Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội :60 năm xây dựng và phát triển. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội :60 năm xây dựng và phát triểnSở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội :60 năm xây dựng và phát triểnSở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội :60 năm xây dựng và phát triển
Trang 1Số 3 - năm 2014
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2014
Thân gửi: Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Nhân dịp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (30/11/1954 -30/11/2014) và vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng, thay mặt Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những thành tích, đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xin gửi tới các đồng chí cùng toàn thể cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp Thủ đô những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Suốt chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển Thủ đô, các thế hệ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (tiền thân là Sở
Canh nông) cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp Thủ đô luôn phát huy
truyền thống đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng
góp quan trọng vào thành tựu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Thủ đô
Nông nghiệp Thủ đô có sự chuyển dịch tích cực; năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi năm một
tăng; trình độ canh tác, cơ giới hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến liên tục
tiến bộ Diện mạo nông thôn Thủ đô đổi mới mạnh mẽ; hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông
thôn ngày càng hoàn thiện.Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân ở nông thôn không ngừng nâng cao.
Đảng bộ và nhân dân Thủ đô tin tưởng rằng, thời gian tới, cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như ngành nông nghiệp Thủ đô
phát huy truyền thống tốt đẹp, phấn đấu đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần cùng
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thủ đô
xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại.
Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!
Trang 2Số 3 - năm 2014
60 năm xây dựng và phát triển, từ ngày thành
lập Sở Canh nông đến nay, dưới sự lãnh đạo
của Thành ủy, UBND Thành phố, đội ngũ cán
bộ, kỹ sư, công nhân viên chức ngành Nông nghiệp
& PTNT là lực lượng trực tiếp thực hiện chủ trương
chính sách phát triển nông nghiệp Thủ đô trên từng
chặng đường vẻ vang, góp phần quan trọng vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
1. Nông nghiệp Hà Nội sau ngày giải phóng bị
ảnh hưởng do chiến tranh tàn phá nặng nề, nông
nghiệp ngoại thành tiêu điều, ruộng đất hoang hóa,
sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi hoành
hành, trâu bò ít, sức kéo thiếu, hệ thống thủy lợi hầu
như chưa có… Thực hiện chủ trương của Đảng và
Thành phố, trên cơ sở tiếp quản Sở Nông lâm Bắc
Việt của chính quyền cũ, năm 1955 Sở Nông lâm
Hà Nội được thành lập bao gồm các Ty, Phòng, Trạm
để quản lý chỉ đạo là: Ty canh nông ngoại thành
(thuộc các quận 5, 6, 7), Phòng Canh nông (quận 8),
Phòng nghề cá và 2 trạm phúc kiểm lâm Nhiệm vụ
của Sở là hướng dẫn nhân dân trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản với số cán bộ ban đầu là 250
người (trong đó trình độ Cao đẳng có 6 người, trình
độ Trung cấp kỹ thuật có 12 người, còn lại là công
nhân viên) Quá trình cải tạo, phát triển sản xuất
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã được Thành ủy,
UBND TP chỉ đạo sát sao với phương châm kết hợp
giữa thủy lợi hóa và hợp tác hóa; chỉ đạo bước đầu
thí điểm cơ khí hóa nông nghiệp từ những năm 60
của Thế kỷ XX
Liên tục trong các năm sau ngày giải phóng, Các
hệ thống thủy nông, thủy lợi lớn đã được xây dựng
dần đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp; nhân dân tích cực khai hoang mở
rộng diện tích sản xuất, đồng thời áp dụng rộng rãi các biện pháp cải tiến kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; mở rộng phát triển thêm các ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống Qua 10 năm tiến hành khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế XHCN và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), nông nghiệp Thủ đô đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn Nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh và thâm canh, từ trồng cây lương thực là chủ yếu sang trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi, thủy sản Nông nghiệp ngọai thành Hà Nội hình thành 3 vùng chuyên canh
(vùng 1: sản xuất rau và chăn nuôi; vùng 2 sản xuất cây công nghiệp, rau, đậu thực phẩm và chăn nuôi;
vùng 3 sản xuất lương thực và chăn nuôi) từng bước trở thành vành đai thực phẩm của Thành phố Năm
1965, diện tích gieo cấy lúa đạt 42.369ha, năng suất 45,84tạ/ha, sản lượng lúa thu hoạch đạt trên 190.000 tấn) Huy động lương thực cho Nhà nước
đạt 19.280tấn Chăn nuôi phát triển với tổng đàn lợn năm 1965 đạt 173.380con; đàn bò đạt trên 25.000
con; đàn gia cầm trên 500.000con; nuôi trồng thủy sản đạt gần 7.000ha, sản lượng trên 5.000tấn Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1965 đạt 76.169 triệu đồng, trong đó trồng trọt đạt 49.554 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65%;… Đến năm 1967, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt mức 5,16tấn thóc/ha, vượt qua ngưỡng 5tấn (sau tỉnh Thái Bình) trong đó có nhiều HTX đạt 7tấn/ha như HTX Hà Nội - Huế - Sài gòn; HTX Đại Từ; HTX Yên Duyên
Trong giai đoạn 1965 - 1975, Ngành Nông nghiệp Hà Nội vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất vừa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Thủ đô góp phần
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂ N NÔNG THÔ N HÀ NỘI
60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Th.S Chu Phú Mỹ
Giám đốc Sở
NN&PTNT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiền thân là Sở Canh Nông Hà Nội được thành lập theo nghị định số 10-CN/ND ngày 30/11/1954 của Bộ Canh Nông Trải qua quá trình hoạt động, các giai đoạn lịch sử, Sở Canh Nông Hà Nội đã được đổi tên và nhiều lần thực hiện chia tách, hợp nhất để phù hợp với tình hình thực tế Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/
NQ-QH12 ngày 29/5/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, tháng 8/2008, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội được thành lập lại trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Sở Nông nghiệp &
PTNT Hà Tây (cũ) và Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (cũ).
Trang 3Số 3 - năm 2014
đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc
Mỹ ở Miền Bắc, giải phòng hoàn toàn Miền Nam
thống nhất đất nước Cán bộ, CNVC của ngành đã
vượt qua khó khăn, gian khổ chống thiên tai, địch
họa, thực hiện 3 cuộc cách mạng trong nông nghiệp
Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được củng cố
thông qua cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, đưa
lên HTX bậc cao; thực hiện “3 xây, 3 chống” trong
các cơ sở nông, lâm, ngư nghiệp Năng suất lúa đạt
trên ngưỡng 5tấn/ha/năm, tổng Giá trị sản xuất nông
nghiệp năm 1975 đạt 90.907 triệu đồng, tăng 19,3%
so với năm 1965
Đất nước hòa bình thống nhất, cả nước đi lên
CNXH, thực hiện chủ trương của Thành ủy, Ngành
Nông nghiệp đã chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, cải tiến
một bước quản lý nông nghiệp theo Chỉ thị của Trung
ương, kiện toàn bộ máy HTX, củng cố, sắp xếp lại
lao động; quy hoạch phân vùng sản xuất Thực hiện
Chỉ thị số 100 CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí
thư TW đảng về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng
khoán sản phẩm cho nhóm lao động và người lao
động trong HTX nông nghiệp” (khoán 100) và Nghị
quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế nông nghiệp (khoán 10); thực
hiện cơ chế khoán sản phẩm đến hộ nông dân là
khâu đột phá trong quá trình đổi mới cơ chế quản
lý, quan hệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và
nguyện vọng của nông dân, tạo ra động lực mới thúc
đẩy mạnh mẽ nông nghiệp phát triển, làm biến đổi
sâu sắc nền nông nghiệp Thủ đô và kinh tế - xã hội
ngoại thành Hà Nội Sản lượng lương thực quy thóc
đạt 52,9vạn tấn (năm 1989), sản xuất vụ Đông đạt
45% diện tích canh tác Thực hiện Nghị quyết TW
lần thứ 5 (khóa VII) về “Tiếp tục đổi mới và phát
triển kinh tế xã hội nông thôn”, ngành Nông nghiệp
Thủ đô đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng kinh tế hàng hóa, quy hoạch và quản lý đất
đai theo hướng xây dựng vùng chuyên canh gắn với
cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản; công
tác thủy lợi, đê điều được hiện đại hóa, cứng hóa…
đảm bảo phục vụ sản xuất phòng chống lụt bão
Giá trị sản lượng, năng suất, chất lượng các loại sản
phẩm nông nghiệp và kinh tế nông thôn đều tăng
trưởng với tốc độ cao
2. Sau 60 năm xây dựng và phát triển, từ Sở Canh
Nông với hơn 100 cán bộ, CNVC đến nay bộ máy
tổ chức của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã lớn
mạnh bao gồm Lãnh đạo Sở; 7 phòng chức năng và
Thanh tra Sở; 9 Trung tâm; 8 Chi cục; 8 Ban quản
lý (trong đó có 5 Ban quản lý dự án); với biên chế
hành chính, sự nghiệp được giao năm 2014 là 3.171
chỉ tiêu Nhìn chung đội ngũ CBCNVC trong ngành
có tinh thần đoàn kết, được đào tạo cơ bản, có trách nhiệm và kinh nghiệm trong công tác Các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh.v.v hoạt động đồng đều và hiệu quả
Kết quả đạt được:
Thời tiết diễn biến bất thường liên tục từ năm
2008 đến nay; thiên tai, dịch bệnh, hạn hán kéo dài, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra;
ngành Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tiến bước vững chắc với những thành tích đáng tự hào: Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng; tổng sản lượng lương thực luôn vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm và đạt trên 1,2 triệu tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng từ 1,1 - 1,3 lần (đàn bò sữa tăng trên 1,5 lần);
sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 1,3 lần và đạt 396.000 tấn (năm 2013); cơ sở hạ tầng nông nghiệp ngày càng được đổi mới, nâng cấp; hệ thống đê điều, công trình thủy lợi không ngừng được củng cố đảm bảo phục vụ sản xuất, an toàn phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai; bộ mặt nông thôn luôn được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng cao
* Hiện tại, Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 332.890 ha, với số dân trên 6,8 triệu người;
trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là trên 188.600 ha, chiếm tỷ lệ 56,7% và dân số sống ở khu vực nông thôn gần 4 triệu người chiếm tỷ lệ 57%
Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trong các năm qua sản xuất nông nghiệp Thủ đô tiếp tục được duy trì và phát triển, các chỉ tiêu phát triển cụ thể như sau:
+ Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản; năm
2012 đạt 8727 tỷ đồng (giá cố định) tăng 18,2% so với năm 2008; và đạt 37.181tỷ đồng (giá thực tế) tăng 84,6%
so với năm 2008; năm 2013 ước đạt 9.049 tỷ đồng (giá cố định), tăng 22,5% so với năm 2008 và 39.815 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 97,7% so với năm 2008
+ Cơ cấu giá trị (2013): trồng trọt - lâm nghiệp:
42,4%; chăn nuôi, thủy sản: 54,4%; dịch vụ: 3,2%
+ Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 304.000ha; trong đó diện tích lúa cả năm đạt 204.000 ha; năng suất bình quân đạt 58,80tạ/ha; sản lượng bình quân xấp xỉ 1,2triệu tấn/năm, chiếm tỷ lệ 2,75%
sản lượng lúa toàn quốc; diện tích ngô cả năm bình quân đạt trên 20.000ha, sản lượng bình quân xấp xỉ 100.000tấn/năm; tổng diện tích rau, đậu thực phẩm các loại gần 30.000ha, sản lượng xấp xỉ 600.000tấn/
năm; diện tích cây đậu tương đông hàng năm bình quân đạt khoảng 26.000ha, sản lượng bình quân khoảng 32.000 tấn/năm
+ Chăn nuôi hiện có trên 1,4triệu con lợn; trên
Trang 4hiệu quả; tạo ra nhiều sản phẩm nông sản hàng hoá chất lượng cao cho thị trường và cho xã hội Quan hệ hợp tác phát triển kinh tế trong nông thôn ngày càng được mở rộng Nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp làm ăn có hiệu quả, các loại hình dịch vụ về xây dựng, vận tải, thương mại… phát triển đều khắp các vùng góp phần thúc đẩy và làm sôi động các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn
Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện, nước sạch được quan tâm đầu tư 100% số thôn, xã có điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt;
các đường liên xã được nâng cấp, đường liên thôn và đường làng phần lớn được bê tông hóa; 100% số xã có trạm y tế (trong đó 77,6% trạm y tế xã có bác sỹ) Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn Công trình nhà văn hoá, sân vận động thể thao ở nhiều nơi được đầu
tư xây dựng khang trang, sạch đẹp Công tác vệ sinh môi trường bước đầu đã được quan tâm đầu tư, tỷ lệ xã, thôn được thu gom rác thải trên địa bàn thành phố đạt trên 74%
* Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 8,2triệu đồng/năm
ở năm 2008 lên trên 21,3triệu đồng ở năm 2012 và năm 2013 đã đạt 23,7triệu đồng/người/năm
Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5% (năm 2008 là 9,27%, năm 2012 còn 5,1%; năm 2013 ước còn 2,6%); tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 91,5% trong đó có 35,26% số dân được sử dụng nước sạch; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao Trên 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; trên 95%
166.000 con trâu, bò (trong đó Bò sữa trên 13.000
con); trên 24,5triệu con gia cầm (trong đó đàn gà 16
triệu con, đàn vịt, ngan ngỗng 5,7triệu con) Tổng
sản lượng thịt hơi các loại đạt 396.000tấn/năm; sản
lượng sữa tươi đạt 22,8 nghìn tấn/năm; sản lượng
trứng các loại đạt 1000 triệu quả/năm; nuôi trồng
thuỷ sản (2013) với diện tích 21.000ha, sản lượng
cá đạt 76.000tấn
+ Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm 2013
đạt 212,4 triệu đồng/ha, tăng 65% so với năm 2008
+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình
quân 1,75% năm; tổng sản lượng lương thực đạt trên
1,3 triệu tấn/năm Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo
hướng hiệu quả; diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây
ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng Việc ứng dụng
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được coi
trọng, hiện nay 100% giống lúa được cấp I hóa; 100%
diện tích ngô được gieo trồng bằng giống lai Tỷ lệ lợn
ngoại và lợn hướng nạc đạt 75%; tỷ lệ đàn bò lai sind đạt
trên 70% tổng đàn
Nông nghiệp thủ đô bước đầu đã hình thành một
số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá tập
trung với năng suất và giá trị thu nhập cao như: vùng
sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn,
vùng trồng cam Canh, bưởi Diễn, vùng chăn nuôi gia
cầm, bò thịt, bò sữa tập trung tại các huyện Đông
Anh, Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh
Trì, Mê Linh… Nhiều hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
hoạt động có hiệu quả, các loại hình dịch vụ nông
nghiệp, thương mại, vận tải phát triển mạnh ở các
huyện, thị xã đã góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt
động kinh tế khu vực nông thôn
* Khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư, các
chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế -
xã hội ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có
hiệu quả Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng
để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực
nông thôn, nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học
kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động,
tăng thu nhập cho nông dân được triển khai thực
hiện Các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống
sạt lở bờ sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Bùi
được đầu tư cải tạo nâng cấp
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng Nông thôn mới và Đề án xây dựng nông thôn
mới Thành phố Hà Nội Tính đến hết năm 2013,
trên địa bàn Thành phố có 19/19 huyện, thị xã phê
duyệt đề án xây dựng NTM cấp huyện, 100% số xã
phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng NTM; đã
có 50 xã đạt chuẩn Nông thôn mới được Thành phố
công nhận; 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu
Tiếp theo trang 5
Trang 5Số 3 - năm 2014
Nơi nông dân mang bao ra đồng mà hứng thóc
Không còn thấy những khuôn mặt đầm đẫm mồ
hôi, những tấm lưng còng gập trầy trầy giữa nắng
gió, mưa sa Việc nhà nông trở nên nhẹ nhàng hơn
bao giờ hết…
Từ ngàn đời nay làm nông vốn là công việc đọa
đầy thân xác Nào cày bừa, cấy hái, nào gặt, tuốt,
phơi phóng, toàn những việc nặng nhọc Thế nên
nghe về một nơi mà nông dân làm ruộng như đi chơi,
đến mùa vụ chỉ việc mang bao tải ra đồng mà hứng
thóc, tôi không khỏi tò mò Mô hình ấy được gọi là mạ khay, cấy máy kết hợp cơ giới hóa đồng bộ Ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, xã Hương Ngải là một trong những xã đầu tiên đã áp dụng cách làm đó với kinh nghiệm bốn vụ liên tiếp
Ông Nguyễn Đỗ Ban - Chủ nhiệm HTX thông tin với tôi rằng sau khi tham quan mô hình mạ khay ở Thanh Hóa, lãnh đạo địa phương quyết định làm khảo nghiệm vụ đầu 15 ha Dù mô hình được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV cũng như máy móc nhưng vẫn không thoát khỏi quy luật “vạn sự khởi đầu nan” Nhìn cái máy cấy thưa, dảnh mạ nhỏ cây non tưởng chừng yếu ớt bà con nông dân xót ruột không dám tin vào kết quả cuối cùng Dù HTX đứng ra đảm nhiệm tất các công đoạn từ làm đất, ngâm ủ, cấy, bón phân đến phun thuốc BVTV nhưng nhiều hộ vẫn ngần ngừ Vậy là ông Chủ nhiệm phải thảo ra một văn bản cam kết bằng giấy trắng mực đen rằng nếu cấy bằng mạ khay năng suất giảm hơn so với cấy thông thường đơn vị sẽ xuất tiền bù 100%
Cam kết mạnh bạo ấy vẫn không xua hết những hoài nghi, vẫn còn có những hộ cố tình gây khó dễ, không cho cấy nên lãnh đạo HTX lại cam kết sẽ đổi ruộng của nhà mình cho họ để thực hiện cho bằng được mô hình Ở vụ thứ hai, thời tiết khiến cho mạ dược mất mùa nhưng mạ khay lại thắng Ở vụ thứ
ba diện tích mạ khay còn được nâng lên nhiều hơn bởi phương pháp làm khá linh hoạt Ở những chân ruộng trũng không chủ động được tưới tiêu, cây mạ khay ngắn cấy xuống sẽ bị ngập quá ngọn nên hãy cứ thả cả khay mạ xuống ruộng đợi dăm bảy ngày, thân mạ cao hơn, cứng hơn sẽ đem ra cấy Ở vụ thứ
tư này thì không cần tuyên truyền nhiều, bà con đã mê tít mạ khay
Mỗi vụ HTX Hương Ngải xuất bán cho xã viên trong xã trên 10.000 khay mạ Nhận thấy lợi ích của mạ khay nên nhiều bà con xã ngoài cũng tìm đến Hương Ngải để mua mạ khay về cấy Mỗi vụ có khoảng trên 5.000 khay mạ được bán ra ngoài theo dạng này Chủ nhiệm Ban bảo với tôi rằng để khuyến khích cách làm mới thời gian đầu thực hiện dịch vụ này cho bà con HTX chỉ phấn đấu lo đủ chi phí quản lý đội ngũ cùng khấu hao máy móc
Có hai hình thức dùng mạ khay, thứ nhất là vẫn cấy theo kiểu truyền thống, thứ hai là cấy máy Dù cách nào, ưu điểm của mạ khay cũng thể hiện khá rõ
NÉT CHẤM PHÁ
NÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ
Dương Đình Tường
số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối Internet;
70% số hộ có điện thoại
Kế t quả phong trà o thi đua từ nă m 2008 đế n 2014:
- Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng
Nhì cho 05 cá nhân; tặng Huân chương Lao động
ha-ïng Ba cho 04 tập thể; 08 cá nhân;
- Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Sở NN &
PTNT (năm 2013);
- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 15 tập
thể, 21 cá nhân;
- UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 33
tập thể; tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua thành phố”
cho 16 cá nhân; tặng danh hiệu “Tập thể lao động
xuất sắc” cho 73 tập thể; tặng Bằng khen cho 79 tập
thể, 108 cá nhân; tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”
cho 35 cá nhân
- Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng Cờ thi đua xuất
sắc cho Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (năm 2011);
tặng Bằng khen cho 82 tập thể, 102 cá nhân; tặng Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT”
cho 971 cá nhân
- Ngoài ra, hàng trăm tập thể, cá nhân trong ngành
được UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp &
PTNT tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong
các chuyên đề thi đua do Thành phố, Sở NN&PTNT
Hà Nội phát động
- Giám đốc Sở tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ
sở” cho hơn 1000 lượt cá nhân; tặng Giấy khen cho
hàng trăm tập thể, hàng nghìn cá nhân có thành tích
xuất sắc trong các phong trào thi đua
*Đặc biệt năm 2014, Sở Nông nghiệp & PTNT
Hà Nội đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Độc lập Hạng Nhất-Đây là phần thưởng xứng
đáng của Đảng và Nhà nước cho những đóng góp của
Ngành Nông nông nghiệp & PTNT Thủ đô qua 60
năm xây dựng và phát triển.
Tiế p theo trang 4
Trang 6Số 3 - năm 2014
nét Ngoài chủ động được thời vụ, cơ cấu giống mạ
khay còn giúp cho năng suất tăng lên so với mạ dược
thông thường khoảng 10% (do mạ non nên khi cấy
xuống bộ rễ phát triển tốt hơn mạ già, cây đẻ nhánh,
quang hợp tốt hơn, bông chắc hơn) Tuy nhiên do sản
xuất nông nghiệp chẳng khác gì một xí nghiệp đặt
ngoài trời nên không thể tránh được những điều kiện
tự nhiên bất khả kháng Nếu rét đậm mạ non dễ chết
hơn mạ già Nếu mưa lớn mạ non dễ dập nát Nếu ở
những chân ruộng không chủ động được tưới tiêu để
ngập úng thì mạ non cũng dễ thiệt hại bởi thân cây
rất ngắn, dễ bị ngập
Hiện HTX Hương Ngải đã cung ứng tới 7 loại dịch
vụ cho bà con xã viên Từ lúc làm đất, gieo mạ đến
khi gặt hái ước tính sơ sơ người nông dân ở đây giảm
được khoảng 40% chi phí Cụ thể, trước công cấy mất
250.000đ/sào nay cả mạ lẫn cấy chỉ 200.000đ, trước
làm đất 150.000đ/sào nay còn 110.000đ/sào, trước gặt
tay mất 200.000đ/sào, tuốt máy 60.000đ/sào nay cả gặt
lẫn tuốt chỉ 150.000đ/sào Đến mùa thu hoạch nông dân
chỉ việc vác bao tải ra đồng mà hứng thóc về sân mà
phơi Đó là chưa kể khoản tiết kiệm vô cùng lớn về thời
gian cũng như sức khỏe Những công việc nặng nhọc
nhất của nghề nông được giải phóng đã giúp cho nông
dân Hương Ngải có thời gian rảnh rỗi phát triển thêm
nghề mộc, nghề làm nhà gỗ tăng thu nhập
Hiện tại tất cả các xã ở trong huyện Thạch Thất
đều có mô hình khảo nghiệm mạ khay trong đó cấy
máy đã được 4 xã áp dụng Mạ khay, cấy máy được
dự đoán sẽ còn phát triển ngày một mạnh theo xu thế
chung của xã hội
Những người gây dựng cho thương hiệu thanh
long ruột đỏ:
Dù có anh cán bộ khuyến nông huyện đi cùng
nhưng khi vừa giới thiệu về tôi, anh đã xua xua tay:
“Nói thật cứ nghĩ đến đài báo là tôi hãi lắm! Ở mình
cái gì cứ tuyên truyền rầm rộ là lại đua nhau làm, là
giá sản phẩm lại rẻ mạt ngay! Tôi thì cứ cái gì người
ta thua thì mình làm, cái gì người ta thắng thì mình
tránh, cái gì khó tôi vào, cái gì dễ tôi lại ra” Những
lời nói trên khiến tôi không khỏi tò mò muốn tìm hiểu
về anh - người sấm không sợ chết
29 tuổi, anh vỡ nợ, dời quê vào thầu 6 héc ta đất sỏi
ruồi ngoài đồi Lại Thượng (Thạch Thất, Hà Nội) làm
trang trạng Dân làng được dịp kháo nhau: “Đúng là
cái thằng sấm không sợ chết nên mới thầu đất 3 năm
ký hợp đồng một lần như thế để làm ăn lâu dài” Mặc
người ta nói ra, nói vào, vợ chồng anh cứ quần quật
lăn ra mà làm Hết trồng cây rồi lại chăn nuôi đủ thứ
Nào gột ngàn con vịt đẻ, vịt thịt, trăm con lợn thương
phẩm lại thả đến vài héc ta cá Những đồng tiền lãi từ
mồ hôi, nước mắt cặp vợ chồng trẻ không dùng để tậu
xe đẹp, xây nhà to mà lại ném tất vào trang trại Trên
mảnh đất 3 năm ký hợp đồng một lần này cho đến nay anh chị đã đầu tư không dưới vài tỉ
Hồi nghiên cứu rồi “say” cây Thanh long ruột đỏ, anh đã thuê xe ủi cả đồi bạch đàn Được hỗ trợ giống và một phần vật tư từ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, anh phủ kín 2.200 cọc thanh long trên diện tích 2ha
Mọi thứ được quy hoạch thẳng thớm như kẻ chỉ, hệt như một nông trang ở tận trời tây Kể từ khi trồng, suốt ngày người ta thấy bóng của hai vợ chồng trên đồi chăm chút tỉa cành, uốn cành hay buộc dây Khi ngọn thanh long vươn cao vượt trụ thì phải uốn cành Thời điểm uốn tốt nhất là vào buổi trưa, càng nắng to càng tốt bởi khi ấy cành rất dẻo, không bị gãy như lúc uốn vào buổi sáng hay buổi trời mưa Mặt cành nhẵn thì gập vào trụ, mặt cành sần để ra ngoài Ngoài uốn cây còn cần phải tỉa cành để hạn chế quả ra nhiều, nhỏ, không đạt chuẩn
Một năm thanh long 9 lần ra hoa, 6 lần thu hoạch Loại cây này cho năng suất tốt nhất từ năm thứ hai, thứ ba trở đi đến lúc tàn, tuổi đời được khoảng 20 năm
Dưới một gang đất nơi đây là đã chạm đến tầng đá ong Đất cằn bất lợi với các đối tượng cây trồng khác nhưng lại rất hợp với loài xương rồng cho quả này
Thanh long trong trang trại được trồng theo phương pháp sạch, từ lúc trổ hoa là không dùng bất cứ loại thuốc BVTV nào Đến ngay cả phân hóa học cũng bị hạn chế tối đa, thay thế bằng nước ngâm cá Tất cả những loại cá tạp nhạp đánh từ ao lên anh chị đều không bán mà đem đổ vào một cái bể lớn, ngâm cho thành nước Thanh long bao tháng là bấy nhiêu lần tưới phân Cây vừa tốt quả vừa ngọt, ngon lạ thường!
Bởi thế chỉ bán ngay tại vườn thôi mà cũng không đủ hàng để xuất Bởi thế nhiều khách ở xa mấy chục cây số nhưng đã trót một lần ăn Thanh long ruột đỏ là “ng-hiện”, là ăn bất cứ thứ Thanh long nào khác cũng đều thấy nhạt mồm Bởi thế, nhiều nơi thanh long phải đổ
đi vì ế ẩm nhưng bao giờ anh chị cũng bán được từ
20 - 30.000đ/kg
Giải thích cho việc này anh chỉ cười bảo có thể
do hợp đất, có thể do chỉ thu hái khi quả đã chín chứ không bao giờ chịu hái non như người ta Đợt rằm tháng tám vừa rồi thanh long tím rất có giá vì đem bày mâm cỗ trung thu rất đẹp Nhiều thương lái biết tiếng, tìm đến vườn nhà chồng tiền đặt mua nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của gia chủ Hỏi tại sao, anh bảo: “Bán giá cao, được tiền ai cũng thích nhưng thế là bán non, thanh long ăn sẽ bị nhớt, bị nhạt Tôi không bán rẻ thương hiệu của mình như vậy!” Anh là Vương Văn Hải ở xã Lại Thượng huyện Thạch Thất, Hà Nội Hiện Thạch Thất đang có 9,2ha thanh long ruột đỏ trong mô hình khuyến nông và khoảng trên 10
ha bên ngoài Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho đối tượng cây trồng này sắp tới địa phương sẽ bàn cách xây dựng thương hiệu kèm theo chỉ dẫn địa lý.
Trang 7Số 3 - năm 2014
Chỉ còn hơn tháng nữa là kết thúc năm 2014
Thời điểm này, những xã phấn đấu đạt chuẩn
nông thôn mới (NTM) ở các huyện trên địa bàn
Thành phố đang chạy đua nước rút để về đích đúng
hẹn Tuy nhiên, để đạt được mong muốn này không
phải là điều dễ dàng, bởi những tiêu chí chưa đạt đều
là những tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn
Ít mà khoù
Ông Tạ Văn Xuyên - Bí thư Đảng ủy xã Tráng Việt, huyện
Mê Linh cho biết, đến thời điểm này, xã Tráng Việt đã hoàn
thành 14/19 tiêu chí, 5 tiêu chí còn lại đang gặp rất nhiều khó
khăn, gồm: giao thông, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn
hóa, trường học “Hiện xã còn 10km thủy lợi nội đồng chưa
được đầu tư nâng cấp Ngoài ra còn các đường nhánh, đường
ra khu vực sản xuất rau an toàn chưa được đầu tư” - ông nói
Tại xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, ông Hoàng
Văn Tân - Bí thư Đảng ủy xã cũng lo lắng: Hiện xã đã
hoàn thành 13 tiêu chí, còn 6 tiêu chí chưa đạt, trong
đó 4 tiêu chí khó hoàn thành là trường học, cơ sở vật
chất văn hóa, giao thông và thủy lợi nội đồng Ông Tân
cho biết, hiện xã ông chưa có trường mầm non trung
tâm, nếu không đầu tư được thì đề nghị đầu tư điểm lẻ
Nhà văn hóa 3 thôn chưa có nhà văn hóa nào Theo
ông Đoàn Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê
Linh, đến thời điểm này, ngoài 2 xã đã được công nhận
đạt chuẩn NTM năm 2013, toàn huyện Mê Linh có
9 xã đạt từ 12 đến 16 tiêu chí, dự kiến sẽ đạt chuẩn
NTM vào cuối năm nay Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là
nguồn vốn để thực hiện những tiêu chí chưa đạt là rất
lớn, trong khi khả năng của huyện còn hạn chế
Không chỉ riêng Mê Linh, hầu hết tại các xã phấn đấu
đạt chuẩn NTM năm nay đều rơi vào tình trạng chung là
thiếu vốn Ngay cả những xã nỗ lực lớn, đạt nhiều tiêu chí
cũng đang phải gồng mình để tìm cách tháo gỡ khó khăn
này Ông Đỗ Trung Hải - Chủ tịch UBND xã Minh Khai,
huyện Hoài Đức cho biết, đến nay xã đã có 18 tiêu chí đạt
và cơ bản đạt Tuy nhiên còn một số tiêu chí, nếu không
quan tâm sẽ xảy ra tình trạng khó đạt, hoặc đạt rồi lại
không đạt, đó là tiêu chí môi trường Theo ông Hải, những
năm gần đây, tiêu chí môi trường được làm tốt, tuy nhiên
kênh T5 trên địa bàn xã đang triển khai thì kinh phí không
có, chủ đầu tư tuyên bố dừng, do vậy ô nhiễm môi trường
trở nên nghiêm trọng, dân sinh bức xúc Vừa qua xã đã
phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng để nạo vét, song cũng
chỉ là giải pháp tạm thời Ngoài ra còn 2 tiêu chí chưa
hoàn thành là giao thông và thủy lợi nội đồng, do kinh phí
quá lớn Đặc biệt, cũng trên địa bàn huyện Hoài Đức, xã
La Phù cũng đạt và cơ bản đạt 18/19 tiêu chí Nhưng do
đặc thù trước đây là nhất xã nhất thôn, sau khi hợp nhất
về Hà Nội thì mỗi xóm thành một thôn, thành thử hiện
nay, xã có 5 thôn Đây lại là xã có làng nghề phát triển,
đất đai hạn hẹp, nhà cửa san sát như phố nên cả 5 thôn
không có đất để xây dựng nhà văn hóa
Tháo gơõ
Theo ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục
Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình 02, năm 2014, Hà Nội phấn đấu sẽ có thêm ít nhất 62 xã đạt chuẩn NTM Con số này không phải là quá khó, bởi đến thời điểm này, trên địa bàn các huyện, số xã đạt và cơ bản đạt 18 - 19 tiêu chí là rất nhiều Thậm chí tại nhiều huyện còn phấn đấu vượt mức kế hoạch thành phố giao về số xã đạt chuẩn NTM Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là từ nay đến cuối năm, các xã phải cố gắng hoàn thành những tiêu chí khá nặng, liên quan đến nguồn vốn đầu tư lớn
Với việc phấn đấu có 9 xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay, ông Đoàn Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho rằng, giải pháp của huyện là đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, tăng cường kiểm tra đôn đốc, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các xã trong kế hoạch Bên cạnh đó, giải pháp chủ yếu và cơ bản là huyện sẽ tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ thành phố, đồng thời tăng cường tổ chức đấu giá đất, huy động tối đa sự đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM Tương tự, tại huyện Đan Phượng, với việc phấn đấu 6 xã đạt chuẩn NTM, ông Nguyễn Tất Thắng - Bí thư huyện ủy cho rằng, huyện sẽ tiếp tục rà soát để nâng cao những tiêu chí chưa bền vững, đồng thời đốc thúc các xã thực hiện thành công các tiêu chí NTM Ngoài ra, vận động nhân dân làm tốt công tác môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện; ưu tiên đầu tư hỗ trợ từ ngân sách cho các dự án phát triển sản xuất và trường học, y tế Tại Hoài Đức, ông Nguyễn Trung Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng huyện sẽ chỉ đạo các xã triển khai rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Đề án xây dựng NTM để phù hợp với thực tế hiện nay Huyện
sẽ huy động và tranh thủ tối đa nguồn lực để đầu tư hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, giúp các xã về đích NTM theo đúng tiến độ
Theo ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, để hoàn thành kế hoạch được giao, các huyện cần tập trung nguồn lực ưu tiên cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm nay thông qua việc tận dụng các nguồn lực từ đấu giá đất và nguồn lực từ các dự án, chương trình Bên cạnh đó, các xã phải rà soát, điều chỉnh lại các dự án, đề án NTM của xã mình, bởi quá trình thực hiện từ khi lập đề án đến nay, thực tế đã có nhiều thay đổi Các địa phương cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền, không ngừng vận động các cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tham gia,
ủng hộ chương trình xây dựng NTM Trước mắt, từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ bố trí 500 tỷ đồng cho các xã thực hiện Chương trình 02 Theo đó, số tiền này sẽ dùng thanh toán các khoản chi phí đào đắp, dồn điền đổi thửa và thưởng cho các xã đạt chuẩn NTM năm
2013 Ngoài ra, các dự án nước sạch trên địa bàn các huyện, hiện đang được các cấp ngành phấn đấu thực hiện theo chủ trương của Thành phố.
CÁ C XÃ NÔ NG THÔ N MỚ I NĂM 2014 TẬ P TRUNG VỀ ĐÍCH
Hoàng Quyết
Trang 8Số 3 - năm 2014
Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội được
thành lập theo Quyết định số
1896/QĐ-UBND ngày 7 tháng 11 năm 2008 của 1896/QĐ-UBND
thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị Chi
cục Hợp tác xã và PTNT Hà Tây, Chi cục Hợp tác
xã & PTNT Hà Nội và Phòng Chính sách thuộc Sở
Nông nghiệp & PTNT Hà Nội Sau 6 năm triển khai
Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương và 4 năm
thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy,
cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự
chung tay góp sức của toàn thể nhân dân và một
phần đóng góp có hiệu quả của tập thể Chi cục Phát
triển nông thôn tình hình nông nghiệp, nông thôn
thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, rõ
nét, phát triển đúng hướng; đời sống người nông dân
đã được cải thiện rõ rệt:
Về Nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
chuyển dịch theo hướng tích cực, so với năm 2008,
hiện nay: Trồng trọt: 40,34%( giảm 11,26%); chăn
nuôi: 56,48 52,3%( tăng 9.98%); Dịch vụ Nông nghiệp:
3,18% (tăng 1,28%) Giá trị sản xuất nông nghiệp
đến nay đã đạt 231 triệu đồng/ha tăng 160,64
triêu đồng/ha Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
mới, đưa công nghệ cao, cơ giới vào sản xuất,
các chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng
cao được đẩy mạnh
Công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được coi là
khâu đột phá được chỉ đạo quyết liệt, đến nay, toàn
Thành phố đã thực hiện DĐĐT giao ruộng cho các
hộ gia đình nông dân được 74.158,21/76.365,07,
đạt 97,11% kế hoạch Nhờ DĐĐT mà toàn Thành
phố đã dôi dư 1.477,66 ha nông nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng,
công trình phúc lợi của địa phương Nhờ DĐĐT qui
hoạch lại giao thông mương máng nội đồng, thuận lợi
hơn cho áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nên năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn trước khi DĐĐT
nhiều, được nông dân rất phấn khởi đồng tình cao
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố đã có tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ước đạt 62.032,6ha; đã hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tích tụ ruộng đất hiệu quả cao đã và đang liên tục ra đời như: mô hình hoa, cây cảnh ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Thạch Thất, Thường Tín với giá trị 0,5 - 1,5 tỷ/ha/năm thậm chí 2,5 - 3tỷ/ha; mô hình cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức… với giá trị 0,5 - 1,5 tỷ/ha/năm;
mô hình chăn nuôi xa khu dân cư như ở một số xã thuộc các huyện: Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Quốc Oai, Đông Anh Mô hình RAT ở Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Gia Lâm… Đặc biệt huyện Phúc Thọ đã thử nghiệm thành công mô hình trồng Su Hào AT trái vụ, huyện Phú Xuyên thử nghiệm thành công mô hình Măng Tây đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân
Về xây dựng nông thôn mới: đến nay 100% số xã phê duyệt Qui hoạch và Đề án xây dựng NTM;
tính đến cuối tháng 9/2014 (không tính huyện Từ Liêm cũ) có: 38/386 xã đạt chuẩn NTM được công nhận; 19/386 xã đạt 19/19 tiêu chí do xã tự đánh giá; 160/386 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 129/386 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí;
41/386 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 - 9 tiêu chí Các xã đạt chuẩn NTM đã và đang tiếp tục củng cố, giữ vững và nâng cao các tiêu chí, triển khai xây dựng và thanh quyết toán các dự án thành phần theo đúng tiến độ
Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 24,324triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,54% hộ nghèo; tỷ lệ lao động khu vực nông thôn có việc làm ổn định đạt 97,2%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42% Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, nông thôn cơ bản không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ dân có nhà kiên cố, khang trang ngày càng tăng Bộ mặt nông thôn thủ đô
Th.S Lê Thiết Cương
Chi cục trưởng Chi cục
PTNT
CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
ĐỒ NG HÀ NH CÙ NG NÔ NG THÔ N MỚ I
Trang 9Số 3 - năm 2014
đã có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng được đầu tư theo
hướng đồng bộ, hiện đại
Tuy nhiên, vấn đề đổi mới phát triển nâng cao hiệu
quả hoạt động của HTX NN diễn ra chậm, nhận thức
về HTX mới chưa đầy đủ Dịch vụ ở HTX chủ yếu vẫn
là dịch vụ mang tính cộng đồng cao, dịch vụ với xã
viên là chính, ít có cạnh tranh Số lượng HTX vươn lên
kinh doanh ra bên ngoài chưa nhiều, chính sách cán
bộ HTX chưa đảm bảo nên cán bộ chưa yên tâm phục
vụ HTX Công tác chỉ đạo thực hiện một số quy định
của Nhà nước về HTX như: Đại hội xã viên, góp vốn tối
thiểu, phân chia tài sản, phân loại HTX đôi lúc, đôi nơi
làm chưa tốt, việc xử lý các HTX hoạt động yếu kém
còn lúng túng Các giải pháp hỗ trợ xử lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề còn hạn chế
Với những thành tích đạt được trong những năm
qua, Chi cục đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương
lao động hạng ba; Chính phủ, Thành ủy, UBND thành
phố Hà Nội, Bộ NN & PTNT tặng nhiều Bằng khen;
Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc sở Nông
nghiệp và PTNT, Giám đốc sở Công an tăng nhiều
Giấy khen cho các cá nhân, và tập thể
Nhiệm vụ trong thời gian tới
Kỳ vọng của người dân nông thôn rất nhiều,
những khó khăn thách thức đang ở phía trước Trong
thời gian tới, Chi cục tập trung tham mưu, thực hiện
một số nhiệm vụ trọng tâm như:
- Tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của cấp
trên; vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều
kiện thực tế để đạt hiệu quả cao nhất Chú trọng
công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực Phối hợp
chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và cơ sở để tham
mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ
thực hiện tốt nội dung công việc Xây dựng chương
trình, kế hoạch triển khai công tác cụ thể, phân công
rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đặc biệt là đề
cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở, thực hiện
tốt chế độ báo cáo Thường xuyên cập nhật thông
tin, nắm bắt khó khăn vướng mắc của cơ sở, để kịp
thời tham mưu cho cấp trên tháo gỡ khó khăn, tạo
thuận lợi cho cơ sở trong tổ chức thực hiện Thường
xuyên giao ban, sơ kết rút kinh nghiệm để tham mưu
chỉ đạo thực hiện, kịp thời đề nghị khen thưởng, biểu
dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến
- Tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về
kinh tế tập thể, quản lý ngành nghề và chế biến
nông, lâm, thủy sản, quy hoạch ổn định dân cư,
Chương trình giảm nghèo, Chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn thành phố Tổ chức
thực hiện tốt các cơ chế, chính sách; đồng thời nâng cao năng lực quản lý điều hành của các HTX nông nghiệp, phát triển mới các hợp tác xã ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; cần tăng cường đầu tư xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã dân tộc trên địa bàn thành phố Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích,
ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới; Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; Nâng cao vai trò, trách nhiệm hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
- Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM Tham mưu thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã hoàn thành thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trong năm 2014; tham mưu tăng cường cho cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa sau khi thực hiện xong dồn điền đổi thửa Tham mưu thành phố chỉ đạo các Sở Ngành có liên quan và huyện, thị xã làm các thủ tục cấp lại giấy phép QSDĐ sau DĐĐT cho các hộ dân Tham mưu thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã tập trung chỉ đạo 84 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014 phấn đấu đến quý cuối năm 2014 tối thiểu có 60 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 24/84 xã còn lại phấn đấu đến hết năm 2015 được công nhận đạt chuẩn NTM
- Tham mưu Tổ chức thành công Hội nghị sơ kết
4 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy; tổng kết công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Với những kết quả đã đạt được trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, với những giải pháp trong triển khai thực hiện trong thời gian tới sẽ là tiền đề cho Chi cục trong những chặng đường tiếp theo góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ của Ngành nông nghiệp & PTNT, của Chương trình
“Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” của Thành ủy cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội chung của Thủ đô Hà Nội
Trang 10Số 3 - năm 2014
PHÒNG CHỐNG ÚNG, HẠN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN THỦ ĐÔ (1954 - 2014)
Sau ngày đất nước thống nhất, hệ thống thủy lợi
tiếp tục được tập trung hoàn chỉnh, xây dựng bổ
sung thêm công trình mới cho các vùng còn thiếu
năng lực tưới hoặc tiêu Hệ thống thủy nông được củng
cố một bước góp phần hạn chế bớt sự tàn phá của
thiên tai khắc nghiệt, phục vụ tích cực cho sản xuất nông
nghiệp Nhà nước và nhân dân đã rất nỗ lực trong đầu
tư cho công tác thủy lợi, bỏ nhiều tiền của và công
sức để hoàn chỉnh thủy nông Trong khoảng hai mươi
năm, trên hệ thống sông Nhuệ đã xây dựng trên 230
trạm bơm các loại, với tổng năng lực bơm 410 m3/s
như trạm bơm Vân Đình, Ngoại Độ, Song Phương, Khê
Tang, Thần Lớn, Lễ Nhuế, Vĩnh Mộ, Bộ Đầu
Từ năm 2008 đến nay, xác định thuỷ lợi là mặt trận
hàng đầu để phát triển nông nghiệp, phục vụ dân sinh, xã
hội, vì vậy những năm qua, công tác thủy lợi trên địa bàn
Thành phố luôn nhận được sự quan tâm trực tiếp của lãnh
đạo Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố, sự
phối hợp của các sở, ban, ngành và chính quyền các địa
phương Đồng thời được sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp
và PTNT và các Bộ, Ngành Trung ương Công tác Thủy lợi
đã đạt nhiều thành quả tích cực, với một số kết quả:
Thành phố Hà Nội đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại
hệ thống Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi Sau
khi hợp nhất, Thành phố đã thành lập Công ty TNHH
MTV đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh làm nhiệm vụ
quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất
nông nghiệp, dân sinh trên địa bàn huyện Mê Linh Trên
cơ sở theo lưu vực các hệ thống tưới, Công ty Thủy lợi
Phù Sa và Công ty Thủy lợi Ba Vì được hợp nhất thành
Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích Kiện toàn bộ
máy quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy lợi cho phù hợp,
nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức
năng quản lý đặt hàng, UBND Thành phố đã thành lập
Ban Quản lý dịch vụ thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp
và PTNT Hà Nội, với nòng cốt là một số cán bộ có kinh
nghiệm, năng lực của Chi cục Thủy lợi Ban là cơ quan
trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng, kiểm tra giám sát việc
thực hiện hợp đồng đặt hàng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng đặt hàng với các Doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện rà soát lại cơ chế chính đang được áp dụng để tìm ra những mâu thuẫn, bất cập từ đó có
cơ sở hoàn thiện, đổi mới và cùng các ngành tham mưu cho UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 về định mức kinh
tế kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho các Doanh nghiệp Thủy lợi Định mức kinh tế kỹ thuật được ban hành là cơ sở để xây dựng đơn giá thực hiện công tác đặt hàng của Thành phố đối với các Doanh nghiệp Thủy lợi, thực hiện khoán đến đơn vị và người lao động trong các doanh nghiệp thuỷ lợi, thực hiện thường xuyên chế độ sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình, nâng cao hiệu suất tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, xã hội Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND Thành phố ban hành tại Quyết định số 4673/
QĐ-UBND ngày 18/10/2012 Từ năm 2008 đến nay, đã có 382 công trình thủy lợi được đầu tư cải tạo sửa chữa, nâng cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách thành phố, với tổng mức đầu tư là 444,8 tỷ đồng
Các Doanh nghiệp Thủy lợi đã sử dụng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên, với tổng kinh phí 304,3 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi Một số hồ chứa trên địa bàn đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn Trung ương và Thành phố như: nâng cấp hồ chứa nước Đồng Mô - Ngải Sơn (thị xã Sơn Tây), với kinh phí 71 tỷ đồng; nâng cấp hồ chứa nước Đồng Sương (huyện Chương Mỹ), với kinh phí 67 tỷ đồng; nâng cấp hồ chứa nước Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây), với kinh phí trên 26 tỷ đồng… Để khắc phục tình trạng úng ngập, hạn hán xảy ra trên diện rộng, Thành phố đã và đang tập trung đầu tư xây dựng những dự án trọng điểm: dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, huyện Từ Liêm (tiêu cho 9.200ha, tưới cho 40.842ha); dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa (với công suất 120m3/s nhằm đảm bảo tiêu thoát nước cho 6.300ha khu vực phía Tây thành phố Hà
Trang 11Số 3 - năm 2014
Nội); dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu
Đông Mỹ (với công suất 35m3/s, nhằm chủ động tiêu
úng cho 1.995ha huyện Thanh Trì và hỗ trợ tiêu úng
cho lưu vực tiêu trạm bơm Yên Sở) và các công trình
theo quy hoạch như: Nạo vét trục chính sông Nhuệ;
xây dựng, cải tạo các trạm bơm: Nhân Hiền, Lễ Nhuế
II, Bình Phú, Xém, Ngoại Độ, Đan Hoài, Hồng Vân,
Nâng cấp và xây dựng mô hình hiện đại hóa hệ thống
tưới Hạ Dục…
Sau sáu mươi năm xây dựng và phát triển, công tác
thủy lợi Thủ đô đạt được những thành tựu to lớn trong
phòng, chống úng, hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp,
nông thôn và đời sống nhân dân Hiện nay trên toàn
thành phố Hà Nội có 2.033 trạm bơm điện với trên
3.500 máy bơm các loại; 11.412 tuyến kênh tưới, tiêu
với tổng chiều dài khoảng 12.444km; 95 hồ chứa nước
thủy lợi Sau khi hoàn thành nâng cấp và xây mới các
công trình trạm bơm Liên Mạc, Yên Nghĩa, Đông Mỹ,
Văn Khê, Cự Khối, Đan Hoài, Thanh Điềm, Ấp Bắc và
một số trạm bơm khác, tình hình công tác chống úng,
hạn sẽ cơ bản được đảm bảo.
Chi cục Thú y thành phố Hà Nội là cơ quan quản
lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT,
đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành
Thú y từ Trung ương đến địa phương Chi cục Thú y Hà
Nội có chức năng tham mưa giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp
& PTNT Hà Nội và UBND Thành phố Hà Nội thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thú y trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Trải qua chặng đường gần 40 năm hình thành và
phát triển đầy cam go và thử thách, từ những ngày đầu
thành lập đến nay hệ thống Thú y của Thành phố đã
có những bước phát triển vượt bậc xứng tầm với các
nhiệm vụ năng nề được cấp trên giao
Từ khi mới thành lập chỉ là Trạm Thú y, số lượng
cán bộ ít, các đơn vị ở cấp huyện là đơn vị sự nghiệp tự trang trải là chính, sau đó được thành lập thành Chi cục Thú y cấp tỉnh, thành phố Đến nay sau khi sát nhập hai Chi cục Thú y Hà Nội cũ và Hà Tây cũ, được sự quan tâm của Lãnh đạo Thành phố, bộ máy hoạt động của Chi cục Thú y Thành phố bao gồm Ban lãnh đạo có 4 người: 01 Chi cục Trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng, có 04 phòng và 34 đơn vị trực thuộc, địa bàn hoạt động trải rộng khắp thành phố Đội ngũ CBVC - NLĐ tại văn phòng Chi cục và ở các đơn vị trực thuộc là 580 người người và đến hết năm 2015 đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có 01 Nhân viên kỹ thuật chăn nuôi thú y hưởng chế độ viên chức, dự kiến toàn Chi cục có 1.160 cán bộ công chức viên chức và người lao động và mỗi thôn, bản đã có 01 cộng tác viên là thú
y viên, hưởng chế độ phụ cấp 0.3 mức lương tối thiểu
Từ năm 2008 đến nay, hàng năm Chi cục đều chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các công tác chuyên môn, kết quả hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, kết quả năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:
- Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi:
+ Kết quả tiêm phòng: Vắc xin Cúm gia cầm khoảng
20 - 25 triệu lượt con/năm; vắc xin Dịch tả lợn khoảng trên 2 triệu lượt con/năm; vắc xin Tai xanh khoảng 300.000 lượt con/năm; vắc xin Tụ dấu lợn khoảng 200.000 lượt con/năm; vắc xin Lở mồm long móng gia súc khoảng 600.000 lượt con/năm; vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò khoảng 250.000 lượt con/năm; vắc xin Dại cho đàn chó mèo khoảng 500.000 lượt con/năm
+ Kết quả vệ sinh tiêu độc: Mỗi năm Thành phố tổ chức vệ sinh tiêu độc khoảng 5 đợt đại trà và một số đợt đột xuất Số hóa chất sử dụng khoảng 150.000(lít, kg) và tiêu độc cho trên 200 triệu m2 diện tích
+ Kết quả xét nghiệm: Hàng năm bằng nguồn kinh phí của Chi cục và các chương trình, dự án Chi cục đã tổ chức lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng: khoảng 7.000 mẫu huyết thanh kiểm tra kháng thể cúm gia cầm; 500 mẫu huyết thanh kiểm tra kháng thể dịch tả lợn, Tai xanh; 600 mẫu huyết thanh kiểm tra kháng thể Lở mồm long móng gia súc Kiểm tra phục vụ công tác Kiểm dịch khoảng 3.000 mẫu huyết thanh gia cầm
- Làm tốt công tác kiểm dịch kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật
Từ khi mới thành lập Chi cục(1993) mỗi Chi cục chỉ thu được vài trăm triệu đồng/năm đến nay dưới sự chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp&PTNT, Chi cục Thú y Hà Nội đã thu được khoảng 34 tỷ đồng/năm Với nguồn kinh phí
CHI CỤC THÚ Y HÀ NỘI
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
BSTY Đỗ Phú Sơn
Phó Chi cục Trưởng
phụ trách Chi cục thú y
Tiếp theo trang 12
Tiếp theo trang 10
Trang 12Số 3 - năm 2014
này cùng ngân sách đầu tư của Thành phố hàng năm góp phần sửa sang Trụ sở làm việc, nâng cấp các trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác chuyên môn giúp Chi cục Thú y Hà Nội hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao: Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh ở lợn và bệnh Dại; đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm có nguồn gốc động vật cho người dân Thủ đô
Trong các năm qua, Chi cục thú y thành phố và cán bộ viên chức - người lao động đã được khen thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2011), cờ thi đua của Thành phố Hà Nội (2011, 2013), cờ thi đua của Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội (2013), Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội(2008, 2009) Thủ tướng Chính phủ tặng 01 bằng Khen, Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng 06 bằng khen, UBND thành phố Hà Nội tặng 05 bằng khen cho các phòng ban đơn vị trực thuộc Chi cục Nhiều cán bộ viên chức - người lao động công tác tại Chi cục được Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen
Phát huy thành tích đạt được trong thời gian qua, toàn thể cán bộ viên chức - người lao động Chi cục thú y thành phố Hà Nội tiếp tục giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất, cần cù lao động, quyết tâm khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2011-2016, góp phần phục vụ tốt mục tiêu phát triển bền vững của Thành phố và cả nước.
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
của cả nước Mặc dù diện tích rừng không
lớn, toàn Thành phố có 29.16ha rừng và đất
lâm nghiệp (trong đó diện tích có rừng là 24.515
ha) nhưng rừng và đất lâm nghiệp ở Thành phố Hà
Nội có giá trị và ý nghĩa vô cùng quan trọng: Là
vành đai xanh “lá phổi tự nhiên” bảo vệ môi trường
sinh thái cho Thủ đô; là nơi lưu giữ nguồn tài nguyên
động thực vật phong phú; lưu giữ những phong tục
tập quán, những kiến thức bản địa nghìn năm văn
hiến; bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
góp phần hình thành và gìn giữ nhân cách thanh
lịch, tôn trọng lịch sử và có trách nhiệm với tương lai
của người dân Thủ đô Hà Nội Hà Nội cũng là nơi
tập trung nhiều cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản,
gây nuôi phát triển động vật hoang dã, nhiều dịch
vụ có sản phẩm liên quan đến tài nguyên rừng Vì
vậy, rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng có vị trí
hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội
của Thành phố
Ngay từ năm 1955 thành lập Sở Nông lâm Hà
Nội, Thành phố đã thành lập 2 trạm phúc kiểm lâm
thuộc Sở Nông lâm Hà Nội, để quản lý bảo vệ rừng
Ngày 11/9/1972, Ủy ban thường vụ Quốc Hội thông
qua pháp lệnh qui định việc bảo vệ rừng đã quy
định thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
gọi là Kiểm lâm nhân dân Chi cục kiểm lâm được
thành lập năm 1974, trải qua nhiều lần sát nhập và
chuyển đổi về tổ chức do sự chia tách, sát nhập tỉnh
và sự thay đổi hệ thống tổ chức lực lượng kiểm lâm,
nay là Chi cục kiểm lâm Hà Nội trực thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Nội Chi cục kiểm lâm Hà Nội
có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Nội, UBND Thành phố Hà
Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên
ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và
quản lý lâm sản, đảm bảo chấp hành và thực thi
CHI CỤC KIỂM LÂM HÀ NỘI, LỰ C LƯỢ NG NÒ NG CỐ T QUẢ N LÝ BẢ O VỆ RỪ NG BỀ N VỮ NG
TRÊ N ĐỊA BÀ N THÀ NH PHỐ HÀ NỘ I
K.S Đặng Đình Phúc
Nguyên Chi cục Trưởng
Chi cục Kiểm lâm
pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Suốt 40 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, Chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp
& PTNT, Cục kiểm lâm; với quyết tâm lớn không ngại gian khổ, Chi cục kiểm lâm Hà Nội đã thực
sự là nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu để UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương, các ngành, các tổ chức thực hiện qui định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; ban hành quy định theo thẩm quyền để thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng theo hướng bền vững, như: Quyết định ban hành quy định về PCCCR
trên địa bàn thành phố Hà Nội (Quyết định số 22/2011/
QĐ-UBND ngày 18/7/2011), Quyết định phê duyệt qui hoạch về bảo vệ rừng và phát triển rừng Thành phố giai
Tiếp theo trang 11
Trang 13Số 3 - năm 2014
đoạn 2011 - 2020) (quyết định số 710/QĐ-UBND ngày
01/02/2013), Quyết định ban hành qui định thời gian
cao điểm xảy ra cháy rừng trong năm và vùng trọng
điểm dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hà
Nội (Quyết định số 6080/QĐ-UBND ngày 25/12/2012),
quyết định ban hành qui chế cứu hộ ĐVHD (quyết định
số 5703/QĐ-UBND ngày 06/12/2011)
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý
bảo vệ rừng được Chi cục đặc biệt quan tâm thực hiện
với nhiều hình thức và nội dung phong phú phù hợp
với tình hình thực tế từng địa bàn Đã tổ chức gần 500
cuộc họp với dân để phổ biến pháp luật và hướng dẫn
xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ rừng đến 613 tổ
chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất kinh doanh
chế biến lâm sản và chính quyền 579 xã, phường, thị
trấn Tổ chức tập huấn bảo vệ rừng và PCCCR với gần
6.000 lượt tham gia; phát hành 2.000 cuốn tài liệu phổ
biến qui định về bảo vệ rừng và PCCCR; 1.000 tài liệu
hướng dẫn kỹ thuật gây trồng một số loài cây phục vụ
xây dựng trang trại kinh tế đồi rừng; gần 200 băng đĩa
tuyên truyền về bảo vệ rừng cho 28 trường PTTH, PTCS
với tổng số 18.000 học sinh Tổ chức nhiều đợt tuyền
truyền lưu động và phát thanh trên đài truyền thanh địa
phương, ký cam kết bảo vệ rừng với 1.860 hộ và 9.965
hộ nhận qui ước bảo vệ rừng
Thực hiện tốt quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ
rừng: Chú trọng thực hiện quản lý địa bàn, tiến hành
điều tra thống kê cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản(
550 cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản, 1.231 hộ làm
nghề mộc, 12 làng nghề có sản phẩm liên quan đến
lâm sản), cơ sở gây nuôi ĐVHD (359 cơ sở), để tham
mưu đề xuất và tổ chức quản lý bảo vệ Phân công cán
bộ kiểm lâm địa bàn quản lý 103 cơ sở nuôi gấu với
tổng số 361 cá thể gấu, bám dân, bám rừng tham mưu
kịp thời cho chính quyền địa phương, phát hiện vấn
đề phát sinh để tổ chức quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu
quả cao Thường xuyên thực hiện kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đối với địa
phương, chủ rừng, đối tượng buôn bán kinh doanh lâm
sản Công tác thừa hành pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng được chú trọng, thực hiện hiệu quả Từ năm
1993 đến nay đã xử lý 11.041 vụ thu nộp ngân sách
nhà nước 28,62 tỷ đồng Các vụ vi phạm đều được xử
lý đúng quy định của pháp luật Đã triển khai xây dựng
nhiều dự án, đề án để tổ chức thực hiện bảo vệ rừng,
như : Năm 2003 đã trình và được phê duyệt dự án
tăng cường năng lực PCCCR (Quyết định số
2370/QĐ-UB ngày 13/11/2003; ngày 03/10/2013 đã được 2370/QĐ-UBND
Thành phố cho phép xây dựng dự án tăng cường năng
lực, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng và PCCCR ứng phó
với biến đổi khí hâu trên địa bàn Thành Phố (văn bản
số 7586/UBND-KH&ĐT)
Chú trọng xây dựng lực lượng và cơ sở vật chất để
thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng; tham mưu xây dựng hệ thống lực lượng bảo vệ rừng từ Thành phố đến
cơ sở: Đã tham mưu để UBND thành phố Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng của Thành phố với 16 thành viên Kiện toàn Ban chỉ huy thực hiện các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và PCCCR thành Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 07 huyện, thị xã có rừng với số người tham gia 59 người; 45 xã, phường, thị trấn với số người tham gia 512 người; 08 Ban chỉ huy cấp chủ rừng với 74 người tham gia; 130 tổ xung kích bảo vệ rừng với 1.331 người tham gia, lực lượng huy động khác (chủ yếu là quân đội) với 2.380 người Đã chăm lo xây dựng bộ máy có đủ năng lực thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Do xác định con người làm yếu tố quyết định mọi thành công, nên trong suốt quá trình xây dựng lực lượng, Chi cục kiểm lâm luôn chú trọng đào tạo để có lao động chất lượng cao, tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị tốt, năng động đổi mới, đến nay cán bộ công chức Chi cục kiểm lâm có trình độ Thạc sỹ 5%, Đại học chiếm 76%, trung cấp và cán bộ khác
19 % Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý bảo vệ rừng cũng được Chi cục chú trọng thực hiện
Thông qua thực hiện dự án và kế hoạch mua sắm hàng năm, đến nay đã từng bước trang bộ được 250 biển báo cấm lửa, cấm phá rừng, cảnh bảo phục vụ bảo vệ rừng; trang bị 39 loại thiết bị với số lượng 3.288 thiết
bị PCCCR; 17 chòi canh lửa rừng; 08 bể chứa nước PCCCR; 08 máy bơm chữa cháy rừng và nhiều phương tiện thô sơ khác phục vụ PCCCR
Đổi mới phong cách làm việc, tư duy, cải cách hành chính và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tin học để từng bước hiện đại hóa trong công tác quản lý bảo vệ rừng Chi cục đã triển khai 11 thủ tục hành chính trong công tác quản lý bảo vệ rừng và gây nuôi ĐVHD, là 1 trong những đơn vị thực hiện tốt trong
ngành về thực hiện cải cách hành chính Xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng và phần mềm chỉ huy chữa cháy rừng ( năm 2004); xây dựng cơ sở dữ liệu và đào tạo thuộc dự án xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp (2008)
Với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ nên công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn Thành Phố đã đạt được kết quả đáng khích lệ
Ghi nhận những thành tích đạt được trong thời gian qua, Chi cục kiểm lâm Hà Nội đã được Chính phủ tặng 02 bằng khen, cờ thi đua, nhiều bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND Thành phố cho tập thể và cá nhân Cơ quan Chi cục liên tục được công nhận là cơ quan văn hóa , Chi cục đã phấn đấu xây dựng là đơn vị nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng của Thành phố.
Trang 14Số 3 - năm 2014
Chúng ta đang xây dựng nền nông nghiệp bền
vững là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn
di truyền động thực vật, môi trường không bị suy
thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển, nâng cao chất
lượng cuộc sống Phát triển bền vững là xu thế chung
của thời đại Mọi hoạt động sản xuất và đời sống trên
trái đất đều phải thấm sâu tư tưởng phát triển bền vững
để vừa đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hôm nay, đồng
thời đảm bảo các nhu cầu của thế hệ tương lai Phát triển
bên vững và an toàn thực phẩm là rất quan trọng không
chỉ riêng đối với Việt Nam mà trên toàn thế giới vì nó
ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người An toàn
thực phẩm trong sản xuất rau lại càng quan trọng vì rau
là thực phẩm hàng ngày, không thể thiếu trong bữa ăn
của mỗi gia đình Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội; việc đáp ứng nhu cầu sản phẩm rau an
toàn cho cư dân đô thị Thủ đô càng trở nên cấp thiết
Chính vì vậy, để có căn cứ chỉ đạo, đầu tư và triển khai
thực hiện UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án
sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2009 - 2015 tại Quyết định số 2083/QĐ-UBND
ngày 05/5/2009 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định
số 5975/QĐ-UBND ngày 26/12/2011
Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau
khoảng 12.000ha; tương đương 29.000ha gieo trồng/năm,
phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã Chủng loại rau được
sản xuất ở Hà Nội khá phong phú với trên 40 loại rau, tập
trung chủ yếu ở vụ Đông và Đông Xuân Từ năm 2009 đến
nay Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã góp phần
quan trọng đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng Thủ đô: năng suất rau đạt 20 tấn/ha/vụ (năm 2008:
năng suất đạt 16,16tấn/ha/vụ) tăng 23,8%; sản lượng đạt
600 nghìn tấn (năm 2008: sản lượng đạt 492 nghìn tấn)
tăng 22% Sản lượng rau an toàn (RAT) đạt 400 nghìn
tấn (năm 2008: sản lượng đạt 102 nghìn tấn) tăng gần
4 lần (392%) Nhu cầu rau xanh của Thành phố khoảng
950.000 tấn/năm, với sản lượng rau như trên có khả năng
đáp ứng được khoảng 60%, RAT đáp ứng được trên 40%
nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô, lượng rau còn lại được cung cấp từ các địa phương khác (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Lào Cai, Hòa Bình ) Từ năm 2009 đến nay chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến rau an toàn
Để đạt được kết quả trên Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã tham mưu với UBND Thành phố “Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020” tại Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 28/1/2010; xác
định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quản lý, chỉ đạo được 5.000
ha RAT ở 160 vùng thuộc 120 xã, phường (sản lượng
400 nghìn tấn), 170 ha RAT sản xuất VietGAP ở 21 vùng thuộc 21 xã, phường (sản lượng 13,6 nghìn tấn),
18 ha rau hữu cơ (sản lượng 1,44 nghìn tấn) Phát triển các vùng sản xuất rau tập trung, trọng điểm, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ gắn với xây dựng thương hiệu (như Văn Đức, Duyên Hà, Thanh Đa, Vân Côn, Vân
Phúc ) Mỗi cán bộ chỉ đạo phụ trách 20 - 30ha RAT,
5 ha rau sản xuất VietGAP Do tập quán của nông dân thường ra đồng sản xuất, phun thuốc vào thời gian sáng sớm, chiều tối nên cán bộ chỉ đạo thường phải làm ngoài giờ để giám sát, quản lý sản xuất của nông dân
Sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội chủ yếu qui mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún, mỗi hộ trung bình 420 m2, số lượng hộ nông dân sản xuất rau rất lớn Cho nên, hoạt động rất quan trọng là nông dân được nâng cao kiến
thức, kỹ năng về sản xuất, sơ chế RAT thông qua lớp huấn luyện IPM - RAT, lớp tập huấn ngắn hạn, lớp RAT-VietGAP Từ những kiến thức của các lớp tập huấn mà người nông dân đã thay đổi và nâng cao nhận thức sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau, đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV sinh học, thảo mộc, nguồn gốc sinh học có thời gian cách ly ngắn; đồng thời tuân thủ thời gian cách ly khi thu hái sản phẩm Áp dụng 30 qui trình sản xuất RAT và được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới như: che phủ nilon trồng rau trái vụ (tăng 3-4 vụ, tăng sản lượng hơn 2 lần, tăng giá trị sản xuất lên 2-3 lần: từ
1 - 1,5 tỷ đồng/ha, sản phẩm an toàn - hầu như không sử dụng thuốc BVTV); bả Protein phòng trừ ruồi hại trên rau ăn quả; bả chua ngọt trừ sâu khoang hại rau ngót, rau muống, rau cải; bẫy Pheromone phòng trừ sâu hại rau;
rào chắn bọ nhảy hại rau cải; chế phẩm sinh học Emina xử lý tàn dư cây trồng; ngâm nước ruộng phòng trừ sâu
RAU AN TOÀN HÀ NỘI
VƯƠN LÊN NHỮNG TẦM CAO
TS Nguyễn Duy Hồng
Chi cục Trưởng
Chi cục BVTV
Trang 15Số 3 - năm 2014
bệnh trong đất; nhân giun quế cải tạo đất trồng rau
Các thử nghiệm đều đạt kết quả tốt, hiệu quả cao, được
nông dân tuyên truyền nhân rộng ở các vùng sản xuất
RAT từ đó giảm sử dụng thuốc BVTV trên rau
Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với địa phương vận
động, tổ chức phát triển các dịch vụ: HTX sản xuất, tiêu thụ
RAT; cơ sở sơ chế RAT; HTX - Công ty sơ chế, kinh doanh
RAT; nhóm nông dân quản lý sản xuất, sơ chế, thu gom,
tiêu thụ RAT, rau hữu cơ Phối hợp với Sàn giao dịch rau
quả và thực phẩm an toàn Hà Nội quảng bá, tiếp thị, kết
nối tiêu thụ RAT Thử nghiệm và phát triển các dịch vụ làm
đất, phun thuốc BVTV trên rau
Hà Nội hiện có trên 40 cơ sở sơ chế RAT, trong đó có 05
cơ sở sơ chế có công suất lớn tại các vùng sản xuất rau như
tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà - Thanh Trì, Thanh Đa - Phúc
Thọ, Văn Đức - Gia Lâm, Tiền Lệ - Hoài Đức
Nhu cầu rau xanh của Thành phố khoảng 2.600 tấn
rau/ngày Rau được phân phối qua hệ thống gồm 6 chợ
đầu mối bán buôn rau (trong đó có 1 chợ có ngăn khu
vực giao dịch rau an toàn), 395 chợ dân sinh (trong đó có
102 chợ nội thành) và một số siêu thị, trung tâm thương
mại Hiện trạng phân phối, tiêu thụ rau, RAT trên địa
bàn Thành phố có 6 hình thức chính: bán trực tiếp cho
các siêu thị chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng; cửa
hàng phân phối bán lẻ chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng
(nhà hàng, bếp ăn, ) chiếm 1,8%; các thương lái thu
gom chiếm 12,6%; người sản xuất tự bán tại các chợ
bán lẻ (chợ dân sinh) chiếm 26,8%, tỷ lệ tiêu thụ thông
qua hợp đồng với HTX, doanh nghiệp còn rất ít; chủ yếu
kênh bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm 55,8%
Bước đầu thúc đẩy hình thành và phát triển mạng lưới
tiêu thụ RAT: 85 cửa hàng bán RAT, mức tiêu thụ từ 50 -
120 kg/cửa hàng/ngày; 76 điểm phân phối RAT tại khu dân
cư, cơ quan, tập trung chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà
Đông, Đống Đa, Hoàn Kiếm với mức tiêu thụ 100 - 150kg
rau/điểm/tuần và 35 siêu thị có kinh doanh rau an toàn, sản
lượng trung bình từ 80 - 200 kg/siêu thị/ngày Ngoài ra, có
khoảng 15 doanh nghiệp đang tham gia sản xuất, kinh doanh
RAT trên địa bàn Thành phố tham gia một phần chuỗi tiêu
thụ Các doanh nghiệp cung cấp RAT cho cơ quan, trường
học, bệnh viện, nhà hàng, khu công nghiệp, phát triển
ma-ïng lưới bán lẻ như: Công ty Đông Nam Á, Công ty Phát
triển Nông nghiệp đô thị, Công ty Hà An, Công ty An Việt,
Công ty Việt Liên, Sản lượng tiêu thụ 500 - 700 kg/doanh
nghiệp/ngày, cao 2.000 - 3.000kg/ngày Có 25 HTX sản
xuất và tiêu thụ RAT với sản lượng tiêu thụ trung bình 200 -
300kg/HTX/ngày, cao 800 - 1.000kg/ngày Sản phẩm RAT
ở vùng sản xuất tập trung từng bước quản lý khép kín, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm soát và thí điểm dán
tem nhận diện RAT Hà Nội
Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra sản xuất, sơ
chế, kinh doanh RAT được chú trọng, nhất là Chi cục
chủ động và phối hợp liên ngành, phối hợp cấp huyện
và cấp xã thanh tra, kiểm tra kinh doanh thuốc BVTV,
sơ chế, kinh doanh RAT; giám sát qui trình sản xuất RAT và sử dụng thuốc BVTV; tuyên truyền cho 40 - 60% nông dân sử dụng thuốc sinh học thảo mộc, giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV hóa học độc hại trên rau; kiểm tra và lấy hàng nghìn mẫu rau phân tích, kết quả có dưới 1% số mẫu vượt dư lượng tối đa cho phép
Công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông về RAT và phối hợp với các tỉnh được đẩy mạnh qua nhiều kênh như: để truy xuất nguồn gốc Chi cục BVTV đã đột phá trong khâu gắn tem nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, biển hiệu nhận diện địa điểm để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm RAT với sản phẩm rau chưa được chứng nhận
Biên soạn, in ấn hàng ngàn tờ rơi hướng dẫn quy trình sản xuất RAT; sổ tay danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau In ấn, treo panô, áp phích tuyên truyền về sản xuất RAT tại các vùng sản xuất tập trung để cổ động nông dân thực hiện Xây dựng và vận hành tổng đài 04.1081 nhánh
2 tư vấn về RAT từ 20/6/2014; xây dựng bản đồ số hoá về RAT; xây dựng Website về Rau an toàn Hà nội; xây dựng các đĩa khoa giáo tuyên truyền về sản xuất RAT, đĩa truyền thông về RAT cho người tiêu dùng Từ cuối năm 2013 đã tiến hành đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận RAT tại Cục Sở hữu trí tuệ, đã được UBND Thành phố cho phép sử dụng địa danh “Hà Nội” cho nhãn hiệu “Rau an toàn Hà Nội”, hiện nay đang trong thời gian chờ Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Thường xuyên phối hợp với các cơ quan đài, báo của Trung ương, Thành phố tuyên truyền về RAT Xây dựng chuyên mục tuyên truyền định kỳ “RAT với người tiêu dùng” phát vào 20h50 tối thứ 5 hàng tuần trên Đài PTTH Hà Nội - kênh H1; đến nay chuyên mục đã được nhiều khán giả đánh giá cao Thỏa thuận hợp tác với Lào Cai, Vĩnh Phúc và Sơn La quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT với các sản phẩm rau đặc trưng của tỉnh như: cải bắp, cải thảo, cà chua trái vụ, cải mèo, ngọn và quả su su
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án còn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập và chưa phù hợp với thực tế sản xuất và tiêu thụ RAT như:
Cơ cấu vốn trong Đề án chưa hợp lý, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng chiếm tỉ lệ cao nhưng chưa có hiệu quả, trong khi thiếu vốn hỗ trợ tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT (đặc biệt phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT)
Chưa hình thành chuỗi cung cấp rau bền vững từ sản xuất
- sơ chế - tiêu thụ; đặc biệt là ách tắc tiêu thụ RAT do quá
ít doanh nghiệp tham gia (rủi ro cao, lợi nhuận thấp) dẫn đến người tiêu dùng chưa có lòng tin, người sản xuất rau
an toàn không có động lực Mạng lưới kinh doanh RAT phát triển chưa tương xứng với sản xuất Thiếu nội dung, định mức hỗ trợ: sản xuất RAT tập trung, cơ sở sơ chế, mạng lưới tiêu thụ, giám sát chất lượng RAT
Hiện nay, Trung ương còn thiếu các qui định về điều kiện kinh doanh rau, quả đảm bảo an toàn thực phẩm;
thiếu quy định quản lý kinh doanh và vận chuyển rau, đặc biệt các qui định về quản lý kinh doanh rau quả tại các chợ (chợ đầu mối, chợ bán lẻ) Phần lớn sản phẩm
Tiếp theo trang 16
Trang 16Số 3 - năm 2014
chưa có khả năng nhận diện và phân biệt giữa sản phẩm
an toàn và không an toàn; thiếu thông tin, hồ sơ phục vụ
truy nguyên nguồn gốc theo quy định Rất ít doanh nghiệp
tham gia hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm rau do
tính chất đặc thù của rau quả tươi là nhanh hỏng, đòi hỏi
trang thiết bị, điều kiện bảo quản, chi phí thuê mặt bằng
và hơn nữa là lợi nhuận kinh doanh thấp Công tác tuyên
truyền tập huấn mới chỉ tập trung nhiều đến công đoạn
sản xuất (cho nông dân), rất hạn chế đối với người tiêu
dùng Chế tài xử lý các hành vi vi phạm chưa đủ mạnh,
chưa công khai các trường hợp, cơ sở vi phạm trên thông
tin đại chúng để tạo thêm áp lực từ người tiêu dùng
Để người tiêu dùng có lòng tin, người sản xuất có
động lực, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu
rau an toàn của người tiêu dùng Thủ đô cần phải điều
chỉnh Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT thành phố Hà
Nội giai đoạn 2009-2016 Đồng thời, từng bước quản
lý rau của các tỉnh tiêu thụ tại Hà Nội, thành phố cần
phải phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT xây dựng
Đề án “Chuỗi cung cấp rau an toàn cho thành phố Hà
Nội, giai đoạn 2015 - 2020”.
Hà Nội trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
đầu mối giao lưu thông thương trong và
ngoài nước Trên địa bàn Thành phố hiện
có hàng ngàn tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản với ngành nghề đa dạng; sản phẩm chủ yếu
là hàng hóa tươi, sống; chất lượng sản phẩm phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, một số sản phẩm hàng hóa
rất độc hại nếu không được quản lý, kiểm tra giám
sát chặt chẽ và xử lý kịp thời sẽ gây lên hậu quả
nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
và đời sống con người Công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận
chuyển, chế biến, bảo quản, lưu giữ hàng hóa theo
quy định của pháp luật gặp rất nhiều khó khăn,
phức tạp do địa bàn rộng, sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; đan xen giữa sản xuất theo công nghệ hiện đại lẫn thủ công Trước năm 2012, tổ chức bộ máy và điều kiện trang thiết bị, phương tiện và kính phí hoạt động của Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội còn nhiều hạn chế, bất cập so với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy
định của Luật Thanh tra năm 2010
Năm 2012, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở và ngày 01/6/2012 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 2375/QĐ-UBND về việc kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội với mục đích:
Xây dựng tổ chức Thanh tra của Sở Nông nghiệp &
PTNT phù hợp với quy định của pháp luật, thực sự trở thành cơ quan chủ đạo với đội ngũ cán bộ, công chức có nghiệp vụ thanh tra chuyên sâu để thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thanh tra; kịp thời phát hiện tồn tại về cơ chế quản lý cũng như chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật Qua đó giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Kết quả công tác tham mưu trong quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
Đã chủ động tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội trình UBND thành phố ban hành quyết định 2375/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội theo đúng quy định của Luật Thanh tra Qua đó đã thực sự nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra; Đang tập trung chỉ đạo tiếp tục xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm trong cơ quan Thanh tra Sở
Phối hợp xây dựng dự thảo “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội”
THANH TRA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỂ HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
Th.S Phạm Khắc Diến
Chánh Thanh tra
Sở NN&PTNT
Tiếp theo trang 15