1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE KT NGU VAN 8- HK2

4 611 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Khung ma trËn ®Ò kiÓm trA M«n : ng÷ v¨n 8 Thời gian: 90' Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Văn bản Các văn bản đã học trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh Chép bằng trí nhớ phần dịch thơ của các bài thơ Tẩu lộ , Vọng nguyệt và nêu được thể loại của các bài thơ dịch. Số câu Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 2.Tiếng Việt - các biện pháp nghệ thuật tu từ từ vựng, kiểu câu và chức năng của nó, kiểu hành động nói và kiểu câu. Phát hiện được các biện pháp nghệ thuạt trong các khổ thơ. - Xác định được kiểu câu và chức năng. - Xác định được kiểu hành động nói và kiểu câu. Số câu Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% 3. Tập làm văn Viết bài v¨n nghÞ luËn chứng minh Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Tæng sè c©u: Tæng sè ®iÓm: TØ lÖ: % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Mã đề 01. Câu 1: (2đ). Chép bằng trí nhớ phần dịch thơ bài Tẩu lộ của Hồ Chí Minh và cho biết thể thơ của bài thơ dịch. Câu 2: (1đ). Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ trong khổ thơ sau. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực động trong nghiên sầu” (Ông đồ- Vũ Đình Liên) Câu 3: (2đ). a. (1đ) Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Câu 1. “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng đã già mà không có con” ( Thạch Sanh) Câu 2. Thầy giáo yêu cầu bạn mang sổ đầu bài lên. b. (1đ) Xác kiểu hành động nói và kiểu câu của câu sau. “Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền Tổ quốc.” Câu 4: (5đ) (Chung cho cả hai mã đề) Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Mã đề 02. Câu 1: (2đ). Chép băng trí nhớ phần dịch thơ bài Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh và cho biết thể thơ của bài thơ dịch. Câu 2: (1đ). Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ trong khổ thơ sau. “Ông mất năm nào? Ngày độc lập Buồn cao đỏ sóng bóng cờ sao Bà về năm đói làng treo lưới Biển động Hòn Mê giặc bắn vào” (Mẹ Tơm- Tố Hữu) Câu 3: (2đ) a. (1đ) Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Câu 1. “Vào đêm trước ngày khai trường của con mẹ không ngủ được” (Lí Lan) Câu 2.“Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được”. ( Con Rồng cháu Tiên) b. (1đ) Xác kiểu hành động nói và kiểu câu của câu sau. “Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp vào rồi đấy!” ( Tắt đèn- Ngô Tất Tố) Câu 4: (5đ) Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Hướng dẫn chấm. Mã đề 01. Câu 1: (2đ). Học sinh chép chính xác phần dịch thơ ở SGK : (1đ) Đi đương mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (Bản dịch của Nam Trân) - Thể thơ: Lục bát (1đ) Câu 2: (1đ) Biện pháp nghệ thuật tu từ: Nhân hóa. (1đ) Câu 3: (2đ) a. (1đ) Câu 1. Kiểu câu: Trần thuật. (0,25đ) Dùng để: giới thiệu (0,25đ) Câu 2. Kiểu câu: Trần thuật. (0,25đ) Dùng để: Thông báo (0,25đ) b. (1đ) Hành động nói: Hứa hẹn. (0,5đ) Kiểu câu: Trần thuật. (0,5đ) Câu 4: (5đ). Học sinh phải đáp ứng đượ các yêu cầu sau: Hình thức: trình bày sạch sẽ rõ ràng, có bố cục ba phần. Nội dung: Mở bài: (1đ) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và quan điểm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. Thân bài: (3đ) - Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “học” và “hành’. (1đ) + Nguyễn Thiếp đã nêu mục đích chân chính của việc học, phê phán những quan điểm sai trái trong việc học, đưa ra những phương pháp học tập đúng đắn. + Theo nguyễn Thiếp, một trong những phương pháp học đúng là “học” phải đi đôi với "hành”, để rồi thi thố tài năng giúp ích cho đất nước. - Mối quan hệ giữa “học” và “hành” (1đ) + Học được xem là việc tiếp thu lí thuyết, hành là việc cụ thể hoá lí thuyết bằng công việc. Lí thuyết phải được soi sáng bằng thực hành. Thực hành là việc kiểm nghiêm lí thuyết trong thực tiễn. Cả hai có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau không thể tách rời. + “Học” mà không “hành” thì chỉ là lí thuyết suông, “hành” mà không “học” thì khó có kết quả như mong muốn. + Chỉ khi người học biết kết hợp giữa “học” và “hành” thì mới có thể có được thành công. + Hành là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực học tập, công tác của mỗi ngưòi . - Bài học cho bản thân. (1đ) Đem những điều đã học áp dụng vào cuộc sống làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết bài: (1đ) Khẳng định tầm quan trọng của “học” và “hành”, nêu suy nghĩ của bản thân. Mã đề 02. Câu 1. Học sinh chép chính xác phần dịch thơ ở SGK : (1đ) Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ( Bản dịch của Nam Trân) - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.(1đ) Câu 2. (1đ) Biện pháp nghệ thuật tu từ: Nói giảm, nói tránh. (1đ) Câu 3. (2đ) a. (1đ) Câu 1. Kiểu câu: Trần thuật. (0,25đ) Dùng để: kể (0,25đ) Câu 2. Kiểu câu: Trần thuật. (0,25đ) Dùng để: Trình bày, giả thích (0,25đ) b. (1đ) Hành động nói: Điều khiển. (0,5) Kiểu câu: Cầu khiến . (0,5) Câu 4: (5đ). Học sinh phải đáp ứng đượ các yêu cầu sau: Hình thức: trình bày sạch sẽ rõ ràng, có bố cục ba phần. Nội dung: Mở bài: (1đ) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và quan điểm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. Thân bài: (3đ) - Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “học” và “hành’. (1đ) + Nguyễn Thiếp đã nêu mục đích chân chính của việc học, phê phán những quan điểm sai trái trong việc học, đưa ra những phương pháp học tập đúng đắn. + Theo nguyễn Thiếp, một trong những phương pháp học đúng là “học” phải đi đôi với "hành”, để rồi thi thố tài năng giúp ích cho đất nước. - Mối quan hệ giữa “học” và “hành” (1đ) + Học được xem là việc tiếp thu lí thuyết, hành là việc cụ thể hoá lí thuyết bằng công việc. Lí thuyết phải được soi sáng bằng thực hành. Thực hành là việc kiểm nghiêm lí thuyết trong thực tiễn. Cả hai có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau không thể tách rời. + “Học” mà không “hành” thì chỉ là lí thuyết suông, “hành” mà không “học” thì khó có kết quả như mong muốn. + Chỉ khi người học biết kết hợp giữa “học” và “hành” thì mới có thể có được thành công. + Hành là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực học tập, công tác của mỗi ngưòi . - Bài học cho bản thân. (1đ) Đem những điều đã học áp dụng vào cuộc sống làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết bài: (1đ) Khẳng định tầm quan trọng của “học” và “hành”, nêu suy nghĩ của bản thân. . tác phẩm và quan điểm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. Thân bài: (3đ) - Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “học” và “hành’. (1đ) + Nguyễn Thiếp đã nêu mục đích. tác phẩm và quan điểm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. Thân bài: (3đ) - Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “học” và “hành’. (1đ) + Nguyễn Thiếp đã nêu mục đích. “Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền Tổ quốc.” Câu 4: (5đ) (Chung cho cả hai mã đề) Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp,

Ngày đăng: 31/01/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w