Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan sở hữu trí tuệ

36 1.2K 2
Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan  sở hữu trí tuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ MỤC LỤC CHƯƠNG I 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ 3 QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 3 1.1. Khái niệm chung 3 1.1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ 3 1.1.2. Khái niệm quyền SHTT 3 1.1.3. Các yếu tố cấu thành quyền SHTT 4 1.1.4. Đặc điểm cơ bản của quyền SHTT 4 1.2. Đối tượng quyền SHTT 5 1.2.1. Sở hữu công nghiệp 5 1.2.2. Quyền tác giả và quyền liên quan 9 1.2.3. Quyền đối với giống cây trồng 10 Đề thi thử tiếng anh B công chức có đáp án chi tiết 10 CHƯƠNG II 11 BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI 11 HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 11 2.1. Nhận thức cơ bản về bảo vệ quyền SHTT 11 2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền SHTT 11 2.1.2. Mục đích cơ bản của việc bảo vệ quyền SHTT 11 2.1.3. Cơ chế bảo vệ quyền SHTT 11 Trắc nhiệm tin học phần word thi công chức 2014 12 2.1.4. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT 13 2.1.5. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền SHTT của cơ quan Hải quan 15 Gần 1000 câu trắc nhiệm tin học mới ôn thi công chức 2014 có đáp án- có word excel 2007 phần cuối 15 2.2. Quy trình kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT 18 2.2.1. Đối tượng nộp đơn 18 2.2.2. Hồ sơ và tài liệu kèm theo đơn 18 2.2.3. Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu 19 1 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ 2.2.4. Thời hạn xử lý đơn yêu cầu 20 2.3. Thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hóa 21 2.3.1. Kiểm tra, giám sát trong quá trình làm thủ tục hải quan 21 2.3.2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan 22 2.3.3. Xử lý sau khi hết thời hạn tạm dừng 23 2.3.4. Thủ tục kiểm soát hải quan 24 CHƯƠNG III 25 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH VỰC 25 XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 25 3.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT 25 3.1.1. Căn cứ cơ bản để xác định hành vi xâm phạm 25 3.1.2. Xác định hành vi (các dấu hiệu) xác định xâm phạm quyền SHTT 26 3.2. Xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT 29 3.2.1. Các hành vi bị xác định xâm phạm quyền SHTT trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 29 3.2.2. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính 30 3.3. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT của cơ quan Hải quan 32 2 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái niệm chung 1.1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Sở hữu trí tuệ (SHTT) là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Theo Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14/07/1967 (Điều 2(viii) quy định rằng: “SHTT sẽ bao gồm các quyền liên quan tới: Các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lãnh mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của các hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật”. 1.1.2. Khái niệm quyền SHTT Quyền SHTT 1 là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ và được chia làm ba nhóm quyền: nhóm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, nhóm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 1 Sđd điều 3 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 3 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. 1.1.3. Các yếu tố cấu thành quyền SHTT Chủ thể quyền SHTT được hiểu là chủ sở hữu quyền SHTT (là người sáng tạo ra và/hoặc sở hữu các đối tượng quyền SHTT) hoặc các tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền SHTT. Đối tượng quyền SHTT được hiểu là sản phẩm được tạo ra trực tiếp bởi tư duy, sáng tạo của hoạt động trí óc của con người và sản phẩm đó được thể hiện dưới một hình thái vật chất nhất định. Nội dung quyền SHTT được hiểu là các quyền của chủ thể quyền SHTT được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tùy từng đối tượng quyền SHTT mà chủ thể quyền SHTT có những quyền nhân thân, quyền tài sản khác nhau (sẽ được phân tích rõ hơn tại mục II dưới đây). Quan điểm của Nhà nước ta về việc bảo đảm quyền SHTT là công nhận và bảo hộ quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền SHTT với lợi ích công cộng, không bảo hộ các đối tượng SHTT trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. 1.1.4. Đặc điểm cơ bản của quyền SHTT Quyền SHTT có đặc điểm cơ bản là có giới hạn về thời gian, không gian và nội dung của quyền mà quyền SHTT được bảo vệ. Xét khía cạnh thời gian: Thời điểm phát sinh quyền SHTT và thời hạn mà quyền SHTT được bảo vệ sau khi đã được pháp luật thừa nhận và quy định. Tùy theo đối tượng quyền SHTT, loại hình quyền SHTT, nội dung quyền SHTT mà thời điểm phát sinh quyền và thời hạn bảo vệ quyến sở hữu của đối tượng SHTT là khác nhau. Chẳng hạn quyền tác giả đối với một tác phẩm nghệ thuật phát sinh ngay khi tác phẩm được hình thành mà không cần đăng ký quyền tác giả, còn quyền SHTT đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở đăng ký xác lập quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 4 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ Xét khía cạnh không gian: Quyền SHTT chỉ được bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà theo pháp luật của quốc gia đó quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh. Do vậy, nếu đối tượng quyền SHTT nào chỉ đăng ký xác lập quyền tại một quốc này mà chưa đăng ký xác lập quyền tại một quốc gia khác thì hành vi sử dụng các đối tượng quyền SHTT tại quốc gia mà quyền SHTT chưa xác lập sẽ không bị coi là xâm phạm quyền SHTT. Nội dung quyền: Về nguyên tắc, các chủ thể quyền SHTT đều có quyền được độc quyền sử dụng quyền SHTT của mình, các đối tượng khác muốn sử dụng quyền SHTT đó phải xin phép và được sự đồng ý của chủ thể quyền. Tuy nhiên quyền này không phải là quyền tuyệt đối mà nó vẫn có những giới hạn nhất đinh theo pháp luật của từng quốc gia. (Ví dụ quy định pháp luật cho phép Nhà nước có quyền trưng dụng sáng chế, cho phép hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu trong thời gian 05 năm chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu không sử dụng liên tục hoặc). 1.2. Đối tượng quyền SHTT 1.2.1. Sở hữu công nghiệp 2 a. Sáng chế Đối tượng bảo hộ: Giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình có tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp (không phân biệt lĩnh vực công nghệ); (Loại trừ bảo hộ các đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, phương pháp phòng, chữa bệnh cho người và động vật, giống cây trồng, vật nuôi mà không phải là chủng vi sinh) Căn cứ xác lập quyền: Được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký. Cụ thể là Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Thời hạn bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi (20) năm kể từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười (10) năm kể từ ngày nộp đơn. Nội dung quyền: 2 Xem thêm hướng dẫn tại Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 5 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ - Độc quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ (sản xuất, sử dụng chào bán, bán và nhập khẩu các sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ); - Trao đổi, mua bán, cho tặng, để lại thừa kế quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ cho người khác; - Tự mình hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại ; - Ngoại lệ hạn chế độc quyền (VD: sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước, bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, sử dụng với mục đích cá nhân phi thương mại…). b. Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) Đối tượng bảo hộ: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp; Căn cứ xác lập quyền: Được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký. Cụ thể là Bằng độc quyền KDCN do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Thời hạn bảo hộ: Năm (05) năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn tối đa không quá hai (02) lần, mỗi lần không quá năm (05) năm; Nội dung quyền: - Độc quyền sản xuất, chào bán, bán và nhập khẩu các sản phẩm mang KDCN được bảo hộ hoặc mang kiểu dáng không khác biệt đáng kể với KDCN được bảo hộ; - Mua bán, trao đổi, cho tặng, để lại thứ kế quyền sử dụng KDCN được bảo hộ cho người khác; - Tự mình hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. c. Thiết kế bố trí Đối tượng bảo hộ: Thiết kế bố trí có tính nguyên gốc và tính mới về thương mại. 6 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ Căn cứ xác lập quyền: Được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký. Cụ thể là Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Thời hạn bảo hộ: 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký hoặc từ ngày khai thác thương mại lần đầu tiên hoặc 15 năm tính từ ngày tạo ra thiết kế bố trí (tùy thuộc thời hạn nào chấm dứt sớm hơn); Nội dung quyền: Độc quyền bán, nhập khẩu, phân phối nhằm mục đích thương mại thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ và các sản phẩm mang mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế bố trí. d. Nhãn hiệu Đối tượng bảo hộ: Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Căn cứ xác lập quyền: Được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký. Cụ thể là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Thời hạn bảo hộ: 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn và không hạn chế số lần; Nội dung quyền: - Độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa (Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ được bảo hộ); - Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ được bảo hộ; - Gắn nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh); - Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của mình cho người khác; 7 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ - Trao đổi, mua bán, cho tặng, để lại thừa kế quyền sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho người khác; - Tự mình hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa của mình của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. e. Tên thương mại Đối tượng bảo hộ: Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; Căn cứ xác lập quyền: tự động (không cần đăng ký); Thời hạn bảo hộ: vô thời hạn; Nội dung quyền: Độc quyền sử dụng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo nhằm mục đích thương mại. f. Chỉ dẫn địa lý Đối tượng bảo hộ: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; hoặc sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Căn cứ xác lập quyền: Được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký. Cụ thể là Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Thời hạn bảo hộ: Vô thời hạn; Nội dung quyền: Độc quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý trong kinh doanh (thuộc về cộng đồng các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý). g. Bí mật kinh doanh Đối tượng bảo hộ: Các thông tin không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được, chưa bị bộc lộ, có giá trị thương mại và được giữ bí mật 8 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp thích hợp; Căn cứ xác lập quyền: tự động (không cần đăng ký); Thời hạn bảo hộ: vô thời hạn (khi bí mật kinh doanh vẫn còn đáp ứng các điều kiện bảo hộ). Nội dung quyền: quyền ngăn cấm người khác tiếp cận, bộc lộ và sử dụng bí mật kinh doanh khi chưa được phép. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành dược phẩm và nông hoá phẩm có nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm và các dữ liệu bí mật khác được nộp theo thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm chống lại việc sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ. 1.2.2. Quyền tác giả và quyền liên quan 3 a. Quyền tác giả Đối tượng bảo hộ: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu có tính nguyên gốc 4 ; Căn cứ xác lập quyền: Tự động, ngay sau khi sáng tạo và định hình tác phẩm Thời hạn bảo hộ: - Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; - Tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác 3 Xem thêm hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 4 Xem thêm quy định tại Điều 14 luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 9 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; Nội dung quyền: Độc quyền làm bản sao, trình diễn công cộng, truyền thông tới công chúng, làm tác phẩm phái sinh, phân phối và nhập khẩu bản sao tác phẩm (quyền cho thuê đối với tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính); Có một số giới hạn ngoại lệ. b. Quyền liên quan đến quyền tác giả Quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, quyền của tổ chức phát sóng; Căn cứ xác lập quyền: tự động, ngay sau khi thực hiện; Thời hạn bảo hộ: 50 năm. Nội dung quyền: Độc quyền ghi chương trình biểu diễn, phát sóng; làm bản sao; truyền thông tới công chúng; phân phối và nhập khẩu bản sao (quyền cho thuê đối với bản ghi âm); Có một số giới hạn ngoại lệ. 1.2.3. Quyền đối với giống cây trồng Đối tượng bảo hộ: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Căn cứ xác lập quyền: Bằng bảo hộ giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Nông nghiệp) cấp; Thời hạn bảo hộ: 25 năm (cây thân gỗ và cây nho), 20 năm (đối với các loài khác); Nội dung quyền: Độc quyền sản xuất, chế biến giống, vật liệu nhân giống; bán, chào bán, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu trữ để bán giống, vật liệu nhân giống. Có một số ngoại lệ đối với độc quyền. Đề thi thử tiếng anh B công chức có đáp án chi tiết http://123doc.vn/share-de-thi-thu-tieng-anh-b-cong-chuc-co-dap-an-chi-tiet/NTA3MzI= 10 [...]... quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Ngoài ra cơ quan Tòa án còn có quyền được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa bao gồm: Thu giữ; kê biên; niêm 13 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ. .. sách Nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có 33 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ MỤC LỤC CHƯƠNG I 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ 3 QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ .3 1.1 Khái niệm chung 3 1.1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ 3 1.1.2 Khái niệm quyền SHTT 3 1.1.3 Các yếu tố cấu thành quyền SHTT... Cục Hải quan tỉnh, thành phố trở lên, người nộp đơn phải nộp tại Tổng cục Hải quan 6 Mẫu đơn được quy định tại Phụ lục 1, 2, Thông tư 44/2011/TT-BTC ngày 01/04/2011 của Bộ Tài chính 19 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ Trường hợp thuộc phạm vi địa bàn của từ 02 chi cục hải quan cửa khẩu thuộc sự quản lý của 01 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, người nộp đơn yêu cầu nộp đơn tại chính Cục Hải quan. .. cơ quan Hải quan có quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT do cơ quan Hải quan thực hiện theo quy định của Hiệp định TRIP’s, Luật SHTT, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn có liên quan 14 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ. .. tục hải quan đã rút xuống là 20 ngày và 18 giơ tương ứng 7 Hòm thư điện tử về SHTT tại Cục Điều tra CBL là shtt.tchq@gmail.com 20 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ Trường hợp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan được gửi cho các đơn vị khác như Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, cơ quan tiếp nhận sẽ fax gửi trực tiếp tới các Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải. .. vi khác vi phạm pháp luật hải quan, trong đó có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT 2.5.1 Một số đặc điểm cơ bản của việc kiểm soát a) Đây là hoạt động đặc thù của ngành hải quan và chỉ có cơ quan Hải quan là cơ quan duy nhất được Chính phủ cho phép thực hiện công việc này 15 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ b) Việc tạm dừng làm thủ tục hải quan về bản chất đó là việc... ngành hải quan, ngoài ra cơ quan Hải quan cũng có thể chủ động phối hợp trực tiếp với chủ sở hữu quyền SHTT hoặc với bộ phận chuyên trách về SHTT tại TCHQ để xác minh về chủ sở hữu quyền (trường hợp nhãn hiệu đó chưa đăng ký bảo hộ quyền SHTT) để thu thập thêm thông tin 13 Xem thêm Quyết định số 65/2004/QĐ- TTg ngày 19/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ 24 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ Nếu... xâm phạm quyền SHTT sẽ bị cơ quan Hải quan xem xét xử phạt vi phạm hành chính: (i) Nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu; 29 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ (ii) Nhập khẩu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của... liên quan) và của cơ quan Hải quan khi tham gia vào hoạt động kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT a) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan - Được cơ quan Hải quan giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho cơ quan Hải quan, trừ các trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật - Chủ thể quyền sở hữu quyền SHTT, chủ sở hữu của... của ngành hải quan, các đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát sẽ được chuyển về Tổng cục Hải quan để xử lý và ra thông báo chấp nhận Đối với đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, người nộp đơn có quyền nộp tại bất cứ cấp cơ quan Hải quan Cơ quan Hải quan nơi tiếp nhận đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan sẽ có trách nhiệm xử lý và chuyển ngay tới Chi cục hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan cho . quan Hải quan 32 2 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái niệm chung 1.1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ Trí tuệ. Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ MỤC LỤC CHƯƠNG I 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ 3 QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 3 1.1. Khái niệm chung 3 1.1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ 3 1.1.2 doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 1 Sđd điều 3 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 3 Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- Sở hữu trí tuệ Quyền đối với giống cây

Ngày đăng: 30/01/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ

  • QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    • 1.1. Khái niệm chung

      • 1.1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ

      • 1.1.2. Khái niệm quyền SHTT

      • 1.1.3. Các yếu tố cấu thành quyền SHTT

      • 1.1.4. Đặc điểm cơ bản của quyền SHTT

      • 1.2. Đối tượng quyền SHTT

        • 1.2.1. Sở hữu công nghiệp 2

        • 1.2.2. Quyền tác giả và quyền liên quan 3

        • 1.2.3. Quyền đối với giống cây trồng

        • Đề thi thử tiếng anh B công chức có đáp án chi tiết

        • CHƯƠNG II

        • BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI

        • HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

          • 2.1. Nhận thức cơ bản về bảo vệ quyền SHTT

            • 2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền SHTT

            • 2.1.2. Mục đích cơ bản của việc bảo vệ quyền SHTT

            • 2.1.3. Cơ chế bảo vệ quyền SHTT

            • Trắc nhiệm tin học phần word thi công chức 2014

              • 2.1.4. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT

              • 2.1.5. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền SHTT của cơ quan Hải quan

              • Gần 1000 câu trắc nhiệm tin học mới ôn thi công chức 2014 có đáp án- có word excel 2007 phần cuối

                • 2.2. Quy trình kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT

                  • 2.2.1. Đối tượng nộp đơn

                  • 2.2.2. Hồ sơ và tài liệu kèm theo đơn

                  • 2.2.3. Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan