Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan sở hữu trí tuệ (Trang 30)

3.2.2.1. Cảnh cáo

Là hình thức xử phạt chính, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện và quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT hiện hành có liên quan.

3.2.2.2. Phạt tiền

Là hình thức xử phạt chính, được áp dụng đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điều khoản tương ứng của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT hiện hành có liên quan, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực SHTT là 500.000.000 đồng. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm được xác định theo nguyên tắc là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó trong trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa. Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt đã quy định. Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được tăng trên mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định.

Trong lĩnh vực SHCN, việc áp dụng hình thức phạt tiền được xác định căn cứ giá trị hàng vi phạm theo từng mức chi tiết, thấp nhất có trị giá từ trên 5.000.000 đồng và cao nhất có trị giá 500.000.000 đồng. Riêng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, mức phạt tiền được xác định theo phương pháp: phạt tiền gấp 1,2 lần mức tiền phạt đối với trường hợp hàng hóa xâm phạm quyền SHTT và phạt tiền gấp 1,5 lần mức tiền phạt trường hợp hàng hóa là giả mạo nhãn hiệu, chỉ

định được giá trị, cơ quan Hải quan căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 10, khoản 12 Điều 11, khoản 11 Điều 12, khoản 8 Điều 14 Nghị định số 97/2010/ NĐ-CP ngày 21/09/2010 để tiến hành áp dụng hình thức xử phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, cụ thể mức phạt sẽ từ 10.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

3.2.2.3. Tịch thu hàng hóa giả mạo về SHTT, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về SHTTT

Là hình thức phạt bổ sung, được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

(i) Trong trường hợp cấp thiết để bảo đảm chứng cứ không bị tiêu hủy, tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc ngăn ngừa khả năng dẫn đến hành vi xâm phạm tiếp theo;

(ii) Tổ chức, cá nhân xâm phạm không có khả năng, điều kiện để loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa hoặc cố tình không thực hiện yêu cầu loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa hoặc không thực hiện các biện pháp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm;

(iii) Hàng hoá không xác định được nguồn gốc, chủ hàng nhưng có đủ căn cứ để xác định hàng hóa đó là hàng hóa giả mạo về SHTT.

Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hóa giả mạo về SHTT, hàng hóa xâm phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về SHTT, hàng hóa xâm phạm

3.2.2.4. Buộc tiêu hủy

Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo về SHTT, hàng hóa xâm phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa là biện pháp khắc phục hiệu quả được áp dụng trong trường hợp không hội đủ các điều kiện để áp dụng biện pháp buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại.

3.2.2.5. Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về SHTT, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về SHTT.

(i) Hàng hoá có giá trị sử dụng;

(ii) Yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hóa;

(iii) Việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý tới việc khai thác bình thường quyền của chủ thể quyền SHTT, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội;

(iv) Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền SHTT.

3.2.2.6. Buộc tái xuất

Chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh là hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm trên hàng hóa.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan sở hữu trí tuệ (Trang 30)