1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất của công ty TNHH Sikar

31 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

Kế toán chi phí sản xuất của công ty TNHH Sikar

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 1 Lớp KTTH2-11 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rở. Trong một vài thập niên gần đây, nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường, từng bước thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế nhiều thành phần, gia nhập WTO. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh,tìm chổ đứng vững trên thị trường bằng các sản phẩm của mình. Khó khăn cho các doanh nghiệp bởi giá sản phẩm đưa ra thị trường phải được người tiêu dùng chấp nhận,đồng thời đem đến lợi nhuận mong muốn cho doanh nghiệp.Muốn đạt được điều đó,doanh nghiệp cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý mọi mặt quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó vấn đề chi phí sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kế toán chi phí sản xuất là bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản xuất sản phẩm.Thông tin về chi phí là những căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.Được sự hướng dẫn của giáo viên Đoàn Thị Lành và bác Hoàng Minh Hiệu - Kế toán công ty TNHH Sikar tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất của công ty TNHH Sikar” cho báo cáo tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu thì gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất Chương 2: Thực trạng chi phí sản xuất sản phẩm trong công ty TNHH Sikar Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty. Quá trình thực hiện đề tài là một nỗ lực lớn của bản thân, nhưng do thời gian thực tập ngắn và vốn kiến thức còn hạn chế cho nên những vấn đề trình bày trong chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô và các anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 2 Lớp KTTH2-11 CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.1.Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất 1.1.1.Khái niệm về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống (tiền lương, các khoản trích theo lương, ) và lao động vật hoá (nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, ) phát sinh trong quá trình sản xuất để sản xuất sản phẩm và thường liên quan đến 1 khoảng thời gian nhất định. 1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất: Phân loại theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế): Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế.Gồm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí nhân công. Phân loại theo khoản mục chi phí (theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh):Những chi phí sản xuất có cùng công dụng và mục đích sử dụng thì được tập hợp vào cùng một khoản mục chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất. Ngoài 2 cách phân loại trên để phục vụ cho việc hạch toán phân tích đánh giá tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành: - Chi phí ban đầu và chi phí biến đổi - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất - Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước - Chi phí năm trước và chi phí năm nay - Chi phí bất biến và chi phí khả biến - Chi phí cơ bản và chi phí chung 1.1.3.Vai trò nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất: 1.1.3.1.Vai trò của công tác kế toán: Chi phí sản xuất có rất nhiều loại với những nội dung công dụng khác nhau. Quá trình phát sinh chi phí sản xuất để chế tạo sản phẩm chính là việc sử dụng nguồn tài sản vật tư, nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó xuất hiện yêu cầu phải tổ chức công tác kế toán chi phí nhằm quản lý chặt chẽ các chi phí đảm bảo tiết kiệm , phù hợp với định mức, dự toán đã được lập và theo đúng mục tiêu sử dụng chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình thực hiện định mức chi phí để có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.3.2.Nhiệm vụ của công tác kế toán: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 3 Lớp KTTH2-11 Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Phản ánh đầy đủ chính xác và kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm Lập báo cáo về chi phí sản xuất đúng quy định. Tham gia xây dựng và phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí phục vụ sản xuất và quản lý nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu và các chi phí khác để hạ giá thành sản phẩm. 1.2.Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1. Đối tượng Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng sản xuất, từng đơn đặt hàng, từng giai đoạn sản xuất và cũng có thể có từng nhóm hoặc loại sản phẩm được sản xuất. 1.2.2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,thành phẩm mua ngoài được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Những vật tư xuất dùng trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt như phân xưởng, loại nhóm sản phẩm thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Tài khoản 621 không có số dư Nợ TK 621 Có - Tập hợp chi phí VL trực tiếp thực tế - Trị giá NVL sử dụng không hết trả lai kho phát sinh. - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào tài khoản tính giá thành - Chứng từ sử dụng bao gồm : + Khi xuất kho vật liệu sử dụng cho thi công : phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho + Khi mua vật liệu về sử dụng ngay không qua kho: hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 4 Lớp KTTH2-11  Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 151, 152, (611) 621 152 Nguyên liệu, nhiên liệu xuất Vật liệu sử dụng không dùng cho sản xuất trực tiếp hết nhập lại kho 111, 112, 141, 331, 154 Nguyên liệu, nhiên liệu mua về Kết chuyển chi phí NVL dùng ngay cho sản xuất trực tiếp trực tiếp để tính giá thành 133 (1) 1.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí theo quy định TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" Tài khoản 622 không có số dư. Nợ TK 622 Có - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực - Kết chuyển chi phí nhân công trực tế phát sinh,các khoản trích theo lương tiếp vào tài khoản tính giá thành.  Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 334 622 154 Tiền lương chính của công nhân trực tiếp 635 Kết chuyển CP nhân công Trích trước lương nghỉ phép trực tiếp để tính giá thành 338 của công nhân trực tiếp Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 111, 141 Các khoản được chi trực tiếp bằng tiển 1.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí dùng cho công tác tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các nhà máy, bộ phận sản xuất như: Tiền lương và các khoản Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 5 Lớp KTTH2-11 trích theo lương của nhân viên nhà máy, khấu hao TSCĐ đang dùng tại nhà máy, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được hạch toán cho từng nhà máy, bộ phận sản xuất, sau đó sẽ được phân bổ hết cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan dựa vào các tiêu chuẩn phân bổ khác nhau như: theo giờ công sản xuất, tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp, tiền lương chính của công nhân sản xuất Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm) sử dụng công thức: Mức phân bổ = CP sản xuất chung thực tế x Số đơn vị CPSX chung phát sinh trong tháng của từng đối cho từng Tổng số đơn vị của các đối tượng tượng theo tiêu đối tượng được phân bổ theo tiêu thức lựa chọn thức lựa chọn Nợ TK 627 "Chi phí sản xuất chung" Có - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất tế phát sinh chung. - Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất xuất chung để tính giá thành. Tài khoản 627 không có số dư. Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2: TK 6271_"Chi phí nhân viên phân xưởng" TK 6272_"Chi phí vật liệu" TK 6273_"Chi phí dụng cụ sản xuất" TK 6274_"Chi phí khấu hao TSCĐ" TK 6277_"Chi phí dịch vụ mua ngoài" TK 6278_"Chi phí bằng tiền khác Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 6 Lớp KTTH2-11  Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung: 334, 338 627 111,152,138 Tiền lương và các khoản trích theo lương Các khoản giảm trừ của nhân viên phân xưởng theo tỷ lệ quy định CP sản xuất chung 152 Xuất vật liệu dùng sửa chữa, bảo dưởng ở 154 nhà máy sản xuất Phân bổ, kết chuyển CPSX chung 153 142 Giá trị nhỏ phân bổ 1 lần 631 Xuất CCDC dùng Phân bổ, kết chuyển cho nhà máy CPSX chung 242 Giá trị lớn phân bổ n lần 632 214 Kết chuyển CPSX chung Trích khấu hao TSCĐ dùng ở nhà máy không phân bổ vào giá vốn hàng bán 331, 335, 111 Chi phí mua ngoài, phí trích trước, thuộc nhà máy 1331 Thuế GTGT đầu vào 241, 111, 112, 331 Chi phí sửa chữa TSCĐ thuộc nhà máy 1331 Thuế GTGT đầu vào 1.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản giảm CPSX như: phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng… Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 7 Lớp KTTH2-11 - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành nhập kho hay cung cấp cho khách hàng. Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất thực tế của những sản phẩm, công việc, hay lao vụ đã hoàn thành. TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.  Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất: 621 154 138, 152,811 Chi phí vật tư trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí 622 155 Chi phí nhân công trực tiếp Nhập kho 157 627 Chi phí sản xuất chung Giá thành Gửi đi bán thực tế 632 Tiêu thụ thẳng SD: XXX Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 8 Lớp KTTH2-11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH SIKAR 2.1. Khái quát về công ty TNHH Sikar 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Sikar: 2.1.1.1.Quá trình hình thành: Công ty TNHH Sikar được hình thành trên cơ sở thừa kế của hãng rượu Xika. Hãng rượu này có lịch sử lâu đời từ làng nghề truyền thống Kim Long, Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị.Cái đặc biệt được gọi là Tiên tửu là nhờ nguồn nước ngầm do thiên nhiên ban tặng kết hợp với nguyên liệu gạo đặc sản chất lượng cao,với bí quyết ủ men và phương pháp chưng cất gia truyền tạo nên sản phẩm nổi tiếng Tại sao họ lại tự hào như thế bởi cái độ trong khác biệt, độ thơm hoàn toàn tự nhiên và độ dịu ngọt đặc trưng. Điều quan trọng là dư lượng độc tố trong rượu không có, liên kết bền vững tính ổn định cao nên để càng lâu càng ngon 2.1.1.2.Quá trình phát triển: Trong những ngày đầu khi mới thành lập cơ sở đã gặp không ít khó khăn, từ những trang thiết bị máy móc còn thô sơ, trình độ chuyên môn chưa cao, mặt bằng còn chật hẹp. Nhưng trong thời gian ngắn ngủi công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn đi lên và mở rộng sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả nước.Những năm qua với những phương án tận dụng triệt để năng lực có sẵn và dần dần từng bước đầu tư vào những khâu then chốt trong bộ phận sản xuất đã giúp công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, doanh số của công ty ngày càng tăng rỏ rệt và các khoản thu nộp ngân sách Nhà Nước luôn vượt trên kế hoạch đặt ra.Ở công ty, đối với khâu sản xuất thì số lượng sản xuất phù hợp chất lượng sản phẩm cao, giá thành tương đối ổn định, hợp lý. Cộng với sự nhạy bén của bộ máy quản lý công ty trong việc tiếp cận thị trường và từng bước đưa công ty hòa nhập vào nhịp độ phát triển của nền kinh tế đất nước. * Một vài thông tin về công ty: - Tên giao dịch: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sikar. - Giám đốc: Trần Hữu Bằng. - Trụ sở chính: Km 780 Quốc lộ 1A, Thị trấn Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị. - Địa chỉ sản xuất: Khu công nghiệp làng nghề truyền thống Diên Sanh, Thị trấn Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị. - Điện thoại/Fax: 0533873119. - Di động: 0913442778. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 9 Lớp KTTH2-11 - Tài khoản: 4211004030136 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông Huyện Hải Lăng. Công ty TNHH Sikar được thành lập năm 2004 hoạt động theo quy định 66/NĐ - CP ngày 02/3/1992 của Thủ Tướng Chính Phủ (nay theo nghị định 02/2001 /NĐ – CP ngày 03/02/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3002000254 do sở kế hoạch và đầu tư Giấy phép kinh doanh rượu số: 11/QLHC/Tm do sở thương mại và dịch vụ Quảng Trị cấp ngày 19/12/1999. Ngành nghề kinh doanh:sản xuất kinh doanh các loại rượu kể cả rượu thuốc, nước giải khát, nước uống đóng chai, đồ uống có cồn, kênh thương mại dich vụ tổng hợp, nhà hàng khách sạn, vận tải hàng hóa trong và ngoài nước.Kể từ khi thành lập, công ty đã ổn định sản xuất, đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Trên đà phát triển đó, công ty đã tăng cường mở rộng phạm vi ở nhiều tỉnh trong cả nước. 2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Sikar Huyện Hải Lăng: 2.1.2.1.Chức năng:  Sản xuất kinh doanh rượu, nước giải khát, đá tinh.  Doanh nghiệp thường xuyên chăm lo, giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân viên. Cung cấp thông tin để mọi nhân viên tích cực tham gia xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.  Ổn định sản xuất dịch vụ có lãi để tăng vốn tích lũy, giảm chi phí góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động. 2.1.2.2.Nhiệm vụ:  Kinh doanh dịch vụ.  Điều hành sản xuất. Số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh là 1.800.000.000 đồng. Với số vốn đó, công ty đã tiến hành tuyển nhân sự, máy móc, thiết bị và nhập nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất kinh doanh. 2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Sikar: 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Để tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Sikar, mô hình quản lý đã được công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu nên việc điều hành quản lý giữa các bộ phận quản lý không chồng chéo lên nhau mà phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban. Vì vậy, các quy định quản lý mang lại hiệu quả cao. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đoàn Thị Lành SVTH: Nguyễn Thị Huyền Thương 10 Lớp KTTH2-11  Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Sikar:  Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ tham mưu 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty TNHH Sikar: - Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh,chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của mình. Đồng thời là người trực tiếp quản lý mọi vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty. Là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm,các chức danh quản lý trong công ty, là người quy định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty. - Phó giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc và điều hành mọi công việc được ủy quyền khi Giám đốc đi vắng. Đồng thời, là người chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Phó Giám đốc có các nhiệm vụ sau: + Kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty. Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản,bảng quyết toán năm tài chính của công ty và các kiến nghị sai phạm (nếu có). + Kiểm tra và báo cáo với Giám đốc về những sự kiện bất thường, những ưu - khuyết điểm trong quản lý tài chính các ý kiến độc lập của mình. Giám Đốc Phó Giám Đ ố c P. Hành Chính P.Kế Toán P.Kỉ Thuật P.Kế Hoạch Ban điều hành xưởng Phân xưởng sản xuất Hải Lăng Phân xưởng sản xuất Quảng Trị Phân xưởng sản xuất Lao Bảo [...]... 2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Sikar 2.2.1.Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 2.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí: Công ty có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, mỗi hoạt động sẽ có một đối tượng tập hợp chi phí khác nhau.Hoạt động sản xuất của công ty với quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là sản phẩm 2.2.1.2.Phương... là sản phẩm 2.2.1.2.Phương pháp tập hợp chi phí: Theo phương pháp hạch toán của Công ty, tất cả các khoản mục phát sinh tại phân xưởng bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung 2.2.2 .Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Sikar: 2.2.2.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: a) Nội dung - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm + Nguyên... sản xuất chung: a Nội dung Tại công ty, chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện sáng, điện thoại, nước, vận chuyển, xăng, - Chi phí dụng cụ sản xuất: vật liệu, CCDC khi xuất kho sử dụng sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán chi phí - Chi phí khấu khấu hao TSCĐ:, chi phí trích khấu hao TSCĐ gồm: máy... trước pháp luật và Giám đốc về chỉ đạo công tác kế toán. Trực tiếp phân công và chỉ đạo mọi công việc của nhân viên kế toán trong công ty. Cuối tháng kế toán trưởng có trách nhiệm tập hợp các "Bảng tổng hợp chi tiết" để tiến hành lập"Báo cáo kế toán" tập hợp CPSX kinh doanh của công ty - Phó phòng kế toán: Phụ trách theo dõi kiểm tra công tác thanh toán trong công ty, thực hiện trích khấu hao háng tháng... nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo đúng kế hoạch đã đề ra, sử dụng nguyên vật liệu theo định mức báo cáo đầy đủ, kịp thời lên cấp trên 2.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Sikar: 2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán công ty: Để đảm bảo cho quá trình ghi chép vào sổ kế toán được chính xác và kịp thời, phù hợp với loại hình kế toán tập trung của công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương... hình hạch toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Sikar 3.1.1.Ưu điểm Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm của đơn vị là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng loại sản phẩm riêng biệt; Đảm bảo cho công tác quản lý và kiểm soát chi phí được dễ dàng, giúp nhà quản trị so sánh, tính kết quả kinh doanh, kịp thời có biện pháp hạ giá thành sản phẩm Đã... trình sản xuất - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch toán, phản ánh đầy đủ toàn bộ tài sản cũng như vận động tài sản của công ty - Phòng ban điều hành xưởng: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm,nghiệm thu sản phẩm sau khi gia công ,sản xuất hoàn thành kiểm tra sản phẩm trước khi mang ra thị trường - Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp sản. .. tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm để tính toán chính xác giá thành sản phẩm.Cuối năm,lập báo cáo tài chính hoạt động của công ty - Kế toán thanh toán: Là người chịu trách nhiệm các khoản thu chi tiền mặt, các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên trong công ty Thanh toán các khoản với người mua, người bán tổng hợp lên tài khoản, đối ứng cung cấp cho kế toán trưởng - Kế toán tiền gửi... ĐƯ chú Số Ngày PX32 06/3 Xuất NVL sản xuất sản xuất 152 101.136.000 sản phẩm PX33 15/3 Xuất NVL sản xuất sản phẩm 152 38.627.000 PX34 23/03 Xuất NVL sản xuất sản 152 8.960.000 phẩm … … ………… … …… Cộng 178.640.000 Ngày 31 tháng 3 năm 2013 Người lập Kế toán trưởng ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) Căn cứ vào chứng từ gốc, bảng kê chứng từ kế toán vào sổ chứng từ ghi sổ Công ty TNHH Sikar Mẫu số 02-VT Km 780... trường hợp sử dụng nguyên vật liệu sai mục đích, lãng phí - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý về tiền mặt thực hiện thu chi theo quy định của kế toán trưởng Hằng ngày ghi chép sổ quỹ và đối chi u với kế toán thanh toán Kiểm kê số tiền mặt có trong quỹ cuối ngày 2.1.4.3.Hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Sikar: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Sikar là hình thức chứng từ ghi sổ SVTH: Nguyễn Thị . sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành: - Chi phí ban đầu và chi phí biến đổi - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất - Chi phí chờ. bổ và chi phí trích trước - Chi phí năm trước và chi phí năm nay - Chi phí bất biến và chi phí khả biến - Chi phí cơ bản và chi phí chung 1.1.3.Vai trò nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí. 1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất: Phân loại theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế): Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao

Ngày đăng: 28/01/2015, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w