Đó là: - Bài 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ khái niệm, các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Bài 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khái niệm,
Trang 1Tiếng việt
Tiết 30
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
Lớp: 10B
GV th c hi n ự ệ : Tr n Th Tuy n ầ ị ế
Trang 2* Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Kể tên các bài tiếng việt đã học ? Nêu nội dung chính của từng bài.
Trang 3* Gợi ý:
Từ đầu năm đến bài học này, chương trình ngữ văn 10 đã giới thiệu 2 bài tiếng việt
Đó là:
- Bài 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
(khái niệm, các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ)
- Bài 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết (khái niệm, phân biệt ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết).
Trang 4I Ngôn ngữ sinh hoạt
1 Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
a Tìm hiểu ngữ liệu:
(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học.)
-Hương ơi! Đi học đi !
(Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi ! (Lan và Hùng gào lên)
-Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày ! Không cho ai ngủ ngáy nữa à !
(tiếng một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ ! Để cho các bác ngủ trưa với ! Nhanh lên
con, Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn)
- Đây rồi, ra đây rồi ! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)
- Gớm, chậm như rùa ấy ! Cô phê bình chết thôi ! (tiếng Lan càu
nhàu)
- Hôm nào cũng chậm Lạch bà lạch bạch như vịt bầu ! (tiếng Hùng tiếp lời)
Trang 5Câu hỏi:
- Cuộc hội thoại diễn ra trong không gian, thời
gian nào (ở đâu, khi nào) ?
- Các nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ
giữa họ như thế nào?
là gì?
- Ngôn ngữ trong cuộc thoại có đặc điểm gì?
Trang 6* Phân tích ngữ liệu
- Hoàn cảnh giao tiếp : Cuộc hội thoại diễn ra trong:
+ không gian: tại khu tập thể X + thời gian: buổi trưa.
- Nhân vật giao tiếp :
+ Lan, Hùng, Hương là các nhân vật chính: -> có quan hệ bạn
bè, bình đẳng về vai giao tiếp.
+ Mẹ Hương, người đàn ông là các nhân vật phụ, có quan hệ ruột thịt hoặc quan hệ xã hội, vai “bề trên”, lớn tuổi hơn Lan,
Hùng, Hương.
- Nội dung giao tiếp : Lan và Hùng rủ Hương cùng đi học (báo đến giờ đi học).
- Hình thức : gọi – đáp.
- Mục đích : cùng thúc giục nhau để đến lớp đúng giờ.
- Đặc điểm ngôn ngữ :
+ Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, chứ, với, gớm, ấy,
chết thôi…
+ Sử dụng các từ thân mật, suồng sã, khẩu ngữ: lạch bà lạch
bạch, chúng mày
+ Sử dụng câu ngắn , có câu đặc biệt và câu tỉnh lược: Hương
ơi!; Hôm nào cũng chậm…
Trang 7b Khái niệm :
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
Trang 8I Ngôn ngữ sinh hoạt
1 Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
2 Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói: độc thoại, đối thoại.
- Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân.
- Dạng lời nói tái hiện (mô phỏng lời thoại tự nhiên, lời nói
trong đời sống, nhưng phần nào đã được gọt giũa, biên tập lại ít nhiều, phần nào có tính ước lệ, tính cách điệu,
có chức năng như tín hiệu nghệ thuật
Trang 9* Ghi nhớ
• Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
• Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
Trang 10II Luyện tập
Bài 1: Phân tích nội dung các câu ca dao:
a/ Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Lời nói: tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng.
- Lựa lời: lựa chọn từ ngữ và cách nói việc sử dụng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình
- “vừa lòng nhau” : thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe.
Tóm lại: ý nghĩa của câu ca dao trên là khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng và có văn hoá
Trang 11b Vàng thì thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
+ Vàng – thử lửa, thử than
+ Chuông – thử tiếng Vật chất
+ Người ngoan: người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp
(trừu tượng)
+ Lời: lời nói, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tóm lại (ý nghĩa câu ca dao): Cách sử dụng ngôn
ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng lời nói là một thước
đo quan trọng cho thấy phẩm chất và năng lực của con
Trang 12Bài 2: Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ
sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích
Đoạn trích : “Ông Năm Hên đáp:
- Sáng mai sớm, đi cũng không muộn Tôi cần một người dẫn đường đến ao cá sấu đó Có vậy thôi ! Chừng một giờ đồng
hồ sau là xong chuyện ! Sấu ở ao giữa rừng tôi bắt nhiều lần rồi Bà con cứ tin tôi ! Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt ? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì
họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền Nghề bắt cá sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới đó…Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Giá, Cà Mau này
có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông Nhà Hồ của mình ngoài Huế…” ( Sơn Nam)
Trang 13* Nhận xét :
- Ngôn ngữ trong đoạn trích là ngôn ngữ sinh hoạt , biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện (mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở vùng Nam Bộ)
- Về từ ngữ: Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ:
quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau)
dấu ấn địa phương (Nam Bộ) và khắc hoạ được những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên,
Trang 14Câu 1: Ngôn ngữ sinh hoạt là:
A Ngôn ngữ trong văn bản hành chính.
B Ngôn ngữ trong lĩnh vực báo chí.
C Ngôn ngữ - lời ăn tiếng nói hằng ngày.
D Ngôn ngữ trong văn bản khoa học.
III.Củng cố
Chọn đáp án đúng nhất
Trang 15III.Củng cố
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 2: Dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh
hoạt là:
A Dạng lời nói tái hiện.
B Dạng viết.
C Dạng nói.
D Cả ba dạng trên.
Trang 16III.Củng cố
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 3: Cụm từ nào dưới đây không phải là
tên gọi của ngôn ngữ sinh hoạt ?
A Ngôn ngữ hội thoại
B Ngôn ngữ nghệ thuật.
C Ngôn ngữ nói.
D Khẩu ngữ.