1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nông nghiệp và nông thôn Hà Nội số 3

32 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 8,74 MB

Nội dung

Công văn Quyết toán kinh phí dự án khuyến nông Trung ương · Thông tư số .... Hà Tĩnh: Kết quả sau một năm thực hiện mô hình “Chuỗi sản phẩm chè” · CT ngành Nông Nghiệp .... NÔNG QUỐC GIA Địa chỉ: số 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

1 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2014 Thân gửi: Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nhân dòp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (30/11/1954 -30/11/2014) và vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng, thay mặt Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những thành tích, đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xin gửi tới các đồng chí cùng toàn thể cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp Thủ đô những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Suốt chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển Thủ đô, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (tiền thân là Sở Canh nông) cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp Thủ đô luôn phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Thủ đô. Nông nghiệp Thủ đô có sự chuyển dòch tích cực; năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi năm một tăng; trình độ canh tác, cơ giới hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến liên tục tiến bộ. Diện mạo nông thôn Thủ đô đổi mới mạnh mẽ; hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn ngày càng hoàn thiện.Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân ở nông thôn không ngừng nâng cao. Đảng bộ và nhân dân Thủ đô tin tưởng rằng, thời gian tới, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như ngành nông nghiệp Thủ đô phát huy truyền thống tốt đẹp, phấn đấu đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và thành công! Thân ái! PHẠM QUANG NGHỊ Uỷ viên Bộ Chính trò Bí Thư Thành ủy Ông Phạm Quang Nghò UV Bộ chính trò Bí thư Thành ủy 2 Số 3 - năm 2014 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) 6 0 năm xây dựng và phát triển, từ ngày thành lập Sở Canh nông đến nay, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên chức ngành Nông nghiệp & PTNT là lực lượng trực tiếp thực hiện chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp Thủ đô trên từng chặng đường vẻ vang, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội. 1. Nông nghiệp Hà Nội sau ngày giải phóng bò ảnh hưởng do chiến tranh tàn phá nặng nề, nông nghiệp ngoại thành tiêu điều, ruộng đất hoang hóa, sâu bệnh, dòch bệnh trên cây trồng vật nuôi hoành hành, trâu bò ít, sức kéo thiếu, hệ thống thủy lợi hầu như chưa có… Thực hiện chủ trương của Đảng và Thành phố, trên cơ sở tiếp quản Sở Nông lâm Bắc Việt của chính quyền cũ, năm 1955 Sở Nông lâm Hà Nội được thành lập bao gồm các Ty, Phòng, Trạm để quản lý chỉ đạo là: Ty canh nông ngoại thành (thuộc các quận 5, 6, 7), Phòng Canh nông (quận 8), Phòng nghề cá và 2 trạm phúc kiểm lâm. Nhiệm vụ của Sở là hướng dẫn nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với số cán bộ ban đầu là 250 người (trong đó trình độ Cao đẳng có 6 người, trình độ Trung cấp kỹ thuật có 12 người, còn lại là công nhân viên). Quá trình cải tạo, phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã được Thành ủy, UBND TP chỉ đạo sát sao với phương châm kết hợp giữa thủy lợi hóa và hợp tác hóa; chỉ đạo bước đầu thí điểm cơ khí hóa nông nghiệp từ những năm 60 của Thế kỷ XX. Liên tục trong các năm sau ngày giải phóng, Các hệ thống thủy nông, thủy lợi lớn đã được xây dựng dần đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; nhân dân tích cực khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời áp dụng rộng rãi các biện pháp cải tiến kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; mở rộng phát triển thêm các ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống. Qua 10 năm tiến hành khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế XHCN và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), nông nghiệp Thủ đô đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh và thâm canh, từ trồng cây lương thực là chủ yếu sang trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi, thủy sản. Nông nghiệp ngọai thành Hà Nội hình thành 3 vùng chuyên canh (vùng 1: sản xuất rau và chăn nuôi; vùng 2 sản xuất cây công nghiệp, rau, đậu thực phẩm và chăn nuôi; vùng 3 sản xuất lương thực và chăn nuôi) từng bước trở thành vành đai thực phẩm của Thành phố. Năm 1965, diện tích gieo cấy lúa đạt 42.369ha, năng suất 45,84tạ/ha, sản lượng lúa thu hoạch đạt trên 190.000 tấn). Huy động lương thực cho Nhà nước đạt 19.280tấn. Chăn nuôi phát triển với tổng đàn lợn năm 1965 đạt 173.380con; đàn bò đạt trên 25.000 con; đàn gia cầm trên 500.000con; nuôi trồng thủy sản đạt gần 7.000ha, sản lượng trên 5.000tấn. Tổng giá trò sản xuất nông nghiệp năm 1965 đạt 76.169 triệu đồng, trong đó trồng trọt đạt 49.554 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65%;… Đến năm 1967, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt mức 5,16tấn thóc/ha, vượt qua ngưỡng 5tấn (sau tỉnh Thái Bình) trong đó có nhiều HTX đạt 7tấn/ha như HTX Hà Nội - Huế - Sài gòn; HTX Đại Từ; HTX Yên Duyên Trong giai đoạn 1965 - 1975, Ngành Nông nghiệp Hà Nội vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất vừa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Thủ đô góp phần SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Th.S Chu Phú Mỹ Giám đốc Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiền thân là Sở Canh Nông Hà Nội được thành lập theo nghò đònh số 10-CN/ND ngày 30/11/1954 của Bộ Canh Nông. Trải qua quá trình hoạt động, các giai đoạn lòch sử, Sở Canh Nông Hà Nội đã được đổi tên và nhiều lần thực hiện chia tách, hợp nhất để phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện Nghò quyết số 15/2008/ NQ-QH12 ngày 29/5/2008 về việc điều chỉnh đòa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, tháng 8/2008, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội được thành lập lại trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (cũ) và Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (cũ). 3 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, giải phòng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Cán bộ, CNVC của ngành đã vượt qua khó khăn, gian khổ chống thiên tai, đòch họa, thực hiện 3 cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được củng cố thông qua cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, đưa lên HTX bậc cao; thực hiện “3 xây, 3 chống” trong các cơ sở nông, lâm, ngư nghiệp. Năng suất lúa đạt trên ngưỡng 5tấn/ha/năm, tổng Giá trò sản xuất nông nghiệp năm 1975 đạt 90.907 triệu đồng, tăng 19,3% so với năm 1965. Đất nước hòa bình thống nhất, cả nước đi lên CNXH, thực hiện chủ trương của Thành ủy, Ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp theo Chỉ thò của Trung ương, kiện toàn bộ máy HTX, củng cố, sắp xếp lại lao động; quy hoạch phân vùng sản xuất. Thực hiện Chỉ thò số 100 CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư TW đảng về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cho nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp” (khoán 100) và Nghò quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (khoán 10); thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đến hộ nông dân là khâu đột phá trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, quan hệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nguyện vọng của nông dân, tạo ra động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ nông nghiệp phát triển, làm biến đổi sâu sắc nền nông nghiệp Thủ đô và kinh tế - xã hội ngoại thành Hà Nội. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 52,9vạn tấn (năm 1989), sản xuất vụ Đông đạt 45% diện tích canh tác. Thực hiện Nghò quyết TW lần thứ 5 (khóa VII) về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế hàng hóa, quy hoạch và quản lý đất đai theo hướng xây dựng vùng chuyên canh gắn với cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản; công tác thủy lợi, đê điều được hiện đại hóa, cứng hóa… đảm bảo phục vụ sản xuất phòng chống lụt bão. Giá trò sản lượng, năng suất, chất lượng các loại sản phẩm nông nghiệp và kinh tế nông thôn đều tăng trưởng với tốc độ cao. 2. Sau 60 năm xây dựng và phát triển, từ Sở Canh Nông với hơn 100 cán bộ, CNVC đến nay bộ máy tổ chức của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã lớn mạnh bao gồm Lãnh đạo Sở; 7 phòng chức năng và Thanh tra Sở; 9 Trung tâm; 8 Chi cục; 8 Ban quản lý (trong đó có 5 Ban quản lý dự án); với biên chế hành chính, sự nghiệp được giao năm 2014 là 3.171 chỉ tiêu. Nhìn chung đội ngũ CBCNVC trong ngành có tinh thần đoàn kết, được đào tạo cơ bản, có trách nhiệm và kinh nghiệm trong công tác. Các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh.v.v hoạt động đồng đều và hiệu quả. Kết quả đạt được: Thời tiết diễn biến bất thường liên tục từ năm 2008 đến nay; thiên tai, dòch bệnh, hạn hán kéo dài, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; ngành Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tiến bước vững chắc với những thành tích đáng tự hào: Giá trò sản xuất nông nghiệp liên tục tăng; tổng sản lượng lương thực luôn vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm và đạt trên 1,2 triệu tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng từ 1,1 - 1,3 lần (đàn bò sữa tăng trên 1,5 lần); sản lượng thòt hơi xuất chuồng tăng 1,3 lần và đạt 396.000 tấn (năm 2013); cơ sở hạ tầng nông nghiệp ngày càng được đổi mới, nâng cấp; hệ thống đê điều, công trình thủy lợi không ngừng được củng cố đảm bảo phục vụ sản xuất, an toàn phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai; bộ mặt nông thôn luôn được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng cao. * Hiện tại, Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 332.890 ha, với số dân trên 6,8 triệu người; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là trên 188.600 ha, chiếm tỷ lệ 56,7% và dân số sống ở khu vực nông thôn gần 4 triệu người chiếm tỷ lệ 57%. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trong các năm qua sản xuất nông nghiệp Thủ đô tiếp tục được duy trì và phát triển, các chỉ tiêu phát triển cụ thể như sau: + Tổng giá trò sản xuất nông - lâm - thủy sản; năm 2012 đạt 8727 tỷ đồng (giá cố đònh) tăng 18,2% so với năm 2008; và đạt 37.181tỷ đồng (giá thực tế) tăng 84,6% so với năm 2008; năm 2013 ước đạt 9.049 tỷ đồng (giá cố đònh), tăng 22,5% so với năm 2008 và 39.815 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 97,7% so với năm 2008. + Cơ cấu giá trò (2013): trồng trọt - lâm nghiệp: 42,4%; chăn nuôi, thủy sản: 54,4%; dòch vụ: 3,2% + Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 304.000ha; trong đó diện tích lúa cả năm đạt 204.000 ha; năng suất bình quân đạt 58,80tạ/ha; sản lượng bình quân xấp xỉ 1,2triệu tấn/năm, chiếm tỷ lệ 2,75% sản lượng lúa toàn quốc; diện tích ngô cả năm bình quân đạt trên 20.000ha, sản lượng bình quân xấp xỉ 100.000tấn/năm; tổng diện tích rau, đậu thực phẩm các loại gần 30.000ha, sản lượng xấp xỉ 600.000tấn/ năm; diện tích cây đậu tương đông hàng năm bình quân đạt khoảng 26.000ha, sản lượng bình quân khoảng 32.000 tấn/năm + Chăn nuôi hiện có trên 1,4triệu con lợn; trên 4 Số 3 - năm 2014 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) chí; 148 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí; 50 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Toàn thành phố có 996 HTX nông nghiệp; 1.291 trang trại các loại; 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% số làng của toàn Thành phố (trong đó có 286 làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận). Hoạt động của các HTX, các làng nghề và các trang trại đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể từ khu vực nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú như: Hàng dệt may, đồ gỗ, nông sản chế biến góp phần tích cực trong chuyển dòch cơ cấu kinh tế, chuyển dòch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trò hàng hoá cao. Tạo nên các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tạo ra nhiều sản phẩm nông sản hàng hoá chất lượng cao cho thò trường và cho xã hội. Quan hệ hợp tác phát triển kinh tế trong nông thôn ngày càng được mở rộng. Nhiều HTX dòch vụ nông nghiệp làm ăn có hiệu quả, các loại hình dòch vụ về xây dựng, vận tải, thương mại… phát triển đều khắp các vùng góp phần thúc đẩy và làm sôi động các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn. Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện, nước sạch được quan tâm đầu tư. 100% số thôn, xã có điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt; các đường liên xã được nâng cấp, đường liên thôn và đường làng phần lớn được bê tông hóa; 100% số xã có trạm y tế (trong đó 77,6% trạm y tế xã có bác sỹ). Hệ thống trường học và thiết bò dạy học được đầu tư nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn. Công trình nhà văn hoá, sân vận động thể thao ở nhiều nơi được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Công tác vệ sinh môi trường bước đầu đã được quan tâm đầu tư, tỷ lệ xã, thôn được thu gom rác thải trên đòa bàn thành phố đạt trên 74%. * Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 8,2triệu đồng/năm ở năm 2008 lên trên 21,3triệu đồng ở năm 2012 và năm 2013 đã đạt 23,7triệu đồng/người/năm. Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5% (năm 2008 là 9,27%, năm 2012 còn 5,1%; năm 2013 ước còn 2,6%); tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 91,5% trong đó có 35,26% số dân được sử dụng nước sạch; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Trên 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; trên 95% 166.000 con trâu, bò (trong đó Bò sữa trên 13.000 con); trên 24,5triệu con gia cầm (trong đó đàn gà 16 triệu con, đàn vòt, ngan ngỗng 5,7triệu con). Tổng sản lượng thòt hơi các loại đạt 396.000tấn/năm; sản lượng sữa tươi đạt 22,8 nghìn tấn/năm; sản lượng trứng các loại đạt 1000 triệu quả/năm; nuôi trồng thuỷ sản (2013) với diện tích 21.000ha, sản lượng cá đạt 76.000tấn. + Giá trò sản xuất nông - lâm - thủy sản năm 2013 đạt 212,4 triệu đồng/ha, tăng 65% so với năm 2008. + Giá trò tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 1,75% năm; tổng sản lượng lương thực đạt trên 1,3 triệu tấn/năm. Cơ cấu cây trồng chuyển dòch theo hướng hiệu quả; diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được coi trọng, hiện nay 100% giống lúa được cấp I hóa; 100% diện tích ngô được gieo trồng bằng giống lai. Tỷ lệ lợn ngoại và lợn hướng nạc đạt 75%; tỷ lệ đàn bò lai sind đạt trên 70% tổng đàn Nông nghiệp thủ đô bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá tập trung với năng suất và giá trò thu nhập cao như: vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cam Canh, bưởi Diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thòt, bò sữa tập trung tại các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì, Mê Linh… Nhiều hợp tác xã dòch vụ nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, các loại hình dòch vụ nông nghiệp, thương mại, vận tải phát triển mạnh ở các huyện, thò xã đã góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn. * Khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư, các chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân được triển khai thực hiện. Các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống sạt lở bờ sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Bùi được đầu tư cải tạo nâng cấp Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Đề án xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội. Tính đến hết năm 2013, trên đòa bàn Thành phố có 19/19 huyện, thò xã phê duyệt đề án xây dựng NTM cấp huyện, 100% số xã phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng NTM; đã có 50 xã đạt chuẩn Nông thôn mới được Thành phố công nhận; 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu Tiếp theo trang 5  5 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) Nơi nông dân mang bao ra đồng mà hứng thóc Không còn thấy những khuôn mặt đầm đẫm mồ hôi, những tấm lưng còng gập trầy trầy giữa nắng gió, mưa sa. Việc nhà nông trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết… Từ ngàn đời nay làm nông vốn là công việc đọa đầy thân xác. Nào cày bừa, cấy hái, nào gặt, tuốt, phơi phóng, toàn những việc nặng nhọc. Thế nên nghe về một nơi mà nông dân làm ruộng như đi chơi, đến mùa vụ chỉ việc mang bao tải ra đồng mà hứng thóc, tôi không khỏi tò mò. Mô hình ấy được gọi là mạ khay, cấy máy kết hợp cơ giới hóa đồng bộ. Ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, xã Hương Ngải là một trong những xã đầu tiên đã áp dụng cách làm đó với kinh nghiệm bốn vụ liên tiếp. Ông Nguyễn Đỗ Ban - Chủ nhiệm HTX thông tin với tôi rằng sau khi tham quan mô hình mạ khay ở Thanh Hóa, lãnh đạo đòa phương quyết đònh làm khảo nghiệm vụ đầu 15 ha. Dù mô hình được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV cũng như máy móc nhưng vẫn không thoát khỏi quy luật “vạn sự khởi đầu nan”. Nhìn cái máy cấy thưa, dảnh mạ nhỏ cây non tưởng chừng yếu ớt bà con nông dân xót ruột không dám tin vào kết quả cuối cùng. Dù HTX đứng ra đảm nhiệm tất các công đoạn từ làm đất, ngâm ủ, cấy, bón phân đến phun thuốc BVTV nhưng nhiều hộ vẫn ngần ngừ. Vậy là ông Chủ nhiệm phải thảo ra một văn bản cam kết bằng giấy trắng mực đen rằng nếu cấy bằng mạ khay năng suất giảm hơn so với cấy thông thường đơn vò sẽ xuất tiền bù 100%. Cam kết mạnh bạo ấy vẫn không xua hết những hoài nghi, vẫn còn có những hộ cố tình gây khó dễ, không cho cấy nên lãnh đạo HTX lại cam kết sẽ đổi ruộng của nhà mình cho họ để thực hiện cho bằng được mô hình. Ở vụ thứ hai, thời tiết khiến cho mạ dược mất mùa nhưng mạ khay lại thắng. Ở vụ thứ ba diện tích mạ khay còn được nâng lên nhiều hơn bởi phương pháp làm khá linh hoạt. Ở những chân ruộng trũng không chủ động được tưới tiêu, cây mạ khay ngắn cấy xuống sẽ bò ngập quá ngọn nên hãy cứ thả cả khay mạ xuống ruộng đợi dăm bảy ngày, thân mạ cao hơn, cứng hơn sẽ đem ra cấy. Ở vụ thứ tư này thì không cần tuyên truyền nhiều, bà con đã mê tít mạ khay. Mỗi vụ HTX Hương Ngải xuất bán cho xã viên trong xã trên 10.000 khay mạ. Nhận thấy lợi ích của mạ khay nên nhiều bà con xã ngoài cũng tìm đến Hương Ngải để mua mạ khay về cấy. Mỗi vụ có khoảng trên 5.000 khay mạ được bán ra ngoài theo dạng này. Chủ nhiệm Ban bảo với tôi rằng để khuyến khích cách làm mới thời gian đầu thực hiện dòch vụ này cho bà con HTX chỉ phấn đấu lo đủ chi phí quản lý đội ngũ cùng khấu hao máy móc. Có hai hình thức dùng mạ khay, thứ nhất là vẫn cấy theo kiểu truyền thống, thứ hai là cấy máy. Dù cách nào, ưu điểm của mạ khay cũng thể hiện khá rõ NÉT CHẤM PHÁ NÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ Dương Đình Tường số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; 70% số hộ có điện thoại Kết quả phong trào thi đua từ năm 2008 đến 2014: - Chủ tòch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho 05 cá nhân; tặng Huân chương Lao động ha- ïng Ba cho 04 tập thể; 08 cá nhân; - Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Sở NN & PTNT (năm 2013); - Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 15 tập thể, 21 cá nhân; - UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 33 tập thể; tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua thành phố” cho 16 cá nhân; tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 73 tập thể; tặng Bằng khen cho 79 tập thể, 108 cá nhân; tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cho 35 cá nhân - Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (năm 2011); tặng Bằng khen cho 82 tập thể, 102 cá nhân; tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT” cho 971 cá nhân - Ngoài ra, hàng trăm tập thể, cá nhân trong ngành được UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong các chuyên đề thi đua do Thành phố, Sở NN&PTNT Hà Nội phát động - Giám đốc Sở tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho hơn 1000 lượt cá nhân; tặng Giấy khen cho hàng trăm tập thể, hàng nghìn cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua *Đặc biệt năm 2014, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã được Chủ tòch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Nhất-Đây là phần thưởng xứng đáng của Đảng và Nhà nước cho những đóng góp của Ngành Nông nông nghiệp & PTNT Thủ đô qua 60 năm xây dựng và phát triển.  Tiếp theo trang 4  6 Số 3 - năm 2014 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) nét. Ngoài chủ động được thời vụ, cơ cấu giống mạ khay còn giúp cho năng suất tăng lên so với mạ dược thông thường khoảng 10% (do mạ non nên khi cấy xuống bộ rễ phát triển tốt hơn mạ già, cây đẻ nhánh, quang hợp tốt hơn, bông chắc hơn). Tuy nhiên do sản xuất nông nghiệp chẳng khác gì một xí nghiệp đặt ngoài trời nên không thể tránh được những điều kiện tự nhiên bất khả kháng. Nếu rét đậm mạ non dễ chết hơn mạ già. Nếu mưa lớn mạ non dễ dập nát. Nếu ở những chân ruộng không chủ động được tưới tiêu để ngập úng thì mạ non cũng dễ thiệt hại bởi thân cây rất ngắn, dễ bò ngập. Hiện HTX Hương Ngải đã cung ứng tới 7 loại dòch vụ cho bà con xã viên. Từ lúc làm đất, gieo mạ đến khi gặt hái ước tính sơ sơ người nông dân ở đây giảm được khoảng 40% chi phí. Cụ thể, trước công cấy mất 250.000đ/sào nay cả mạ lẫn cấy chỉ 200.000đ, trước làm đất 150.000đ/sào nay còn 110.000đ/sào, trước gặt tay mất 200.000đ/sào, tuốt máy 60.000đ/sào nay cả gặt lẫn tuốt chỉ 150.000đ/sào. Đến mùa thu hoạch nông dân chỉ việc vác bao tải ra đồng mà hứng thóc về sân mà phơi. Đó là chưa kể khoản tiết kiệm vô cùng lớn về thời gian cũng như sức khỏe. Những công việc nặng nhọc nhất của nghề nông được giải phóng đã giúp cho nông dân Hương Ngải có thời gian rảnh rỗi phát triển thêm nghề mộc, nghề làm nhà gỗ tăng thu nhập. Hiện tại tất cả các xã ở trong huyện Thạch Thất đều có mô hình khảo nghiệm mạ khay trong đó cấy máy đã được 4 xã áp dụng. Mạ khay, cấy máy được dự đoán sẽ còn phát triển ngày một mạnh theo xu thế chung của xã hội. Những người gây dựng cho thương hiệu thanh long ruột đỏ: Dù có anh cán bộ khuyến nông huyện đi cùng nhưng khi vừa giới thiệu về tôi, anh đã xua xua tay: “Nói thật cứ nghó đến đài báo là tôi hãi lắm! Ở mình cái gì cứ tuyên truyền rầm rộ là lại đua nhau làm, là giá sản phẩm lại rẻ mạt ngay! Tôi thì cứ cái gì người ta thua thì mình làm, cái gì người ta thắng thì mình tránh, cái gì khó tôi vào, cái gì dễ tôi lại ra”. Những lời nói trên khiến tôi không khỏi tò mò muốn tìm hiểu về anh - người sấm không sợ chết. 29 tuổi, anh vỡ nợ, dời quê vào thầu 6 héc ta đất sỏi ruồi ngoài đồi Lại Thượng (Thạch Thất, Hà Nội) làm trang trạng. Dân làng được dòp kháo nhau: “Đúng là cái thằng sấm không sợ chết nên mới thầu đất 3 năm ký hợp đồng một lần như thế để làm ăn lâu dài”. Mặc người ta nói ra, nói vào, vợ chồng anh cứ quần quật lăn ra mà làm. Hết trồng cây rồi lại chăn nuôi đủ thứ. Nào gột ngàn con vòt đẻ, vòt thòt, trăm con lợn thương phẩm lại thả đến vài héc ta cá. Những đồng tiền lãi từ mồ hôi, nước mắt cặp vợ chồng trẻ không dùng để tậu xe đẹp, xây nhà to mà lại ném tất vào trang trại. Trên mảnh đất 3 năm ký hợp đồng một lần này cho đến nay anh chò đã đầu tư không dưới vài tỉ. Hồi nghiên cứu rồi “say” cây Thanh long ruột đỏ, anh đã thuê xe ủi cả đồi bạch đàn. Được hỗ trợ giống và một phần vật tư từ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, anh phủ kín 2.200 cọc thanh long trên diện tích 2ha. Mọi thứ được quy hoạch thẳng thớm như kẻ chỉ, hệt như một nông trang ở tận trời tây. Kể từ khi trồng, suốt ngày người ta thấy bóng của hai vợ chồng trên đồi chăm chút tỉa cành, uốn cành hay buộc dây. Khi ngọn thanh long vươn cao vượt trụ thì phải uốn cành. Thời điểm uốn tốt nhất là vào buổi trưa, càng nắng to càng tốt bởi khi ấy cành rất dẻo, không bò gãy như lúc uốn vào buổi sáng hay buổi trời mưa. Mặt cành nhẵn thì gập vào trụ, mặt cành sần để ra ngoài. Ngoài uốn cây còn cần phải tỉa cành để hạn chế quả ra nhiều, nhỏ, không đạt chuẩn. Một năm thanh long 9 lần ra hoa, 6 lần thu hoạch. Loại cây này cho năng suất tốt nhất từ năm thứ hai, thứ ba trở đi đến lúc tàn, tuổi đời được khoảng 20 năm. Dưới một gang đất nơi đây là đã chạm đến tầng đá ong. Đất cằn bất lợi với các đối tượng cây trồng khác nhưng lại rất hợp với loài xương rồng cho quả này. Thanh long trong trang trại được trồng theo phương pháp sạch, từ lúc trổ hoa là không dùng bất cứ loại thuốc BVTV nào. Đến ngay cả phân hóa học cũng bò hạn chế tối đa, thay thế bằng nước ngâm cá. Tất cả những loại cá tạp nhạp đánh từ ao lên anh chò đều không bán mà đem đổ vào một cái bể lớn, ngâm cho thành nước. Thanh long bao tháng là bấy nhiêu lần tưới phân. Cây vừa tốt quả vừa ngọt, ngon lạ thường! Bởi thế chỉ bán ngay tại vườn thôi mà cũng không đủ hàng để xuất. Bởi thế nhiều khách ở xa mấy chục cây số nhưng đã trót một lần ăn Thanh long ruột đỏ là “ng- hiện”, là ăn bất cứ thứ Thanh long nào khác cũng đều thấy nhạt mồm. Bởi thế, nhiều nơi thanh long phải đổ đi vì ế ẩm nhưng bao giờ anh chò cũng bán được từ 20 - 30.000đ/kg. Giải thích cho việc này anh chỉ cười bảo có thể do hợp đất, có thể do chỉ thu hái khi quả đã chín chứ không bao giờ chòu hái non như người ta. Đợt rằm tháng tám vừa rồi thanh long tím rất có giá vì đem bày mâm cỗ trung thu rất đẹp. Nhiều thương lái biết tiếng, tìm đến vườn nhà chồng tiền đặt mua nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của gia chủ. Hỏi tại sao, anh bảo: “Bán giá cao, được tiền ai cũng thích nhưng thế là bán non, thanh long ăn sẽ bò nhớt, bò nhạt. Tôi không bán rẻ thương hiệu của mình như vậy!”. Anh là Vương Văn Hải ở xã Lại Thượng huyện Thạch Thất, Hà Nội. Hiện Thạch Thất đang có 9,2ha thanh long ruột đỏ trong mô hình khuyến nông và khoảng trên 10 ha bên ngoài. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho đối tượng cây trồng này sắp tới đòa phương sẽ bàn cách xây dựng thương hiệu kèm theo chỉ dẫn đòa lý.  7 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) C hỉ còn hơn tháng nữa là kết thúc năm 2014. Thời điểm này, những xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) ở các huyện trên đòa bàn Thành phố đang chạy đua nước rút để về đích đúng hẹn. Tuy nhiên, để đạt được mong muốn này không phải là điều dễ dàng, bởi những tiêu chí chưa đạt đều là những tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn. Ít mà khó Ông Tạ Văn Xuyên - Bí thư Đảng ủy xã Tráng Việt, huyện Mê Linh cho biết, đến thời điểm này, xã Tráng Việt đã hoàn thành 14/19 tiêu chí, 5 tiêu chí còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn, gồm: giao thông, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa, trường học “Hiện xã còn 10km thủy lợi nội đồng chưa được đầu tư nâng cấp. Ngoài ra còn các đường nhánh, đường ra khu vực sản xuất rau an toàn chưa được đầu tư” - ông nói. Tại xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, ông Hoàng Văn Tân - Bí thư Đảng ủy xã cũng lo lắng: Hiện xã đã hoàn thành 13 tiêu chí, còn 6 tiêu chí chưa đạt, trong đó 4 tiêu chí khó hoàn thành là trường học, cơ sở vật chất văn hóa, giao thông và thủy lợi nội đồng. Ông Tân cho biết, hiện xã ông chưa có trường mầm non trung tâm, nếu không đầu tư được thì đề nghò đầu tư điểm lẻ. Nhà văn hóa 3 thôn chưa có nhà văn hóa nào. Theo ông Đoàn Văn Trọng - Phó Chủ tòch UBND huyện Mê Linh, đến thời điểm này, ngoài 2 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2013, toàn huyện Mê Linh có 9 xã đạt từ 12 đến 16 tiêu chí, dự kiến sẽ đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là nguồn vốn để thực hiện những tiêu chí chưa đạt là rất lớn, trong khi khả năng của huyện còn hạn chế. Không chỉ riêng Mê Linh, hầu hết tại các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm nay đều rơi vào tình trạng chung là thiếu vốn. Ngay cả những xã nỗ lực lớn, đạt nhiều tiêu chí cũng đang phải gồng mình để tìm cách tháo gỡ khó khăn này. Ông Đỗ Trung Hải - Chủ tòch UBND xã Minh Khai, huyện Hoài Đức cho biết, đến nay xã đã có 18 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Tuy nhiên còn một số tiêu chí, nếu không quan tâm sẽ xảy ra tình trạng khó đạt, hoặc đạt rồi lại không đạt, đó là tiêu chí môi trường. Theo ông Hải, những năm gần đây, tiêu chí môi trường được làm tốt, tuy nhiên kênh T5 trên đòa bàn xã đang triển khai thì kinh phí không có, chủ đầu tư tuyên bố dừng, do vậy ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, dân sinh bức xúc. Vừa qua xã đã phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng để nạo vét, song cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Ngoài ra còn 2 tiêu chí chưa hoàn thành là giao thông và thủy lợi nội đồng, do kinh phí quá lớn. Đặc biệt, cũng trên đòa bàn huyện Hoài Đức, xã La Phù cũng đạt và cơ bản đạt 18/19 tiêu chí. Nhưng do đặc thù trước đây là nhất xã nhất thôn, sau khi hợp nhất về Hà Nội thì mỗi xóm thành một thôn, thành thử hiện nay, xã có 5 thôn. Đây lại là xã có làng nghề phát triển, đất đai hạn hẹp, nhà cửa san sát như phố nên cả 5 thôn không có đất để xây dựng nhà văn hóa. Tháo gỡ Theo ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình 02, năm 2014, Hà Nội phấn đấu sẽ có thêm ít nhất 62 xã đạt chuẩn NTM. Con số này không phải là quá khó, bởi đến thời điểm này, trên đòa bàn các huyện, số xã đạt và cơ bản đạt 18 - 19 tiêu chí là rất nhiều. Thậm chí tại nhiều huyện còn phấn đấu vượt mức kế hoạch thành phố giao về số xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là từ nay đến cuối năm, các xã phải cố gắng hoàn thành những tiêu chí khá nặng, liên quan đến nguồn vốn đầu tư lớn. Với việc phấn đấu có 9 xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay, ông Đoàn Văn Trọng - Phó Chủ tòch UBND huyện Mê Linh cho rằng, giải pháp của huyện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường kiểm tra đôn đốc, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các xã trong kế hoạch. Bên cạnh đó, giải pháp chủ yếu và cơ bản là huyện sẽ tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ thành phố, đồng thời tăng cường tổ chức đấu giá đất, huy động tối đa sự đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM. Tương tự, tại huyện Đan Phượng, với việc phấn đấu 6 xã đạt chuẩn NTM, ông Nguyễn Tất Thắng - Bí thư huyện ủy cho rằng, huyện sẽ tiếp tục rà soát để nâng cao những tiêu chí chưa bền vững, đồng thời đốc thúc các xã thực hiện thành công các tiêu chí NTM. Ngoài ra, vận động nhân dân làm tốt công tác môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên đòa bàn huyện; ưu tiên đầu tư hỗ trợ từ ngân sách cho các dự án phát triển sản xuất và trường học, y tế. Tại Hoài Đức, ông Nguyễn Trung Thuận - Phó Chủ tòch UBND huyện cho rằng huyện sẽ chỉ đạo các xã triển khai rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Đề án xây dựng NTM để phù hợp với thực tế hiện nay. Huyện sẽ huy động và tranh thủ tối đa nguồn lực để đầu tư hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, giúp các xã về đích NTM theo đúng tiến độ. Theo ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, để hoàn thành kế hoạch được giao, các huyện cần tập trung nguồn lực ưu tiên cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm nay thông qua việc tận dụng các nguồn lực từ đấu giá đất và nguồn lực từ các dự án, chương trình. Bên cạnh đó, các xã phải rà soát, điều chỉnh lại các dự án, đề án NTM của xã mình, bởi quá trình thực hiện từ khi lập đề án đến nay, thực tế đã có nhiều thay đổi. Các đòa phương cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền, không ngừng vận động các cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tham gia, ủng hộ chương trình xây dựng NTM. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ bố trí 500 tỷ đồng cho các xã thực hiện Chương trình 02. Theo đó, số tiền này sẽ dùng thanh toán các khoản chi phí đào đắp, dồn điền đổi thửa và thưởng cho các xã đạt chuẩn NTM năm 2013. Ngoài ra, các dự án nước sạch trên đòa bàn các huyện, hiện đang được các cấp ngành phấn đấu thực hiện theo chủ trương của Thành phố. CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI NĂM 2014 TẬP TRUNG VỀ ĐÍCH Hoàng Quyết 8 Số 3 - năm 2014 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) C hi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội được thành lập theo Quyết đònh số 1896/QĐ- UBND ngày 7 tháng 11 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vò Chi cục Hợp tác xã và PTNT Hà Tây, Chi cục Hợp tác xã & PTNT Hà Nội và Phòng Chính sách thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội. Sau 6 năm triển khai Nghò quyết 26-NQ/TW của Trung ương và 4 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trò, sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân và một phần đóng góp có hiệu quả của tập thể Chi cục Phát triển nông thôn tình hình nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, phát triển đúng hướng; đời sống người nông dân đã được cải thiện rõ rệt: Về Nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dòch theo hướng tích cực, so với năm 2008, hiện nay: Trồng trọt: 40,34%( giảm 11,26%); chăn nuôi: 56,48 52,3%( tăng 9.98%); Dòch vụ Nông nghiệp: 3,18% (tăng 1,28%). Giá trò sản xuất nông nghiệp đến nay đã đạt 231 triệu đồng/ha tăng 160,64 triêu đồng/ha. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa công nghệ cao, cơ giới vào sản xuất, các chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao được đẩy mạnh. Công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được coi là khâu đột phá được chỉ đạo quyết liệt, đến nay, toàn Thành phố đã thực hiện DĐĐT giao ruộng cho các hộ gia đình nông dân được 74.158,21/76.365,07, đạt 97,11% kế hoạch. Nhờ DĐĐT mà toàn Thành phố đã dôi dư 1.477,66 ha nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi của đòa phương. Nhờ DĐĐT qui hoạch lại giao thông mương máng nội đồng, thuận lợi hơn cho áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nên năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn trước khi DĐĐT nhiều, được nông dân rất phấn khởi đồng tình cao. Hiện nay, trên đòa bàn Thành phố đã có tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ước đạt 62.032,6ha; đã hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tích tụ ruộng đất hiệu quả cao đã và đang liên tục ra đời như: mô hình hoa, cây cảnh ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Thạch Thất, Thường Tín với giá trò 0,5 - 1,5 tỷ/ha/năm thậm chí 2,5 - 3tỷ/ha; mô hình cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức… với giá trò 0,5 - 1,5 tỷ/ha/năm; mô hình chăn nuôi xa khu dân cư như ở một số xã thuộc các huyện: Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Quốc Oai, Đông Anh Mô hình RAT ở Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Gia Lâm… Đặc biệt huyện Phúc Thọ đã thử nghiệm thành công mô hình trồng Su Hào AT trái vụ, huyện Phú Xuyên thử nghiệm thành công mô hình Măng Tây đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Về xây dựng nông thôn mới: đến nay 100% số xã phê duyệt Qui hoạch và Đề án xây dựng NTM; tính đến cuối tháng 9/2014 (không tính huyện Từ Liêm cũ) có: 38/386 xã đạt chuẩn NTM được công nhận; 19/386 xã đạt 19/19 tiêu chí do xã tự đánh giá; 160/386 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 129/386 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí; 41/386 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Các xã đạt chuẩn NTM đã và đang tiếp tục củng cố, giữ vững và nâng cao các tiêu chí, triển khai xây dựng và thanh quyết toán các dự án thành phần theo đúng tiến độ. Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 24,324triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,54% hộ nghèo; tỷ lệ lao động khu vực nông thôn có việc làm ổn đònh đạt 97,2%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, nông thôn cơ bản không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ dân có nhà kiên cố, khang trang ngày càng tăng. Bộ mặt nông thôn thủ đô Th.S Lê Thiết Cương Chi cục trưởng Chi cục PTNT CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI ĐỒNG HÀNH CÙNG NÔNG THÔN MỚI 9 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) đã có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX NN diễn ra chậm, nhận thức về HTX mới chưa đầy đủ. Dòch vụ ở HTX chủ yếu vẫn là dòch vụ mang tính cộng đồng cao, dòch vụ với xã viên là chính, ít có cạnh tranh. Số lượng HTX vươn lên kinh doanh ra bên ngoài chưa nhiều, chính sách cán bộ HTX chưa đảm bảo nên cán bộ chưa yên tâm phục vụ HTX. Công tác chỉ đạo thực hiện một số quy đònh của Nhà nước về HTX như: Đại hội xã viên, góp vốn tối thiểu, phân chia tài sản, phân loại HTX đôi lúc, đôi nơi làm chưa tốt, việc xử lý các HTX hoạt động yếu kém còn lúng túng. Các giải pháp hỗ trợ xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề còn hạn chế Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Chi cục đã được Chủ tòch nước tặng Huân chương lao động hạng ba; Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Bộ NN & PTNT tặng nhiều Bằng khen; Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc sở Công an tăng nhiều Giấy khen cho các cá nhân, và tập thể. Nhiệm vụ trong thời gian tới Kỳ vọng của người dân nông thôn rất nhiều, những khó khăn thách thức đang ở phía trước. Trong thời gian tới, Chi cục tập trung tham mưu, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: - Tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của cấp trên; vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao nhất. Chú trọng công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và cơ sở để tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tốt nội dung công việc. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác cụ thể, phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đặc biệt là đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở, thực hiện tốt chế độ báo cáo. Thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt khó khăn vướng mắc của cơ sở, để kòp thời tham mưu cho cấp trên tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho cơ sở trong tổ chức thực hiện. Thường xuyên giao ban, sơ kết rút kinh nghiệm để tham mưu chỉ đạo thực hiện, kòp thời đề nghò khen thưởng, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến. - Tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, quản lý ngành nghề và chế biến nông, lâm, thủy sản, quy hoạch ổn đònh dân cư, Chương trình giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên đòa bàn thành phố. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách; đồng thời nâng cao năng lực quản lý điều hành của các HTX nông nghiệp, phát triển mới các hợp tác xã ngành nghề, dòch vụ ở nông thôn; cần tăng cường đầu tư xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã dân tộc trên đòa bàn thành phố. Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghóa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới; Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; Nâng cao vai trò, trách nhiệm hệ thống chính trò trong xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trò và trật tự an toàn xã hội. - Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM. Tham mưu thành phố chỉ đạo các huyện, thò xã hoàn thành thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trong năm 2014; tham mưu tăng cường cho cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa sau khi thực hiện xong dồn điền đổi thửa. Tham mưu thành phố chỉ đạo các Sở Ngành có liên quan và huyện, thò xã làm các thủ tục cấp lại giấy phép QSDĐ sau DĐĐT cho các hộ dân. Tham mưu thành phố chỉ đạo các huyện, thò xã tập trung chỉ đạo 84 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014 phấn đấu đến quý cuối năm 2014 tối thiểu có 60 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 24/84 xã còn lại phấn đấu đến hết năm 2015 được công nhận đạt chuẩn NTM. - Tham mưu Tổ chức thành công Hội nghò sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy; tổng kết công tác dồn điền đổi thửa trên đòa bàn thành phố Hà Nội. Với những kết quả đã đạt được trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trò được giao, với những giải pháp trong triển khai thực hiện trong thời gian tới sẽ là tiền đề cho Chi cục trong những chặng đường tiếp theo góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ của Ngành nông nghiệp & PTNT, của Chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” của Thành ủy cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội chung của Thủ đô Hà Nội.  10 Số 3 - năm 2014 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) PHÒNG CHỐNG ÚNG, HẠN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN THỦ ĐÔ (1954 - 2014) S au ngày đất nước thống nhất, hệ thống thủy lợi tiếp tục được tập trung hoàn chỉnh, xây dựng bổ sung thêm công trình mới cho các vùng còn thiếu năng lực tưới hoặc tiêu. Hệ thống thủy nông được củng cố một bước góp phần hạn chế bớt sự tàn phá của thiên tai khắc nghiệt, phục vụ tích cực cho sản xuất nông nghiệp. Nhà nước và nhân dân đã rất nỗ lực trong đầu tư cho công tác thủy lợi, bỏ nhiều tiền của và công sức để hoàn chỉnh thủy nông. Trong khoảng hai mươi năm, trên hệ thống sông Nhuệ đã xây dựng trên 230 trạm bơm các loại, với tổng năng lực bơm 410 m 3 /s như trạm bơm Vân Đình, Ngoại Độ, Song Phương, Khê Tang, Thần Lớn, Lễ Nhuế, Vónh Mộ, Bộ Đầu Từ năm 2008 đến nay, xác đònh thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu để phát triển nông nghiệp, phục vụ dân sinh, xã hội, vì vậy những năm qua, công tác thủy lợi trên đòa bàn Thành phố luôn nhận được sự quan tâm trực tiếp của lãnh đạo Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và chính quyền các đòa phương. Đồng thời được sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, Ngành Trung ương. Công tác Thủy lợi đã đạt nhiều thành quả tích cực, với một số kết quả: Thành phố Hà Nội đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi. Sau khi hợp nhất, Thành phố đã thành lập Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh trên đòa bàn huyện Mê Linh. Trên cơ sở theo lưu vực các hệ thống tưới, Công ty Thủy lợi Phù Sa và Công ty Thủy lợi Ba Vì được hợp nhất thành Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về lónh vực thủy lợi cho phù hợp, nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý đặt hàng, UBND Thành phố đã thành lập Ban Quản lý dòch vụ thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, với nòng cốt là một số cán bộ có kinh nghiệm, năng lực của Chi cục Thủy lợi. Ban là cơ quan trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng đặt hàng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng đặt hàng với các Doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi trên đòa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện rà soát lại cơ chế chính đang được áp dụng để tìm ra những mâu thuẫn, bất cập từ đó có cơ sở hoàn thiện, đổi mới và cùng các ngành tham mưu cho UBND Thành phố đã ban hành Quyết đònh số 6147/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 về đònh mức kinh tế kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho các Doanh nghiệp Thủy lợi. Đònh mức kinh tế kỹ thuật được ban hành là cơ sở để xây dựng đơn giá thực hiện công tác đặt hàng của Thành phố đối với các Doanh nghiệp Thủy lợi, thực hiện khoán đến đơn vò và người lao động trong các doanh nghiệp thuỷ lợi, thực hiện thường xuyên chế độ sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình, nâng cao hiệu suất tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, xã hội. Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2020 và đònh hướng đến năm 2030 đã được UBND Thành phố ban hành tại Quyết đònh số 4673/ QĐ-UBND ngày 18/10/2012. Từ năm 2008 đến nay, đã có 382 công trình thủy lợi được đầu tư cải tạo sửa chữa, nâng cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách thành phố, với tổng mức đầu tư là 444,8 tỷ đồng. Các Doanh nghiệp Thủy lợi đã sử dụng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên, với tổng kinh phí 304,3 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi. Một số hồ chứa trên đòa bàn đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn Trung ương và Thành phố như: nâng cấp hồ chứa nước Đồng Mô - Ngải Sơn (thò xã Sơn Tây), với kinh phí 71 tỷ đồng; nâng cấp hồ chứa nước Đồng Sương (huyện Chương Mỹ), với kinh phí 67 tỷ đồng; nâng cấp hồ chứa nước Xuân Khanh (thò xã Sơn Tây), với kinh phí trên 26 tỷ đồng… Để khắc phục tình trạng úng ngập, hạn hán xảy ra trên diện rộng, Thành phố đã và đang tập trung đầu tư xây dựng những dự án trọng điểm: dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, huyện Từ Liêm (tiêu cho 9.200ha, tưới cho 40.842ha); dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghóa (với công suất 120m 3 /s nhằm đảm bảo tiêu thoát nước cho 6.300ha khu vực phía Tây thành phố Hà Th.S Nguyễn Vónh Liên Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Tiếp theo trang 11  [...]... cục kiểm lâm Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Chi cục kiểm lâm Hà Nội có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản, đảm bảo chấp hành và thực thi 12 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển... tế cao. Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI 31 NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) MỤC LỤC Nội dung Tác giả Trang 1 Thư chúc mừng 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển Th.s Chu Phú Mỹ Giám đốc Sở NN& PTNT 2 3 Nét chấm phá nông nghiệp thủ đô Nhà báo Dương Đình Tường Báo Nông nghiệp Việt Nam 5 4 Các xã nông thôn mới... chuyển sang sản xuất hàng hóa, thành vùng tập trung, mang lại hiệu quả cao về kinh tế; nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân Thủ đô; từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới 22 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI 2 Tuyên truyền các chủ trương chính sá c h của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới + Hàng năm Trung tâm... khuyến nông từ Thành phố đến cơ sở. Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI 23 NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954 - 2014) DOANH NGHIỆP - TRUNG GIAN PHÂN PHỐI NHÂN TỐ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG - QUYẾT ĐỊNH TÍNH BỀN VỮNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Th.S Nguyễn Văn Chí Giám đốc Trung tâm XTTM nông nghiệp T hành phố Hà Nội hiện có khoảng 152.000 doanh nghiệp, trong... tăng cường và ngày càng có hiệu quả; cụ thể: Qua trao đổi thông tin và văn bản đề nghò phối hợp trong hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang; 18 Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI Thái Bình, Sơn La, Nam Đònh, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương… Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tổ chức phối hợp thanh tra và phát hiện một số doanh nghiệp sai... tra năm 2010 Năm 2012, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở và ngày 01/6/2012 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết đònh số 237 5/QĐ-UBND về việc kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội với mục đích: Xây dựng tổ chức Thanh tra của Sở Nông nghiệp & PTNT phù hợp với quy đònh của pháp luật, thực sự trở thành cơ quan chủ đạo với... lâm Hà Nội đã được Chính phủ tặng 02 bằng khen, cờ thi đua, nhiều bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND Thành phố cho tập thể và cá nhân Cơ quan Chi cục liên tục được công nhận là cơ quan văn hóa , Chi cục đã phấn đấu xây dựng là đơn vò nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng của Thành phố. Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI 13 NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG... ứng cho nông dân kòp thời và hiệu quả Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dòch vụ đầu vào và đầu ra cho ngành nông nghiệp Khuyến khích, hỗ trợ phát triển dòch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Số 3 - năm 2014 NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN HÀ NỘI 29 NN&PTNT KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ CANH NÔNG HÀ NỘI (1954... phối hợp vớ i cá c cơ quan truyền thông như Đài truyền hình Việ t Nam kênh VTV2, Đài PTTH Hà Nội, Kênh truyền hình nông nghiệp VTC16, Báo Nông nghiệp Việ t Nam, báo Hà Nội mới, báo Kinh tế đô thò, bá o Nô n g thôn ngày nay, thực hiện dàn dựng và phá t sóng chương trình Nông nghiệp - Nô n g thô n , chương trình Nhà nông hội nhập và chuyê n trang Nông nghiệp - Nông thôn Ngoài các chương trình khoa giáo,... rừng trên đòa bàn thành phố Hà Nội Suốt 40 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, Chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục kiểm lâm; với quyết tâm lớn không ngại gian khổ, Chi cục kiểm lâm Hà Nội đã thực sự là nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu để UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các . đònh) tăng 18,2% so với năm 2008; và đạt 37 .181tỷ đồng (giá thực tế) tăng 84,6% so với năm 2008; năm 20 13 ước đạt 9.049 tỷ đồng (giá cố đònh), tăng 22,5% so với năm 2008 và 39 .815 tỷ đồng. cũ) có: 38 /38 6 xã đạt chuẩn NTM được công nhận; 19 /38 6 xã đạt 19/19 tiêu chí do xã tự đánh giá; 160 /38 6 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 129 /38 6 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu. thực hiện bảo vệ rừng, như : Năm 20 03 đã trình và được phê duyệt dự án tăng cường năng lực PCCCR (Quyết đònh số 237 0/QĐ- UB ngày 13/ 11/20 03; ngày 03/ 10/20 13 đã được UBND Thành phố cho phép xây

Ngày đăng: 29/01/2015, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w