- Thiết bị: M áy đo quang UV V ISN IR UV 3101 PC (Shimadzu, Nhật ),
7 Hoàng Quôc Việ t Bưở
3.3.7. Cadimi, Crom (VI), Chì
Nhìn chung trong các mẫu nước ngầm tại các điểm nghiên cứu không thấy sự xuất hiện đáng kể của Cadimi và Crom (VI). Hàm lượng chì trong 4 mẫu thu thập tại Hàng Đậu (điểm số 2), Trần Quốc Toản (điểm số 5), Hàng Giầy (điểm số 3) và ngân hàng VP bank (điểm số 4) đều thấp hơn giới hạn cho phép (0.01 mg/L). Trong các mẫu khác, hàm lượng chì chỉ nằm trong khoảng (0.001 - 0.002 mg/L), tuy nhiên, giá trị này vẫn thấp hơn từ 5 đến 10 lần so với giới hạn cho phép của QCVN.
3.3.8. Tổng Colifom
Thông số tổng colifor.m trong nước ngầm của tất cả 6 điểm lấy mẫu nằm trong khoảng 1 - 1-10 col. trên lOOml mẫu. Trong số đó, có 3 mẫu chứa lượng Colifom vượt quá giá trị giới hạn cho phép tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN•
Cuộc khảo sát chất lượng không khí Hà Nội tại 7 điểm dọc tuyến đường dự kiến xây dựng hệ thống tàu điện ngầm số 2. Bốn trong số 7 điểm nghiên cứu được lấy mẫu liên tục trong cả ngày nghỉ và ngày thường. Tất cả các chất được lấy mẫu và đo đạc theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng môi trường khí Việt Nam như c o , S 0 2, N 0 2, PM (TSP, PM10, PM2.5), O3 và Pb. Bên cạnh đó, các hợp chất hữu cơ thường thấy trong môi trường khí tại các đô thị như VOCs và PAHs cũng được quan trắc. Trong suốt quá trình lấy mẫu, tiếng ồn, độ rung và lưu lượng giao thông cùng với các thông số vi khí hậu cũng được ghi lại mỗi giờ tại tất cả các điểm lấy mẫu.
Dựa trên các số liệu đo đạc và phân tích được, các kết luận được rút ra như sau:
(ỉ) về chất lượng không khí:
- Hà Nội bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng bởi các hạt lơ lửng bao gồm các loại PM10, PM2.5 và TSP. Hàm lượng của các chất TSP cao hơn từ 1,5 đến 5 lần so với giới hạn cho phép của QCVN. Hàm lượng PM10 và PM2.5 hơi cao hơn so với tiêu chuẩn của EPA, Mỹ.
- Các kết quả nhận được về hàm lượng trung bình của cacbon monoxit ở 7 điểm nghiên cứu đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép của c o đối với tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí - 5 mg/m3 cho 24 giờ. Nhìn chung Hà Nội không bị ô nhiễm N 0 2 và S 0 2. Tuy nhiên có thể kết luận rằng hoạt động giao thông vẫn là yếu tố đóng góp chính vào sự phát thải của các khí c o , N 0 2 và S 0 2 tại các nút giao thông ở thành phố Hà Nội.
- Không có bàng chứng chỉ ra rằng không khí ở Hà Nội bị ô nhiễm bởi ozon và chì. Cả 2 chất này đều có hàm lượng thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam. Điều này chứng tỏ hiệu quả tích cực của việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu không pha chì từ năm 2001 ở Hà Nội.
- Các chất benzen, toluen và xylen chiếm phần lớn hàm lượng VOCs tại tất cả các điểm nghiên cứu. Các chất ô nhiễm này được phát thảivào không khí từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu.
- Hàm lượng cao của các chất PAHs tại các điểm giao thông ở Hà Nội có liên hệ tới số lượt xe ô tô và xe tải trên đường.
(2) Chất lượng nước ngầm
Chất lượng nước ngầm khá khác nhau giữa các điêm nghiên cứu do sự khác biệt vê đặc tính địa hóa của mỗi khu vực.
Nguồn nước ngầm của Hà Nội tại 4 trong 6 điểm nghiên cứu bị ô nhiễm amoni, sắt, asen chứng tỏ có sự tương quan rõ rệt giữa các ion này. Một số mẫu cũng cho thấy hàm lượng mangan đã vượt ngưỡng giá trị giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt N a m .
Các mẫu nước chứa asen với hàm lượng cao thì đồng thời chứa một lượng lớn sắt và amoni, các yếu tố này đặc trưng cho điều kiện môi trường khử. Tuy nhiên khi nguồn nước ngầm này tiếp xúc với không khí (môi trường oxi hóa) thì Fe (II) và As(III) nhanh chóng bị oxi hóa thành Fe(III) và As(V) bởi sự có mặt của oxi. Các dạng oxi hóa này có thể được đồng kết tủa và được loại bỏ ra khỏi nước.
Kết quả phân tích Cr(VI), Cd, Pb cho thấy nước ngầm tại các địa điểm nghiên cứu không bị ô nhiễm bởi các ion kim loại nặng này.
Các kết quả đánh giá chất lượng môi trường (không khí, nước) khu vực dự án cũng như tổng quan về điều kiện tự nhiên, xã hội và điều tra những điểm nhạy cảm có khả năng chịu tác động của dự án đã được gửi cho Bộ Tài nguyên Môi trường và Cơ quan Hợp tác Phát triển Nhật Bản JICA. Các số liệu này đã được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tiền khả thi xây dựng tuyến đường UMRT No.2 và vành đai 4, thuộc chương trình Phát triển đô thị toàn diện tại Thủ đô Hà Nội (HAIDEP).