1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những vấn đề đặt ra đối với qui hoạch các điểm du lịch văn hóa lịch sử vùng duyên hải nam trung bộ

9 502 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 217,68 KB

Nội dung

1 Bài chỉ sử dụng cho hội thảo “Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với sự phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế” Xin không trích dẫn và không chuyển cho bất cứ ai nếu không được phép của tác giả và ban tổ chức NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUI HOẠCH CÁC ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA LỊCH SỬ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Hoàng Đạo Bảo Cầm (*) Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trong nhiều nghiên cứu khác nhau bao gồm các địa phương ven biển từ Nam đèo Hải Vân đến giáp miền Đông Nam Bộ với các tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Di sản văn hóa Nam Trung Bộ là một tài sản quí báu của dân tộc, là sự thể hiện rõ ràng và hết sức đặc sắc sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Di sản văn hóa vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã và đang góp phần to lớn cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, đặc biệt là góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Nam Trung Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy du lịch ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ với hai điểm tựa chính là du lịch biển đảo và du lịch văn hóa đã trở thành động lực phát triển quan trọng của du lịch cả nước. 1. Hiện trạng các sản phẩm du lịch nổi trội của vùng Đây là khu vực trọng điểm về du lịch của nước ta, với các địa phương như Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận và Đà Nẵng là động lực thúc đẩy phát triển chủ yếu. Các sản phẩm du lịch nổi trội của vùng hiện thường là các sản phẩm du lịch gắn với biển và di sản. Các sản phẩm du lịch gắn với biển phát triển mạnh nhất tại các địa phương như Khánh Hòa, Bình Thuận. Khánh Hòa, với lợi thế có vịnh Nha Trang và nhiều đảo nhỏ có giá trị cảnh quan cũng như đa dạng sinh học cao, từ lâu đã nổi tiếng là một trong những điểm đến của du lịch biển đảo tốt nhất của Việt Nam. Bên cạnh du lịch biển đảo, tháp Chàm Ponagar, các làng (*) Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội (hdbcam@yahoo.com). 2 quê ven đô cũng là những điểm tham quan quan trọng của tỉnh. Khánh Hòa mặc dù đã phát triển rất mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn tiềm năng tiếp tục mở rộng phát triển theo 2 hướng, đó là đầu tư phát triển hệ thống các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch ở Bắc Cam Ranh, và đầu tư phát triển du lịch về phía Tây dọc theo các tuyến kết nối với Tây Nguyên, là khu vực có cảnh quan tự nhiên đẹp và gắn với văn hóa Tây Nguyên. Địa phương có du lịch biển đảo phát triển mạnh khác là Bình Thuận. Du lịch Bình Thuận đã khởi động từ sau sự kiện nhật thực toàn phần và nhìn chung liên tục phát triển trong những năm qua và dần thay thế Vũng Tàu trong vai trò là điểm nghỉ dưỡng biển số 1 của miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên có thể nói du lịch Bình Thuận đã gần đạt tới điểm bão hòa trong phát triển. Các hình thức hoạt động du lịch chưa được đa dạng hóa nhằm tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh. Nếu không có những hướng đi mới, đột phá, thì có nguy cơ du lịch Bình Thuận lại có thể bị các điểm đến mới cạnh tranh và bị tụt hậu, hiệu quả du lịch có thể suy giảm, thêm vào đó tỉnh sẽ bắt đầu phải trả giá do các sức ép từ những tác động của hoạt động du lịch (môi trường, xã hội cũng như kinh tế). Có thể nói một trong những khu vực có du lịch phát triển mạnh nhất trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ là khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng, với trọng tâm là các di sản văn hóa (Hội An, Mỹ Sơn) và du lịch biển đảo (Mỹ Khê, Non Nước, cù lao Chàm, cửa Đại). Đây là khu vực phát triển du lịch rất mạnh và còn rất nhiều tiềm năng tiếp tục mở rộng khai thác phát triển. Bên cạnh các bãi biển đẹp, các di sản văn hóa đã và đang được quản lí tốt đã thực sự là những tài nguyên du lịch vô cùng quí báu của khu vực và cả nước. Bên cạnh việc có cảng biển, sân bay quốc tế thuận lợi, lại nằm ở chính giữa đất nước, khả năng kết nối rất thuận tiện với 1 khu vực di sản khác là cố đô Huế, đây thực sự là một trung tâm du lịch quan trọng của nước ta bên cạnh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hạ Long - Cát Bà. Ngoài các khu vực kể trên, trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ còn một số khu vực khác rất có tiềm năng phát triển du lịch như Ninh Thuận và Phú Yên. Ở Ninh Thuận, nét nổi trội là sự xuất hiện mạnh mẽ của văn hóa Chăm cũng như các vũng, vịnh và bãi biển đẹp. Dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận cũng là thuận lợi đồng thời là khó khăn thách thức lớn đối với du lịch Ninh Thuận. Tỉnh Phú Yên có thể được coi là địa phương có nhiều bãi biển, vũng vịnh đẹp nhất trong vùng, tuy nhiên do nhiều khó khăn nên du lịch vẫn còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tuy nhiên nếu được định hướng, đầu tư và phát triển đúng hướng thì du lịch Phú Yên sẽ thực sự đóng vai trò quan trọng trong du lịch cả nước. 2. Vai trò di sản văn hóa trong các sản phẩm du lịch của vùng 3 Có thể nói, ngoài thế mạnh du lịch biển đảo, du lịch văn hóa gắn với các di sản là thế mạnh đặc biệt của du lịch miền Trung. Nếu thiếu những nét đặc sắc, nổi trội của văn hóa, du lịch biển đảo miền Trung thực sự khó có thể cạnh tranh để trở thành với các khu vực khác trong cả nước. Có thể nói là di sản văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng cấu thành sản phẩm du lịch của miền Trung. Các tiềm năng văn hóa có thể khai thác phục vụ du lịch là các di sản thế giới Hội An, Mỹ Sơn, nền văn hóa của người dân ven biển và đặc biệt là văn hóa Chăm. Bên cạnh đó, tại các khu vực chân dãy Trường Sơn cũng có sự xuất hiện của văn hóa các dân tộc Tây nguyên, đây cũng là những tiềm năng có thể khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Đối với thị trường trong nước, các di tích gắn với Quang Trung - Nguyễn Huệ ở Bình Định cũng là những tiềm năng hết sức có giá trị. Bên cạnh các di sản vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể được khai thác phục vụ du lịch rất hiệu quả, tuy nhiên tiềm năng này còn chưa được đầu tư khai thác ở trong vùng. Với đặc thù duyên hải, trong vùng có nhiều các lễ hội gắn với biển, tuy nhiên các lễ hội này chưa thu hút được sự chú ý của khách du lịch cũng như các doanh nghiệp lữ hành. Đó cũng là một hạn chế của du lịch duyên hải Nam Trung Bộ. Văn hóa dân gian gắn với các làng nghề, làng chài ven biển cũng là những tài nguyên du lịch hết sức độc đáo, hấp dẫn, đặc biệt có thể khai thác phát triển du lịch cộng đồng với nhiều hiệu quả về mặt xã hội, tuy nhiên các nỗ lực khai thác tiềm năng này mới chỉ ở mức độ ban đầu. Phát triển du lịch làng nghề, làng chài không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà còn làm giảm sức ép tại các trung tâm du lịch đã chạm ngưỡng sức chứa ví dụ như tại Hội An. Thực tế phát triển du lịch ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ cho thấy các khu vực không có gắn kết chặt chẽ giữa tự nhiên và nhân văn, giữa nghỉ dưỡng tắm biển thuần túy với tìm hiểu văn hóa thì sự phát triển nhanh chóng đạt tới ngưỡng bão hòa và trở nên yếu thế trong cạnh tranh với các điểm đến mới. Nếu ở nhiều địa điểm thì các tài nguyên tự nhiên là những yếu tố thu hút khách du lịch thì tài nguyên nhân văn gắn với di sản văn hóa chính là yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch mạnh mẽ và bền vững. 3. Hiện trạng công tác quy hoạch các điểm du lịch văn hóa vùng NTB Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, nhưng du lịch văn hóa hầu như chưa được đầu tư, quy hoạch phục vụ phát triển du lịch một cách bài bản ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, ngoại trừ ở Hội An. 4 Nhìn chung các di sản mới chỉ tham gia du lịch ở mức độ là các điểm tham quan, chưa thực sự góp phần quan trọng vào việc cấu thành sản phẩm du lịch. Nhiều tiềm năng to lớn chưa được phát huy. Ở cấp độ vùng, các di sản văn hóa chưa được đặt trong hệ thống, từ đó có thể xây dựng được các chuỗi sản phẩm có tính liên hệ cao, phát huy sức mạnh, tiềm năng của cả vùng. Ví dụ chưa có các nghiên cứu, đầu tư, quy hoạch để gắn kết các di tích của văn hóa Chăm qua các thời kỳ lịch sử cũng như tại các địa phương khác nhau từ Quảng Nam, Đà Nẵng tới Ninh Thuận. Ở cấp độ điểm đến, các điểm di sản văn hóa cũng hoạt động độc lập, không gắn kết được với các điểm di sản khác trong vùng, ngoại trừ khu vực nội thị Hội An nơi có điều kiện đặc thù. Các điểm di sản văn hóa cũng chưa có gắn kết chặt chẽ với các điểm tài nguyên tự nhiên, gắn kết di sản với đời sống hiện tại của người dân địa phương. Với những bất cập trên, mặc dù có tiềm năng rất lớn, du lịch vùng vẫn chưa khai thác hiệu quả lợi thế so sánh nhằm khẳng định vị trí đặc biệt của vùng trong phát triển du lịch Việt Nam. 4. Nhu cầu chủ yếu của thị trường (trong và ngoài nước) đối với du lịch nói chung, du lịch di sản nói riêng của vùng Nam Trung Bộ Số liệu thống kê cho thấy Quảng Nam là tỉnh thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, chiếm tới gần 55% tổng lượt khách quốc tế của cả vùng, sau đó là Đà Nẵng và Khánh Hòa, chiếm cùng 15% tổng lượt khách quốc tế của cả vùng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các di sản văn hóa đối với thị trường khách quốc tế. 5 Dòng khách Quốc tế đến các đị a phương trong vùng 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2000 2002 2004 2006 2008 Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Thuận Tuy nhiên so với cả nước, đặc biệt là các trung tâm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì lượng khách quốc tế đến vùng duyên hải Nam Trung Bộ còn rất hạn chế. Điều này cho thấy vùng còn có tiềm năng to lớn thu hút khách quốc tế. Ngoài ra điều này cũng thể hiện khả năng kết nối trực tiếp của vùng với các thị trường quốc tế có ảnh hưởng to lớn đến sức thu hút du lịch chung khi các điểm đến quan tọng của khách quốc tế đều là các địa phương có cảng hàng không, cảng biển du lịch lớn (Đà Nẵng, Khánh Hòa), hoặc đặc sắc về mặt di sản và nằm gần đầu mối giao thông đối ngoại lớn (Quảng Nam). Thị phần khách Quốc tế trong vùng Quảng Ngãi 0,96% Bình Định 3,08% Phú Yên 0,31% Khánh Hoà 14,44% Ninh Thuận 2,48% Bình Thuận 9,63% Đà Nẵng 14,44% Quảng Nam 54,65% Trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy phát triển thị trường khách quốc tế truyền thống tại Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, có thể nghiên cứu phát triển thị 6 trường khách quốc tế tại Ninh Thuận, là địa phương hết sức đặc sắc về văn hóa, đồng thời nằm giữa 2 trọng điểm du lịch là Khánh Hòa (rất gần sân bay Cam Ranh) và Bình Thuận. Đối với thị trường khách du lịch nội địa, các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Khánh Hòa vẫn là những lá cờ đầu của du lịch duyên hải miền Trung, tuy nhiên thứ tự có khác biệt so với thị trường quốc tế, đó là vị trí dẫn đầu thuộc về Đà Nẵng, sau đó là Khánh Hòa tiếp theo bởi Quảng Nam. Điều đó cho thấy: - Vai trò quan trọng của du lịch công vụ, và thị trường bất động sản du lịch (Đà Nẵng). - Thị hiếu chủ yếu của khách du lịch nội địa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là nghỉ dưỡng biển (Khánh Hòa). Dòng khách nội địa đến các đị a phương trong vùng 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2000 2002 2004 2006 2008 Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Thuận Các thị trường gửi khách nội địa quan trọng đối với vùng là Hà Nội và Đông Nam Bộ (đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh), và Tây Nguyên. 7 Thị phần khách nội địa trong vùng Phú Yên 3% Bình Định 11% Quảng Ngãi 4% Khánh Hoà 18% Ninh Thuận 7% Bình Thuận 28% Đà Nẵng 13% Quảng Nam 16% Một địa phương có tiềm năng thu hút khách du lịch nội địa đối với các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa quan trọng là Bình Định - quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Phát triển theo hướng này Bình Định có thể thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước, kết hợp với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển ở Phương Mai - Núi Bà và Thành phố Quy Nhơn. Với điều kiện kết nối ngày càng thuận tiện với Tây Nguyên, sản phẩm du lịch văn hóa của vùng sẽ ngày càng hấp dẫn hơn nữa. 5. Một số khuyến nghị đối với công tác quy hoạch các điểm du lịch văn hóa lịch sử ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhằm gắn kết phát triển với bảo tồn, cải thiện năng lực cạnh tranh chung của vùng và tăng cường hiệu quả của hoạt động du lịch. - Phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận đối với việc quy hoạch các khu du lịch gắn với các điểm du lịch văn hóa là đặc biệt quan trọng trong việc quyết định sự thành công của khu du lịch. Yếu tố văn hóa phải được đặt ở vị trí trung tâm trong chủ đề chính của khu du lịch. Tuy nhiên việc thể hiện vị trí trung tâm trong ý tưởng quy hoạch cần được thực hiện một cách khéo léo, tế nhị để không tạo cảm giác cưỡng bức cảm xúc của du khách, từ đó suy giảm cảm nhận của du khách đối với di sản. Quy hoạch các khu du lịch gắn với các di sản văn hóa ngoài ra còn đòi hỏi có phương pháp tiếp cận tổng hợp, tôn trọng di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa bản địa, môi trường (cả tự nhiên và nhân văn của vùng đất đó), hài hòa với thiên nhiên, cảnh vật, con người đồng thời vẫn đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch. 8 - Ứng xử với văn hóa bản địa: văn hóa bản địa chính là sự tiếp nối của di sản, là sự thể hiện của cả một nền văn minh tại một vùng đất. Phương pháp ứng xử với văn hóa bản địa phù hợp sẽ tạo ra cho khu du lịch tính độc đáo, không thể trộn lẫn với bất kỳ khu du lịch nào khác. Ngoài ra khi đó khu du lịch thực sự trở thành một cấu phần của đời sống, môi trường địa phương, chứ không phải là một dự án “ngoại lai”. - Sự tham gia của cộng đồng: người dân địa phương chính là bằng chứng sống, là đại sứ của văn hóa bản địa đối với khách du lịch. Ngoài các tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội, sự tham gia của người dân thực sự sẽ góp phần tăng sức hấp dẫn của khu du lịch. Mặc dù trong thời gian đầu, vấn đề này đòi hỏi nhiều nỗ lực cả về công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, nhận thức cũng như về kinh tế, tuy nhiên, về lâu về dài thì hoạt động này sẽ thực sự mang lại hiệu quả cao cho khu du lịch. - Vấn đề thị trường: đối với các khu du lịch khác nhau sẽ có các thị trường khách ưu tiên khác nhau. Việc xác định đúng thị trường để từ đó có định hướng quy hoạch, định hướng đầu tư phù hợp là hết sức quan trọng. Mỗi thị trường khách có những yêu cầu, đòi hỏi, thị hiếu khác nhau, vì vậy việc quy hoạch và thiết kế đáp ứng yêu cầu của thị trường mục tiêu là hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy thị trường khách nội địa và khách quốc tế có những đòi hỏi khác nhau. Cùng một khu du lịch, khi khách trong nước đến quá nhiều, thì thị trường quốc tế cũng sẽ hạn chế. Ngay cả các thị trường khách quốc tế cũng có nhiều khác biệt cơ bản so với nhau do những khác biệt về văn hóa, lối sống, ví dụ như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, ASEAN hay thị trường Tây Âu, Đông Âu Không nhất thiết việc định hướng đầu tư cho một khu du lịch sẽ phải tập trung vào thị trường chủ yếu nhất, lớn nhất của khu vực đó. Nhiều khi thị trường đó lại là nơi tập trung nhiều cạnh tranh nhất, vì vậy khi đó, có thể việc hướng tới thị trường thứ yếu là có tính chất then chốt mang lại thành công cho khu du lịch. - Vấn đề hiệu quả của kinh doanh du lịch: hiệu quả kinh doanh của một khu du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quy hoạch. Một quy hoạch có chất lượng, sẽ tạo tiền đề quan trọng cho sự thành công của khu du lịch sau này. Như vậy ngay từ khi quy hoạch đã phải xác định tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh của dự án. Quy hoạch tốt thì sẽ giảm thiểu được chi phí vận hành khu du lịch, chi phí đầu tư ban đầu cũng như khả năng chuyển đổi mục đích, linh hoạt trong điều chỉnh nội dung khu du lịch. - Tiêu chuẩn quy hoạch: tiêu chuẩn quy hoạch quy định các vấn đề kỹ thuật trong quy hoạch nhằm đảm bảo việc vận hành an toàn, thuận lợi của khu du lịch. Việc tuân thủ nghiêm 9 túc các tiêu chuẩn quy hoạch góp phần mang lại sự an toàn cho khách du lịch, từ đó giảm các rắc rối về mặt pháp lí khi xảy ra sự cố. - Liên kết sản phẩm: việc liên kết các sản phẩm, lồng ghép nhiều hoạt động là quan trọng trong khu du lịch, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của khu du lịch, đồng thời tăng thêm giá trị gia tăng trong hoạt động khai thác khu du lịch. - Các khu chức năng trong khu du lịch và mối liên hệ với các yếu tố di sản văn hóa: với đặc thù địa hình nhiều dốc, việc phân khu chức năng và kết nối các khu chức năng trong khu du lịch ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thách thức, tuy nhiên địa hình này cũng tạo điều kiện cho việc hình thành không gian kiến trúc hấp dẫn, phong phú. Việc tận dụng địa hình tự nhiên cũng tạo thuận tiện cho việc thiết kế các công trình phù hợp với hình thái tự nhiên của khu vực, khu du lịch sẽ dễ dàng ăn nhập với các yếu tố bản địa hơn. - Yếu tố môi trường trong quy hoạch du lịch: các yếu tố môi trường ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong mọi mặt của đời sống và du lịch không phải là ngoại lệ. Bỏ qua các yếu tố về môi trường sẽ không thể đánh giá được hiệu quả tổng hợp của dự án. Ngày nay, với các chi phí lớn cho các vấn đề môi trường sẽ có thể trở thành các yếu tố góp phần quảng bá, xúc tiến cho khu du lịch. Các khu du lịch được đầu tư, quan tâm tới môi trường sẽ có sức hấp dẫn cao hơn. Các khu du lịch có hệ thống khai thác năng lượng tái tạo, tái sử dụng nước, tái chế rác thải, nước thải ngoài việc tiết kiệm chi phí vận hành, thì còn có thể thu hút thị trường khách có quan tâm đến môi trường, là thị trường ngày càng phát triển mạnh, ví dụ khu nghỉ dưỡng Frangipani ở Malaysia. Các khu du lịch có quan tâm tới môi trường không chỉ đóng góp xây dựng hình ảnh thân thiện của điểm đến mà còn góp phần chuyển đổi ý thức của khách du lịch cũng như người dân trong ứng xử với môi trường. . giả và ban tổ chức NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUI HOẠCH CÁC ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA LỊCH SỬ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Hoàng Đạo Bảo Cầm (*) Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trong nhiều nghiên. khuyến nghị đối với công tác quy hoạch các điểm du lịch văn hóa lịch sử ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhằm gắn kết phát triển với bảo tồn, cải thiện năng lực cạnh tranh chung của vùng và tăng. đối với du lịch nói chung, du lịch di sản nói riêng của vùng Nam Trung Bộ Số liệu thống kê cho thấy Quảng Nam là tỉnh thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ,

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w