Hướng dẫn chung: - Nếu thí sinh có cách trình bày không theo thứ tự trong đáp án thì vẫn cho điểm theo từng ý.. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ
Trang 1Sở giáo dục và đào tạo
Hưng yên
đề Thi chính thức
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt
Năm học 2011 – 2012
Môn thi: ngữ văn
Hướng dẫn chấm thi
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)
A Hướng dẫn chung:
- Nếu thí sinh có cách trình bày không theo thứ tự trong đáp án thì vẫn cho điểm theo từng ý
- Phần tự luận, bài chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25
B Hướng dẫn cụ thể
I Phần trắc nghiệm(2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Nếu thí sinh chỉ ghi chữ cái của các đáp án đúng vẫn cho điểm tối đa (0,25 điểm)
II Phần tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1: (1, 0 điểm)
Học sinh tìm và đặt được câu với hai từ đồng âm nhưng khác nghĩa theo yêu cầu
của đề bài Mỗi từ tìm đúng được 0,25 điểm, đặt được một câu đúng được 0,25
điểm
Học sinh có thể lấy và đặt câu với hai trong các từ “ đông” sau:
- Từ “ đông” chỉ sự đông đúc
- Từ “ đông” chỉ mùa đông
- Từ “ đông” chỉ sự đông đặc
(Nếu thí sinh lấy được từ “đông”có nghĩa khác với các từ “đông” trên mà hợp
lý thì vẫn cho điểm )
Câu 2: (2,0 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu :
* Về nội dung:
Đoạn văn thể hiện được những kỉ niệm đẹp của học sinh về mái trường Đó là
những kỉ niệm về thầy cô, bạn bè, những giờ học, những năm tháng đến trường
* Về hình thức:
- Viết đủ số câu theo qui định
- Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
Trang 2- Diễn đạt sáng rõ, chữ viết sạch sẽ, mắc không quá 02 lỗi chính tả
Câu 3 (5, 0 điểm ):
a Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng
b Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm:
Dựa trên sự hiểu biết về bài thơ “Nói với con” của Y Phương và đoạn thơ, thí sinh
cần phân tích để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của đoạn thơ Học sinh có thể có
nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ
* Phân tích được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
- Về nội dung ( 3,0 điểm):
+ Làm nổi bật được cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người
Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, đùm bọc và sự mong chờ
của cha mẹ Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ
chăm chút, vui mừng đón nhận Gia đình là cái nôi đầm ấm, quấn quýt nuôi
dưỡng tâm hồn con
Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ
mộng và nghĩa tình của quê hương: Con người “đồng mình” cần cù lao động, khéo
léo, tài hoa, lạc quan, yêu cuộc sống, có lối sống thuỷ chung; rừng núi quê hương
thơ mộng và nghĩa tình đã che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn, lối sống
+ Thấy được tình cảm thắm thiết của người cha qua lời nhắn nhủ ân cần, sâu sắc
với con
- Về nghệ thuật ( 1,0 điểm):
+ Nghệ thuật đối kết hợp với cách nói cụ thể, mộc mạc, gần gũi với người miền
núi mà vẫn giàu hình ảnh, có tính khái quát và đậm chất thơ
+ Giọng thơ tâm tình, tha thiết, trìu mến
* Đánh giá khái quát về đoạn thơ: Đoạn thơ đã thể hiện chân thành, xúc động tình
cha con, đồng thời có ý nghĩa giáo dục tình cảm gia đình và tình yêu quê hương,
xứ sở
0,5đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ 0,75đ 0,25đ
0,5 đ
Hết