Môn học Kinh tế nông nghiệp đại cương được thiết kế như là môn nền tảng cho giai đoạn chuyên ngành của chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp Phát triển nông thôn. Do đó, nội dung môn học nhằm chuyển tải đến sinh viên các vấn đề cơ bản nhất của nông nghiệp, nhìn dưới góc độ kinh tế học. Sáu vấn đề cơ bản của kinh tế nông nghiệp được trình bày bao gồm 1) Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế; 2) Kinh tế các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp; 3) Kinh tế học sản xuất nông nghiệp; 4) Các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp; 5) Thị trường nông sản và can thiệp của chính phủ; và 6) Phát triển nông nghiệp bền vững. Chương 1 của môn học cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vai
Trang 1ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1 Tên môn học: Kinh tế Nông nghiệp 1 (Kinh tế Nông nghiệp Đại cương)
2 Giảng viên : nhiều giảng viên
GS.TS Hồ Ngọc Phương
TS Nguyễn Tấn Khuyên
ThS Nguyễn Thị Song An
ThS Nguyễn Quốc Vũ
TS Nguyễn Ngọc Vinh
3 Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Khóa :
4 Thời lượng: 30 tiết, tương đương 2 tín chỉ
5 Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước):
Kinh tế Vĩ mô, Kinh tế Vi mô
6 Mô tả môn học:
Môn học Kinh tế nông nghiệp đại cương được thiết kế như là môn nền tảng cho giai đoạn chuyên ngành của chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Do đó, nội dung môn học nhằm chuyển tải đến sinh viên các vấn đề cơ bản nhất của nông nghiệp, nhìn dưới góc độ kinh tế học
Sáu vấn đề cơ bản của kinh tế nông nghiệp được trình bày bao gồm 1) Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế; 2) Kinh tế các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp; 3) Kinh
tế học sản xuất nông nghiệp; 4) Các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp; 5) Thị trường nông sản và can thiệp của chính phủ; và 6) Phát triển nông nghiệp bền vững
Chương 1 của môn học cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân Chương 2 giới thiệu và phân tích các nguồn lực trong nông nghiệp, bao gồm đất đai, nhân lực, vốn và khoa học công nghệ Chương 3 đi sâu vào phân tích quá trình sản xuất nông nghiệp dưới góc độ kinh tế học sản xuất, làm rõ bản chất của hộ nông dân, hành vi của họ trong quá trình ra quyết định trong bối cảnh hạn chế các nguồn lực sản xuất Chương 4 nói về các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp, từ hình thức kinh tế hộ gia đình, trang trại, cho đến hợp tác xã
Trang 2và các liên kết giữa hoạt động sản xuất và thương mại hóa sản phẩm trong chuỗi giá trị Chương 5 bàn luận về quá trình đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường tiêu thụ, sự liên quan giữa hoạt động sản xuất và thương mại sản phẩm nông nghiệp Thương mại nông sản quốc tế và vai trò của chính phủ trong việc can thiệp vào thị trường cũng là một trong nhưng vấn đề được phân tích trong chương này Chương 5 cung cấp một cách nhìn tổng quát về phát triển bền vững và phát triển bền vững trong nông nghiệp, và bàn về các thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thúc đẩy phát triển nông nghiệp thiếu tính bền vững
7 Mục tiêu:
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế nông nghiệp, gắn liền trong bối cảnh và chủ thể của các hoạt động kinh tế nông nghiệp, và gắn với chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) ở Việt Nam
Các kiến thức này là cơ sở để sinh viên tiếp tục phát triển ở các môn chuyên ngành khác như kinh tế nông nghiệp nâng cao, phát triển nông thôn, quản trị nông trại, kinh doanh nông sản, marketing nông sản, phân tích chính sách nông nghiệp và các môn khác
8 Phương pháp giảng dạy :
Phương pháp giảng dạy được áp dụng là sự phối hợp giữa các hình thức trình bày các nội dung lý thuyết, các nghiên cứu tình huống, thảo luận và việc thực hiện các bài tập nhóm
và thuyết trình của sinh viên
Với thời lượng trình bày trên lớp 30 tiết, các chủ đề của môn học sẽ được phân phối trong
7 buổi giảng, mỗi buổi 4 tiết Sinh viên phải đọc trước giáo trình và chuẩn bị ý tưởng trước khi lên lớp
9 Phương pháp đánh giá:
- Phương pháp đánh giá quá trình: thông qua các bài tập nhóm, và kết quả thực hiện của sinh viên dưới dạng thuyết trình hoặc kiểm tra kiến thức giữa kỳ dưới dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập tính toán Giảng viên đứng lớp sẽ tùy chọn phương án cụ thể và báo trước cho sinh viên ngay từ buổi giảng đầu tiên Điểm quá trình chiếm 30% tổng điểm
- Thi hết môn 70%
Trang 310 Tài liệu đọc bắt buộc (giáo trình, tài liệu tham khảo chính, tài liệu dịch, phương tiện học tập khác,…):
Giáo trình
Đại học Kinh tế TP HCM (2011) Kinh tế nông nghiệp đại cương Giáo trình cấp Bộ
môn
Tài liệu tham khảo chính
Đại học kinh tế quốc dân (2002) Giáo trình Kinh tế nông nghiệp NXB Thống Kê
Đinh Phi Hổ (2003) Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn NXB Thống Kê
David Colman và Trevor Young (1994) Nguyên lý kinh tế nông nghiệp Thị trường và
giá cả trong các nước đang phát triển Bản dịch tiếng Việt NXB Nông nghiệp
11 Nội dung môn học (lịch giảng dạy; các chương, phần; thời lượng cho mỗi chương,
phần):
Ngày
(số tiết)
Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, phương pháp giảng
dạy)
Tài liệu đọc (chương, phần)
Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…)
Ghi chú
Ngày 1
(4 tiết)
Vai trò của nông nghiệp
đối với nền kinh tế
Chương 1 Đọc trước Chương 1, 2
Sinh viên chia nhóm theo phân công của giảng viên
Chọn chủ đề cho bài tập nhóm
Ngày 2
(4 tiết)
Kinh tế các nguồn lực
trong sản xuất nông
nghiệp
Chương 2 Đọc trước chương 2
Nhóm sinh viên thu thập tài liệu cho bài tập nhóm
Ngày 3
(6 tiết)
Kinh tế các nguồn lực
trong sản xuất nông
nghiệp (tt)
Chương 2 Đọc trước chương 2, 3
Nhóm sinh viên thu thập tài liệu cho bài tập nhóm
Trang 4Ngày 4
(4 tiết)
Kinh tế học sản xuất
nông nghiệp
Chương 3 Đọc trước chương 4
Nhóm sinh viên thu thập tài liệu cho bài tập nhóm
Ngày 5
(4 tiết)
Kinh tế học sản xuất
nông nghiệp (tt)
Chương 4 Đọc trước chương 5
Viết hoàn thành bài tập nhóm
Ngày 6
(4 tiết)
Các loại hình tổ chức sản
xuất nông nghiệp; 5) Thị
trường nông sản và can
thiệp của chính phủ;
Chương 5 Chương 6
Đọc trước chương 6, 7 Viết hoàn thành bài tập nhóm
Ngày 7
(4 tiết)
Phát triển nông nghiệp
bền vững
Chương 7 Nộp hoặc thuyết trình
bài tập nhóm
Tổng
cộng:
30 tiết
Cộng: 15 tiết
Phụ lục
Các chủ đề gợi ý cho đề tài nhóm hoặc bài viết cá nhân:
1 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam
2 Phân tích so sánh việc xuất khẩu gạo giữa Thái Lan và Việt Nam trong những năm gần đây
3 Phân tích ngành cao su Việt Nam trong những năm gần đây
4 Café Việt Nam trên thị trường thế giới
5 Vai trò của chính phủ trong phát triển nông nghiệp Việt Nam
6 Chính sách đổi mới kinh tế có ảnh hưởng như thế nào trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam
7 Phân tích ảnh hưởng lâu dài của quá trình đô thị hóa đến ngành nông nghiệp Việt Nam
Trang 58 Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
9 Phân tích ngành chăn nuôi ở Việt Nam và việc xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi
10 Phân tích việc sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam trong những năm gần đây
11 Trình bày vụ kiện bán phá giá cá catfish của Việt Nam ở Mỹ và rút ra các bài học
12 Xuất khẩu cao su qua thị trường Trung Quốc – những rủi ro và lợi ích
13 Khai thác gỗ và nạn phá rừng ở Việt Nam – những hậu quả
14 Kinh tế biển của Việt Nam – những tiềm năng và hạn chế
15 Thị trường nông sản thế giới ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam