Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

115 344 1
Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý , dạy chữ chăm cho, người chăm, huyện hàm thuận bắc, tỉnh Bình Thuận

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CAO THANH XUÂN QUẢN VIỆC DẠY CHỮ CHĂM CHO NGƯỜI CHĂM HUYỆN HÀM THUẬN BẮC TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản Giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ MINH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 2 MỞ ĐẦU 1. DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hiện sinh sống nhiều tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam, tập trung nhiều các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Chữ Chăm đã có từ lâu đời, đồng bào Chăm truyền tụng và nâng niu, song ít được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu dành cho lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm nghiên cứu nghi thức hành lễ; hoặc chỉ có một bộ phận người Chăm dùng để tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và chữ viết của các dân tộc thiểu số, các văn kiện chính thức của Nhà nước Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên cho đến những văn kiện gần đây đều thống nhất một quan điểm: Tôn trọng quyền tồn tại và phát triển của tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số đồng thời hỗ trợ để tiếng nói và chữ viết của họ phát triển. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1960 có ghi: "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình". Quyết định của Chính phủ số 53/CP ngày 22/02/1980 có đoạn viết: "Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển. Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo chữ La tinh"[ 10]. Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, tại điều 4 có viết: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện Giáo dục tiểu học[ 21]. 3 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 viết: "Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình". Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số, cụ thể hơn là tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm, một số trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc Chăm huyện Hàm Thuận Bắc đã tiến hành việc dạy tiếng Chăm cho học sinh người Chăm. Song, nhu cầu học chữ Chăm không chỉ giới hạn học sinh tiểu học, mà nhiều người dân Chăm, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên mong muốn được học cái chữ của dân tộc mình. Đây là nguyện vọng chính đáng nhằm góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phản ánh tính đúng đắn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Là một ngôn ngữ của dân tộc thiểu số có dân số mức trung bình trong tổng số 54 dân tộc Việt Nam, tiếng Chăm cùng với nền văn hoá Chăm có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành và xây dựng nền văn hoá Việt Nam và được coi là một môn học trong hệ thống giáo dục tiểu học đối với học sinh Chăm. Việc phát sóng bằng tiếng Chăm và đưa tiếng Chăm vào dạy học trong nhà trường đã được bà con dân tộc Chăm phấn khởi đón nhận. Tiếng Chăm hiện nay là một trong những tiếng dân tộc được phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Thuận và tập san Dân tộc và Miền núi do Thông tấn xã Việt Nam xuất bản bằng tiếng Chăm đã mang đến cho đồng bào người Chăm nhiều thông tin quí giá[ 34]. Song, để tiếp nhận đầy đủ lượng 4 thông tin trên, người dân Chăm càng phải cần có vốn hiểu biết chữ Chăm làm công cụ truyền tải. Hiện nay tiếng Chăm có các biến thể khác nhau và các loại hình chữ viết khác nhau, đó là tiếng Chăm gốc và tiếng Chăm biến thể. Trong giao tiếp hàng ngày, người Chăm sử dụng tiếng Chăm biến thể, trong khi đó trên 60% người Chăm (đặc biệt là người lứa tuổi dưới 50) nghe không hiểu, hoặc hiểu rất ít tiếng Chăm cổ đang dùng phát sóng trên các phương tiện phát thanh- truyền hình[ 34]. Như vậy, thực tế phần lớn người Chăm chưa hiểu rõ các nội dung bài báo được đăng tải trên các tạp chí bằng chữ Chăm hay trên sóng phát thanh tiếng Chăm, vì một lẽ dễ hiểu là đa số người dân Chăm còn mù chữ Chăm. Vì mù chữ Chăm và do thường ngày chỉ dùng tiếng địa phương có nhiều lỗi chính tả, hoặc không còn nhớ từ vựng của tiếng mẹ đẻ mà được thay thế vào đó bằng nhiều từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài, cho nên đa số người Chăm chưa thể đọc được chữ Chăm trên mặt báo hay chưa nghe và hiểu hết tiếng Chăm chuẩn được phát thanh trên sóng của đài phát thanh. Điều đó, chứng tỏ tiếng nói và chữ viết của người Chăm ngày càng mai một, nếu không có sự bảo tồn kịp thời và đúng mức thì ngôn ngữ Chăm sẽ dần dần bị mất hết vai trò của mình trong đời sống xã hội người Chăm. Trong khi đó tiếng Chăm dạy cho học sinh trong nhà trường tiểu học chưa đủ lực để giữ vai trò bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ viết Chăm. Một trong các giải pháp để giúp cho các em khỏi quên chữ Chăm sau khi học tiểu học và cũng làm cho người lớn biết chữ Chăm là phải tiến hành mở các lớp dạy chữ Chăm cho người lớn (độ tuổi 15 - 45). Thế nhưng đến nay tại tỉnh Bình Thuận, chính quyền tỉnh Bình Thuận chưa tổ chức việc dạy chữ Chăm cho người Chăm hết độ tuổi học trường tiểu học. Đề tài nghiên cứu “việc quản dạy chữ Chăm cho đồng bào dân tộc Chăm huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” nhằm đáp ứng tâm tư, 5 nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc Chăm, làm cho người dân Chăm biết được chữ Chăm, từ đó sẽ thu nhận nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào Chăm qua các tài liệu cổ, góp phần phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm, tạo nên sự đoàn kết và thể hiện sự bình đẳng dân tộc giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khảo sát nhu cầu học chữ Chăm của người Chăm và tìm hiểu việc tổ chức dạy chữ Chăm huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thực hiện việc quản dạy chữ Chăm cho người Chăm. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc quản dạy chữ Chăm cho người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 3.2. Khách thể nghiên cứu : Người Chăm trong độ tuổi từ 15 - 45, các trí thức và các giáo viên người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu tiến hành quản việc dạy chữ Chăm cho người Chăm thì sẽ tạo điều kiện tốt cho người Chăm trong độ tuổi 15 - 45 tham gia học chữ Chăm, ít nhất mức biết đọc và biết viết. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu việc quảndạy chữ Chăm cổ cho người học chữ Chăm trong độ tuổi từ 15 - 45 trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Hệ thống một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. 6 6.2. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu học chữ Chămviệc tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm độ tuổi 15 - 45 huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 6.3. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp quản việc dạy chữ Chăm cho người Chăm độ tuổi 15 - 45 huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Nghiên cứu Luật giáo dục, các văn bản qui phạm pháp luật của chính phủ, các cấp quản giáo dục và các tác giả nói về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu các báo cáo của UBND huyện Hàm Thuận Bắc về tình hình kinh tế - xã hội của huyện; nghiên cứu các tài liệu nói về người Chăm, ngôn ngữ Chăm. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Điều tra khoảng 300 người dân Chăm có độ tuổi từ 15 - 45, thuộc 3 xã của huyện Hàm Thuận Bắc có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống nhằm tìm hiểu thực trạng học chữ Chăm (Trình độ chữ Chăm, nhu cầu, mục đích học chữ Chăm). Xác định mức độ và tần số về nhu cầu học tiếng Chăm, hình thức tổ chức lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi. Điều tra (phỏng vấn bằng phiếu) 50 người, gồm một số chức sắc tôn giáo, lão làng, trưởng thôn, trí thức và giáo viên người Chăm nhằm khẳng định nhu cầu, mục đích và những đề xuất khác của việc học chữ Chăm. Điều tra hiệu trưởng các trường Tiểu học có dạy tiếng Chăm, các giáo viên người Chăm và một số cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo nhằm góp ý, bổ sung, hoàn chỉnh các giải pháp quản dạy tiếng Chăm. 7 7.3. Phương pháp thử nghiệm Trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận xin phép tổ chức mở lớp dạy (thử nghiệm) 3 lớp học tiếng Chăm cho người lớn tuổi , mỗi xã một lớp, nhằm rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy tiếng Chăm và công tác quản việc giảng dạy tiếng Chăm cho người lớn tuổi, tạo khí thế ban đầu cho phong trào học tiếng Chăm trong huyện. 7.4. Phương pháp toán học thống kê Dùng để xử lí kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng thống kê để tính tần số, tỉ lệ phần trăm về: Trình độ chữ Chăm; nhu cầu, mục đích và hình thức học tập chữ Chăm. 8. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 8.1. Nghiên cứu lí luận * Nghiên cứu về tính hợp pháp, sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản các lớp học chữ Chăm cho người Chăm (Từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2006). * Nghiên cứu khái niệm công cụ (Từ tháng 7/2006 đến tháng 8/2006). 8.2. Nghiên cứu thực trạng * Tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 8/2006). * Khảo sát thực trạng biết chữ Chăm, nhu cầu và mục đích học chữ Chăm của người Chăm độ tuổi 15 - 45 qua khoảng 300 phiếu điều tra (tháng 8/2006). * Khảo sát khoảng 50 phiếu phỏng vấn, tìm hiểu nguyện vọng của các già làng, các chức sắc tôn giáo, các trí thức trong cộng đồng người Chăm về ý nghĩa và sự cần thiết của việc tổ chức học chữ Chăm cho người Chăm (tháng 8/2006). * Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006). 8 * Khảo sát thực trạng về công tác quản việc dạy chữ Chăm cho người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006). * Xử số liệu điều tra (tháng 10/2006 - 12/2006). * Tổng hợp số liệu, các tư liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu (tháng 01/2007 - 8/2007). 9 Chương 1: CƠ SỞ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Vấn đề dạy chữ (tiếng) dân tộc thiểu số trên thế giới Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách khuyến khích việc học tiếng dân tộc thiểu số cho cả trẻ em và người lớn tuổi. Liên hiệp Anh, có dân tộc Wales. Chính phủ Anh cho phép, khuyến khích việc giảng dạy tiếng Wales. Hằng năm đều tổ chức ngày hội thi tiếng Wales. Philipin, “đối với các dân tộc đã có chữ viết như người Mangyan Mindoro, các dân tộc Ifugao thì lại tiến hành dạy tiếng dân tộc, tiếng Philipin và tiếng Anh” [ 32]. Mỹ, Trung Quốc, Inđônêxia là các quốc gia đa dân tộc. Tại những quốc gia này, chính quyền cho phép tổ chức giảng dạy các thứ tiếng của người dân tộc thiểu số cho học sinh trong trường phổ thông và dạy cho người lớn tuổi dân tộc thiểu số có nhu cầu học tập. Theo Marilin Gregerson, một nhà ngôn ngữ học Mỹ, thì người dân tộc có thể học tiếng phổ thông “dễ dàng nếu trước tiên họ được dạy để đọc cái ngôn ngữ họ thạo nhất”[32]. F.B. Dawson và Barbara jean Dawson, trong bài viết về sự đóng góp hiện nay của Viện Ngôn ngữ Mùa hè vào chương trình xóa mù chữ không chính thức tại Hà Nội: “ .dự án thứ hai có mục đích cố vấn cho việc xây dựng tài liệu đọc cơ bản bằng ngôn ngữ H’Mông để dùng trong một chương trình thí nghiệm dành cho học sinh bỏ học và người lớn không có cơ hội đi học”[ 32]. 10 1.1.2. Vấn đề dạy tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ Chăm như: “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu Việt Nam và chính sách ngôn ngữ” của Hoàng Tuệ (1984); “Văn học Chăm: Khái luận, văn tuyển” của Insara (1994); “Ngữ pháp tiếng Chăm” của Bùi Khánh Thế (1996); “Văn hóa - xã hội Chăm” của Insara (2003)…Qua các công trình này, cho chúng ta thấy các tác giả đều mong muốn duy trì và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hoá Chăm. Song, chưa có một công trình khoa học nào nói về quản việc dạy chữ Chăm cổ cho người Chăm lớn tuổi. Từ đây, gợi mở cho chúng ta: Phải chăng cần nghiên cứu về công tác quản việc dạy chữ Chăm cho người Chăm nhằm góp phần phát triển Văn hoá Chăm. 1.1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dạy tiếng dân tộc thiểu số. * Nghị quyết trung ương năm 1940 nêu: “ Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình”[ 12]. * Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông dương ngày 10/5/1941: “Văn hóa của mỗi dân tộc được tự do phát triển, tồn tại; tiếng mẹ đẻ của các dân tộc được tự do phát triển, tồn tại và được bảo đảm”[ 13]. * Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), tại chương I Điều 5 có nêu: “ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” * Luật giáo dục năm 2005, tại điều 7, mục 2 có ghi: [...]... việc dạy chữ Chăm, nhằm làm cho những người Chăm chưa biết chữ Chăm biết được chữ Chăm cổ (akhar thrah) 1.3 Một số vấn đề luận liên quan đến công tác quản việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi Về nội dung cụ thể của quản việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi, chúng ta có thể nêu những vấn đề chính như sau: 1.3.1 Quản việc lập kế hoạch phát triển lớp học chữ Chăm - Phòng Giáo dục và... của giáo viên * Quản việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học * Quản việc phân công giảng dạy cho giáo viên * Quản quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên * Quản các phương tiện và điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy * Quản việc lập kế hoạch phát triển lớp học * Quản việc đào tạo đội ngũ giáo viên * Quản việc vận động người học ra lớp học * Quản việc cấp giấy chứng... kế hoạch dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi như việc quản chương trình học xoá mù chữ phổ thông trên địa bàn mình phụ trách 1.3.3 Quản việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của giáo viên - Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định việc soạn giáo án của một tiết dạy chữ Chăm cho người lớn Yêu cầu của một bài soạn giáo án dạy chữ Chăm như một tiết dạy xoá mù chữ (tiếng Việt) Ngoài ra, Hiệu trưởng còn phải... tiếng Chăm quản lý, chỉ đạo chuyên môn về việc giảng dạy chữ Chăm cho người lớn có nhiều mặt thuận lợi, vì: + Các giáo viên dạy tiếng Chăm đều là người Chăm, họ có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong giảng dạy ngôn ngữ Chăm; họ đều là dân địa phương nên hiểu rõ về phong tục tập quán và cuộc sống của người dân Chăm địa phương mình giảng dạy Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc giảng dạy chữ Chăm. .. phương pháp dạy chữ Chăm cho cán bộ công chức có nhu cầu học chữ Chăm để phục vụ công 34 tác của mình, chứ chưa có cơ quan quản giáo dục nào bồi dưỡng phương pháp dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi Các giáo viên dạy lớp xoá mù chữ Chăm cho người Chăm nên cùng bàn bạc và tự rút kinh nghiệm về cách dạy người lớn cho phù hợp 1.3.10 Quản các phương tiện và điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy Các phương... của huyện, trình Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc và Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận để giải quyết biên chế giáo viên dạy chữ Chăm, cấp kinh phí cho lớp học chữ Chăm hoạt động, chỉ đạo việc thực hiện chương trình và các vấn đề chuyên môn khác như là một lớp xoá mù chữ phổ thông theo quy định hiện hành 1.3.2 Quản việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy - Chương trình giảng dạy chữ Chăm. .. có của người học, qua đó người học kiến tạo kiến thức mới, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của mình * Cần tạo ra môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau Chân tình giúp đỡ và động viên người học kịp thời 1.2.8 Quản việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi Quản việc dạy chữ Chăm là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra việc dạy chữ Chăm, ... sở vật chất cho việc mở lớp học hàng năm, kể cả các lớp học chữ Chăm Từ đó, có kế hoạch mua sắm hay đề nghị các cấp liên quan trang bị cơ sở vật chất sao cho đáp ứng được hoạt động giảng dạy trong nhà trường và các lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi 35 Hiệu trưởng nên phân công cho một Phó hiệu trưởng chỉ đạo công tác quản về cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện tốt nhất cho người dạy và người. .. người dạyngười học 1.3.7 Quản việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học - Căn cứ vào chương trình học do Ban biên soạn chữ Chăm và quy chế đánh giá kết quả học tập theo chương trình xoá mù chữ tiếng Việt của Bộ giáo dục và Đào tạo, việc dạy chữ Chăm cho người lớn bước đầu thực chất là xoá mù chữ Chăm Do vậy, thực hiện chế độ kiểm tra đánh giá kết quả học tập lớp học chữ Chăm cho người. .. nhiều, làm việc riêng trong giờ học… thì Hiệu trưởng cần tính toán đến việc nhắc nhở, thậm chí phải thay đổi giáo viên khác để chất lượng dạy lớp chữ Chăm cho người lớn đạt kết quả tốt hơn 1.3.9 Quản quá trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Chăm - Căn cứ vào kế hoạch mở lớp tiếng Chăm cho các học sinh dân tộc Chăm trong trường tiểu học và kế hoạch mở lớp chữ Chăm cho người lớn các trường

Ngày đăng: 31/03/2013, 16:46

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2.2: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO GIỚI TÍNH Trình độ chữ Chăm Cộ ng  - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.2.

TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO GIỚI TÍNH Trình độ chữ Chăm Cộ ng Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.2 cho thấy trong số điều tra, nam giới có 80,8% sống ười chưa biết chữ Chăm và 8,2% số người bị tái mù chữ Chăm - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

Bảng 2.2.

cho thấy trong số điều tra, nam giới có 80,8% sống ười chưa biết chữ Chăm và 8,2% số người bị tái mù chữ Chăm Xem tại trang 48 của tài liệu.
BẢNG 2.3: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO NGHỀ NGHIỆP - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.3.

TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO NGHỀ NGHIỆP Xem tại trang 50 của tài liệu.
Qua số liệu điều tra trong bảng 2.3 cho thấy: - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

ua.

số liệu điều tra trong bảng 2.3 cho thấy: Xem tại trang 51 của tài liệu.
BẢNG 2.4: TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO CẤP HỌC - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.4.

TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM PHÂN THEO CẤP HỌC Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.4 cho thấy, trong 300 người điều tra, nếu tính theo trình độ phổ - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

Bảng 2.4.

cho thấy, trong 300 người điều tra, nếu tính theo trình độ phổ Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG 2.6: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM  - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.6.

NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM Xem tại trang 56 của tài liệu.
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.6 cho thấy có 213 người chưa biết chữ - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

ua.

kết quả điều tra ở bảng 2.6 cho thấy có 213 người chưa biết chữ Xem tại trang 57 của tài liệu.
BẢNG 2.7: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO CẤP HỌC Nhu cầu học chữ Chăm  C ộ ng - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.7.

NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO CẤP HỌC Nhu cầu học chữ Chăm C ộ ng Xem tại trang 59 của tài liệu.
Tại bảng 2.7 cho chúng ta thấy: - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

i.

bảng 2.7 cho chúng ta thấy: Xem tại trang 60 của tài liệu.
Qua kết quả điều tra trong bảng 2.8 cho thấy: - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

ua.

kết quả điều tra trong bảng 2.8 cho thấy: Xem tại trang 63 của tài liệu.
2.2.4. Nhu cầu về hình thức, thời gian, số lượng người học trong lớp học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi  - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

2.2.4..

Nhu cầu về hình thức, thời gian, số lượng người học trong lớp học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi Xem tại trang 65 của tài liệu.
Theo bảng 2.10 cho thấy: - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

heo.

bảng 2.10 cho thấy: Xem tại trang 70 của tài liệu.
BẢNG 2.11: KHẢ NĂNG DẠY CHỮ CHĂM THEO NGHỀ NGHIỆP - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.11.

KHẢ NĂNG DẠY CHỮ CHĂM THEO NGHỀ NGHIỆP Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 2.11 cho thấy: - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

Bảng 2.11.

cho thấy: Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 2.12 cho thấy: - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

Bảng 2.12.

cho thấy: Xem tại trang 75 của tài liệu.
BẢNG 2.13: THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGƯỜI CHĂM Có khảGV hơ n 60 tu ổ i  - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.13.

THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGƯỜI CHĂM Có khảGV hơ n 60 tu ổ i Xem tại trang 81 của tài liệu.
2.6.3. Về tình hình học viên ra lớp học - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

2.6.3..

Về tình hình học viên ra lớp học Xem tại trang 94 của tài liệu.
BẢNG 2.14: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH MỞ LỚP VÀO ĐẦU NĂM HỌC ( Tháng 11/2006)  - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.14.

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH MỞ LỚP VÀO ĐẦU NĂM HỌC ( Tháng 11/2006) Xem tại trang 94 của tài liệu.
Qua bảng 2.14 cho thấy: - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

ua.

bảng 2.14 cho thấy: Xem tại trang 95 của tài liệu.
2.6.4. Về tình hình duy trì số học viên theo học chữ Chăm - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

2.6.4..

Về tình hình duy trì số học viên theo học chữ Chăm Xem tại trang 96 của tài liệu.
BẢNG 2.16: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC CHỮ CHĂM NGƯỜI LỚN TUỔI  - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.16.

THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC CHỮ CHĂM NGƯỜI LỚN TUỔI Xem tại trang 98 của tài liệu.
Qua số liệu ở bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ học viên loại trung bình chỉ - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

ua.

số liệu ở bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ học viên loại trung bình chỉ Xem tại trang 99 của tài liệu.
PHỤ LỤC 1: BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG CHĂM CỔ (AKHAR THRAH) - Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện hàm thuận bắc tỉnh Bình Thuận

1.

BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG CHĂM CỔ (AKHAR THRAH) Xem tại trang 108 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan