ruộng nương, làng mạc, đường xá giao thông. Sự hình thành đất cồn cát trắng và vàng chủ yếu liên quan đến hoạt động của biển và thủy triều, đặc điểm địa hình của các cồn cát có sự thay đổi khác nhau theo từng khu vực, có nơi tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, nhưng cũng có nơi lại tạo thành những cồn cát có độ cao khác nhau (có cồn cao tới 50m). Những cồn cát này thường chạy song song với bờ biển có xu hướng lấn sâu vào đất liền khi có gió mạnh từ biển thổi vào. Khi có mưa, bão lớn do ảnh hưởng của tác động của nước chảy bề mặt ở các cồn cát có thể tạo ra các rãnh xói sâu tới 8- 9m và rộng tới 2- 3m như ở một số xã ở Vĩnh Linh, Quảng Trị. - Tính chất của cồn cát trắng vàng Nhìn chung đất cồn cát trắng và vàng chủ yếu là những hạt thạch anh (SiO 2 > 95%), do đó có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng được, tơi xốp, rời rạc, không có kết cấu, thấm thoát nước nhanh. Ðất ít chua, có độ phì nhiêu rất thấp, khả năng giữ nước và giữ các chất dinh dưỡng kém toàn bộ các chất dinh dưỡng N, P, K và các cation trao đổi đều rất nghèo; giá trị CEC của đất rất thấp (thấp nhất trong các loại đất ở Việt Nam) do tỷ lệ sét trong đất gần như không có, nhìn chung CEC chỉ đạt ở mức xấp xỉ 1 lđl/100g đất. Hàm lượng OC% ở trong đất rất thấp (thường <1%, thậm chí thấp hơn cả đất bạc màu), do điều kiện thoáng khí đất có quá trình khoáng hóa mạnh. Có thể tham khảo đặc tính, tính chất của đơn vị đất này qua phẫu diện sau: Ðặc điểm hình thái phẫu diện VN 41 lấy từ xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 3 o . Thảm thực vật phi lao được trồng rải rác. Hình thái PD Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 30CM): màu vàng sáng (ẩm: 2,5Y 7/3; khô:10YR 3/3); cát; hơi ẩm; có nhiều rễ cây phi lao; chuyển lớp từ từ. C (30- 150CM): vàng cam xỉn (ẩm: 10YR 7/3,5; khô:10YR 7/4); cát; ẩm; đôi khi bắt gặp những đốm đen của rễ cây; có những ánh cát lấp lánh. Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện Ðộ sâu (cm) Dung trọng (g/cm 3 ) Tỷ trọng Ðộ xốp (%) Ðộ ẩm (%) Tỷ lệ % các cấp hạt 2,0- 0,2 mm 0,2- 0,02 mm 0,02- 0,002 mm < 0,002 mm 0- 30 1,31 2,62 50,0 3,1 3,8 96,2 0,0 0,0 30- 150 1,35 2,61 48,3 3,2 2,2 97,8 0,0 0,0 Ðộ sâu (cm) Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g) Ðộ chua (lđl/ 100 g đất) pH OC N P 2 O 5 K 2 O P 2 O 5 K 2 O Trao đổi Thủy phân H 2 O KCl 0-30 30-150 0,08 0,02 vệt vệt vệt vệt 0,02 0,01 0,27 0,32 3,01 3,01 0,04 0,02 0,48 0,16 6,3 6,3 5,4 5,3 Tầng đất (cm) Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC (lđl/ 100g đất) BS (%) Ca 2+ Mg 2+ K + Na + Tổng Ðất Sét 0-30 30-150 0,16 0,08 vệt vệt 0,06 0,06 0,03 0,02 0,25 0,16 0,80 0,48 0,0 0,0 31,2 33,3 - Hướng sử dụng và cải tạo Ðất cồn cát trắng hiện nay phần lớn được trồng phi lao làm rừng để chắn gió và cố định cát, chống cát bay và di động, giữ nguồn nước ngọt cho dân cư canh tác. Những cồn cát vàng thấp trong đồng do có ẩm độ khá hơn nên có thể trồng một số loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, khoai lang, đỗ, vừng, kê tuy nhiên năng suất đạt được cũng rất thấp. Hướng sử dụng đất chính ở đây là phát triển các giải rừng ven biển như phi lao, keo lá tràm, kết hợp với trồng cỏ chăn nuôi, phát triển một phần cây hoa màu, cây họ đậu và cây lương thực ở những nơi có điều kiện canh tác. b. Ðất cồn cát đỏ (Cđ): tên theo FAO-UNESCO: Rhodic Arenosol (ARr). - Diện tích: khoảng 80.000 ha phân bố chủ yếu ở vùng ven biển của các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Cồn cát đỏ thường cố định, tập trung thành dải cao, đất cồn cát đỏ có thể trồng rừng phi lao, keo và loại cây màu. - Ðặc điểm thực vật ở đây nhìn chung là nghèo nàn, chủ yếu là các loại cây lùm bụi, rừng thưa xen cây bụi cỏ. Ðôi khi ta cũng gặp các khu rừng với các cây gỗ hiếm như nhãn, quýt rừng, dáng hương, gụ mật, bằng lăng, sao đen - Quá trình hình thành đất: đất cồn cát đỏ có điều kiện hình thành tương tự như đất cồn cát trắng vàng nhưng được hình thành ở giai đoạn sớm hơn. Tùy thuộc vào các yếu tố địa hình, địa mạo ở từng nơi khác nhau ở đây đã thể hiện rõ những tác động xâm thực bào mòn. Cồn cát đỏ thường hình thành ở độ cao lớn hơn so với cồn cát trắng vàng do hoạt động nâng lên của địa đới Ðà Lạt vào kỷ đệ tứ và đây cũng là lý do tại sao cồn cát đỏ bị gió và nước xói mòn mạnh và có sự phân bố di chuyển lớn ở một số đụn cát. Quá trình tích lũy Fe 2 O 3 (làm cho đất có màu đỏ) liên quan đến hoạt động địa chất ở thời kỳ cuối Plioxen đến Pleitoxen do có hoạt động núi lửa rất mạnh ở khu vực Ðông Nam châu Á (từ Malaixia đến Hải Nam), các vùng bazan được hình thành đủ để trong nước biển có hàm lượng muối tan cao, thêm vào đó nhờ lượng oxit tan trong nước biển nhiều lên kết hợp với sự hoạt động mạnh của vi sinh vật trong nước kết quả tạo ra muối của oxit sắt Fe 2 O 3 . Mặt khác ở đây lại nằm trong vùng khô hạn lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi khá nhiều nên muối oxyt sắt cũng được di chuyển trong mao quản theo con đường bốc hơi và dần dần tích lũy trên mặt đất. Cũng có giả thiết cho rằng do các cồn cát này nằm tiếp giáp với dải Trường Sơn nên do đó một lượng hợp chất sắt từ dãy núi này được chuyển dịch xuống và tích lũy lại ở đây. - Ðặc điểm, tính chất của cồn cát đỏ Cồn cát đỏ thường cố định hơn so với các cồn cát trắng và vàng, chúng tập trung thành dải cao (có khi tới 200m). Cồn cát đỏ có tỷ lệ sét và limon cao hơn ở các cồn cát trắng vàng (sét vật lý khoảng trên 10%). Ðất thường ít chua đến chua. Các chất dinh dưỡng tổng số N, P, K đều ở mức nghèo đến rất nghèo. Hàm lượng các chất dễ tiêu đạt ở mức rất nghèo; nghèo cation trao đổi (Ca 2+ , Mg 2+ ); CEC của đất thấp, tuy nhiên đất có BS% vào loại khá. Ðất nhiều cát nên dễ bị xói mòn, khả năng giữ phân và nước kém. Có thể tham khảo các đặt tính, tính chất của đất theo phẫu diện VN 46 đào tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận làm ví dụ: so với đất cồn cát trắng và vàng sự phân tầng ở cồn cát đỏ đã có sự ổn định và rõ nét hơn Hình thái PD Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 20cm): Nâu đỏ tươi (ẩm: 5YR 5/7; khô: 7,5YR 4/6); cát; ẩm; tơi; bở; nhiều ổ cát màu vàng, có ít vệt than đen chuyển lớp từ từ. Ac (20-35cm): Nâu đỏ (ẩm: 5YR 4/8; khô: 7,5YR 4/6); cát; hơi ẩm; hơi cứng; có nhiều rễ cỏ nhỏ, ít ổ cát, ít vệt than đen; chuyển lớp từ từ. C1 (35- 90cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/8; khô: 10R 4/8); cát; ẩm; hơi dính; hơi chặt; ít rễ cỏ; có các hang động vật; chuyển lớp từ từ. C2 (90- 120cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/8; khô: 10R 4/8); cát; hơi ẩm; có các vệt than đen; ít rễ cỏ nhỏ, có ít ổ cát và hang mối; chuyển lớp từ từ. C3 (120- 160cm): Nâu đỏ (ẩm: 10R 4/8; khô: 10R 5/8); cát; ẩm; hơi chặt; có ít rễ cỏ nhỏ; bở hơn tầng trên. Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện Ðộ sâu (cm) Dung trọng (g/cm 3 ) Tỷ trọng Ðộ xốp (%) Ðộ ẩm (%) Tỷ lệ (%) các cấp hạt 2,0- 0,2 mm 0,2- 0,02 mm 0,02- 0,002 mm < 0,002 mm 0- 20 20- 35 35- 90 90- 120 1,48 1,51 1,52 1,43 2,63 2,65 2,64 2,64 44,0 43,0 42,0 46,0 3,65 3,90 5,05 6,08 29,4 24,8 22,6 21,4 67,2 69,1 67,7 67,1 1,7 1,6 0,2 1,0 1,7 4,5 9,5 10,5 Ðộ sâu (cm) Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g) Ðộ chua lđl/ 100g đất pH OC N P 2 O 5 K 2 O P 2 O 5 K 2 O Trao đổi Thủy phân H 2 O KCl 0- 20 1,43 0,08 0,03 0,15 2,78 3,76 0,04 0,87 5,1 4,2 20- 35 35- 90 90- 120 1,12 0,09 0,29 0,07 0,05 0,03 0,03 0,03 0,03 0,15 0,17 0,15 3,55 3,23 1,40 3,76 3,76 2,35 0,06 0,08 0,36 0,91 0,87 1,39 5,2 5,0 5,0 4,1 4,0 4,0 Ðộ sâu (cm) Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC (lđl/100g đất) BS (%) Ca 2+ Mg 2+ K + Na + Tổng Ðất Sét 0- 20 20- 35 35- 90 90- 120 0,53 0,80 0,62 0,23 0,14 0,16 0,16 0,07 0,08 0,08 0,08 0,05 0,01 0,00 0,00 0,02 0,76 1,04 0,86 0,37 1,04 1,20 1,12 1,12 3,35 3,87 3,12 3,12 73,0 86,6 76,7 33,0 - Hướng sử dụng và cải tạo Hiện nay mới chỉ có một phần diện tích đất cồn cát đỏ đang được trồng các loại hoa màu, hạt điều, cây rừng còn lại phần lớn diện tích đất này đang bị bỏ hoang. Một số diện tích đất ở Hòa Thắng- Bắc Bình (Bình Thuận) đã được trồng bông với năng suất đạt được khoảng 10-12 tạ/ha. Những nơi có điều kiện tưới người ta có thể trồng đậu xanh, khoai lang, dưa lấy hạt và lạc. Ðối với những cồn cát đỏ di động phải trồng phi lao ngăn sự di chuyển của cát, còn ở vùng đồi cao, dốc phải trồng và bảo vệ rừng phòng hộ. c. Ðất cát biển điển hình (C): tên theo FAO-UNESCO: Haplic Arenosols (ARh). - Diện tích: 197.802 ha (NIAPP, 2003), phân bố chủ yếu dọc ven bờ biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, rải rác ở dọc ven biển Trung và Nam Trung Bộ và một số diện tích ở ven biển Nam Bộ có những giồng cát là dấu vết của quá trình biển lùi. Ðất cát biển có độ phì nhiêu khá hơn hai loại trên, tùy theo địa hình và khả năng tưới có thể trồng lúa, các loại hoa màu như ngô, khoai, đậu, lạc, mía và một số cây lâu năm khác - Ðiều kiện và quá trình hình thành: đất cát biển được hình thành do sự bồi lắng phù sa biển kết hợp với những cồn cát thấp, thoải nằm ở ven biển tạo thành những dải đất khá bằng phẳng nằm ở ven biển. Thực vật tự nhiên thường gặp là những loại cây có khả năng chịu hạn tốt như dứa dại, xương rồng Các loại cây trồng chính được trồng ở đây là các loại cây màu và các cây công nghiệp ngắn ngày và cả lúa. - Tính chất của đất cát ven biển Ðất cát biển có thành phần cơ giới từ cát pha đến cát pha sét, rời rạc, kết cấu kém gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu. Ðất nghèo mùn (OC% < 1%), chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N < 5). Nghèo N %: 0,03 - 0,08%, P 2 O 5 %: 0,02 - 0,04%, K 2 O%: 0,3 - 0,5%. Các chất dễ tiêu trong đất cũng đều ở mức nghèo đến rất nghèo, CEC trong đất thấp (< 9 lđl/ 100g đất). Phản ứng của đất biến động trong phạm vi trung tính đến hơi kiềm (pH: 7,5- 8); khả năng giữ phân và nước của đất yếu. Ví dụ: cấu tạo, đặc điểm, tính chất phẫu diện VN 25 được lấy tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ðịa hình bằng phẳng độ dốc 0- 3 0 , trồng ngô và sắn. Hình thái PD Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 20cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/4; khô: 10YR 6/4); cát pha thịt; ẩm; độ mịn cao; có rễ cây nhỏ; chuyển lớp rõ về màu sắc. AB (20- 40 cm): Nâu vàng (ẩm: 10YR 5/8; khô: 10YR 6/6); cát pha thịt; ẩm; độ mịn cao; có hang mối; chuyển lớp rõ về mức độ kết von. Bc1 (40- 90 cm): Nâu vàng (ẩm: 10YR 5/6; khô: 10YR 5/8); cát pha thịt; ẩm; nhiều kết von màu tím khá cứn, tỷ lệ khoảng 30%; chuyển lớp từ từ. Bc2 (90-150cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/6; khô: 10YR 5/6); cát; ẩm; có nhiều kết von màu nâu tím mềm hơn tầng trên, tỷ lệ khoảng 30%; xuất hiện mạch nước ngầm; chuyển lớp từ từ. C (150- 170cm): Ðen hơi nâu vàng (ẩm: 10Y 3/2; khô: 7,5Y 5/1); cát. Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện Ðộ sâu (cm) Dung trọng (g/cm 3 ) Tỷ trọng Ðộ xốp (%) Ðộ ẩm (%) Tỷ lệ (%) các cấp hạt 2,0- 0,2 mm 0,2- 0,02 mm 0,02- 0,002 mm < 0,002 mm 0- 20 20- 40 40- 90 90- 150 1,51 1,40 1,43 1,44 2,65 2,64 2,73 2,68 43,0 47,0 47,6 46,3 24,3 22,3 28,6 31,2 0,4 0,2 1,5 0,1 76,4 71,1 80,3 96,2 11,6 8,7 5,7 1,5 11,6 20,0 12,5 2,2 Ðộ sâu (cm) Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g) Ðộ chua (lđl/100g đất) pH OC N P 2 O 5 K 2 O P 2 O 5 K 2 O Trao đổi Thủy phân H 2 O KCl 0- 20 20- 40 40- 90 90- 150 0,52 0,17 0,09 0,04 0,06 0,02 0,01 0,01 0,10 0,04 0,05 0,06 0,22 0,40 0,51 0,50 5,50 4,25 2,00 3,70 3,76 2,35 2,35 2,35 0,03 0,03 0,04 0,03 2,00 3,00 2,00 2,00 7,5 7,0 7,9 8,2 6,3 6,2 6,4 6,9 Ðộ sâu (cm) Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC (lđl/100g đất) BS (%) Ca 2+ Mg 2+ K + Na + Tổng Ðất Sét 0- 20 20- 40 40- 90 90- 150 2,24 2,33 2,44 2,52 0,31 0,23 0,26 0,62 0,08 0,05 0,05 0,05 0,08 0,08 0,08 0,26 2,71 2,69 2,83 3,45 9,00 7,76 5,68 7,04 25,11 19,94 15,85 22,74 30,1 34,6 49,8 49,0 - Hướng sử dụng và cải tạo Ðất cát biển có độ phì nhiêu thấp, tuy một phần diện tích đã được đưa vào sản xuất song vẫn còn rất nhiều diện tích đang bị bỏ hoang đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Những vấn đề cần được quan tâm trong cải tạo, sử dụng đất cát biển: + Ðể canh tác được trên đất cát biển trước hết phải quan tâm đến vấn đề thủy lợi để giải quyết yêu cầu nước tưới cho cây trồng. Những khu vực có địa hình thấp trũng sau khi cải tạo có thể trồng lúa nước đáp ứng nhu cầu về lương thực tại chỗ. + Sử dụng phân bón cần chú ý tăng cường lượng phân hữu cơ cho đất để tăng cường lượng mùn và tạo kết cấu của đất. Khi sử dụng phân hữu cơ chú ý bón vùi sâu để hạn chế quá trình "đốt cháy" do hiện tượng khoáng hóa diễn ra mạnh ở đây. Phân hóa học không nên bón tập trung một lúc vì khả năng hấp phụ của đất thấp cây trồng không hút kịp dễ bị rửa trôi gây lãng phí. + Ðối với cây trồng cần lựa chọn những giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và ít bị đổ do tác hại của gió. Nên ưu tiên các cây họ đậu (lạc và các loại đậu xanh, đậu địa phương) trong hệ thống luân canh để tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời từng bước cải thiện các tính chất của đất. 2. Nhóm đất mặn (M) Tên theo FAO-UNESCO: Salic Fluvisols (FLS). 2.1. Diện tích và phân bố: nhóm đất mặn ở Việt Nam có diện tích 971.356 ha (Đất Việt Nam, 2000), chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên của cả nước. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, trà Vinh, Bến Tre và ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình và Thanh Hóa. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm. 2.2. Ðiều kiện và quá trình hình thành - Ðiều kiện hình thành: + Ðất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp chủ yếu ≤ 1m, (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu chất kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển; phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù sa sông được phủ lên trên. Phù sa biển thường thô còn phù sa sông nhỏ mịn, chủ yếu là sét vật lý. Các hạt phù sa dạng huyền phù do được vận chuyển ra cửa sông sau đó gặp điều kiện hóa lý thay đổi của môi trường biển sẽ lắng đọng tạo thành lớp bùn mịn có khi dày tới vài mét. + Thực vật ở đây gồm những cây ưa nước và chịu được mặn như sú (Acgicera magas) gặp nhiều ở miền Bắc. Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), đước (Rhizophora apiculata) và một số cây khác như cói, dừa nước, cà giang phổ biến ở vùng ven biển Nam Bộ. - Quá trình hình thành: đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển được hình thành do trầm tích sông và biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thủy triều tràn vào hoặc gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Như vậy, sự hình thành nhóm đất mặn ở Việt Nam chủ yếu là do quá trình hóa mặn ở các vùng đất ven biển do tác động của nước biển. Theo phân loại của FAO- UNESCO loại đất này được gọi là phù sa mặn; quan điểm này cũng giống như phân loại đất phèn (Thionic Fluvisols) vì do đặc tính của phèn và mặn ở nước ta chưa đạt chỉ tiêu của nhóm (major soil grouping) mà chỉ đạt chỉ tiêu của loại hay đơn vị đất. Ðất mặn ở Việt Nam được xác định là đất có đặc tính mặn (salic properties) nhưng không có tầng sunfidic cũng như tầng sufuric từ bề mặt đất xuống độ sâu 125cm. 2.3. Phân loại và mô tả đặc tính và tính chất chính của đất Ðể phân loại đất mặn có một số phương pháp phân loại khác nhau. Theo phân loại phát sinh đất mặn được phân chia dựa vào tổng số muối tan chủ yếu là muối Cl - và SO 4 2- . Theo phân loại của FAO- UNESCO người ta dựa vào độ dẫn điện của dung dịch đất và tỷ lệ muối tan (%). Ngoài ra một số tác giả còn phân loại dựa trên cơ sở các dạng ion của muối tan (Cl - , SO − 2 4 , CO 3 2- , Na + , Mg 2+ kết hợp với thành phần cơ giới. Dưới đây là cách phân loại đất mặn theo FAO- UNESCO ở Việt Nam. - Nhóm đất mặn ven biển được phân chia ra các đơn vị sau: + Ðất mặn sú vẹt đước (Mn) - Gleyi Salic Fluvisols (FLsg). + Ðất mặn nhiều - Hapli Salic Fluvisols (FLsh). + Ðất mặn trung bình và ít - Molli Salic Fluvisols (FLsm) + Ðất mặn kiềm (Gleyic Solonetz) a. Ðất mặn sú, vẹt, đước - Gleyi Salic Fluvisols (FLsg) - Diện tích: khoảng 180.000 ha. - Phân bố: Tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ như Cà Mau, Bến Tre Ðất mặn sú, vẹt, đước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển khi thủy triều dâng, đất thường ở dạng bùn lỏng, lầy hoặc cát rất mặn, pH trung tính đến kiềm. Quần hợp của rừng sú, vẹt, đước phát triển tùy thuộc vào độ dày, độ chặt của đất, độ mặn và chu kì ngập mặn. Ngoài tác dụng chắn sóng cung cấp gỗ củi rừng sú, vẹt, đước còn góp phần cố định đất tạo điều kiện cho việc lấn biển. Ðất mặn sú, vẹt, đước rất mặn, có phản ứng trung tính đến kiềm. Hàm lượng mùn trong đất cao do tàn tích thực vật tích lũy nhiều, hàm lượng N% từ khá đến giàu. P 2 O 5 % số trung bình, K 2 O% khá đến giàu, cation trao đổi trung bình đến khá Vấn đề hạn chế lớn nhất trong sử dụng đất ở đây là độ mặn của đất quá cao và thường bị ngập nước thủy triều nên đất này chỉ có thể sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp phát triển diện tích rừng sú, vẹt, đước Ðặc tính của đất mặn sú vẹt đước được thể hiện qua phẫu diện VN 37, lấy tại rừng đước xã Thạnh Phước, huyện Bình Ðại, tỉnh Bến Tre. Ðịa hình bằng phẳng độ dốc 0- 3 o , trồng đước năm 1984. Hình thái PD Ðặc điểm phân tầng Ap (0- 15cm): Nâu đỏ xẫm (ẩm: 5YR 3/3; khô: 5YR 6/2); sét; ướt trên mặt; nhão; trên mặt 1- 2cm có lớp xác lá cây mục xen lẫn phù sa; có nhiều vệt rỉ sắt nâu vàng theo vệt rễ cây; chuyển lớp từ từ. AB (15- 60 cm): Nâu sẫm (ẩm: 7,5YR 3/3; khô: 5YR 5/3); sét; ướt; dẻo dính; nhiều xác lá rễ cây đang phân hủy; có nhiều vệt đen; các ổ sét xám xẫm xen lẫn nhiều vệt nâu vàng rỉ sắt dạng kết von mềm; chuyển lớp từ từ. Bghn1(60-110cm): Nâu đỏ rất xẫm (ẩm: 5YR 2/3; khô: 5YR 5/2); sét pha thịt; ướt, dẻo dính; xác rễ cây ít hơn tầng trên lẫn ít xác cây lớn; sét xanh xám, glây mạnh; chuyển lớp từ từ. Bgh2(110-150cm): Xám xẫm (ẩm: 7,5YR 2/3; khô: 7,5YR 6/3); sét; ướt nhão, dẻo dính; có vệt đen và xác bã thực vật; glây mạnh; có ánh cát mịn. Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện Tỷ lệ (%) cấp hạt Ðộ sâu (cm) Dung trọng (g/cm 3 ) Tỷ trọng Ðộ xốp (%) Ðộ ẩm (%) 2,0- 0,2 mm 0,2- 0,02 mm 0,02- 0,002 mm < 0,002 mm 0- 15 15- 60 60- 110 110- 150 0,97 1,02 0,97 1,06 2,43 2,51 2,51 2,53 60,1 59,4 61,0 58,1 37,0 35,1 39,0 36,0 0,7 0,2 0,2 3,1 15,5 17,5 22,2 20,6 37,1 34,7 37,8 36,2 46,7 47,6 39,8 40,1 Ðộ sâu (cm) Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g) Ðộ chua (lđl/100g đất) pH EC (dS/m) OC N P 2 O 5 K 2 O P 2 O 5 K 2 O Trao đổi Thủy phân H 2 O KCl 0- 15 15- 60 60- 110 110- 150 2,45 1,40 1,86 1,48 0,15 0,07 0,07 0,05 0,22 0,15 0,11 0,11 2,22 2,47 2,32 2,13 14,48 12,17 10,67 7,00 86,6 97,1 93,3 74,9 0,16 6,16 2,72 0,08 1,58 19,78 12,46 0,63 7,2 7,6 7,5 7,6 6,8 7,0 6,9 7,1 4,5 5,6 6,0 5,5 Ðộ sâu (cm) Cation trao đổi (lđl/100g đất) CEC (lđl/100g đất) BS (%) Cl - (%) SO 4 2- (%) Ca 2+ Mg 2+ K + Na + Tổng Ðất Sét 0- 15 15- 60 60- 110 110- 150 1,36 1,02 1,48 2,02 3,88 2,21 2,14 4,85 1,84 2,06 2,19 1,54 11,4 5 11,2 1 10,6 6 10,0 5 18,53 16,90 16,47 18,46 21,12 17,06 17,72 22,52 19,60 22,20 22,40 21,86 87,7 99,0 92,9 81,9 1,15 0,98 1,15 1,17 0,14 0,51 0,61 0,40 - Sử dụng và cải tạo: đất mặn sú, vẹt, đước được sử dụng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng chắn gió, chắn sóng, cung cấp củi, gỗ Rừng ngập mặn còn góp phần cố định đất bồi tụ. Quá trình lắng đọng phù sa sẽ làm cho đất cao dần lên, chặt và ổn định, sau đó sẽ thoát khỏi ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, đất sẽ giảm mặn dần và người ta có thể quai đê lấn biển, rửa mặn để sử dụng vào mục đích trồng trọt các loại cây trồng nông nghiệp. b. Ðất mặn nhiều - Hapli Salic Fluvisols (FLsh) - Diện tích và phân bố: đất mặn nhiều có khoảng gần 300.000 ha. Phân bố tập trung ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình và đồng bằng Nam Bộ như Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau Ðất mặn nhiều thường có tổng số muối tan > 1%, trong đó lượng Cl - > 0,25% và độ dẫn điện EC thường lớn hơn 4 dS/cm ở 25 o C. Ðất mặn nhiều thường chứa các chất dinh dưỡng từ mức trung bình đến khá. Ðất mặn ở Nam Bộ thường có thành phần cơ giới nặng từ sét đến limon hay thịt pha sét. Ðất mặn ở miền Bắc thường có thành phần cơ giới trung bình, ở độ sâu 50- 80 cm thường gặp lớp cát xám xanh và có xác vỏ sò, ốc biển. [...]... 1.665.892 ha Ðất phù sa chua là đơn vị đất phổ biến nhất trong nhóm đất phù sa ở Việt Nam, phân bố từ Bắc vào Nam và chiếm đại bộ phận diện tích đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung, ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long đất phù sa chua thường phân bố bao quanh đất phù sa trung tính ít chua nằm ở phần trung tâm Ðặc điểm chính của đơn vị đất phù sa chua là: - Ðất có độ bão... đất này 5 Nhóm đất Glây (GL) và than bùn (T) Theo phân loại đất phát sinh của Việt Nam năm 1976, nhóm đất này có tên gọi chung là nhóm đất lầy và đất than bùn Sau khi áp dụng hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO; WRB (tỷ lệ 1/1000.000) chúng được tách ra thành hai nhóm đất glây và đất than bùn, trong đó nhóm đất glây gồm có 2 đơn vị là đất glây chua và đất lầy còn nhóm đất than bùn được tách riêng... trước khi đổ vào Việt Nam Ðến nước ta sông chia ra thành 9 nhánh chảy ra biển chính bởi vậy mới có tên là "Cửu Long" Sông Cửu Long có đặc điểm chính khác với sông Hồng về thủy chế của sông khá điều hòa nhờ vào chiều dài của sông, độ dốc không lớn và trước khi chảy vào Việt Nam một lượng nước khá lớn đã chảy vào Biển Hồ của Campuchia nên vào mùa mưa lũ nước được điều tiết vào Biển Hồ và những vùng úng trũng... của vùng đất chiêm trũng Cho đến nay tiểu vùng sinh thái đất trũng của đồng bằng sông Hồng đã cơ bản được cải tạo, diện tích đất ngập úng, lầy thụt phần lớn đã được cải tạo, tạo ra những cánh đồng thâm canh lúa năng suất cao và các cánh đồng có thể trồng cây hoa màu vụ đông không khác gì so với các vùng đất phù sa phì nhiêu khác của đồng bằng - Cải tạo đất bằng biện pháp canh tác Ðối với những vùng đất. .. glây - Cải tạo đất bằng thủy lợi Ngay từ những ngày đầu sau khi giành được nền độc lập, Ðảng và Nhà nước ta đã chú trọng bắt tay ngay vào chương trình cải tạo đất "thấp trũng" ngập nước ở vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng trũng úng của Nam Hà và Ninh Bình, chủ yếu bằng biện pháp thủy lợi hóa "nghiêng đồng đổ nước ra sông" Một mạng lưới thủy lợi tiêu thoát nước (kênh mương và bờ vùng bờ thửa)... cho đất để bảo vệ độ phì tiềm tàng của đất Vì đây là loại đất canh tác tốt nhất nên cần phải giữ và bảo vệ diện tích đất, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và hạn chế tối đa hiện tượng sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp, đồng thời phải chú ý chống hịên tượng thoái hóa đất do ô nhiễm đất nhất là những vùng ngoại ô và gần các khu công nghiệp b Ðất phù sa chua (Dystric Fluvisols - FLd) Diện tích và. .. huỳnh) và muối phèn Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ưa nước có muối như ôrô, cỏ năn, cỏ lác, cỏ gà nước Những diện tích đang được canh tác chủ yếu trồng lúa, cói và một số loại hoa màu khác song năng suất nói chung còn thấp do đất chua mặn Về vị trí so với đất mặn, nhìn chung đất phèn nằm sâu vào đất liền hơn Ở đồng bằng sông Cửu Long đất phèn có sự xen kẽ rất phức tạp với đất mặn và đất. .. Ðất mặn trung bình và ít - Molli Salic Fluvisols (FLsm) - Diện tích và phân bố: đất mặn trung bình và ít có diện tích khoảng 700.000 ha trong đó có tới 75% diện tích này tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long Phân bố tiếp giáp đất phù sa, bên trong vùng đất mặn nhiều, đại bộ phận ở địa hình trung bình và cao ít bị ảnh hưởng của thủy triều Kết quả phân tích nhiều mẫu đất mặn trung bình và ít cho thấy: mức... nhóm đất phù sa mang đặc tính xếp lớp (Fluvic properties), theo phân loại của FAO đất phù sa có các tầng A Ochric; A.Mollic và A.Umbric hay H Histic Do đặc điểm cấu tạo về địa chất và địa hình của nước ta những nhóm đất được bồi tụ phù sa thường hình thành về phía biển Theo các hệ thống sông chính đất phù sa được hình thành và phân bố thành hai đồng bằng châu thổ lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và. .. cao, có phản ứng trung tính và độ no bazơ cao do đó đất thường giàu các kim loại kiềm và kiềm thổ a Diện tích và phân bố: diện tích khoảng 600.000 ha (bao gồm cả lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình) Phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình, Hải Phòng Vùng đất này nằm gọn trong vùng châu thổ Bắc Bộ kẹp . Chương XVI ĐẤT VÙNG ÐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có các mạng lưới sông dày đặc với nhiều lưu vực sông kết hợp với trầm tích biển đã tạo. với đất mặn và đất phèn của vùng ven biển nên còn được gọi là đất phù sa sông biển. Các vùng đất nằm gần sát biển thường chịu ảnh hưởng của các quá trình hóa mặn. Một số đặc điểm chung của đất. yếu dọc ven bờ biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, rải rác ở dọc ven biển Trung và Nam Trung Bộ và một số diện tích ở ven biển Nam Bộ có những giồng cát là dấu vết của quá trình biển lùi.

Ngày đăng: 01/02/2015, 01:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w