1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khủng hoảng nợ công của hy lạp, liên hệ và bài học cho việt nam

27 840 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 297,99 KB

Nội dung

Kinh tế vĩ mô II Trang 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Vào năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bắt nguồn từ Hy Lạp đã lan mạnh sang các quốc gia Châu Âu khác, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và trở thành một vấn nạn nhức nhối trong thời gian kéo dài. Ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã cho thấy, nợ công là một vấn đề mang tính toàn cầu mà bất cứ một quốc gia nào dù mạnh hay yếu cũng đều có nguy cơ gặp phải. Việt Nam là một nước có quy mô nền kinh tế nhỏ và đang phát triển. Vì thế, việc chính phủ đi vay nợ để đầu tư phát triển nền kinh tế và cho chi tiêu chính phủ là điều khó tránh khỏi. Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc không sử dụng dòng vốn đầu tư một cách hiệu quả nhằm thúc đấy tăng trưởng. Những số liệu thống kê cả của Việt Nam và quốc tế đều cho thấy Việt Nam thường xuyên có thâm hụt ngân sách. Tình trạng nợ công của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng lên trong khi hiệu quả đầu tư của Việt Nam lại đang có xu hướng giảm xuống. Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc nghiên cứu nợ công để đưa ra các chính sách phù hợp phát triển kinh tế đất nước, trong tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày về vấn đề “Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, liên hệ và bài học cho Việt nam”. Những bài học từ khủng hoảng nợ công của Hy Lạp là kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình phát triển về quản lý nợ công và thâm hụt ngân sách. Do hạn chế về thời gian và trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi Kinh tế vĩ mô II Trang 2 những sai sót trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, hướng dẫn của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn. PHẦN 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công I. Khái niệm nợ công Năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật quản lý nợ công, được xem là một bước tiến bộ lớn trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Theo Bộ Luật này thì nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. • Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. • Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh. • Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Theo WB (2002) thì nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh. Còn theo IMF (2010), thì nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi kèm với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công. II. Bản chất kinh tế của nợ công − Nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách Kinh tế vĩ mô II Trang 3 Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, hay tổng chi tiêu của chính phủ nhiều hơn tổng các nguồn thu của mình. Để làm giảm mức thâm hụt ngày, chính phủ phải tăng nguồn thu ngân sách, hoặc cắt giảm chi tiêu. Cắt giảm chi tiêu không phải là một việc dễ dàng trong ngắn hạn, khi những kế hoạch chi tiêu của chính phủ đã được hoạch định cụ thể. Chính vì thế, chính phủ chỉ có thể tìm cách gia tăng nguồn thu của mình. Có hai cách để gia tăng nguồn thu chính phủ. Thứ nhất, chính phủ có thể tăng thuế, vốn là nguồn thu trực tiếp và lớn nhất của mình. Tuy nhiên, tăng thuế có thể có ảnh hưởng tiêu cực, đó là làm giảm tiêu dùng, giảm động lực lao động và sản xuất dẫn đến suy thoái kinh tế. Thứ hai, chính phủ có thể tăng nguồn thu thông qua vay nợ, cả vay trong nước và vay quốc tế. Để làm được việc này, chính phủ sẽ yêu cầu Ngân hàng trung ương bán cổ phiếu cho giới đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế. Các khoản vay này sẽ làm gia tăng nợ công. Như vậy có thể thấy nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách. − Tác động của thâm hụt ngân sách và nợ công Thâm hụt ngân sách hàm ý rằng thu ngân sách của chính phủ suy giảm hoặc có sự gia tăng trong chi tiêu. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Cùng với đó, giá cả và lạm phát cũng sẽ tăng lên. Về dài hạn, khi lạm phát gia tăng, người lao động sẽ yêu cầu mức lương cao hơn, và các doanh nghiệp sẽ buộc phải có chính sách cắt giảm sản xuất trước mức tiền lương mới này, tổng cung trong nền kinh tế sẽ suy giảm. Nguồn cung vốn vay hay tổng tiết kiệm của nền kinh tế suy giảm do thâm hụt ngân sách sẽ đẩy lãi suất tăng lên. Lãi suất gia tăng sẽ gây khó khăn cho khu vực tư nhân trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Chính vì thế, khu vực tư nhân sẽ bị thu hẹp, chính bởi sự chi tiêu không hiệu quả của chính phủ. Lãi suất gia tăng không chỉ thu hút giới đầu tư trong nước mà còn hoàn toàn có thể thu hút giới đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhu cầu nắm Kinh tế vĩ mô II Trang 4 giữ tài sản nội địa, do hiệu suất sinh lời cao hơn, điều này đồng nghĩa với việc dòng vốn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế, làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên. Khi cung ngoại tệ tăng lên, giá trị của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ sẽ giảm đi, hay nói cách khác, đồng nội tệ có thể tăng giá trị. Việc đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập khẩu thay vì xuất khẩu, và điều này sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại và thâm hụt cán cân vãng lai. − Vay nợ nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - Original Sin Tại các quốc gia đang phát triển, có hai nguồn tiền có thể hỗ trợ cho sự thâm hụt thương mại này, đó là lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về, hoặc nhận viện trợ FDI từ nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển còn phải vay thêm từ nước ngoài. Việc các quốc gia đang phát triển phải đi vay nợ bằng các đồng tiền nước ngoài được các nhà kinh tế học gọi là orginial sin. Thuật ngữ này được giải thích là việc các quốc gia đang phát triển không có cơ hội được vay và trả nợ bằng đồng tiền nội tệ của mình. Họ buộc phải vay bằng các đồng tiền mạnh hơn, đồng nghĩa với việc ngay từ thời điểm ban đầu đã có sự không đồng nhất về tiền tệ trong quá trình phát triển. III. Rủi ro nợ công 1. Rủi ro thanh toán Khi một quốc gia có thâm hụt ngân sách và buộc phải đi vay nợ để bù đắp sự bội chi này, rủi ro đầu tiên đến từ việc liệu quốc gia đó có thể trả được các khoản nợ công này trong tương lai hay không. Điều này phụ thuộc vào khối lượng nợ, có thể được so sánh trên GDP, xuất khẩu (thường đối với nợ nước ngoài), hoặc thu ngân sách chính phủ. Chính phủ được xem là có khả năng thanh toán nợ công nước ngoài nếu như giá trị chiết khấu của cán cân thương mại trong tương lai lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại của khối lượng nợ công nước ngoài. Kinh tế vĩ mô II Trang 5 2. Rủi ro thanh khoản Rủi ro từ nợ công còn được đo lường thông qua khả năng thanh khoản, hay khả năng trả nợ nhanh của chính phủ. Chỉ mình khả năng thanh toán không đủ đảm bảo cho sự an toàn của một quốc gia khi vay nợ, mà còn cần phải có khả năng thanh khoản. Một quốc gia có thể có khả năng thanh toán về lý thuyết bởi quốc gia đó có thể gia tăng nguồn thu của mình trong tương lai để chi trả cho các khoản nợ của mình cũng như để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, cũng quốc gia đó hoàn toàn có khả năng vỡ nợ ngay trong ngắn hạn do đánh mất khả năng thanh khoản của mình. Điều này xảy ra khi các thị trường đánh mất niềm tin vào quốc gia này, khiến nó không thể tiếp cận được các nguồn tài chính cần thiết để trả nợ trong ngắn hạn, hoặc có thể tiếp cận được với lãi suất rất cao. Chính vì vậy, một cuộc khủng hoảng thanh khoản hoàn toàn có thể chuyển thành một cuộc khủng hoảng thanh toán, và đây là điều mà Hy Lạp đã gặp phải trong năm 2010. 3. Rủi ro bất ổn vĩ mô Ngoài những rủi ro trong khả năng thanh toán nợ và khả năng thanh khoản, nền kinh tế còn gặp nhiều rủi ro do những bất ổn từ các biến số vĩ mô có thể ảnh hưởng trực tiếp lên nợ công. Tăng trưởng kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nền kinh tế, bởi nó thể hiện rằng liệu quốc gia đó có đang phát triển bền vững và ổn định hay không. Nguồn thu ngân sách cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ. Việc tăng nguồn thu ngân sách sẽ làm giảm thâm hụt tài khóa, giúp giảm gánh nặng nợ công cho chính phủ. Nợ công thường tăng khoảng hai phần ba trong khoảng thời gian ngay sau khi diễn ra khủng hoảng tài chính. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng 84% cuộc khủng hoảng nợ đến ngay sau cuộc một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Do vậy, các biến số tạo rủi ro cho một cuộc khủng hoảng tiền tệ cũng có thể là tác nhân gây nên một cuộc khủng hoảng nợ. Trong đó, lạm phát cao cùng cú sốc tỉ giá có thể làm Kinh tế vĩ mô II Trang 6 giảm giá trị của đồng tiền nội địa, đồng nghĩa với việc dư nợ nước ngoài sẽ tăng lên, đi kèm với rủi ro vỡ nợ. Kinh tế vĩ mô II Trang 7 PHẦN 2: Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp I. Tổng quan 1. Hy Lạp trước khủng hoảng Năm 1981, Hy Lạp vội vàng ra nhập EU. Trong thập kỉ đầu tiên là thành viên của EU, Hy Lạp dường như ẵm được món lời lớn khi được hưởng các khoản tài trợ hào phóng của EU. Nhờ đó các khó khăn về kinh tế chính trị được tháo gỡ. Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào giữa năm 2001 cho đến năm 2008 - khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, ngân sách quốc gia Hy Lạp luôn nằm trong tình trạng thâm hụt. Theo Tạp chí Ngân hàng số 13, năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thâm hụt ngân sách trung bình giai đoạn này của Hy Lạp là trên 5% GDP/năm trong khi tính trung bình cho toàn khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), con số này chỉ dừng lại ở mức 2%/năm; cán cân vãng lai của quốc gia này cũng liên tục bị thâm hụt, trung bình vào khoảng 9% GDP hàng năm so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1% . Bắt đầu từ cuối năm 2009, niềm tin của các nhà đầu tư vào chính phủ Hy Lạp bắt đầu bị lung lay khi vào tháng 10, Chính phủ mới do Thủ tướng George Papandreou lãnh đạo đưa ra con số ước tính thâm hụt ngân sách mới cho năm 2009 là 12,7% GDP, gần gấp đôi con số ước tính hiện tại lúc đó là 6,7%. Kinh tế vĩ mô II Trang 8 Biểu đồ Tổng nợ Chính phủ một số nước Châu Âu giai đoạn 1991 - 2012 (Nguồn: Morgan Stanley) 2. Diễn biến khủng hoảng Hy Lạp Vấn đề nợ Hy Lạp bắt nguồn chính từ việc Chính phủ Hy Lạp, sau khi gia nhập vào Khu vực đồng Euro, thay vì phải thực hiện cắt giảm chi tiêu và kiềm chế thâm hụt ngân sách theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo của khu vực này, lại tiếp tục chi tiêu quá mức cho phép, đồng thời che dấu việc này bằng cách đưa ra các báo cáo kinh tế sai lệch. Như đã nói ở phần trước, năm 2009 chính phủ Hy Lạp thông báo thâm hụt ngân sách sẽ có thể ở mức 12.7% GDP, gấp đôi con số công bố trước đó và cam kết sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ. Trên thực tế tổng nợ công năm 2009 của Hy Lạp là 300 tỷ euro, chiếm 12,4% GDP và thâm hụt ngân sách là 15,7% GDP vào cuối năm 2009, mức cao chưa từng có trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. (Số liệu theo Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat – 1/2014) (Nguồn Economist Intelligence Unit) Đến đầu năm 2010 chính phủ Hy Lạp trước sức ép từ nhiều phía đã tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách. Ngay sau đó kế hoạch thắt lưng buộc bụng trị giá 4.8 tỷ euro được đề ra để giúp Hy Lạp thoát khỏi thâm hụt quá lớn. Trước tình hình Hy Lạp và những nguy cơ của nó đối với các nền kinh tế thuộc EU, Bộ trưởng Tài Kinh tế vĩ mô II Trang 9 chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung chân Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần. Nhưng chỉ gần hai tuần sau Hy Lạp lại cầu cứu EU và IMF, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ euro trong 3 năm tới. Theo trang thông tin của IMF, tháng 5/2010, các nhà lãnh đạo Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Sau đó, vào tháng 10/2010 IMF tiếp tục cho Hy Lạp vay thêm 2.5 tỷ euro. Mặc dù đã nhận được các gói cứu trợ lớn, nhưng tình hình kinh tế Hy Lạp không những không cải thiện mà còn có xu hướng trầm trọng hơn và đứng trước nguy cơ vỡ nợ lần thứ hai. Tới năm 2011, mọi việc vẫn chưa có thay đổi đáng kể, Hy Lạp vẫn phải đối mặt với hai vấn đề một lúc là thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Tháng 7 /2011, Hy Lạp nhận gói cứu trợ thứ hai từ các nước thành viên Eurozone và IMF và do khu vực tư nhân đóng góp. Sau đó chính phủ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp tiết kiệm chi tiêu chính phủ. Các ngân hàng ở châu Âu cũng đồng ý xóa nửa số nợ trong gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp. Tháng 2/2012 Quốc hội thông qua chính sách thắt lưng buộc bụng mới trong bối cảnh biểu tình nổ ra khắp nơi. Uy tín của chính phủ đã giảm sút qua tỷ lệ số phiếu bầu cử thấp. Bất chấp nhiều sự phản đối từ người dân, chính phủ vẫn tiếp tục đưa ra hàng loạt chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm nhân viên, công chức cũng như lương, trợ cấp… Đến năm 2013 số người bị cắt giảm việc làm và giảm lương ngày càng tăng cao. Điều này đã gây nên những tranh cãi lớn từ dư luận. Ngày 24/06/2013 Trái dân chủ rút khỏi liên minh Chính phủ Hy Lạp. Chính phủ giữ đa số trong Quốc hội. Một số luật về thuế về tài sản đã thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Kinh tế vĩ mô II Trang 10 [...]... Chính phủ chiếm 77,6%, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,9% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,5% Kinh tế vĩ mô II Trang 17 II Liên hệ nợ công Hy Lạp đến nợ công Việt Nam Tình trạng nợ công của Hy Lạp có một số điểm tương đồng với tình trạng nợ công Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, cách tính nợ công của Hy Lạp và của Việt Nam còn khác với cách tính nợ công của nhiều quốc phát triển khác như Mỹ, Canada, Úc, Nhật…... biệt trong tình cảnh của Hy Lạp đang ở trong cuộc khủng hoảng nợ công với nguy cơ vỡ nợ lớn, điều này sẽ gây tác hại càng khủng khiếp Kinh tế vĩ mô II Trang 16 PHẦN 3: Liên hệ thực tiễn và bài học cho Việt Nam I Thực trạng nợ công ở Việt Nam Theo số liệu công bố của Kiểm toán nhà nước - 8/2013, trong giai đoạn từ 2006 - 2012, xu hướng vốn vay nợ công Việt Nam tăng: năm 2006 là 91.757 tỷ đồng (22,7%) đến... hoảng nợ của Hy Lạp xảy ra đã làm cho kinh tế của Việt Nam phải hứng chịu những ảnh hưởng lớn Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp là một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công và các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Tuy nền kinh tế hai quốc gia có nhiều điểm khác nhau như về quy mô hay trình độ phát triển, có nhiều điểm không tương đồng nhưng tình trạng của Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở một... càng gia tăng III Bài học rút ra cho Việt Nam Bài học 1: Cần công khai minh bạch thông tin về ngân sách và nợ công Việc Athens làm giả số liệu để có thể trở thành thành viên chính thức của khối cộng đồng chung châu Âu là bài học đắt giá đối với Việt Nam Hy Lạp đã công bố thông tin không nhất quán, sai lệch để che giấu tình trạng thiếu kiểm soát của chính phủ làm hậu quả nợ càng thêm nợ Việc chính phủ... nợ của họ rất cao, xếp hàng thứ 8 thế giới (Theo tạp chí Economist xếp hạng năm 2012) Ngoài ra, khoản nợ “tự vay, tự trả” của các doanh nghiệp nhà nước cũng là nợ của chính phủ nhưng không được tính trong nợ công Việt Nam Hiện tại, theo con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam chiếm 41,9% GDP (Theo Bộ Tài Chính, tháng 9 - 2013) Theo số liệu của World Bank thì nợ công Việt Nam phải ở mức 47,5% và. .. tình trạng nợ công trên, Việt Nam còn đối mặt với một vấn đề khác là đồng tiền của Việt Nam mất giá khá nhiều so với tiền của những nước mà Việt Nam vay vốn như Nhật Bản, EU… Khác với Hy Lạp sử dụng đồng tiền mạnh Euro, Việt Nam sử dụng đồng nội tệ và khi vay bằng ngoại tệ luôn phải chú ý đến duy trì tỉ giá Trong tổng số tiền vay nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2010 thì có đến hơn 39% vay nợ bằng đồng... quá trình sử dụng nợ Bài học 4: Cần chú trọng đến phát triển thị trường nợ trong nước Bài học cuối cùng cho Việt Nam là cần phát triển thị trường nợ trong nước Việc nền kinh tế Hy Lạp dựa chủ yếu vào nguồn thu và vốn vay từ nước ngoài đã khiến cho sức khỏe nền kinh tế bị suy giảm, phụ thuộc nhiều vào kinh tế các nước khác và chịu tác động mạnh bởi biến động nền kinh tế thế giới Việt Nam cũng như nhiều... ngờ và hoảng loạn cho các nhà đầu tư cũng như thị trường, dẫn tới cuộc khủng hoảng ở nước này càng trở nên trầm trọng Từ cuộc khủng hoảng trên, có thể thấy rằng việc công bố chính sách và minh bạch thông tin liên quan đến ngân sách và nợ công là hết sức cần thiết Đây là xu hướng tất yếu mà Chính phủ Việt Nam, và cụ thể là Bộ Tài chính phải thực hiện nhằm quản lý tốt thâm hụt ngân sách cũng như nợ công. .. của cả Việt Nam và Hy Lạp chính là bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2004, chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công ở Hy Lạp đã cao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác, mà không có bằng chứng nào cho thấy chất lượng hay số lượng dịch vụ ở nước này cao hơn hẳn Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại... hơn và lãi suất cố định Để làm được điều đó, Việt Nam cần có chiến lược cụ thể phát triển thị trường nợ trong nước, cùng với phát triển thị trường tài chính trong nước nói chung Kinh tế vĩ mô II Trang 25 KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao Cuộc khủng hoảng nợ của . Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, liên hệ và bài học cho Việt nam . Những bài học từ khủng hoảng nợ công của Hy Lạp là kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình phát triển về quản lý nợ. công Hy Lạp đến nợ công Việt Nam Tình trạng nợ công của Hy Lạp có một số điểm tương đồng với tình trạng nợ công Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, cách tính nợ công của Hy Lạp và của Việt Nam còn khác. cơ vỡ nợ lớn, điều này sẽ gây tác hại càng khủng khiếp. Kinh tế vĩ mô II Trang 16 PHẦN 3: Liên hệ thực tiễn và bài học cho Việt Nam I. Thực trạng nợ công ở Việt Nam Theo số liệu công bố của Kiểm

Ngày đăng: 28/01/2015, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w