Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
199,88 KB
Nội dung
B7 Đề cương ôn tập sinh kt 1 tiết học kì 2 Biên soạn: 11B7 Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT I/ Khái niệm: 1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển: -Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, và kích thước tế bào, làm cây lớn lên trong từng giai đoạn. -Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, sự phân hóa tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái rạo nên các cơ quan của cơ thể ( rễ, than, lá, hoa, quả). 2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: -Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong quá trình sống của thực vật. Sự biến đổi và số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt. -Một hạt đậu từ khi nảy mầm cho đến khi tạo hạt mới trải qua 6 giai đoạn và 2 pha: +6 giai đoạn: nảy mầm → mọc lá → sinh trưởng mạnh → ra hoa → tạọ quả → hạt chín +2 pha: pha sinh trưởng và pha sinh sản * Đặc điểm sinh trưởng của thực vật: Các chỉ tiêu sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Dạng cây Một lá mầm và chóp hai lá mầm. hai lá mầm Nơi sinh trưởng Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Đặc điểm bó mạch Xếp lộn xộn Xếp chồng chất Kích thước thân bé Lớn Dạng sinh trưởng Sinh trưởng theo chiều cao Sinh trưởng bề ngang Thời gian sống Ngắn dài III/ Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng: . Nhân tố bên trong: Các hoocmon thực vật bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm các chất kích thích như: auxin, giberelin, xitokinin, các chất kìm hãm sinh trưởng: axit abxixic, chất phenol. 2. Nhân tố bên ngoài: Các điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác là những nhân tố bên ngoài chi phối tới quá trình sinh trưởng. a.Nước ( độ ẩm ): Nước là nhân tố tác động lên hầu hết các giai đoạn: nảy mầm, ra hoa, tạo quả và hoạt động hướng nước của cây. Nước là nguyên liệu của trao đổi chất ở cây. b.Nhiệt độ: Nhiệt độ là điều kiện sống rất quan trọng đối với thực vật. Nhiệt độ có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm ở hạt, chồi. Đối với sự sinh trưởng, nhiệt độ tối ưu là khoảng 25 – 35 độ C, tối thiểu 5 – 15 độ C và tối đa là 45 – 50 độ C. c.Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến sự tạo lá, rễ, hình thành chồi, hoa, sự rụng lá. Từ đó có thể phân biệt thành cây ưu sáng, cây ưu bóng. d.Phân bón: Phân bón là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào ( AND, ARN, ATP, chất nguyên sinh, enzim, sắc tố) và các quá trình sinh lí diễn ra trong cây. * bảng so sánh các nhóm mô phân sinh khác nhau: Phân loại Có ở nhóm thực vật Vị trí phân bố Chức năng 1 Mô phân sinh đỉnh -1 lá mầm -2 lá mầm - Chồi đỉnh, chồi nách - Đỉnh rễ Giúp thân , rễ tăng chiều dài Mô phân sinh bên - 2 lá mầm - ở than, rễ Giúp thân, rễ tăng đường kính Mô phân sinh lóng - 1 lá mầm Mắt của thân Giúp tăng chiều dài của thân. *So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp: Nội dung so sánh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Nguồn gốc - Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm -do hoạt động của mô phân sinh đnhỉ và mô phân sinh long (ở thực vật một lá mầm) tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm tăng đường kính( bề dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. Kết quả Làm tăng chiều dài của thân và rễ Tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ Có ở nhóm thực vật Có ở cả thực vật 1 và 2 lá mầm Chỉ có ở 2 lá mầm * Giải thích hiện tượng “mọc vống” của thực vật trong bóng tối ? - Hiện tượng “mọc vống” là hiện tượng cây trong bong tối sinh trưởng nhanh một cách bất thường, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém. -> Vì trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng (axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưỡng mạnh hơn. Hơn nữa cây trong tối cũng bị mất ít nước hơn. * Trong trồng trọt, khi thu hoạch sản phẩm, tùy teo mục đích kinh tế, mục đích sử dụng, có thể kết thúc ở giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Cho vd và giải thích tại sao? ⇒ Trong trồng trọt, khi thu hoạch sản phẩm tùy theo mục đích mà người ta có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển. Chẳng hạn: -Giai đoạn nảymầm: làm gía đỗ, làm mạch nha(lúa ). - Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng: trồng rau trồng cây lấy lá, củ( khoai, sắn…), lấy sợi, mủ,… - Giai đoạn ra hoa: trồng cây lấy hoa, cây cảnh… -Giai đoạn tạo quả và hạt: trồng cây lấy quả( cảm, mận,…), lấy hạt( hướng dương,mè…). *Cây một lá mầm hay hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả củasinh trưởng này là gì? ⇒ Làm tăng diện tích bề mặt( tăng độ lớn của thân). *vì sao gỗ cây có nét hoa văn? Thực vật nào có vòng gỗ? vì sao các vòng gỗ có màu sắc khác nhau? Làm sao để biết được tuổi của cây có vòng gỗ? Vì sao các vòng gỗ không đều nhau? - Gỗ cây có nét hoa văn vì do các vòng gỗ có màu sắc khác nhau. - Phần lớn cây hai lá mầm đều có vòng gỗ. - Các vòng gỗ có màu sắc khác nhau là vì: hàng năm vào mùa xuân, cây gỗ sinh trưởng mạnh, lớp gỗ dày,màu nhạt. vào các mùa khác, gỗ sinh trưởng chậm, lớp gỗ mỏng, màu sẫm. hai màu gỗ sẫm nhạt khác nhau tạo ra một tuổi gỗ. - Phần lớn cây có vòng gỗ thì mỗi vòng là một năm tuổi, đếm số vòng ta biết tuổi cây. - Các vòng gỗ lại không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng các năm, các mùa trong năm không giống nhau. BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I/ Các nhân tố chi phối sự ra hoa: 1,Tuổi cây: Mỗi loài cây đến một độ tuổi nhất định thì ra ho, chúng phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Vd: cà chua 14 lá ra hoa, Ngô ( thai thai) 7 lá ra hoa. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống ( nước, ánh sáng, dinh dưỡng ) *Chú ý: chế độ dinh dưỡng có liên quan đến tỉ lệ ra hoa đực, hoa cái. 2 2,Quang chu kì: Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối thể hiện độ dài ngày và đêm. Chia thực vật làm 3 nhóm: + Cây trung tính: thời gian chiếu sáng = 12h + Cây ngày ngắn: thời gian chiếu sáng <12h + Cây ngày dài: thời gian chiếu sáng >12h 3,Hoocmon ra hoa( florigen): Tạo ra ở lá, có vai trò kích thích tạo ra các bộ phận của hoa giúp cây ra hoa. 4,Phitocrom: Tạo ra từ chồi và chóp của lá mầm. Là enzim hấp thụ ánh sáng và kích thích sự ra hoa. Có 2 loại phitocrom chuyển hóa cho nhau: Sáng, đỏ P660 P730 Tối, đỏ xa II/ Ứng dụng: Trong nông nghiệp, trồng trọt cho đúng mùa vụ, trồng xen canh, tạo ánh sáng nhận tạo hoặc làm mát mái che để trồng trọt trái vụ. * Sự ra hoa ở thực vật cần có đk nào? Trình bày và giải thích. ⇒ Sự ra hoa ở thực vật cần có đk như: nhiệt độ thấp và vai trò ngoại cảnh. -Sự ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp, chỉ ra hoa kết hạt vào màu xuân sau khi đã trải qua mùa đông lạnh giá(cây mùa đông và cây hai năm, cây lâu niên). Đk ngoại cảnh ảnh hưởng đên sự ra hoa: + Ngày ngắn ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng 2 CO cao, độ ẩm cao, nhiều nito, cây sẽ tạo hoa cái. +Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng 2 CO thấp, nhiều kali cây tạo nhiều hoa đực. Cây được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp, tỉ lệ C/N cân đối sẽ tạo cây khỏe, thúc đẩy sự ra hoa. *ý nghĩa của florigen đối với sự ra hoa: ⇒ florigen là hoocmon kích thích sự ra hoa. Bao gồm: giberelin-kích thích ST của đế hoa,antezin-kích thích sự ra mầm hoa. Tác động của florigen: lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sảng sinh florigen kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính. Tác nhân kích thích nở hoa có thể truyền từ cây cảm ứng đến cây không cảm ứng thông qua chỗ ghép nhờ florigen. * Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? Ý nghĩa của fitocrom đối với quang chu kì. ⇒ Sở dĩ có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông là do tác động của quang chu kì. Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến hiện tượng ST và PT của cây. Quang chu kì tác động đên sự ra hoa, rụng lá tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. từ đó, tạo ra các loại cây: ngày dài ra hoa vào mùa hè và ngày ngắn ra hoa vào mùa đông. -Ý nghĩa của fitocrom đối với quang chu kì: ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài.; +Ánh sáng đỏ(R) có bước sóng 660nmkimf hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. +Ánh áng đỏ xa(RS) có bước sóng 730nm kìm hãm sự ra hoa của cây ngày dài nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. * Nêu ứng dụng về thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp: ⇒ Hoa cúc là cây ngắn ngày, ra hoa vào mùa đông ngày ngắn, nhưng suốt năm có nhu cầu về hoa cúc, ta có thể dùng một màn đen tạo các đêm nhân tạo, do đó vào mùa hè hoa cúc vẫn nở. hay trong đk ngày ngắn để tránh sự ra hoa có thể chiếu thêm ánh sáng nhân tạo để tạo ngày dài. * Cơ chế chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở đk quang chu kì thích hợp: 3 ⇒ Khi ở quang chu kì thích hợp thì trong lá hình thành nên các hoocmon ra hoa rồi được vận chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành. Tại đỉnh sinh trưởng, hoocmon kích thích sự ra hoa. * Thế nào là hiện tượng xuân hóa? Vd ⇒ Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc nhiệt độ thấp ở một số loại cây ôn đới. cây chỉ ra hoa khi đã trãi qua mùa đông lạnh giá tự nhiên( hoặc xử lí hạt ở nhiệt độ thích hợp) trước khi gieo hạt vào mùa xuân. Vd: lúa mì đông chỉ ra hoa khi trãi qua mùa đông lạnh giá. *Thế nào là thực vật thường xanh? ⇒ Là những thực vật có lá xanh qua mùa đông tới mùa hè năm sau hoặc qua nhiều năm. Phần lớn các cây nhiệt đới là các cây thường xanh, chúng được phân biệt với các cây rụng lá vào mùa đông ở ôn đới. *Thực vật đo quang chu kì như thế nào? ⇒ Do lá cây có sắc tố cảm nhận chu kì quang là phitocrom. Phitocrom tồn tại ở hai dạng:Pr(hấp thụ tia đỏ gần 660nm) và Pfr(hấp thụ tia đỏ xa 730nm). Sự biến đổi qua lại giữa Pr và Pfr giúp cây đo được độ dài của quang chu kì. Bài tập: 1/ Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9h sẽ ra hoa. a/phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9h thế nào cho đúng. b/ cho vd một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa. c/cây này có thể ra hoa trong quang chu kì: 12h chiếu sáng/6h trong tối/bật sáng trong tối/6h trong tối được không? ⇒ a/ Phải hiểu 9h là số h đêm dài nhất đối với cây ngày dài. Vì vậy tất cả các quang chu kì có số h đêm dưới 9h sẽ làm cho cây ngày dài ra hoa. b/16h chiếu sáng/8h trong tối. c/ra hoa được vì thời gian ban đêm(thời gian quyết ịnh quá trình ra hoa và ta đã cắt đêm dài 12h tối thành 2 đêm ngắn là 6h tối). vd cây thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn ban đêm 2/ Trên cánh đồng mía, khi thấy lác đác vài khóm mía trổ hoa thì nhà vườnthường chía sáng cánh đồng trong vài đêm liền, mỗi đêm chiếu khoảng 20p thì không thấy mía trổ hoa nữa. giải thích hiện tượng nêu trên. ⇒ khi mía trổ hoa thì hàm lượng đường trong cây bị suy giảm ⇒ năng suất thấp do đó phải ngăn cản sự ra hoa. - Mía là cây ngày ngắn chỉ trổ hoa khi có dộ dài tối nhất định. Nếu chu kì tối bị gián đoạn do bị chiếu sáng (dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn) thì cây sẽ không ra hoa. - sự có mặt của Pfr trong tb thì phản ứng sinh học của phitocrom xảy ra làm ức chế sự ra hoa. Ban đêm chất Pfr bị giảm trong tối và chuyển thanh Pr và khi chu kì tối đủ dài thì cây ra hoa. Một chớp ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm làm Pr ⇒ Pfr có tác dụng ức chế sự ra hoa. BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 1,khái niệm sinh trưởng và phát triển: -ST là qua trình tăng kích thước, khối lượng của cùng 1 loại tb, mô, cơ quan giúp cho cơ thể lớn lên. -PT là toàn bộ các quá trình diễn ra trong quá trình sống, bao gồm: ST, phân hóa và phát sinh hình thái.PT là hình tb, mô, cơ quan khác hẳn về cấu tạo và chức năng. -đặc điểm của ST và PT: - tốc độ ST không đồng đều của cơ thể qua từng giai đoạn. -tốc độ ST ở các bộ phận, cơ quan của cơ thể cũng không đều. -Mỗi một loài ST đến một giới hạn tối đa khác nhau. -mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển : +sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển làm đổi mới tb → thay đổi sinh lí, sinh hóa, hình thái là cơ sở cho ST. -quá trình phát triển chia làm hai giai đoạn: +phôi gồm các giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt trứng → phôi nang → phôi vị → mầm thần kinh → mầm các cơ quan. 4 +giai đoạn hậu phôi tùy loài được chia làm hai kiểu: -)phát triển qua biến thái. -)phát triển không qua biến thái. 2,phát triển không qua biến thái: Con non mới nở hay mới sinh ra có cấu tạo giống con trưởng thành. Vd: gà, bò, vịt 3,phát triển qua biến thái: a,biến thái hoàn toàn: con non mới nở có cấu tạo không giống con trưởng thành. Vd: sâu, bướm, ếch… b,biến thái không hoàn toàn: con non sinh ra giống con trưởng thành nhưng để trưởng thành phải trải qua nhiều lần lột xác. Vd:tôm, cua, châu chấu… *Qúa trình phát triển của ếch gồm những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của mỗi giai đoạn. ⇒ ở ếch quá trình phát triển gồm hai giai đoạn phát triển phôi và hậu phôi. Trong giai đoạn phát triển phôi từ trứng phân cắt cho ra phôi nang, phôi vị gồm 3 lá phôi, phôi thần kinh với các lá mầm cơ quan. Trong giai đoạn hậu phôi, trứng nở ra nòng nọc sống tự do trong môi trường nước và sẽ biến thành ếch. *tại soa nuôi cá rô phi người ta thường thu hoạch cá sau một năm nuôi khi cá đạt khối lượng từ 1,5 đến 1,8 kg, mà không kéo dài đến năm thứ 3 khi cá có thể đạt tới khối lượng tối đa là 2,5 kg. ⇒ vì thời gian đó cá sinh trưởng mạnh nhanh hơn so với giai đoạn 1 năm trở đi, sau thời điểm đó cá tiêu tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng sinh trưởng chậm. *sự khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng Phát triển - Là quá trình tăng lên về kích thước, khối lượng cả tb, mô, cơ quan. -chủ yếu là sự thay đổi về lượng. - bao gồm ST, phân hóa tbvaf hình thành nên tb, mô, cơ quan… mới có cấu tạo và chức năng khác hẵn cũ. -sự thay đổi về chất. *quá trình phát triển của bướm: biến thái hoàn toàn. -giai doạn phôi: diễn ra trong trứng, hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tb của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm(sâu bướm nở ra từ trứng). - giai đoạn hậu phôi: sâu bướm → nhộng → bướm non → bướm trưởng thành → trứng → sâu bướm. *quá trình phát triển của châu chấu: biến thái không hòan toàn. -giai đoạn phôi: diễn ra trong trứng, hợp tử phân chia nhiều lần, tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hóa thành các cơ quan của ấu trùng(ấu trùng nở ra từ trứng). -giai đoạn hậu phôi: ấu trùng → lột xác nhiều lần → châu chấu trưởng thành ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau. BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT. I/ Ảnh hưởng các nhân tố bên trong: 1. Giới tính: Trong cùng 1 loài con cái thường lớn mạnh hơn con đực, tích lũy năng lượng, chất dinh dưỡng để sinh sản, sống lâu hơn. 2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển: a) Hoocmon điều hòa sinh trưởng: -Hoocmon sinh trưởng( GH ): được tiết ra từ thùy trước tuyến uyên và có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, mô và cơ quan, do đó làm tăng cường quán trình sinh trưởng ở cơ thể, nhưng hiệu quả sinh trưởng 5 còn phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của chúng. Vd: GH làm cho xương trẻ dài ra nhưng đối với xương người lớn nó không có tác dụng. Đối với người lớn tăng tiết GH sẽ sinh ra bệnh to đầu xương chi. -Hoocmon tiroxin: được sinh ra từ tuyến giáp, có tác dụng làm tăng tôc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng. Ở trẻ em nếu thiếu tiroxin sẽ làm cho xương và mô thần kinh phát triển không đồng đều do đó có thể gây ra bệnh đần độn. Đối với người lớn tiroxin không có tác dụng như vậy vì xương và hệ thần kinh đã sinh trưởng đầy đủ. b) Hoocmon điều hòa sự phát triển: -Điều hòa biến thái: gồm các loại: +Tiroxin làm biến đổi hình thái ở động vật ( vd: ếch nhái ) +Ecdixon và Juvenin gây biến đổi hình thái và lột xác tùy theo mức độ tác động của các loại hoocmon. -Hoocmon điều hòa tạo thành sinh dục thứ sinh: +Hoocmon sinh dục nam: testosteron hình thành đặc tính sinh dục phụ ở nam. +Hoocmon sinh dục nữ: ostrogen hình thành đặc tính sinh dục phụ ở nữ. -Hoocmon điều hòa chu kì kinh nguyệt: +Các loại hoocmon tham gia: LH, FSH, Ostrogen, Progesteron, HCG( kích dục nhau thai). +Chu kì kinh nguyệt ở người: SGK. *nếu biết người bị bệnh lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao? → cần tiêm ở giai đoạn còn trẻ, tốc độ ST diễn ra mạnh nên GH phát huy được tác dụng, còn đến giai đoạn trưởng thành, tốc độ sinh trưởng chậm lại nên GH không phát huy tác dụng, trái lại sẽ gây tác hại, như gây bệnh to đầu xương chi. * nếu ta đem cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có thể biến thành ếch được không? Tại sao? → sự biến đổi nồng nọc thành ếch là 1 quá trình biến đổi ở mức độ phân tử, tb, mô, cơ quan, đòi hỏi phải có nhân tố tác động. Nhân tố tác động quan trọng nhất là hoocmon tuyến giáp, nó giúp sự phát triển của ếch qua biến thái từ ấu trùng ở trong nước đến ếch sống ở trên cạn. → nếu ta cắt bỏ tuyến giáp thì nòng nọc sẽ không thành ếch bởi vì không có tiroxin để kích thích biến thái (tuyến giáp sản sinh ra tiroxin ). * Tuổi dạy thì có đặc điểm gì và do tác dộng của những hoocmon nào? → đối với con người, tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển trong đó trong đó trẻ em trưởng thành người lớn có khả năng sinh sản. đối với nữ vào khoảng 13-14 tuổi, đối với nam 14-15 tuổi. Đên tuổi dậy thì thì dưới tác dụng của các hoocmon sinh dục, cơ thể có nhiều biến đổi trong cơ quan sinh dục cũng như xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh, như nam có râu, giọng nói trầm, cơ phát triển, nữ phát triển lớp mỡ dưới da làm người cân đối mèm mại hơn, ngưc phát triển, mông to… Những hoocmon tác động đến tuổi dậy thì là các hococmon sinh dục: ostrogen là hoocmon sinh dục cái do buồn trứng tiết ra do tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục cái. Testosteron là hoocmon sinh dục đực do tinh hoàn tiết ra có tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục đực. *dựa vào sơ đồ chu kì kinh nguyệt chỉ ra những ngày có thể thụ thai là: → trứng được rụng vào ngày thứ 14 từ khi bắt đầu có kinh, trứng rụng sẽ có khả năng rụng kinh và như vậy sau ngày thứ 14 kể từ ngày bắt đầu có kinh là thời gian có thể thụ thai. Nếu ta tính khả năng sống của tinh trùng trong ống dẫn trứng (khoảng hai ngày) và thời gian trứng lưu lại ở tỏng ống đãn trứng, ta có thể tính được thời gian có khả năng thụ thai là 4-5 ngày(trước ngày 14 là 2 ngày và sau ngày 14 là hai ngày). *cho vd chứng tỏ rằng tốc độ sinh trưởng của các cơ quan trong cơ thể không giống nhau: → tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau. Vd ở người, đầu của thai nhi lúc 2-3 tháng tuổi dài bằng ½ cơ thể, đến 5 tháng tuổi thì băng 1/3, khi sinh thì băng ¼ và đến 16-18 chỉ bằng 1/7 cơ thể. *tại sao gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất khả năng dinh học… 6 → hoocmon testosteron do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành đặc điểm sinh học sơ cấp và thứ cấp( phát triển mào gà, cựa, lông ) ở động vật. Vì vậy, nếu cắt bỏ tinh hoàn thì thiếu hoocmon testosteron sẽ làm cho gà phát triển không bình thường. *tại sao cho trẻ nhỏ tắm vào sáng sớm hoặc chiều tối( khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho ST và phát triển của chúng. → tia tử ngoại có trong ánh sáng yếu làm cho tiền vitaminD trên da biến thành vitaminD. vitaminD tăng cường chuyển hóa canxi giúp xương chắc và khỏe hơn. Do đó tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa xương của trẻ nên sinh trưởng và phát triển của trẻ tốt hơn. * hãy tìm ví dụ về thực tiễn cảu tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. → lai giống lợn Móng Cái và lợn nhập nội tạo ra lợn lớn nhanh, nhiều nạc. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò nhập nội tạo ra giống bò cho năng suất cao. *giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm. → Hai hoocmôn chủ yếu là ecđixơn và juvenlin. Ecđixơn gây lột xác, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Sâu lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecdixon nhưng du ức chế của juvenlin nên không thể biến thành nhộng và nhộng thành bướm. khi juvenkin giảm đến mức không ức chế được ecdixon, ecdixon làm sâu biến thành nhộng và sâu đó là bướm. BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT. II/ Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài: 1. Thức ăn: Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ sinh trưởng và phát triển ở động vật. Vai trò của thức ăn: Cung cấp các chất hữu cơ cấu trúc tế bào và cơ thể. Các vitamin, chất khoáng, điều hòa sinh trưởng và phát triển. Các nhân tố môi trường khác: Hàm lượng Oxi, Cacbon hidrat trong môi trường sống, pH, độ ẩm, nhiệt độ,…ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển ở động vật. III/ Khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người: Cải tạo vật nuôi: a) Cải tạo giống: Nhờ các phương phap lai tạo, đột biến sẽ tạo ra các giống mới. Các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với môi trường sống. b,Cải thiện môi trường sống: Tạo môi trường sống thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển ở động vật. Vd: SGK. Cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình: a) Cải thiện dân số: Nhờ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người bằng cách điều khiển giới tính theo ý muốn và siêu âm, xét nghiệm nên đã loại bỏ được quái thia dị tật ở giai đoạn phôi sản. b) Kế hoạch hóa gia đình: Áp dụng các biện pháp tránh thai hợp lí nhằm điều khiển dân số theo chính sách kế hoạch hóa gia đình. *hãy phân tích câu nói của các nhà chăn nuôi tằm: ăn như tằm ăn rỗi là với ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của tằm. → giai đoạn tằm ở rỗi là giai đoạn tằm sinh trưởng mạnh nhất, cần phải ăn nhiều để có đủ chất dinh dưỡng nên nói ăn như tằm ăn rỗi. Nếu giai đoạn này không đủ thức ăn thì tằm ST và PT chậm. * vào mùa đông, để tránh rét cho gia súc, gia cầm nên có biện pháp nào, giải thích. 7 → -cho gia súc và gia cầm ăn nhiều thức ăn hơn. Khi nhiệt độ thấp, cơ thể mất nhiều nhiệt do thải vào môi trường xung quanh, cơ thể phải oxi hóa các chất hữu cơ nhiều để sinh nhiệt. Vì vậy phải cho chúng ăn nhiều để bù lại chất hữu cơ bị phân hủy - che chắn chuồng trại: để chuồn trại ấm cúng, gió lạnh không thổi vào. - Đốt lửa hay thấp đèn điện để sưởi ấm cho gia súc, gia cầm *vì sao nhiều loài chim, gà, rắn… đẻ trứng phải ấp trứng để trứng nở? → hợp tử, phôi chỉ phát triển ở nhiệt độ nhất định, các loài ấp trứng là để thân nhiệt truyền xuống truwngslamf trứng có nhiệt độ thích hợp để hợp tử và phôi phát triển. *Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bưới truowrg thành không gây hại cho cây trồng? → sâu bướm ăn lá nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulozo nên hấp thụ thức ăn còn hạn chế, phải ăn nhiều lá cây mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy sâu bướm phá hoại cây trồng rất lớn. Bướm trưởng thành hầu hết không ăn lá cây và hút mật nên không phá hoại mùa màng mà giúp thụ phấn cho cây. *Tại sao thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, trí tuệ chậm phát triển? → iot là thàh phần cấu tạo nên tiroxin. Thiếu iot là thiếu tiroxin, làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tb động vật chịu lạnh kém. Thiếu tiroxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tb, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tb não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp. *Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào? → - Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn giảm. Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại. - Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn, nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thườngt) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ chống rét. BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT. I/ Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ. Vd: SGK II/ Các hình thức sinh sản vô tính: Nội dung Sinh sản bằng bào tử Sinh sản sinh dưỡng Đối tượng Thực vật bào tử Thực vật bậc cao Nguồn gốc cây con Bào tử đơn bội Từ 1 bộ phận ở cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ ( thân, lá, rễ, cũ ) Diễn biến Túi bào tử vở ra bào tử, bào tử gặp đất ẩm nguyên phân liên tiếp tạo ra các cơ thể đơn bội để tạo thành thể bào tử mới. Có sự đan xen giữa bào tử n và 2n. Một bộ phận của cây mẹ mọc chồi, rồi tách tạo ra thành cây con mới. *Cơ sở khoa học: Nhờ quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ở cơ thể mọc. III/ Phương pháp nhân giống vô tính *Trình bày cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô). 8 STT Các hình thức nhân giống Cơ sở khoa học Phương pháp tiến hành 1 Giâm cành Sinh sản dinh dưỡng, có đủ ẩm Lấy một đoạn thân, cành rễ hay mảnh lá cắm xuống đất ẩm cho ra rễ, phát triển thành cây hoàn chỉnh. 2 Chiết cành Sinh sản dinh dưỡng Chọn cây khỏe, mập, gọt bỏ lớp vỏ ở cành, bọc đất mùn quanh chỗ bóc vỏ (ghim giữ phần vỏ bóc xuống lớp đất mặt), giữ ẩm, đợi khi cành ra rễ cắt rời khỏi cây mẹ đem trồng 3 Ghép Hai cây phải cùng loài, cùng giống, chỉ khác nhau ở một số đặc tính mong muốn ở gốc ghép Lấy một đoạn thân, cành, chồi, của một đoạn cây này ghép lên thân Hy gốc của một cây khác sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiêp xúc, ăn khớp với nhau, chỗ ghép liền lại, chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép 4 Nuôi cấy mô Dựa trên nguyên lí cơ bản về sinh sản sinh dưỡng là tế bào là đơn vị cơ bản của sự giống cùng mang một lượng thông tin di truyền đủ đẻ mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới Lấy các tế bào tách rời nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp có đầy đủ chất dinh dưỡng có thể nuôi cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh. *nuôi cấy mô: -Cơ sở tế bào học: tính toàn năng của tế bào - Quy trình: Chọn vật liệu nuôi cấy→ khử trùng → tạo chồi, tạo rễ → Cấy vào môi trường thích hợp→ Trồng ra vườn ươm. - Ứng dụng: + Sản xuất các giống cây sạch bệnh. + Nhân nhanh giống cây trồng quý + Giảm chi phí sản xuất. *Nêu các ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính. → -ưu điểm: + Cá thể sống đọc lập, đơn lẻ vẫn có thể thể tạo ra con chúa. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật đọ quần thể thấp. +tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. +tạo ra các cá thể giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền +taọ ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong thời gian ngắn. -Nhược điểm: tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền, vì vậy khi đk sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể chết. *tại sao có thể nuôi cấy một tế bào hoặc một mô đã tách từ cơ thể để thành một cơ thể mới hoàn chỉnh? Hiệu quả của phương pháp này là gì? → dựa trên nguyên lí cơ bản về sinh sản sinh dưỡng là mọi cơ thể thực vật(cũng như động vật) đều gồm các tb, là các đơn vị của sự sống cùng mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới. do đó, trong mt thích hợp và cung cấp đây fđủ chất dinh dưỡng, có thể nuôi, cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh. Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao( cây ăn quả…) *tại sao ở cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành: → ở cây ăn quả nếu gieo hạt từ hạt để tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Trồng cây ăn quả bằng chiết cành có thể rút ngắn thời gian sinh tưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. *vì sao cắt bớt lá ở cành ghép nhưng không cắt hêt? 9 → để giảm thoát hơi nước qua lá, cây giảm mất nước để tập trung nước nuôi các tb cành ghép, nhất là cac tb mô phân sinh. -không cắt hết lá vì phải có lá để thực hiên quang hợp để cung cấp chất dinh dưỡng cho bộ rễ và gốc ghép là các cơ quan chuyên trách hấp thụ nước, muối khoáng cần cho gốc ghép, cành ghép và các phần khác của cây. * tình bày vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp? cho vd? → -duy trì được các tính trạng tốt của cây mẹ, nhân các giống cây quan trọng trong thời gian ngắn. -Phục chế các giống quý đang bị thoái hóa bằng nuôi cấy mô. -nhân giống có hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp. BÀI 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT I/ Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có kết hợp của giao tử đực ( tinh trùng ) và giao tử cái ( trứng ) thong qua sự thụ tịnh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. Con sinh ra giống nhau và giống hệt mẹ − Quá trình nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể mẹ để tạo ra tế bào con. − Tạo cơ thể mới nhanh, mang đặc tính giống mẹ, khi môi trường mới thì khó thích nghi Có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. Con kết hợp đặc điểm di truyền của bố mẹ. − Kết hợp 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. − Tạo cơ thể mới chậm, con đa dạng về tính di truyền, dễ thích nghi với các điều kiện sống khác. Cơ thể mới có thể kém hơn mẹ về năng suất, phẩm chất II/ Sinh sản hữu tính ở thực vật bậc cao: Sự hình thành hạt phấn và túi phấn: Sự hình thành hạt phấn: Từ 1 tế bào mẹ hạt phấn(2n) giảm phân thành 4 tế bào con(n) Mỗi tế bào con (n) nguyên phân 1 lần tạo thành 2 tế bào con (n) o 1 tế bào sinh sản o 1 tế bào sinh dưỡng → Để tạo thành hạt phấn. b) Sự hình thành túi phôi: Một tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) o 1 tế bào con nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi ( gồm: noãn cầu(n), nhân cực(2n) ) o 3 tế bào tiêu giảm 2. Thụ phấn và thụ tinh: a) Thụ phấn: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu bụy của hoa. Quá trình này xảy ra trên cùng cây ( tự thụ phấn ), hay trên cây khác nhau ( thụ phấn chéo ) Sự thụ phấn chéo có thể do tác nhân tự nhiên ( gió, nước, sâu bọ ) hay nhân tạo ( do con người ) Nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp thuận lợi sẽ nảy mầm mọc ra một ống phấn. Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực nằm trong ống phấn, được ống phấn mang tới noãn. b) Thụ tinh: thụ tinh kép Một giao tử đực (n) kết hợp với noãn cầu (n) tạo thành hợp tử (2n) chính là hạt Một giao tử đực (n) kết hợp với nhân cực (2n) tạo thành nội nhũ (3n), cung cấp chất dinh dưỡng nuôi hạt. 10 [...]... trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái - động vật lưỡng tính là động vật mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái -ưu điểm: cả hai cá thể sau khi thụ tinh đều có thể sinh con, trong khi đó trong hai cá thể đơn tính thì chỉ có cá thể cái có thể sinh con *vì sao sinh sản hữu tính tiến bộ hơn sinh sản vô tính? → sinh sản vô tính chỉ cần một cá... chăn nuôi * phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở các loài động vật: → -sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới mà không cần thụ tinh - tái sinh chỉ là tái tạo cơ quan, bộ phận bị mất, không tạo được cơ thể mới (hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm cua có chân, càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới) BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I/ Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể... trong nông nghiệp: − Dùng đất đèn sản sinh khí etilen làm quả chín nhanh − Auxin kết hợp nhiệt độ thấp : bảo quản quả được lâu − Tạo quả không hạt : dùng auxin và giberilin với cà chua, bầu bí, cam, chanh, nho táo, lê, dâu tây, dưa chuột, dưa hấu… *So sánh sinh sản hữu tính và sinh sảnvô ính: → -giống nhau: đều sinh sản tạo ra cá thể con mới -khác nhau: Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính -Không có sự hình... thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi sinh vật xâm nhập… - khắc phục: +đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ +thụ tinh trong * nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính của động vật: -về cơ quan sinh sản: +từ chưa có sự phân hóa giới tính đến có sự phân hóa giới tính (đực,cái) +từ chưa có cơ quan sinh sản đực cái chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng +từ các cơ quan sinh. .. nhân có hại cho phôi như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi sinh vật → Nhược điểm tỉ lệ chết của phôi thai rất thấp - mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy trốn kẻ thù Thời kì mang thai động vật ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi Nếu không kiếm đủ thức ăn thì động vật sẽ suy dinh dưỡng, phát sinh bệnh tật,con non sinh sinh ra yếu và nhẹ cân -Phôi thai... tinh(trinh sinh) * vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là hình thức sinh sản vô tính? → vì hình thức sinh sản này là giao tử cái(trứng) có thể phát triển thành một cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao tử đực *vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép không thể thành công? → khi mô lạ ghép vào cơ thể nhận, cơ thể nhận có thể sản xuất những kháng thể... đk biến đổi của môi trường sống, duy trì nồi giống BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I/ Khái niệm: 1 Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ cần một cơ thể gốc Cơ thể gốc tách thành 2 hoặc nhiều phần, mỗi phần sẽ cho ra một cá thể mới Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm Vì vậy, các cá thể mới trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể gốc 2 Ưu điểm và hạn chế:... được sinh ra giống hệt nhau và giống hệt cơ thể mẹ, kém thích nghi trong đk môi trường thay đổi 14 Sinh sản hữu this có tổ hợp vật chất di truyền, do đó có sự tổ hợp lại vật chất di truyền tạo ra nhiều biến dị tổ hợp Ở cá thể con mang đặc điểm di truyền phong phú của bố và mẹ có thể thích nghi và phát triển trong đk môi trường sống thay đổi nên hình thức sinh sản ưu việt hơn so với hình thức sinh sản... dưỡng từ máu của mẹ cho đến lúc cơ thể phát triển đến giai đoạn có thể sống độc lập Một số con sinh ra thuộc oại khỏe, tự đi kiếm ăn sau khi sinh, còn đa số thuộc loại yếu, sau khi sinh được bố mẹ tiếp tục chăm sóc đến khi cứng cáp có thể tự đi kiếm ăn Đó là những động vật đẻ con Kết luận: Chiều hướng tiến hóa của sinh sản ở động vật: − − − − Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo Thụ tinh ngoài đến thụ tinh... tự ghép đầy triển vọng * vì sao cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ? 12 → cơ sở tb học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm do vậy, các cá thể mới được sinh ra giống hệt nhau và giống cơ thể mẹ * Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp có gì giống và khác với sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao? Động vật đa bào bậc thấp Động vật đa bào bậc cao Giống Cơ thể mới . dâu tây, dưa chuột, dưa hấu… *So sánh sinh sản hữu tính và sinh sảnvô ính: → -giống nhau: đều sinh sản tạo ra cá thể con mới. -khác nhau: Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính -Không có sự hình. nảy mầm → mọc lá → sinh trưởng mạnh → ra hoa → tạọ quả → hạt chín +2 pha: pha sinh trưởng và pha sinh sản * Đặc điểm sinh trưởng của thực vật: Các chỉ tiêu sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ. mầm. hai lá mầm Nơi sinh trưởng Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Đặc điểm bó mạch Xếp lộn xộn Xếp chồng chất Kích thước thân bé Lớn Dạng sinh trưởng Sinh trưởng theo chiều cao Sinh trưởng bề ngang Thời