1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦn: Nguyên lý Kinh tế Nông nghiệp

14 986 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 123 KB
File đính kèm De cuong Nguyen ly KTNN.rar (22 KB)

Nội dung

Môn học cung cấp những kiến thức về kinh tế nông nghiệp, thị trường nông nghiệp, các nguyên lý hoạt động của cơ chế thị trường trong nông nghiệp, bao gồm thị trường sản phẩm và thị trường đầu vào của sản xuất nhằm trang bị cho sinh viên những công cụ lý thuyết để phân tích thị trường nông nghiệp. Cụ thể là: Các nguyên lý kinh tế quy định hành vi của người sản xuất cá biệt nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Các nguyên lý hình thành cung thị trường sản phẩm nông nghiệp và quy luật hoạt động cũng như các đặc điểm của cung thị trường. Các nguyên lý quy định hành vi tối đa hóa lợi ích trong tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp của người tiêu dùng. Các nguyên lý hình thành cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp và quy luật hoạt động cũng như các đặc điểm của cầu thị trường sản phẩm nông nghiệp. Cơ chế hình thành giá cả và số lượng sản phẩm trao đổi trên thị trường trong hình thành cân bằng thị trường.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KT&QTKD

KHOA KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

===========

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Tên học phần: Nguyên lý Kinh tế Nông nghiệp

Mã học phần: PAE321

1) Thông tin chung về các giảng viên dạy môn học

1.4 Họ và tên: Th.S Cù Phúc Thành

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn KTNN-PTNT, Khoa Kinh tế

- Địa chỉ (CĐ,DĐ), email: 01692947584 - cuphucthanh@gmail.com

Các hướng nghiên cứu chính: Đánh giá phát triển nông thôn, Lập chính sách phát triển nông thôn

1.1 Họ và tên: Th.S Nguyễn Văn Công

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên chính

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn KTNN-PTNT, Khoa Kinh tế

- Địa chỉ (CĐ,DĐ), email: 0915 600 500 - Congvan600@gmail.com

Các hướng nghiên cứu chính: Kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát triển

2) Thông tin chung về học phần

- Số tín chỉ: 02 - Loại học phần: Bắt buộc đối với chuyên ngành Kinh tế NN&PTNT

- Các học phần tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

- Các học phần trước: Kinh tế vi mô 2

- Các học phần song hành: Kinh tế phát triển nông thôn; Kế hoạch hóa phát triển KT-XH; kinh tế vĩ mô 2,

- Bộ môn (khoa) phụ trách học phần: Bộ môn KTNN&PTNT – Khoa Kinh tế

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 24 tiết + Thảo luận: 12.tiết

+ Làm bài tập : ………tiết + Thực hành, thực tập…… tiết + Hoạt động theo nhóm: …… tiết + Tự học: 72 giờ

3) Mục tiêu môn học

- Mục tiêu về kiến thức

+ Nắm vững được các vấn đề cơ bản của kinh tế nông nghiệp và các nguyên lý cơ bản của cơ chế thị trường trong nông nghiệp để có thể tiếp cận một vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phân tích được bản chất, nguyên nhân và xu hướng vận động của vấn đề đó

+ Nắm được mối liên hệ mật thiết của thị trường nông nghiệp với thị trường của các ngành kinh tế khác, vị trí, vai trò của nông nghiệp trong toàn

bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 2

+ Nhận thức sâu sắc rằng nền nông nghiệp nước ta ngày càng chuyển dịch thành nông nghiệp sản xuất hàng hóa với vai trò ngày càng to lớn của thị trường trong phân bổ các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, từ đó có hướng tư duy tích cực về các biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường nông nghiệp

+ Hiểu rõ vai trò quyết định của khoa học - công nghệ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội về sản phẩm nông nghiệp

- Mục tiêu về kỹ năng

+ Có kỹ năng phát hiện các vấn đề cần phải giải quyết trong lĩnh vực thị trường nông nghiệp

+ Có kỹ năng thu thập thông tin, nhận dạng, xác định các biến số và mối quan hệ giữa các biến số trong vấn đề đã được phát hiện

+ Có kỹ năng phân tích hệ thống, phân tích định lượng vấn đề đã được phát hiện bằng các phương pháp khoa học kinh tế như sử dụng các công cụ

đồ thị, bảng biểu, cung, cầu

+ Có kỹ năng phân tích chính sách nông nghiệp bằng các phương pháp khoa học kinh tế

+ Có kỹ năng tổ chức, phân công và phối hợp với người khác trong những nghiên cứu kinh tế nông nghiệp cần phải thực hiện theo nhóm

- Mục tiêu về thái độ

+ Môn học giúp cho sinh viên có được sự yêu thích ham mê đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và thị trường nông nghiệp, là lĩnh vực mà nhiều người vẫn còn chưa hiểu hết sự lý thú lạ lùng của nó, từ đó để họ có niềm say

mê nghiên cứu sâu về các hiện tượng liên quan đến kinh tế nông nghiệp và truyền cảm hứng đó cho những người khác để giúp ích cho việc nghiên cứu phát triển nền nông nghiệp nước nhà

+ Từ chỗ nhận thức được rằng xã hội loài người bắt đầu văn minh bằng nông nghiệp, thị trường hoạt động đầu tiên trên thế giới là thị trường nông nghiệp, toàn bộ kiến thức kinh tế học đồ sộ của nhân loại như chúng ta có ngày nay là có sự đóng góp đầu tiên, rất to lớn và không bao giờ thiếu vắng hiện diện của nông nghiệp, học viên sẽ có niềm tự hào rằng mình là những người được học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, từ đó sẽ biết ơn sâu sắc các thầy cô giáo, biết ơn sâu sắc Nhà trường đã truyển đạt cho những kiến thức và niềm cảm hứng sâu sắc như thế

- Mục tiêu về năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Có năng lực dẫn dắt về lĩnh vực thị trường nông nghiệp, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực này

+ Có khả năng tự định hướng, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 3

+ Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề thuộc lĩnh vực thị trường nông nghiệp, dự đoán trước những hành vi ứng xử của người sản xuất

và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp, phán đoán được xu hướng và mức

độ tác động của các biến cố trong thị trường nông nghiệp

+ Có tinh thần trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo trong công tác

4) Tóm tắt nội dung học phần

Môn học cung cấp những kiến thức về kinh tế nông nghiệp, thị trường nông nghiệp, các nguyên lý hoạt động của cơ chế thị trường trong nông nghiệp, bao gồm thị trường sản phẩm và thị trường đầu vào của sản xuất nhằm trang bị cho sinh viên những công cụ lý thuyết để phân tích thị trường nông nghiệp Cụ thể là:

- Các nguyên lý kinh tế quy định hành vi của người sản xuất cá biệt nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thị trường cạnh tranh

- Các nguyên lý hình thành cung thị trường sản phẩm nông nghiệp và quy luật hoạt động cũng như các đặc điểm của cung thị trường

- Các nguyên lý quy định hành vi tối đa hóa lợi ích trong tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp của người tiêu dùng

- Các nguyên lý hình thành cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp và quy luật hoạt động cũng như các đặc điểm của cầu thị trường sản phẩm nông nghiệp

- Cơ chế hình thành giá cả và số lượng sản phẩm trao đổi trên thị trường trong hình thành cân bằng thị trường

5) Học liệu

- Giáo trình: [1] Principles of Agricultural Economics, Market and

Prices in Less Developed Countries, D Colman and T Young

- Tài liệu tham khảo

[2] Giáo trình Nguyên lý Kinh tế Nông Nghiệp, biên soạn GS TS Đặng

Kim Chung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2016

[3] Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, chủ biên TS Đỗ Quang Quý, NXB

Đại học Thái Nguyên, 2009

[4] Principles of Agricultural Economics, Chapter 1: Introduction,

Andrew Barkley and Paul W Barkley, Routledge (Taylor and Francis group), USA and Canada, 2013

https://books.google.com.vn/books?

id=ItocE7npSDAC&printsec=frontcover&source=gbs_ge_summary_r&cad= 0#v=onepage&q&f=false

[5] Kinh tế học vi mô, giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế, Bộ giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội,

2007

6) Nội dung chi tiết học phần

6.1 Nội dung về lý thuyết và thảo luận

Trang 4

Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG MÔN

NGUYÊN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (3 tiết)

1.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nguyên lý kinh tế trong nông nghiệp

1.2 Đối tượng nghiên cứu của môn học Nguyên lý kinh tế nông nghiệp 1.3 Phương pháp nghiên cứu của Nguyên lý kinh tế nông nghiệp

1.4 Nội dung môn học Nguyên lý kinh tế nông nghiệp

Chương 2: CÁC NGUYÊN LÝ KINH TẾ SẢN XUẤT TRONG

NÔNG NGHIỆP (6 tiết)

2.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nguyên lý kinh tế sản xuất trong nông nghiệp

2.2 Các quan hệ vật chất - kỹ thuật

2.3 Các quan hệ kinh tế của sản xuất

Thảo luận Chương 2 (3 tiết)

Vấn đề 1: Tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát

triển kinh tế

Vấn đề 2: Lập hàm sản xuất dưới hình thức toán học cho hoạt động sản

xuất lúa với đầy đủ các biến số

Vấn đề 3: Có khi nào sản xuất có chi phí lớn hơn doanh thu mà nông

trại tham gia thị trường toàn bộ cả đầu vào lẫn đầu ra vẫn tiến hành sản xuất hay không? Dùng đồ thị để phân tích

Chương 3: CUNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG

NGHIỆP (3 tiết)

3.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu cung thị trường sản phẩm nông nghiệp

3.2 Khái niệm cung thị trường sản phẩm nông nghiệp

3.3 Các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Chương 4: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM NÔNG

NGHIỆP (3 tiết)

4.1 Các khái niệm cơ bản

4.2 Hành vi lựa chọn tiêu dùng

4.3 Các yếu tố tác động đến cân bằng tiêu dùng

Thảo luận Chương 3 (2 tiết)

Vấn đề 1: Trong các yếu tố tác động đến cung thị trường sản phẩm

nông nghiệp, yếu tố nào có tác dụng làm tăng cung mạnh mẽ và bền vững nhất? Tại sao?

Vấn đề 2: Trong các loại hình tổ chức sản xuất của các đơn vị sản xuất

nông nghiệp ở Việt Nam, loại hình nào cần được quan tâm thúc đẩy để trở thành loại hình phổ biến nhất? Tại sao?

Thảo luận Chương 4 (1 tiết)

Trang 5

Thuyết trình bằng đồ thị về vấn đề: Sự giảm giá một hàng hóa tiêu dùng là sản phẩm nông nghiệp có tác động gì đến cơ cấu tiêu dùng và thu nhập thực tế của người tiêu dùng?

Chương 5: CẦU THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP

(3 tiết)

5.1 Các mối quan hệ cơ bản của cầu

5.2 Độ co giãn của cầu

5.3 Sự điều chỉnh cầu trong thời gian

Kiểm tra giữa kỳ (1 tiết)

Thảo luận Chương 5 (2 tiết)

Vấn đề 1: Độ co giãn của cầu có ý nghĩa gì đối với nhà bán buôn sản

phẩm nông nghiệp?

Vấn đề 2: Khi giá đường tăng, mức tiêu thụ cà phê trên thị trường thay

đổi như thế nào? Phân tích bằng đồ thị

Chương 6: TƯƠNG TÁC CUNG –CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ

TRƯỜNG (5 tiết)

6.1 Cân bằng thị trường

6.2 Phân tích biến động cân bằng thị trường sản phẩm

Thảo luận Chương 6 (4 tiết)

Vấn đề 1: Cho trước đường cung và đường cầu của một sản phẩm

nông nghiệp với điểm cân bằng xác định Phân tích biến động cân bằng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên

Vấn đề 2: Cho trước đường cung và đường cầu của một sản phẩm

nông nghiệp với điểm cân bằng xác định Phân tích biến động cân bằng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên đồng thời chi phí sản xuất sản phẩm đó cũng tăng lên với mức độ lớn hơn mức tăng lên của thu nhập

Vấn đề 3: Trong trường hợp không có dự trữ lương thực mà đột ngột

xảy ra thiên tai gây mất mùa diện rộng thì vấn đề thiếu hụt lương thực sẽ xảy

ra nghiêm trọng như thế nào? Phân tích bằng đồ thị

Vấn đề 4: Cần phải có những biện pháp nào để ngăn cản không để xảy

ra hiện tượng giá sản phẩm nông nghiệp biến động theo chu kỳ bùng nổ?

6.2 Nội dung thực hành

6.3 Nội dung bài tập lớn, tiểu luận

7) Nội dung chi tiết và kế hoạch triển khai

Tiết

thứ Nội dung giảngdạy

Hình thức tổ chức giảng dạy

Tài liệu đọc, tham khảo

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi chú

1 Chương 1: Đối tượng,

phương pháp và nội

Lý thuyết

[1]: tr 9-29

Trả lời câu hỏi:

Một đất nước không

Trang 6

dung môn học Nguyên

lý kinh tế nông nghiệp

1.1 Sự cần thiết phải

nghiên cứu các nguyên

lý kinh tế trong nông

nghiệp

1.1.1 Chức năng nuôi

sống nhân loại của nông

nghiệp

1.1.2 Tính thông dụng

và phổ biến của sản

phẩm nông nghiệp

1.1.3 Yêu cầu của sự

phát triển kinh tế đối với

nông nghiệp

1.1.4 Vai trò của công

nghệ nông nghiệp

1.1.5 Tác động của

thương mại quốc tế

1.1.6 Vai trò của thị

trường đối với nông

nghiệp

1.1.7 Đóng góp của

nông nghiệp đối với sự

phát triển khoa học kinh

tế

1.1.8 Yêu cầu trang bị

cơ sở phương pháp luận

[2]: tr 3-9 [3]: tr 4-8 [4]: tr 15-30

bảo đảm được an ninh lương thực thì có phát triển kinh tế được không?

2

1.2 Đối tượng nghiên

cứu của môn học

Nguyên lý kinh tế nông

nghiệp

Lý thuyết

[1]: tr 29-30 [4]: tr 30-31

Trả lời câu hỏi:

Trong phân tích thị trường một sản phẩm nông nghiệp thì cần phải tập trung vào những yếu tố nào?

3 1.3 Phương pháp nghiên

cứu của Nguyên lý kinh

tế nông nghiệp

1.3.2 Phương pháp phân

tích quan hệ nhân quả

1.3.3 Phương pháp so

Lý thuyết

[1]: tr 30-33 [5]: tr 11-16

Tình huống:

Theo luật cầu thì nếu giá thịt bò tăng sẽ khiến cho lượng tiêu thụ thịt bò giảm Tại một thành phố, khi giá

Trang 7

sánh tĩnh

1.4 Nội dung môn học

Nguyên lý kinh tế nông

nghiệp

1.4 Nội dung môn học

Nguyên lý kinh tế nông

nghiệp

thịt bò tăng 0,76%, quan sát lượng tiêu thụ trong 1 tháng người ta thấy rằng lượng tiêu thụ thịt bò tăng 0, 15% Phải chăng luật cầu là sai?

4

Chương 2: Các nguyên

lý kinh tế sản xuất trong

nông nghiệp

2.1 Sự cần thiết phải

nghiên cứu các nguyên

lý kinh tế sản xuất trong

nông nghiệp

Lý thuyết

[1]: tr 34-36

Trả lời câu hỏi:

Trước khi lập chính sách phát triển nông nghiệp thì có cần phải nghiên cứu tình hình sản xuất của nông dân hay không?

5

2.2 Các quan hệ vật chất

- kỹ thuật

2.2.1 Hàm sản xuất

2.2.2 Quan hệ đầu vào

-sản phẩm

Lý thuyết

[1]: tr 36-42 [5]: tr 44-56

Trả lời câu hỏi:

Điều gì sẽ xảy ra nếu trong sản xuất lúa người nông dân sử dụng quá mức phân bón NPK?

6

2.3 Các quan hệ kinh tế

của sản xuất

2.3.1 Tối ưu hóa kinh

tế: quan hệ đầu vào - sản

phẩm

Lý thuyết

[1]: tr 42-48 [5]: tr 56-58

Giải bài tập:

Cho trước đồ thị đường chi phí cận biên của một đầu vào và một mức giá xác định, các đầu vào khác không đổi Hãy chỉ ra các mức sử dụng đầu vào khiến cho sản xuất có lãi, mức đầu vào nào là tối ưu?

7

2.3.2 Tối ưu hóa kinh

tế: quan hệ đầu vào –

đầu vào

Lý thuyết

[1]: tr 48-55 [5]: tr 58-64

Thuyết trình:

Các chi phí cố định và biến đổi trong sản xuất lúa của một hộ nông dân

8 2.3.2 Tối ưu hóa kinh

tế: quan hệ đầu vào –

đầu vào (tiếp).

Lý thuyết

[1]: tr 55-57 [5]: tr 64-69

Vẽ đồ thị các đường chi phí cận biên, chí phí trung bình và doanh thu cận biên theo các dữ liệu giảng

Trang 8

viên đã cho trước Suy luận nên sản xuất tại mức sản lượng nào để đạt lợi nhuận lớn nhất

9 2.3.3 Tối ưu hóa kinh tế: quan hệ sản phẩm –

sản phẩm

Lý thuyết

[1]: tr 57-69 [5]: tr 69-80

Một trang trại chăn nuôi có hai sản phẩm là lợn và gà Trong điều kiện sản xuất bình thường, số lượng cả hai sản phẩm đều được xác định tại những mức cân bằng Do nhu cầu thịt gà xuất khẩu bỗng nhiên xuất hiện, giá gà tăng lên Dùng đồ thị phân tích hiện tượng và

đi đến kết luận về sự điều chỉnh của trang trại

10

Thảo luận Chương 2 -

Vấn đề 1:

Tầm quan trọng của sản

xuất nông nghiệp đối với

sự phát triển kinh tế

Thảo luận

[1]: tr 34-69 [5]: tr 44-80

Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 –

7 sinh viên

Mỗi nhóm chuẩn bị trong 10’, sau đó từng nhóm trình bày và bảo

vệ ý kiến, các nhóm khác phản biện

11

Thảo luận Chương 2 -

Vấn đề 2:

Lập hàm sản xuất dưới

hình thức toán học cho

hoạt động sản xuất lúa

với đầy đủ các biến số

Thảo luận

[1]: tr 34-69 [5]: tr 44-80

Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 –

7 sinh viên

Mỗi nhóm chuẩn bị trong 10’, sau đó từng nhóm trình bày và bảo

vệ ý kiến, các nhóm khác phản biện

12 Thảo luận Chương 2 -

Vấn đề 3:

Có khi nào sản xuất có

chi phí lớn hơn doanh

thu mà nông trại tham

gia thị trường toàn bộ cả

Thảo luận [1]: tr 34-69

[5]: tr 44-80

Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 –

7 sinh viên

Mỗi nhóm chuẩn bị trong 10’, sau đó từng nhóm trình bày và bảo

Trang 9

đầu vào lẫn đầu ra vẫn

tiến hành sản xuất hay

không? Dùng đồ thị để

phân tích

vệ ý kiến, các nhóm khác phản biện

13

Chương 3: Cung thị

trường sản phẩm nông

nghiệp

3.1 Tầm quan trọng của

việc nghiên cứu cung thị

trường sản phẩm nông

nghiệp

Lý thuyết

[1]: tr 70-79 [5]: tr 80-87

Trả lời câu hỏi:

Nếu nông dân không sản xuất ra thặng dư sản phẩm thì các ngành phi nông nghiệp có tồn tại hay không?

14

3.2 Khái niệm cung thị

trường sản phẩm nông

nghiệp

3.2.1 Cung sản phẩm

nông nghiệp của người

sản xuất cá biệt

3.2.2 Cung thị trường

của sản phẩm nông

nghiệp

3.2.3 Các yếu tố làm

biến đổi cung thị trường

3.2.4 Sự biến đổi cụ thể

của cung trong thời gian

Lý thuyết

[1]: tr 79-85 [5]: tr 87-93

Xây dựng biểu cung và đường cung thị trường của một sản phẩm nông nghiệp từ các biểu cung của những người sản xuất cá biệt cho trước

15

3.3 Các loại hình tổ

chức sản xuất nông

nghiệp ở Việt Nam

3.3.1 Hộ nông dân

3.3.2 Trang trại

3.3.3 Doanh nghiệp

nông nghiệp

3.3.4 Hợp tác xã trong

nông nghiệp

3.3.5 Nông lâm trường

quốc doanh

Lý thuyết

[4]: tr 16-24

Trả lời câu hỏi:

Tại sao lại tồn tại nhiều loại hình đơn vị tạo cung khác nhau ở nước

ta như hiện nay?

16 Chương 4: Hành vi

người tiêu dùng sản

phẩm nông nghiệp

4.1 Các khái niệm cơ

bản

4.1.1 Cầu hàng hóa

Lý thuyết [1]: tr 86-92

[5]: tr 94-99

Thuyết trình:

Vai trò tạo động lực sản xuất của tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp

Trang 10

nông nghiệp

4.1.2 Hàm cầu hàng hóa

nông nghiệp

4.1.3 Đường cầu

4.1.4 Đường Engel

17

4.2 Hành vi lựa chọn

tiêu dùng

4.2.1 Các giả thiết về

hành vi người tiêu dùng

4.2.2 Đường bàng quan

4.2.3 Đường ngân sách

hay ràng buộc ngân sách

4.2.4 Cân bằng tiêu

dùng

Lý thuyết

[1]: tr 92-100 [5]: tr 99-108

Thuyết trình:

Tiêu chuẩn mà người tiêu dùng sử dụng để lựa chọn mua sản phẩm nông nghiệp

18

4.3 Các yếu tố tác động

đến cân bằng tiêu dùng

4.3.1 Mối quan hệ thu

nhập - tiêu dùng

4.3.2 Mối quan hệ giá

cả - tiêu dùng

4.3.3 Phân tích tác động

của sự thay đổi giá

Lý thuyết

[1]: tr 100-113 [5]: tr 108-120

Thuyết trình:

Những yếu tố làm thay đổi thói quen tiêu dùng một sản phẩm nông nghiệp của người tiêu dùng

19

Thảo luận Chương 3 -

Vấn đề 1:

Trong các yếu tố tác

động đến cung thị trường

sản phẩm nông nghiệp,

yếu tố nào có tác dụng

làm tăng cung mạnh mẽ

và bền vững nhất? Tại

sao?

Thảo luận

[1]: tr 70-85 [5]: tr 80-93

Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 –

7 sinh viên

Mỗi nhóm chuẩn bị trong 10’, sau đó từng nhóm trình bày và bảo

vệ ý kiến, các nhóm khác phản biện

20

Thảo luận Chương 3 -

Vấn đề 2:

Trong các loại hình tổ

chức sản xuất của các

đơn vị sản xuất nông

nghiệp ở Việt Nam, loại

hình nào cần được quan

tâm thúc đẩy để trở

thành loại hình phổ biến

nhất? Tại sao?

Thảo luận

[1]: tr 70-85 [5]: tr 80-93

Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 –

7 sinh viên

Mỗi nhóm chuẩn bị trong 10’, sau đó từng nhóm trình bày và bảo

vệ ý kiến, các nhóm khác phản biện

Ngày đăng: 25/10/2017, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w