1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hoat chat xu li Thanh Long

4 482 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44,63 KB

Nội dung

I/ Hoạt chất KNO3 xử lí ra hoa trên cây thanh long: 1. Hoạt chất KNO3: - Nitrate kali không phải là một kích thích tố hoặc thúc đẩy ra hoa mà nó gây ra một sự chuyển đổi từ tình trạng sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh sản. - Phun Nitrate kali là một tác nhân mà nó khởi phát hoa từ những mô đã đủ khả năng ra hoa nhưng chưa xác định để ra hoa. Sự chuyển đổi từ tình trạng dinh dưỡng sang sinh sản, thực chất là một tác nhân kích thích cho sự khởi phát hoa. - KNO3 tác động như là một tác nhân kích thích. Sự hiện diện của những mầm hoa miên trạng được hình thành trước cho thấy rằng KNO3 đơn giản chỉ phá vỡ sự ngủ nghỉ của mầm hoa và gây ra sự phân hoá mầm hoa thành hoa. - Winston and Wright (1984) khẳng định rằng KNO3 không thúc đẩy mầm ngủ xuất hiện sớm hơn mà thực ra nó chỉ kích thích mầm hoa đã hình thành trước phân hoá thành phát hoa. -Vai trò của từng ion trong hợp chất KNO3 gây ra hiệu quả kích thích ra hoa, Manuel (1976) kết luận ion NO3 - chính là yếu tố quyết định, có tác dụng phá vỡ sự miên trạng của mầm ngủ và kích thích sự ra hoa. 2. Cơ chế tác động của Nitrate kali lên sự ra hoa: - Sự khử ion nitrate thành ammonia được xem là bước đầu tiên trong cơ chế tác động của KNO3 (Bondad, 1989). Methionine, là một tiền chất trực tiếp trong quá trình tổng hợp ethylene được hình thành từ ammonia ,tăng nồng độ ethylene nội sinh trong chồi và sự hình thành các hoạt động của enzyme xuất hiện 2 giờ sau khi phun Nitrate kali, điều này cho thấy rằng hiệu quả của Nitrate kali lên quá trình sinh tổng hợp ethylene là rất nhanh và là một quá trình trung gian. Do đó, kết luận rằng hiệu quả kích thích ra hoa của Nitrate kali thuộc cơ chế ethylene trung gian. - Dung dịch KNO3 nồng độ 4000ppm ướt đều lên cây thanh long thì hoa sẽ xuất hiện trước 15- 30 ngày so với không xử lý. Ngoài ra có thể phối hợp với VLS-2 để kích thích mắt nở to đồng đều. II/ Hoạt chất CPPU xử lí ra hoa cây thanh long http://sonongnghiep.angiang.gov.vn Nghiên cứu của A. Khaimov và Y. Mizrahi (2006) trên loài Hylocereus undatus vào năm 2003 ở Israel cho thấy, xử lý CPPU (N-(2-chloro-4-pyridinyl)-N’- phenylurea) nồng độ 50 và 200 ppm từ tháng 2 – 5 (1 tháng/lần) giúp thanh long tăng tổng số hoa và đợt ra hoa rộ đầu trổ sớm. III/ Chất điều hòa sinh trưởng GA3: 1/ Ảnh hưởng lên sự ra hoa: - Sự áp dụng GA ngoại sinh thường ngăn cản sự ra hoa trên cây thanh long, đáng chú ý là GA3 và GA4/7 thường ngăn cản và ức chế sự ra hoa trên hầu hết các loại cây ăn trái nói chung. - Chính hàm lượng Gibberellin trong chồi cao đã làm ngăn cản sự ra hoa và gây ra hiện tượng ra trái cách năm bởi vì hàm lượng Gibberellin trong chồi ở năm nghịch cao hơn trong năm thuận và khi phun Gibberrellin ở nồng độ 400 ppm đã làm ức chế sự ra hoa 2 tuần trong năm thuận. Trong giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn đầu của quá trình phân hóa tế bào trong những loài cây ra trái cách năm, sự ra hoa có thể bị ngăn cản bởi sự hiện diện của GA3 và GA4/7 trong trái đang phát triển (Pharis và King tổng hợp, 1985). 2/ Biện pháp làm giảm nồng độ GA3 cây Gibberellin được tổng hợp trong rễ như biện pháp cắt rễ sẽ thúc đẩy sự ra hoa (Bugante và csv., 1998). Một hiệu quả chủ yếu của Gibberellin là sự huy động chất carbohydrate bằng cách thúc đẩy sự thoái hóa carbohydrate thành glucose (Jacobsen và Chandler, 1987) do đó trong điều kiện có hàm lượng Gibberellin cao thì tinh bột không thể tích lũy được. Sự giảm hàm lượng Gibberellin còn làm gia tăng hàm lượng ABA. Điều nầy giải thích vì sao sự giảm hàm lượng Gibberellin trong thân dưới một ngưỡng nào đó là yếu tố đầu tiên thúc đẩy quá trình ra hoa. Tóm lại, Hàm lượng Gibberellin trong chồi cao sẽ ngăn cản sự hình thành mầm hoa và điều nầy có thể khắc phục bằng cách áp dụng các chất có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp Gibberellin. Xử lý GA3 tương tự ở nồng độ 100 và 500 ppm ở cây thanh long thì làm giảm tổng số hoa và đợt ra hoa rộ đầu trổ trễ hơn. . hiệu quả kích thích ra hoa của Nitrate kali thuộc cơ chế ethylene trung gian. - Dung dịch KNO3 nồng độ 4000ppm ướt đều lên cây thanh long thì hoa sẽ xu t hiện trước 15- 30 ngày so với không xử. trong chồi và sự hình thành các hoạt động của enzyme xu t hiện 2 giờ sau khi phun Nitrate kali, điều này cho thấy rằng hiệu quả của Nitrate kali lên quá trình sinh tổng hợp ethylene là rất nhanh. I/ Hoạt chất KNO3 xử lí ra hoa trên cây thanh long: 1. Hoạt chất KNO3: - Nitrate kali không phải là một kích thích tố hoặc thúc đẩy ra hoa mà nó gây ra một sự

Ngày đăng: 29/01/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w