1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu, đề xuất phương pháp tăng hiệu năng cho các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây

59 326 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỖ THỊ MINH VIỆT NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TĂNG HIỆU NĂNG CHO CÁC ỨNG DỤNG MULTICAST TRONG MẠNG MESH KHÔNG DÂY LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ NỘI - 2007 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỖ THỊ MINH VIỆT NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TĂNG HIỆU NĂNG CHO CÁC ỨNG DỤNG MULTICAST TRONG MẠNG MESH KHÔNG DÂY Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI CHÂU 3 LỜI NÓI ĐẦU Mạng mesh không dây là mạng đa chặng của các platform router không dây. Các router không dây thường cố định nhưng các client và một số router có thể di động. Mạng mesh không dây được coi là một giải pháp thay thế có giá thành thấp cho các mạng LAN không dây truyền thống vì không cần triển khai bất cứ một cơ sở hạ tầng nào để hỗ trợ một mạng mesh. Ngoài ra mạng mesh có khả năng tự-cấu hình, tự-tổ chức, các node có thể tự động thiế t lập và duy trì kết nối giữa các node. Mạng mesh có rất nhiều ưu điểm so với các mạng LAN không dây truyền thống đó là: tính tin cậy, khả năng chịu lỗi cao và giá thành rẻ. Multicast là sự truyền dữ liệu từ một node tới nhiều node đích. Cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông, các ứng dụng multicast ngày càng quan trọng trong cuộc sống con người. Nhưng một vấn đề đặt ra là hiệ u năng của các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây thường thấp vì đặc tính của môi trường mạng không dây (topo mạng là động, băng thông giới hạn, dung lượng liên kết thay đổi, tốc độ lỗi cao, …). Rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu năng của các ứng dụng multicast cho mạng không dây đã được đề xuất. Tuy nhiên, chưa có giải pháp nào giải quyết một cách tối ưu cho vấn đề này. Hơn nữa, hầu h ết các giải pháp đều không thích hợp cho mạng mesh không dây. Luận văn đề xuất một phương pháp mới nhằm tăng hiệu năng cho các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây. Phương pháp đề xuất là sự kết hợp của kỹ thuật thiết kế liên tầng và kỹ thuật mã mạng. Các giao thức đề xuất được thiết kế và mô phỏng sử dụng bộ mô phỏng mạng NS-2. Luận văn đã đánh giá hiệu năng của phương pháp đề xuất và một số các phương pháp đã có. Kết quả mô phỏng cho thấy phương pháp đề xuất tốt hơn so với các phương pháp khác khi mạng có số node lớn và khi sự thay đổi điều kiện của môi trường cao. 4 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Error! Bookmark not defined. Chương 1 GIỚI THIỆU 6 1.1 Tầm quan trọng và các vấn đề thách thức của các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây 6 1.2 Các công trình liên quan 7 1.3 Các vấn đề cơ bản về thiết kế liên tầng và kỹ thuật mã mạng 8 1.3.1 Khái niệm thiết kế liên tầng 8 1.3.2 Khái niệm mã mạng 10 1.4 Đóng góp của luận văn 11 1.5 Các phần của luận văn 12 Chương 2 CÔNG NGHỆ MẠNG MESH KHÔNG DÂY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP MULTICAST 12 2.1 Công nghệ mạng mesh không dây WMN 12 2.1.1 Kiến trúc của mạng WMN 13 2.1.2 Các lợi ích của mạng WMN 15 2.2 Các phương pháp multicast truyền thống 16 2.2.1 Thuật toán định tuyến “Trút đổ” 16 2.2.2 Thuật toán định tuyến “Cây khung” 17 2.2.3 Thuật toán định tuyến “Chuyển tiếp đường-ngược (RPF)” 17 Chương 3 THIẾT KẾ LIÊN TẦNG VÀ MÃ MẠNG TUYẾN TÍNH 19 3.1 Các phương pháp thiết kế liên tầng 19 3.1.1 Tạo các giao diện m ới 19 3.1.2 Trộn các tầng kề nhau 21 3.1.3 Thiết kế móc nối mà không cần giao diện mới 21 3.1.4 Xác định theo chiều dọc thông qua các tầng 22 3.2 Các đề xuất cài đặt thiết kế liên tầng 22 3.2.1 Truyền thông trực tiếp giữa các tầng 23 3.2.2 Một cơ sở dữ liệu chia sẻ giữa các tầng 23 5 3.2.3 Các trừu tượng hoàn toàn mới 24 3.3 Các thách thức của thiết kế liên tầng 24 3.4 Mã mạng tuyến tính 25 3.4.1 Các khái niệm cơ bản 25 3.4.2 Đạt được cận max-flow thông qua một generic LCM 28 3.4.3 Lược đồ truyền dữ liệu liên quan tới một LCM 31 3.4.4 Xây dựng một generic LCM trên một mạng truyền thông acyclic 35 Chương 4 PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT TĂNG HIỆU NĂNG CHO CÁC ỨNG DỤNG MULTICAST 39 4.1 Mã mạng tuyến tính ngẫu nhiên 39 4.1.1 Định dạng gói tin 40 4.1.2 Mô hình buffer 42 4.2 Phương pháp liên tầng kinh nghiệm nối routing và điều khiển năng lượng 45 4.2.1 Định luật dung lượng 45 4.2.2 Độ đo tốc độ truyền 45 4.2.3 Độ đo nhiễu 46 4.2.4 PER (Packet Error Rate – tốc độ lỗi gói tin) 47 4.2.5 Chiến lược định tuyến 48 Chương 5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 54 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 6 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tầm quan trọng và các vấn đề thách thức của các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây Công nghệ truyền thông mạng không dây là một công nghệ đầy tiềm năng với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng tế bào, mạng cục bộ không dây (WLAN) và mạng diện rộng không dây (WMAN). Tuy nhiên những công nghệ này có một số nhược điểm. Mạng tế bào cung cấp độ phủ rộng (khoảng cách của trạm cơ sở và máy khách không dây có thể lên tới hơn 1km), nhưng dịch vụ khá đắt và tốc độ dữ liệu thấp. Ngay cả mạng tế bào thế hệ thứ ba (3G) cũng chỉ cung cấp tốc độ dữ liệu lớn nhất là 2Mbps. Mạng WLAN cung cấp tốc độ dữ liệu cao hơn (khoảng 50Mbps cho IEEE 802.11a và 802.11g) nhưng chúng lại có độ phủ hạn chế. Để tăng độ bao phủ của WLAN cần có các điểm truy cập đa kết nối tới một backbone có dây (sự lắ p đạt này rất phức tạp và đắt tiền). Các mạng đô thị WMAN (ví dụ gia đình các chuẩn IEEE 802.16) đã khắc phục nhược điểm này, chúng cung cấp tốc độ dữ liệu cao với chất lượng dịch vụ được đảm bảo cho một số lượng lớn khách hàng (lên tới hàng chục dặm từ trạm cơ sở). Tuy nhiên, mạng WMAN có nhược điểm là thiếu sự h ỗ trợ cho người dùng di động và yêu cầu Line of sight (LOS): nếu một khách hàng không có LOS rõ ràng tới trạm cơ sở WMAN, họ có thể không nhận được dịch vụ. Ở các nơi có mật độ các vật cản cao (nhiều nhà cao tầng hay cây cối), hơn một nửa các khách hàng có thể không được phục vụ vì yêu cầu LOS. Hơn nữa, các trạm cơ sở WMAN thường đắt và phức tạp. Các mạng mesh không dây (WMN – Wireless Mesh Networks) là một giải pháp cho các vấn đề của các mạng trên. Chúng có thể cung cấp các dịch vụ với giá thành rẻ, tốc độ dữ liệu cao, độ phủ rộng cho cả các khách hàng cố định và di động. Mạng WMN là một mạng multihop, nó có ưu điểm là phát triển dễ và nhanh, giá thành cài đặt và bảo trì thấp, mềm dẻo, khả năng mở rộng về kích cỡ và mật độ cao. Trong việc truyền thông của mạng máy tính có ba khái niệm: unicast, multicast, broadcast. Unicast là sự truyền d ữ liệu từ một nguồn tới một đích. Multicast là sự truyền dữ liệu từ một node tới nhiều node đích. Broadcast là sự truyền dữ liệu từ một node tới tất cả các node khác trong mạng. 7 Truyền thông multicast ngày càng quan trọng và được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng hữu ích bao gồm: phân phát nội dung (như các mạng phân tán nội dung, các mạng ngang hàng P2P), các truyền thông tương tác (như trò chơi trực tuyến), gửi thông điệp trực tiếp (IM) và hội thảo multimedia. Các mạng multihop đưa ra những thách thức mới trong việc thiết kế giao thức mạng không dây. Ví dụ, các giao thức định tuyến mobile-IP được phát triển cho các mạng tế bào không thể được áp dụng trực tiếp cho mạng multihop vì không có một agent ở nhà cố định để phục vụ như một bên chứng nhận routing. Hơn nữa, các giao thức multicast cho mạng có dây truyền thống lại không thể áp dụng trực tiếp cho mạng không dây vì đặc tính thay đổi động của môi trường không dây. Các giao thức multicast thiết kế cho mạng không dây đã có hầu hết không hiệu quả và không thích hợp cho mạng multihop, đặc biệt là mạng mesh không dây. Chính vì vậ y, việc nâng cao hiệu năng cho các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây là một thách thức lớn. 1.2 Các công trình liên quan Trong các mạng có dây có hai loại lược đồ multicast mạng phổ biến là: cây ngắn nhất mỗi-nguồn và cây chia sẻ. Lược đồ cây ngắn nhất mỗi nguồn bao gồm việc quảng bá gói tin từ nguồn tới tất cả các đích dọc theo cây nguồn sử dụng “reverse path forwarding”. Một node mạng bất kỳ sẽ chấp nhận gói tin quảng bá từ nguồn S miễn là gói tin được nhận từ đường ngắn nhất b ắt nguồn từ S. Một số ví dụ của các giao thức multicast cây mỗi-nguồn là DVMRP và PIM dense mode. Tuy nhiên, phương pháp này có một số vấn đề trong mạng không dây. Giả sử một nguồn di chuyển nhanh hơn so với việc cập nhật của bảng routing. Trong trường hợp này, node chỉ ra là đường bị sai và các gói multicast bị loại bỏ ở những node này và có thể không bao giờ đến một số node nhận nào đó. Lược đồ multicast cây chia sẻ duy trì m ột cây đơn có gốc ở điểm Rendezvous (RP) (thay vì nhiều cây mỗi-nguồn). Các ví dụ của phương pháp cây chia sẻ là CBT và PIM sparse mode. Cây chia sẻ ít nhạy cảm với sự di chuyển của nguồn hơn và có thể phần nào khắc phục được vấn đề nguồn di chuyển nhanh ở trên. Nếu tất cả các node đều di chuyển nhanh (liên quan tới việc cập nhật bảng định tuyến), giải pháp cây chia sẻ sẽ thất b ại. Di động rõ ràng là thách thức lớn trong multicast không dây. Một số giao thức multicast không dây đã được đề xuất. Giao thức của [ABB96] sửa đổi IP multicast và được thiết kế cho các mạng không dây đơn chặng. 8 Lược đồ đề xuất trong [CB95] là một phương pháp multicast dựa trên-RP kết hợp dự trữ tài nguyên và điều khiển truy cập. Một lược đồ quảng bá tin cậy mức liên kết dựa trên cây mỗi-nguồn được đưa ra trong [PR97], lược đồ này có khả năng cung cấp các dịch vụ quảng bá tin cậy tới tất cả các thành viên và mềm dẻo hơn cây khung và hiệu quả hơn flooding. Trong những năm gầ n đây, rất nhiều kỹ thuật mới được đề xuất nhằm giải quyết bài toán này. Trong đó đáng chú ý là hai kỹ thuật: kỹ thuật tối ưu hóa liên tầng và kỹ thuật mã mạng. Ahswede [1] và cộng sự đã chỉ ra rằng sử dụng kỹ thuật mã mạng có thể đạt được thông lượng tối ưu cho multicast trong khi các kỹ thuật định tuyến truyền thống không đạt được giá tr ị tối ưu này. Li và cộng sự [2] đã chỉ ra rằng sử dụng mã mạng tuyến tính với các trường hữu hạn là đủ để đạt được giá trị tối ưu trong truyền thông multicast. Koetter và cộng sự [3] đã mô tả một framework đại số để xây dựng một giải pháp mã mạng. Ho và cộng sự [4] đã đề xuất khái niệm mã mạng ngẫu nhiên để cài đặt mã mạng trong thực tế . Katti và cộng sự [7], Deb [8], và Wu [9] đã chỉ ra rằng mã mạng cung cấp các ích lợi so với các phương pháp truyền thống khác. Karande [10] chỉ ra sự ích lợi của việc tích hợp các giao thức liên tầng và sự tráo đổi thông tin dựa trên mã mạng cho việc truyền video không dây. Yuan [14] đã đề xuất một phương pháp tối ưu hóa liên tầng nối định tuyến và điều khiển năng lượng trong truyền thông multicast. Kỹ thuật chính sử dụng trong bài báo là phươ ng pháp phân tích đối ngẫu cho các bài toán tối ưu hóa lồi. Luigi [15] đề xuất một phương pháp liên tầng kinh nghiệm nối định tuyến và điều khiển năng lượng trong mạng mesh không dây. Trong bài báo, Luigi không thực hiện việc tối ưu hóa năng lượng và định tuyến một lúc mà chia thành hai thuật toán nhỏ hơn. Đó là thuật toán tối ưu hóa năng lượng cục bộ và thuật toán định tuyến sử dụng cho các truyền thông unicast. 1.3 Các vấn đề cơ bản về thiết kế liên tầng và kỹ thuật mã mạng 1.3.1 Khái niệm thiết kế liên tầng Theo truyền thống, một kiến trúc tham chiếu mạng thường được thiết kế theo các tầng. Phương pháp này chia mạng thành các phần nhỏ hơn với các chức năng khác nhau. Mỗi một tầng chỉ truyền thông với các tầng ngang hàng nó sử dụng một tập các 9 quy tắc và quy ước. Các giao thức tầng cao hơn tạo các thông điệp và gửi chúng tới các giao thức tầng thấp hơn thông qua giao diện giữa các tầng. Chúng thêm thông tin điều khiển của chúng vào các header. Các thông điệp này được đối xử như là dữ liệu ở giao thức tầng thấp hơn. Ưu điểm của việc thiết kế theo tầng là đơn giản, dễ chuẩn hóa và linh hoạt trong việc phát triể n các giao thức mới (dễ nâng cấp). Các tầng thấp hơn có thể bị thay đổi mà không ảnh hưởng tới các tầng cao hơn. Các tầng cao hơn có thể tái sử dụng các chức năng cung cấp bởi các tầng thấp hơn. Tuy nhiên, kiến trúc này ngăn cấm các truyền thông trục tiếp giữa các tầng không kề nhau; truyền thông giữa các tầng liền nhau bị giới hạn bởi các lời gọi thủ tục và các hồ i đáp. Do đó, nhược điểm của cách thiết kế này là chỉ có thể nghiên cứu và tối ưu hóa từng tầng một cách riêng biệt, trong khi nếu nối các tầng lại với nhau thì có thể sẽ tạo ra hiệu năng cao hơn. Mạng không dây có điểm khác biệt lớn với mạng có dây, đó là chất lượng của các kênh truyền thay đổi liên tục. Do đó, cách thiết kế theo tầng truyền thống s ẽ không hiệu quả đối với các mạng không dây, đặc biệt là mạng mesh không dây. Một giải pháp mới nhằm tăng hiệu năng cho mạng không dây là kỹ thuật thiết kế liên tầng (cross-layer design). Trong phương pháp này, các giao thức có thể can thiệp vào kiến trúc tham chiếu, ví dụ, bằng việc cho phép truyền thông trực tiếp giữa các giao thức ở các tầng không liền nhau hoặc chia sẻ các biến giữa các tầng. Sự can thiệp của kiến trúc tầng như thế là gọi thiết kế liên tầng đối với kiến trúc tham chiếu. Định nghĩa: Thiết kế liên-tầng là việc thiết kế các giao thức dựa trên giao tiếp giữa các tầng khác nhau. Các mạng đa chặng có thêm các thách thức cho việc thiết kế liên tầng. Trong khi các mạng tế bào thường tập trung các hoạt động trên một trạm cơ sở đơn, thì trong mạng đa chặng sự ảnh h ưởng nhiễu của các truyền thông ở các node khác nhau không thể bỏ qua. Hơn nữa, còn có các nhiễu do các gói tin có chức năng định tuyến của các giao thức định tuyến. Cuối cùng, hiệu năng thường chỉ được đo chỉ đối với các traffic cuối-tới-cuối, vì vậy làm phức tạp hơn cho việc phân tích. Ưu điểm của thiết kế liên tầng Thiết kế liên tầng có thể tận d ụng các tương tác giữa các tầng, đẩy mạnh việc biến đổi ở tất cả các tầng cho thích nghi dựa trên thông tin tráo đổi giữa các tầng. Phương pháp này thích hợp với các mạng có môi trường thay đổi nhanh (như mạng không dây, đặc biệt là mạng mesh). 10 Nhược điểm của thiết kế liên tầng Thiết kế liên tầng có nhược điểm là khó để mô tả tương tác giữa các giao thức ở các tầng khác nhau và việc nối tối ưu giữa các tầng có thể dẫn tới các thuật toán phức tạp. Ngoài ra việc cài đặt thiết kế liên tầng nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới các tương tác không lường trước và ảnh hưởng tớ i hiệu năng của toàn bộ hệ thống, thậm chí có thể làm tổn hại đến sự phát triển của mạng không dây về lâu dài. Hiểu và khai thác các đặc trưng của tương tác giữa các tầng khác nhau là vấn đề cốt lõi của thiết kế liên tầng. 1.3.2 Khái niệm mã mạng Ahlswede là người đầu tiên đưa ra khái niệm mã mạng vào năm 2000. Theo cách truyền thống, sự mã hóa chỉ được sử dụng ở các node nguồn và các node trung gian chỉ có nhiệm vụ là lưu trữ và chuyển tiếp các gói tin từ node nguồn. Tuy nhiên, trong kỹ thuật mã mạng, các node trung gian không những có chức năng lưu trữ và chuyển tiếp mà chúng còn có chức năng xử lý thông tin. Chúng thực hiện việc tổ hợp các gói tin đến trước khi chuyển đi. Ahlswede đ ã chỉ ra rằng sử dụng mã mạng có thể đạt được thông lượng tối ưu cho mạng trong khi các kỹ thuật routing truyền thống sẽ không thể đạt được thông lượng tối ưu này. Tuy nhiên, kỹ thuật routing truyền thống có thể được xem như trường hợp đặc biệt của mã mạng khi các đầu ra của một node là hoán vị của các đầu vào. Khái niệm: Mã mạng là một kỹ thuật xử lý dữ liệu trong mạng tận dụng các đặc trưng của môi trường không dây (nói riêng, kênh truyền thông quảng bá) nhằm tăng dung lượng hoặc thông lượng của mạng. Hình 1-1 chỉ ra ví dụ về một mạng cần phải mã hóa bên trong mạng để đạt được dung lượng và một mạng thì không. Cả hai mạng đều bao gồm các liên kết có [...]... hầu hết các phương pháp đã được đề xuất đều không hiệu quả trong mạng mesh không dây Chính vì vậy việc nghiên cứu về việc tối ưu hóa liên-tầng và mã mạng cho mạng mesh không dây là vấn đề có tính thực tiễn Trong luận văn, tác giả đề xuất một phương pháp mới là sự kết hợp của kỹ thuật thiết kế liên tầng và mã mạng nhằm tăng thông lượng cho các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây Việc kết hợp... xuất có hiệu năng tốt hơn các phương pháp này 1.5 Các phần của luận văn Luận văn được chia thành 4 chương, Chương 2 CÔNG NGHỆ MẠNG MESH KHÔNG DÂY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP MULTICAST 2.1 Công nghệ mạng mesh không dây WMN Các mạng mesh không dây là tập hợp các node cố định và di động kết nối thông qua các liên kết không dây để tạo nên một mạng không dây đa chặng (multihop) Trong khi các mạng không dây truyền... diện mạng không dây (NIC) và có thể kết nối trực tiếp tới các mesh router Các máy khách không có NIC không dây có thể truy cập vào mạng bằng cách kết nối với các mesh router thông qua Ethernet Có 3 loại kiến trúc mạng WMN: mạng infrastructure mesh, mạng client mesh và mạng mesh lai Mạng Infrastructure mesh Trong kiến trúc này các mesh router hình thành nên mạng mesh cung cấp đường backbone cho các máy... máy client và có khả năng tích hợp các mạng không dây đã có như mạng Wi-Max, Wi-Fi, mạng tế bào, mạng cảm biến Các client có thể kết nối với mạng WMN thông qua kết nối có dây hoặc không dây 13 Mạng client mesh Trong mạng client mesh, các client kết nối trực tiếp với nhau và hình thành nên mạng ngang hàng Không cần có mesh router trong kiến trúc này Các client có chức năng của cả các router như định... cấu hình Mạng mesh lai Mạng mesh lai là kết hợp của kiến trúc infrastruture mesh và client mesh Các mesh router cung cấp đường backbone cho kết nối tới các mạng không dây khác Các client khong dây có thể truy cập tới mạng WMN bằng việc kết nối trực tiếp tới các mesh router hoặc các client khác 14 2.1.2 Các lợi ích của mạng WMN Ngày nay các kết nối Internet băng thông rộng sử dụng dây cáp hay các đường... hai loại node: mesh router và mesh client Mesh router có chức năng định tuyến các gói tin trong mạng Chúng có một số giao diện không dây có thể có công nghệ giống nhau hoặc khác nhau Hơn nữa chúng có chức năng của gate/bridge làm cho mạng có khả năng tích hợp với các mạng không dây đã có như mạng tế bào, Wi-Fi, Wi-MAX, mạng cảm biến (sensor network) Mesh client là các thiết bị không dây như laptop,... đi khỏi mạng, mạng có khả năng cấu hình lại để thích nghi với những thay đổi trong mạng Thiết lập mạng là tự động và trong suốt đối với người dùng Khi thêm một node vào mạng, node này sẽ tự động tìm các router không dây 12 khác và đường tới mạng có dây Các router không dây trong mạng cũng tự cấu hình lại cho phù hợp Vì lý do này mà mạng WMN có thể dễ dàng mở rộng 2.1.1 Kiến trúc của mạng WMN Mạng WMN... hưởng của các tương tác giữa các tham số ở các tầng khác nhau đối với hiệu năng mạng hay không? • Dưới điều kiện môi trường và mạng nào thì đề xuất thiết kế liên tầng nào là thích hợp? • Các giao diện/kỹ thuật được sử dụng để chia sẻ thông tin giữa các tầng cần được chuẩn hóa hay không? • Vai trò của tầng vật lý trong các mạng không dây là gì? • Cái nhìn truyền thống về mạng là coi mạng là một tập các liên... với số các kênh XY trong 2) với mạng (G, S); 3) với , số các kênh từ [X, t] tới [X, t+1] bằng t lần là acyclic Bổ đề 4.7: Mạng truyền thông Bổ đề 4.8: Mỗi luồng từ nguồn tới node X trong mạng một luồng có cùng giá trị từ nguồn tới node Bổ đề 4.9: Mỗi LCM v trong mạng mạng trong mạng tương ứng với tương ứng với một LCM u trên mà đối với tất cả các node X trong G thì Các mạng truyền thông có hay không. .. pháp liên tầng có thể làm được điều này Như vậy, phương pháp kết hợp có thiết kế, cài đặt đơn giản hơn và hệ thống sẽ ít lỗi hơn Phương pháp này thích hợp cho các mạng mesh có điều kiện thay đổi nhanh và số các node là lớn Luận văn mô phỏng đề xuất mới trên bộ mô phỏng mạng NS-2 và so sánh với các phương pháp routing khác như MAODV, AODV, DSDV và DSR Kết quả mô phỏng đã chỉ ra rằng phương pháp đề xuất . các giải pháp đều không thích hợp cho mạng mesh không dây. Luận văn đề xuất một phương pháp mới nhằm tăng hiệu năng cho các ứng dụng multicast trong mạng mesh không dây. Phương pháp đề xuất là. NGHỆ ĐỖ THỊ MINH VIỆT NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TĂNG HIỆU NĂNG CHO CÁC ỨNG DỤNG MULTICAST TRONG MẠNG MESH KHÔNG DÂY Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Mã. NGHỆ ĐỖ THỊ MINH VIỆT NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TĂNG HIỆU NĂNG CHO CÁC ỨNG DỤNG MULTICAST TRONG MẠNG MESH KHÔNG DÂY LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) R. Ahlswede, N. Cai, S.-Y.R. Li and R.W. Yeung, “Network Information Flow,” IEEE-IT, vol. 46, pp. 1204-1216, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Network Information Flow
2) S.-Y. R. Li, R. W. Yeung, and N. Cai, “Linear network coding,” IEEE Transactions on Information Theory, 49:371-381, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linear network coding
3) Ralf Koetter, Muriel Médard, “An algebraic approach to network coding,” IEEE/ACM Trans. Netw. 11(5): 782-795 (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: An algebraic approach to network coding
4) P. A. Chou, Y. Wu, and K. Jain. “Practical network coding”. In Proceedings of 41st Annual Allerton Conference on Communication,Control, and Computing, October 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Practical network coding
5) Tracey Ho, Muriel Médard, Ralf Koetter, David R. Karger, Michelle Effros, J. Shi, B. Leong, “A Random Linear Network Coding Approach to Multicast,”IEEE Transactions on Information Theory 52(10): 4413-4430 (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Random Linear Network Coding Approach to Multicast
6) Y. Wu, “Network Coding for Multicasting,” Ph.D. Dissertation, Dept. of Electrical Engineering, Princeton University, Nov. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Network Coding for Multicasting
7) Sachin Katti, Hariharan Rahul, Wenjun Hu, Dina Katabi, Muriel Médard, Jon Crowcroft, “XORs in the air: practical wireless network coding” SIGCOMM 2006: 243-254 Sách, tạp chí
Tiêu đề: XORs in the air: practical wireless network coding
8) S. Deb, M. Effros, T. Ho, D. R. Karger, R. Koetter, D. S. Lun, M. M´edard, and N. Ratnakar “Network coding for wireless applications: A brief tutorial” In IWWAN, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Network coding for wireless applications: A brief tutorial” In "IWWAN
9) Y. Wu, P. A. Chou, K. Jain, “A comparison of network coding and tree packing,” to appear at the IEEE International Symposium on Information Theory (ISIT 2004), June 27th-July 2nd, Chicago Sách, tạp chí
Tiêu đề: A comparison of network coding and tree packing
10) Shirish Karande, Kiran Misra, and Hayder Radha, “CLIX: Network Coding and Cross Layer Information Exchange of Wireless Video,” IEEE International Conference on Image Processing (ICIP), October 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CLIX: Network Coding and Cross Layer Information Exchange of Wireless Video
11) T. Huovila, P. Lassila, J. Manner and A. Penttinen, “State of the Art Analysis of Wireless Mesh Technologies 2006,” ABI project technical report Sách, tạp chí
Tiêu đề: State of the Art Analysis of Wireless Mesh Technologies 2006
12) S. Shakkottai, T. S. Rappaport, P. C. Karlsson, “Cross-Layer Design for Wireless Networks,” IEEE Communications Magazine, Volume 41, No. 10, October 2003, pp. 74-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cross-Layer Design for Wireless Networks
13) Vijay T. Raisinghani, Sridhar Iyer, “Cross-layer design optimizations in wireless protocol stacks,” Computer Communications (Elsevier), v 27, n 8, 20 May 2004, p 720-4 DOI:10.1016/j.comcom.2003.10.011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cross-layer design optimizations in wireless protocol stacks
14) X. Lin, N. B. Shroff, R. Srikant, “A Tutorial on Cross-Layer Optimization in Wireless Networks,” IEEE Journal on Selected Areas in Communications on "Non-Linear Optimization of Communication Systems,” vol. 24, Issue 8, June 2006, pp. 1452- 1463 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Tutorial on Cross-Layer Optimization in Wireless Networks,” IEEE Journal on Selected Areas in Communications on " Non-Linear Optimization of Communication Systems
15) Jun Yuan, Zongpeng Li, Wei Yu, Baochun Li, “A Cross-Layer Optimization Framework for Multihop Multicast in Wireless Mesh Networks,” in IEEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Cross-Layer Optimization Framework for Multihop Multicast in Wireless Mesh Networks

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w