Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
405,5 KB
Nội dung
Ngày soạn: 16/10/ 2012 Ngày dạy:24/10/2012- Lớp 6A - Tiết 1 TKB Điều chỉnh: ………………………………………………………………………………. Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI TIẾT 1: HỌC TẬP CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” I. Mục tiêu: HS có 1. Kiến thức:. - Giúp học sinh nắm vững các tiêu chí, tiêu chuẩn của một trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2. Kĩ năng: Biết cách lập bản kế hoạch cá nhân, kế hoạch hoạt động, rèn kỹ năng trình bày ý tưởng, … đáp ứng các tiêu chí tiêu chuẩn góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động. Tự tin, năng động, sáng tạo trong các hoạt động. Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mục tiêu thi đua học tập tốt. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng. - Thảo luận; Hỏi và trả lời ; Trình bày một phút IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động - Bản tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Các bài hát. IV. Tiến hành hoạt động. Phương pháp – kỹ thuật Nội dung động não Trình bày một phút * Khởi động: Cả lớp hát bài: “Lớp chúng mình kết đoàn” 1. Khám phá: Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu các tiêu chuẩn của một trường học thân thiện, học sinh tích cực GVCN thông qua các tiêu chuẩn xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3.Thực hành: Hoạt động 2: Trình bày một phút GVCN đặt các câu hỏi – HS lần lươt trả lời: Câu 1: Có bao nhiêu tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực? 1 Câu 2: Theo em, chúng ta phải làm gì để xây dựng một trường học thân thiện học sinh tích cực? Hoạt động 3: Văn nghệ xen kẽ. Các tổ lần lượt biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. 4. Vận dụng .a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học b. Giao việc tuần sau. Tiết sau: Thảo luận trao đổi phương pháp học tập lẫn nhau. Phân công: stt Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú 1 Dẫn chương trình Nghiệp Bản chương trình 2 Trang trí tổ3 Phấn màu 3 Văn nghệ Ngọc Hà Mỗi tổ một tiết mục . VI Tư Liệu ; XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC Nội dung 1: Xây dựng trường học an toàn, trường, lớp xanh, sạch, đẹp Tiêu chí 1: Trường học là trung tâm văn hoá tại xã, phường; là nơi luôn rộng mở, sẵn sàng đón nhận mọi đối tượng học sinh; hoà nhập và không phân biệt đối xử. Tiêu chí 2: Trường học là một môi trường không có bạo lực, không gây tổn thương cho trẻ về thể chất cũng như tinh thần; không được đánh trẻ hay dùng bất cứ các hình phạt nào đối với trẻ. Tiêu chí 3: Trường học phải đảm bảo là môi trường lành mạnh, không tiềm ẩn các yếu tố gây nguy hiểm cho trẻ, thực hiện đầy đủ các tiêu chí của trường học Xanh - Sạch - Đẹp; trường lớp sạch sẽ, sân trường có cây xanh, thoáng mát. Tiêu chí 4: Tại mỗi điểm trường đều có nhà vệ sinh riêng, có đủ nước sạch phục vụ cho Thầy Cô và học sinh sinh hoạt. Tiêu chí 5: Lớp học sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp, đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh, học sinh dễ tiếp cận với các phương tiện và đồ dùng học tập. 2 Tiêu chí 6: Học sinh có ý thức và tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập Tiêu chí 7: Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Có kế hoạch dạy học cụ thể, chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các điều kiện cần thiết cho tiết dạy. Hết lòng tận tuỵ với nghề, yêu thương học sinh: kịp thời động viên khen thưởng học sinh khi học sinh có tiến bộ. Tiêu chí 8: Mỗi thầy giáo, cô giáo có phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, biết sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học và giáo dục học sinh nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên trong học tập, trong sinh hoạt góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh. Tiêu chí 9: Học sinh được tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp học, của trường học theo nhu cầu và khả năng của mình, được tạo mọi điều kiện để phát triển năng lực và năng khiếu cá nhân. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Tiêu chí 10: Tất cả học sinh đến lớp có đủ sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. Có cơ hội được sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy và học của nhà trường. Nội dung 3: Tổ chức các hoạt động tập thể Tiêu chí 11. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học nhằm khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tiêu chí 12: Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá gắn chặt với tình hình thực tế địa phương nhằm hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, kịp thời khen thưởng, hỗ trợ những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tiêu chí 13: Nhà trường có nhiều chương trình, hoạt động giao lưu với các học sinh ở trường khác. Nội dung 4: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tiêu chí 14: 3 Học sinh biết đoàn kết, thương yêu; không phân biệt đối xử, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong các hoạt động của nhà trường. Tiêu chí 15: Học sinh có được các kỹ năng cơ bản như sau: - Ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt tại nhà trường và cộng đồng. - Phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Tiêu chí 16: Học sinh có kỹ năng ứng xử văn hoá, mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng nhà trường ngày càng tốt đẹp hơn. Tiêu chí 17: Học sinh có thói quen làm việc theo nhóm. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trì các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương Tiêu chí 18: Trường học có kế hoạch cụ thể trong việc tìm hiểu, chăm sóc một di tích ịch sử, văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Học sinh của trường có những hiểu biết nhất định về di tích mà mình nhận chăm sóc và có khả năng giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. Tiêu chí 19: Trường học có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hoá và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch./. Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Ngày soạn: 16/10/ 2012 Ngày dạy:24/10/2012- Lớp 6A - Tiết 2 TKB Điều chỉnh: ………………………………………………………………………………. TIẾT 2: THẢO LUẬN VÀ TRAO ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP LẪN NHAU I Mục tiêu: 1. Kiến thức - Hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống(KNS) trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGD NGLL). 4 - Hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người học sinh THCS. - Trình bày được lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở trường và trong cuộc sống gia đình, cộng đồng xã hội. 2. Kĩ năng - Biết cách rèn kĩ năng sống thông qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, trường. - Biết thực hành các KNS trong giao tiếp, ứng xử tích cực với bản thân, với người khác; với các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống nhà trường, gia đình và xã hội. 3. Thái độ - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động, sáng tạo. - Có ý thức rèn luyện KNS trong HĐGD NGLL. II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kĩ năng nêu vấn đề và thực hiện các chỉ tiêu thi đua. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua. - Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. - Trò chơi giáo dục, biểu đạt sáng tạo, thảo luận, trình bày 1 phút. IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động - Kết quả rèn luyện của năm trước. - Các bài hát. IV. Tiến hành hoạt động. Phương pháp – kỹ thuật Nội dung động não Thảo luận Trình bày một phút * Khởi động: Cả lớp hát bài: “Cây đa quán dốc” 1. Khám phá: - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu nội dung của hoạt động - Giới thiệu đại biểu dự : GVCN lớp 2. Kết nối: Hoạt động 1: Báo cáo về phương pháp học tập của cá nhân: - Người điều khiển giới thiệu một số bạn được lựa chọn bản báo cáo kinh nghiệm học tập , hướng dẫn các bạn cách thức tiến hành theo từng môn học và những vấn đề cụ thể của nó, sau đó toàn lớp sẽ góp ý và thảo luận. Hoạt động 2: Thảo luận về phương pháp học tập cá nhân: - Sau khi lớp tiến hành nghe báo cáo, người điều khiển cho cả lớp thảo luận. Hoạt động 3: Làm thế nào để tập thể lớp cùng học tốt. - Người điều khiển giới thiệu lần lượt các tổ trình bày báo cáo 5 tham luận của tổ về làm thế nào để tập thể lớp cùng học tốt. Hoạt động 4: Thảo luận chỉ tiêu Nêu chỉ tiêu phấn đấu của lớp và biện pháp để lớp thực hiện thảo luận. Xếp loại Học lực Hạnh kiểm Giỏi/Tốt 03 hs 18 hs Khá 10 hs 11 hs TB 18 hs 02 hs Thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể, lấy biểu quyết nhất trí của tập thể . Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp 3. Thực hành/ luyện tập Hoạt động 5:Chương trình văn nghệ - Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ của lớp lên trình diễn ( Có thể đan xen giữa các hoạt động). Hoạt động 6: - Người điều khiển chốt lại toàn bộ nội dung được thảo luận. - Người điều khiển đọc bản giao ước thi đua, đại diện các tổ lên kí giao ước. 4. Vận dụng a. Nhận xét giờ học. -Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm về chất lượng các bản báo cáo,về ý thức tham gia thảo luận của các bạn. -GV phát biểu động viên học sinh vận dụng những kinh nghiệm tốt của các bạn để nâng cao kết quả học của mình. b. Giao việc tuần sau. Tiết sau: Lễ đăng kí hoa điểm tốt, tiết học tốt, … tặng thầy cô. Phân công: stt Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú 1 Dẫn chương trình Nghiệp Bản chương trình 2 Trang trí tổ4 Phấn màu 3 Văn nghệ Mỹ Hằng Mỗi tổ một tiết mục VI. Tư liệu Nắm kết quả hoạt động về thi đua, học tập của năm trước . Trao đổi với giáo viên bộ môn. 6 Ngày soạn: 16/11/ 2012 Ngày dạy:24/11/2012- Lớp 6A - Tiết 1 TKB Điều chỉnh: ………………………………………………………………………………. Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO TIẾT 1: LỄ ĐĂNG KÍ HOA ĐIỂM TỐT, TIẾT HỌC TỐT, … TẶNG THẦY CÔ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của điểm tốt, tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. 2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua. 3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động. Kĩ năng nêu vấn đề về thực hiện hoa điểm tốt, tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện hoa điểm tốt, tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng đặt mục tiêu lập kế hoạch thực hiện tuần học tốt tháng học tốt. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng. Thảo luận; biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động - Các tổ họp và thống nhất nội dung đăng kí thi đua theo 4 chỉ tiêu chính : 7 +/ Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà +/ Giữ kỉ luật trật tự trong giờ học +/ Số điểm tốt sẽ đạt được +/ Phát biểu ý kiến trong các giờ học - Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời - Phân công trang trí : Ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ - Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể về công ơn của các thầy cô - Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công ơn của các thầy cô. IV. Tiến hành hoạt động. Phương pháp – kỹ thuật Nội dung động não Thảo luận Trình bày một phút * Khởi động: Cả lớp hát bài: “Nhớ ơn thầy cô” 1. Khám phá: - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu nội dung của hoạt động - Giới thiệu đại biểu dự : GVCN lớp 2. Kết nối: Hoạt động 1: Đăng kí và giao ước thi đua - Đại diện từng tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình và trao tờ đăng kí đó lên trên bảng hay nộp lại cho cán bộ lớp - Lớp trao đổi thêm về chỉ tiêu thi đua và biện pháp thực hiện. - Hs thảo luận và thống nhất các chỉ tiêu đưa ra. - Đọc bản đăng kí thi đua theo các chỉ tiêu chính như: +/ Chuẩn bị đầy đủ bài học, bài làm trước khi đến lớp +/ Thực hiện tốt kỉ luật, trật tự trong giờ học +/ Tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trung thực trong học tập +/ Cố gắng đạt kết quả cao trong học tập Hoạt động 2 :Văn nghệ chào mừng Thầy cô: - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị (nên sắp xếp các thể loại biểu diễn một cách xen kẽ để tránh sự nhàm chán) - Xen kẽ các tiết mục văn nghệ trong trò chơi hái hoa dân chủ - Trong trò chơi hái hoa dân chủ, HS làm được đúng yêu cầu sẽ được những tràng pháo tay tán thưởng và có quyền chỉ địng một bạn khác lên tham gia, bạn nào không hoàn thành sẽ bị phạt (ví dư như phải nhảy lò cò quanh cây hoa, hoặc bắt buộc phải thực hiện một trò chơi bất kì nào đấy ) 3. Thực hành-luyện tập: Hoạt động 3 :Thảo luận về tuần học tốt - Cả lớp cùng trao đổi về một số câu hỏi: 1/ Bạn có biết để có một tiết giảng dạy tốt, thầy cô giáo đã phải chuẩn bị như thế nào không ? 2/ Thầy cô giáo hi vọng và mong đợi gì ở chúng ta ? 3/ Bạn có thể làm gì để giúp các thầy cô giáo giảng dạy tốt ? 4/ Đối với những HS phạm lỗi, thầy cô giáo phải xử phạt. Bạn có đồng 8 tình với việc làm của các thầy cô giáo không ? Vì sao ? 5/ Để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo , HS chúng ta cần phải thực hiện những điều gì ? 6/ Bạn hiểu thế nào là một tuần học tốt ? Đáp án : Một tuần học được coi là tốt nếu đảm bảo các yếu tố sau đây : +/ Tất cả các bạn trong lớp phải chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp +/ Trong mỗi tiết học phải tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài +/ Hiểu bài, biết vận dụng kiến thức đã học vào những yêu cầu cụ thể +/ Luôn có ý thức tự giác giữ gìn trật tự, kỉ luật của lớp 7/ Bạn hãy cho biết tác dụng của tuần học tốt ? Đáp án : - Tuần học tốt giúp cho em hứng thú hơn trong các tiết học - Giúp em chủ động trong quá trình học tập, tạo không khí lớp học sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao … 8/ Để có được tuần học tốt mỗi HS cần phải làm gì ? Đáp án : - Cần có ý thức tự giác trong quá trình học tập kể cả ở lớp cũng như ở nhà - Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Luôn luôn chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài - Tích cực xây dựng bài - Mỗi thành viên trong lớp phải biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập 4. Vận dụng: a. Nhận xét giờ học. - GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của HS trong tiết học. b. Giao việc tuần sau. Tiết sau: Tổ chức kỉ niệm ngày 20 - 11 Phân công: stt Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú 1 Dẫn chương trình Nghiệp Bản chương trình 2 Trang trí tổ1 Phấn màu 3 Hoa, quà Hà 4 Văn nghệ Mỹ Hằng Mỗi tổ một tiết mục VI Tư Liệu ;Các chỉ tiêu thi đua đầu năm; các bản đăng kí thi đua Ngày soạn: 16/11/ 2012 Ngày dạy:24/11/2012- Lớp 6A - Tiết 1 TKB Điều chỉnh: ………………………………………………………………………………. Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 9 TIẾT 2: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY 20 – 11 II. Mục tiêu: HS có 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nâng cao nhận thức về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Biết ứng xử có văn hoá đối với các thầy cô giáo. 2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. 3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động. Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy cô giáo. Kĩ năng giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo. Kĩ năng tìm kiếm lựa chọn các nội dung, hình thức tham gia lễ kỉ niệm . Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với lao động sư phạm của thầy cô. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng. Thảo luận; kể chuyện biểu đạt sáng tạo, hỏi và trả lời; trình bày một phút. 1V. Tài liệu và phương tiện hoạt động - Câu chuyện tấm gương về tình thầy trò, vai trò, công ơn của thầy cô giáo. - Những kỷ niệm sâu sắc của thầy và trò trong 4 năm học THCS. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Hoa, tặng phẩm IV. Tiến hành hoạt động. 10 . được những dụng cụ còn lại chứ) 17. Con số lớn nhất có duy nhất hai chữ số? Trả lời: 99 (= 9x9x9x9x9x9x9x9x9 lớn quá trời lớn) 18. Có hai bình rộng miệng, đựng đầy nước. Làm sao để cho tất cả. “Mừng Đảng, Mừng Xuân”: Sinh hoạt văn nghệ. Giao lưu với Đảng viên của trường. Ngày soạn: 20/02 /2013 Ngày thực hiện:25/02 /2013 Lớp thực hiện : 9A 19 Chủ điểm tháng 1 + 2: Tiết 1 MỪNG ĐẢNG MỪNG. ) 12 + Chuẩn bị một số câu đố vui dành cho khán giả. + Ban giám khảo: 1) Ngân Thị Lệ 2) Hà Thị Ánh 3) Hà Văn Chiến - Ban giám khảo xây dựng thang điểm: Hát hay, đúng, phong cách biểu diễn tự nhiên: