Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN VĂN TIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VEN BIỂN KHU VỰC BÃI CHÁY - VỊNH H
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐOÀN VĂN TIẾN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VEN BIỂN KHU VỰC BÃI CHÁY - VỊNH HẠ LONG
BẰNG MÔ HÌNH DPSIR
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 6044 03 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
TS Lê Hùng Lĩnh
Thái Nguyên - 2014
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐOÀN VĂN TIẾN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VEN BIỂN KHU VỰC BÃI CHÁY - VỊNH HẠ LONG
BẰNG MÔ HÌNH DPSIR
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 6044 03 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
TS Lê Hùng Lĩnh
Thái Nguyên - 2014
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu thu thập được có trong các tài liệu mà được sự cho phép công bố của các đơn
vị cung cấp thông tin Các kết quả nghiên cứu nêu trong khoá luận là hoàn toàn trung thực
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Học viên
Đoàn Văn Tiến
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân Tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân
và tập thể, nhân dịp này tôi có lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng đào tạo Sau đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Tài nguyên Môi trường đã giúp đỡ tôi
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Hoàng Văn Hùng, TS Lê Hùng Lĩnh đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi cũng xin cám ơn tới các anh chị tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu
đề tài tốt nghiệp ở đây
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân
đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực tập, để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Học viên
Đoàn Văn Tiến
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu tổng quát của đề tài 2
3 Mục tiêu cụ thể của đề tài 2
4 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Một số khái niệm về môi trường 3
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước biển ven bờ 4
1.1.3 Khái niệm về mô hình DPSIR 8
1.2 Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1 Quá trình hình thành mô hình DPSIR 8
1.2.2 Ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới 11
1.2.3 Ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam 13
1.3 Một số nghiên cứu về môi trường nước ven biển vịnh Hạ Long 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.3 Nội dung nghiên cứu 21
2.3.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy -vịnh Hạ Long 21
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.2 Xác định chỉ thị môi trường cho khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long
theo mô hình DPSIR 21
2.3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long bằng mô hình DPSIR 21
2.3.4 Xác định nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng tới môi trường nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long 22
2.3.5 Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý và khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường cho khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp 22
2.4.2 Phương pháp xác định chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR 22
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 23
2.4.4 Phương pháp phân tích 24
2.4.5 Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước 24
2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu 25
2.4.7.Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN 10:2008 BTN&MT 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 27
3.1.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 27
3.1.2 Đánh giá đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy – vịnh Hạ Long 30
3.2 Xác định chỉ thị môi trường cho khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long theo mô hình DPSIR 32
3.2.1 Phân tích một số yếu tố động lực chủ yếu chi phối đến môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu 32
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2 Hệ thống chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR của khu vực ven
biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 38
3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long bằng mô hình DPSIR 44
3.3.1 Nghiên cứu một số yếu tố động lực chính tạo ra áp lực ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường nước biển ven bờ Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 44
3.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 52
3.4 Xác định một số yếu tố ảnh đến chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 63
3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long 69
3.5.1 Giải pháp quản lý 69
3.5.2 Giải pháp kinh tế 69
3.5.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 70
3.5.4 Một số giải pháp khác 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi trường
DPSIR : Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng
EEA : European Economic Area
Khu vực kinh tế Châu Âu
HTMT : Hiện trạng môi trường
KCN : Khu công nghiệp
NB1 : Mẫu nước ven biển tại cảng tàu du lịch Bãi Cháy
NB2 : Mẫu nước ven biển tại vịnh Cửa Lục (chân cầu Bãi Cháy) NB3 : Mẫu nước ven biển tại bãi tắm Bãi Cháy
NB4 : Mẫu nước ven biển tại bến chợ Hạ Long 1
NB5 : Mẫu nước ven biển tại khu vực cột 5
OECD : Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
UNEP : United Nations Environment Programme
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Khả năng cung cấp thông tin môi trường của các mô hình
báo cáo HTMT 15
Bảng 2.1 Các điểm lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu 23
Bảng 3.1 Số lượng nhà hàng khách sạn trong khu vực nghiên cứu 31
Bảng 3.2 Hệ thống các chỉ thị về động lực tạo ra áp lực 39
Bảng 3.3 Hệ thống các chỉ thị về áp lực tác động đến môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu 40
Bảng 3.4 Hệ thống các chỉ thị về hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu 41
Bảng 3.5 Hệ thống các chỉ thị về tác động môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu 42
Bảng 3.6 Hệ thống các chỉ thị về đáp ứng nhằm giảm thiểu động lực, áp lực gây tác động đến môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu 43
Bảng 3.7 Đặc điểm trực quan của nước thải tại một số cống thải thuộc khu vực nghiên cứu 45
Bảng 3.8 Chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số cống thải thuộc khu vực nghiên cứu 46
Bảng 3.9 Đặc điểm trực quan của nước thải tại một số cống thải khu du lịch Bãi Cháy 48
Bảng 3.10 Chất lượng nước thải tại một số cống thải thuộc khu du lịch Bãi Cháy 48
Bảng 3.11 Lượng nước thải từ cảng tại khu vực nghiên cứu năm 2009 51
Bảng 3.13 Độ pH của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy 53
Bảng 3.14 Hàm lượng một số chất kim loại của nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu 59
Bảng 3.15 Tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến người dân 63
Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến khách du lịch 64
Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến của cán bộ quản lý 66
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận
vấn đề môi trường 9
Hình 1.2 Sơ đồ mô hình DPSIR 10
Hình 1.3 Quá trình phát triển từ S đến DPSIR 11
Hình 1.4 Sơ đồ mô hình DPSIR của Việt Nam 14
Hình 3.1: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực 28
Hình 3.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực 28
Hình 3.3: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực 29
Hình 3.4 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối là dân số và đô thị hóa 33
Hình 3.5 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực là hoạt động công nghiệp 35
Hình 3.6 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực là hoạt động cảng biển 36
Hình 3.7 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực là hoạt động du lịch - dịch vụ 38
Hình 3.8 Hàm lượng TSS của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 54
Hình 3.9 Hàm lượng DO của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 55
Hình 3.10 Hàm lượng BOD của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 56
Hình 3.11 Hàm lượng COD của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 57
Hình 3.13 Hàm lượng dầu của nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 61
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy của sông, suối v.v các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, hoạt động giao thông vận tải biển và từ nhiều nguồn thải khác [1] Các nguồn gây ô nhiễm kể trên đang ngày càng gia tăng và đe dọa chất lượng môi trường biển
Hiện nay, bảo vệ biển đang nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng, trong đó có Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên có một không hai trên thế giới
Do sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành kinh tế như: khai thác khoáng sản, vận tải đường bộ và đường thuỷ, cơ khí đóng tàu, du lịch, các ngành sản xuất chế biến và dịch vụ v.v đã làm cho chất lượng nước ven biển Hạ Long biến đổi theo chiều hướng tiêu cực Theo báo cáo quốc gia về môi trường biển từ đất liền Việt Nam năm 2004 lượng dầu mỡ, khoáng thải xuống biển của các
cơ sở công nghiệp thuộc thành phố Hạ Long là 844 tấn/năm [1] Sự hình thành các khu đô thị mới cũng góp phần làm tăng lượng chất thải sinh hoạt và gây áp lực trực tiếp đối với môi trường vùng ven biển Bằng mắt thường, có thể thấy, tại bến tàu Du Lịch Bãi Cháy, các khu neo đậu tàu du lịch ở các điểm tham quan du lịch trên Vịnh v.v đều thường xuyên có váng dầu loang rộng trên mặt biển Hơn thế nữa, trên mặt biển còn có những chất trôi nổi như túi ni lon, phao xốp, lon nước, thức ăn thừa v.v.[26] làm mất vẻ đẹp vốn có của một thắng cảnh thế giới
Trước yêu cầu ngày càng lớn về việc bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long thì công tác đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên vịnh cần phải được tiến hành thường xuyên, để từ đó đề ra các biện pháp quản lý và khắc phục cho phù hợp, góp phần bảo vệ môi trường Vịnh Nhận thức được tầm
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên, được sự đồng ý của phòng quản lý đào tạo Sau đại học, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven
biển khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long bằng mô hình DPSIR”
2 Mục tiêu tổng quát của đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy, vịnh
Hạ Long và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường tới khu vực nghiên cứu
3 Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy - Vịnh
Hạ Long bằng mô hình DPSIR
- Xác định nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy
4 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm môi trường nước ven biển Bãi Cháy
- Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan
- Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Một số khái niệm về môi trường
- Môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam
năm 2005, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
- Ô nhiễm môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương
Việt Nam 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”
- Ô nhiễm môi trường nước: “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều
xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”
- Suy thoái môi trường là việc gây tác động xấu đến các yếu tố cấu thành
môi trường cả về mặt lượng và chất, tác động xấu đến cuộc sống con người và
tự nhiên
- Bảo vệ môi trường gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường
xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Quản lý môi trường: là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các hoạt động của con người; xuất phát từ quan điểm định lượng hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên
- Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường
Việt Nam 2005: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản
lý và bảo vệ môi trường”
- Nước biển ven bờ: là nước biển ở vùng vịnh, cảng và những nơi
cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km)
Báo cáo hiện trạng môi trường: là báo cáo cung cấp các thông tin về
hiện trạng và diễn biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và tác động tới sức khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường
và hiệu quả của các chính sách đó
Báo cáo hiện trạng môi trường: là thuật ngữ sử dụng chung cho ba loại
báo cáo: Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh và Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước biển ven bờ
Hiện nay, nước ta áp dụng QCVN 10:2008/BTNMT (do Ban soạn thảo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường
và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Trong đó có những chỉ tiêu đánh giá như sau:
Trang 1516/2008/QĐ-Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đặc điểm thuỷ lí, thuỷ hoá: Đặc điểm thủy lý, thuỷ hoá của nước biển
được thể hiện qua các thông số nhiệt độ, pH, độ muối, chất rắn lơ lửng (TSS),
độ đục
Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước có vai trò quan trọng đối với việc duy trì
sự sống của các loài sinh vật và các hệ sinh thái dưới nước Mỗi một loài sinh vật chỉ thích hợp với một khoảng nhiệt độ nhất định Ngoài khoảng nhiệt độ đó, sinh vật sẽ chết hoặc kém phát triển, vì vậy quan trắc nhiệt độ nước biển thường xuyên giúp phát hiện những thay đổi bất thường của môi trường góp phần bảo vệ các hệ sinh thái Nhiệt độ nước biển ven bờ đạt tiêu chuẩn là 30oC Trong ngày, nhiệt độ nước biển thường có giá trị cực đại vào thời gian từ 13h đến 16h và có giá trị cực tiểu về đêm
Giá trị pH: Trong nước biển tồn tại rất nhiều các ion, các muối khoáng
phục vụ cho sự phát triển của sinh vật Chính vì vậy mà môi trường nước thường thay đổi, pH của nước biển là một yếu tố cho phép xác định môi trường nước biển là axit, trung tính hay kiềm Nó được định nghĩa bằng - lg[H+] có trong mẫu nước biển Nếu giá trị pH < 7, môi trường nước mang tính axit, pH > 10 thì môi trường nước có tính kiềm, còn giá trị pH từ 7 đến
10, nước là trung tính hoặc kiềm yếu Trong ngày, giá trị pH của nước biển thay đổi không nhiều Sự sai khác về giá trị pH có thể do ảnh hưởng của mùa (mùa mưa, mùa khô) hay do tác động của nguồn chất thải từ lục địa
Hàm lượng chất rắn lơ lửng: TSS (Total Suspended Solid) là thông số
đánh giá hàm lượng vật chất lơ lửng có trong nước Hàm lượng TSS cao không những ảnh hưởng tới tầm nhìn xuyên suốt của khối nước mà còn ảnh hưởng tới sự quang hợp của thực vật và sự sống của các loài sinh vật thuỷ sinh như san hô, rong, tảo v.v Mùa khô hàm lượng chất rắn lơ lửng thường thấp hơn mùa mưa do ảnh hưởng của sự rửa trôi Nơi có sự giao nhau của khối nước sông và nước biển thì hàm lượng TSS khá cao
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các chất hữu cơ tiêu hao oxy: Các chất hữu cơ có trong nước thông
qua các quá trình đồng hoá, dị hoá, phân huỷ, quang hợp, bài tiết của sinh vật Ngoài ra, nguồn lục địa cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước Khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao sẽ gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thiếu hụt oxy hoà tan Để đánh giá hàm lượng các chất hữu
cơ có trong nước, thường sử dụng các thông số oxy hoà tan (DO), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) và nhu cầu oxy hoá học (COD)
Hàm lượng oxy hoà tan (DO): Oxy hoà tan là thông số biểu thị hàm
lượng oxy tự do có trong nước biển Sự tồn tại và phát triển của hệ động thực biển phụ thuộc lớn vào nồng độ oxy có trong nước Nồng độ oxy hoà tan trong nước thường liên quan đến độ muối, nhiệt độ nước, độ trong của nước, các chất hữu cơ có trong nước và mật độ rong tảo biển Giới hạn cho phép của oxy hoà tan trong nước theo QCVN 10:2008/BTNMT là ≥ 4mg/l đối với nước
dùng cho bãi tắm và ≥ 5 mg/l đối với nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD): Nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy cần
thiết để phân huỷ các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học có trong nước bởi các vi khuẩn Như vậy, nhu cầu oxy sinh hoá là thông số cho ta xác định hàm lượng các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học có trong nước Khi hàm lượng các chất hữu cơ cao, các vi khuẩn sẽ phân huỷ chúng và lấy oxy trong nước gây thiếu hụt oxy hoà tan Thông thường, người ta thường lấy giá trị BOD5 để làm
thông số đánh giá nồng độ các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học
Nhu cầu oxy hoá học (COD): Nhu cầu oxy hoá học là hàm lượng oxy
cần thiết để phân huỷ toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước Nhu cầu oxy hoá học cho phép xác định hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học và các chất hữu cơ không có khả năng phân huỷ sinh học Giới hạn cho phép của COD trong nước nuôi trồng thuỷ
sản theo QCVN 10:2008/BTNMT là 5 mg/l, với khu vực bãi tắm là 4 mg/l
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nitơ tổng số: Nitơ tổng số bao gồm các muối vô cơ hoà tan như nitrat
(NO3), nitrit (NO2-), amoni (NH4+) và các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ Trong nước, phần lớn chúng tồn tại dưới dạng hữu cơ, dưới tác dụng của các
vi khuẩn chúng được phân huỷ và chuyển về dạng vô cơ cung cấp cho các quá trình quang hợp của thực vật nổi Hiện tại, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn đối với nitơ tổng số cũng như các tiêu chuẩn đối với từng loại muối nitrat, nitrit.Nước từ lục địa đưa ra góp phần làm tăng hàm lượng nitơ tổng số trong nước biển Nước không những có khả năng bị phú dưỡng mà còn chứa các muối độc hại như nitrat, amoni ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của hệ động thực vật nơi đây
- Hàm lượng kim loại: Theo QCVN 10, hàm lượng các kim loại cần
quan tâm là: Cr, Cu, Fe, Mn, Zn, Hg, Cd, Pb, As Đây là các chỉ tiêu thể hiện
sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước biển ven bờ Hiện nay tại nước ta việc nước thải, chất thải công nghiệp không qua
xử lý đổ thẳng xuống biển vẫn còn rất phổ biến dẫn tới nước biển ven bờ bị ô nhiễm kim loại nặng Điều này gây tổn thất lớn cho ngành du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và các hệ sinh thái ven biển; các loại thuỷ sinh vật có thể tích luỹ kim loại trong cơ thể và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người khi con người
sử dụng các loại thuỷ sản này
- Hàm lượng dầu, mỡ: Hàm lượng dầu, mỡ khoáng thể hiện ảnh hưởng
của hoạt động vận tải biển và một số ngành sản xuất công nghiệp (chế tạo máy) đến chất lượng nước biển ven bờ Hoạt động của nhà máy đóng tàu, các cảng dầu, cảng biển nước sâu, cảng tàu khách du lịch là nguyên nhân làm bẩn nước bãi tắm và luôn tiếm ẩn nguy cơ va chạm tàu thuyền, gây ra sự cố tràn
dầu biển, dẫn đến thiệt hại cho du lịch và nguồn lợi thuỷ sản
- Các hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ: Việc sử dụng các loại
thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật không được kiểm soát chặt chẽ Các chất độc
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
như DDT, Lindan, Monitor, Wofatox và Validacin vẫn còn đang được sử dụng trong nông nghiệp Các loại thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật đó đi theo dòng chảy ngầm và dòng chảy mặt xâm nhập vào các hệ thống sông và vào biển ven bờ Hàm lượng cao của thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật đã được ghi
nhận ở một số động vật đáy ở bãi triều và vùng cửa sông Hồng
- Một số tiêu chí khác (Coliform, Florua, Sunfua…): Việc theo dõi, đánh
giá thường xuyên chất lượng nước biển ven bờ sẽ giúp chúng ta quản lý các hoạt động sản xuất, xả thải từ lục địa và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, vui chơi, giải trí trên biển
1.1.3 Khái niệm về mô hình DPSIR
- Theo thông tư 08/2010/TT-BTNMT thì mô hình DPSIR được định
nghĩa như sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa
Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường)
1.2 Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Quá trình hình thành mô hình DPSIR
D P S I R là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu,
phân tích tình trạng môi trường và các tác động của nó lên con người
Từ năm 1972, qua các Hội nghị toàn cầu về môi trường, về môi trường
và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo
cáo về tình trạng môi trường S O E Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó
Năm 1979, hai nhà khoa học Canada (Anthony và David Rapport) đã đưa ra
khung chỉ số hiện trạng (S)- đáp ứng (R) Khung chỉ số của họ dựa trên
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiên cứu về hệ sinh thái Họ phân biệt: áp lực môi trường (áp lực đối với hệ sinh thái), trạng thái của hệ sinh thái và đáp ứng của hệ thống Từ những ý tưởng ban đầu đó, OECD (tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) với cách tiếp
cận của mình đã xem xét thêm chỉ số Áp lực (P), hình thành nên mô hình P S
R (1991); Trong đó: Áp lực là tất vả hoạt động của con người và các loài
hoặc từ môi trường, hiện trạng là nồng độ các chất và phân phối các loài, Đáp ứng là phản ứng của xã hội đối với hiện trạng [22, pg 6 - 7]
Hình 1.1 Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận
vấn đề môi trường [5]
Mô hình PSR đã được UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm
đầu thập kỷ 90 Nhiều báo cáo tình trạng môi trường và các bộ chỉ thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình ấy
Do các xử lý thống kê môi trường không chỉ sử dụng các dữ liệu về áp lực,
hiện trạng, đáp ứng nên OECD đã phát triển từ PSR thành DPSIR (năm 1994) -
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết [28] Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần (Hình 1.2):
Hình 1.2 Sơ đồ mô hình DPSIR [22, pg 8]
- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường vùng (DRIVER indicators): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế – xã hội chính diễn ra trong vùng như cở
sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…
- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators) Ví dụ, các thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lich hàng năm,… Rõ ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực
- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators) Các thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh) Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng
- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators)
- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã hội (RESPONSE indicators)
Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trạng môi trường Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản theo hình sau:
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trường Châu Âu, EEA sử dụng để xem xét mối liên quan giữa các hoạt động của con người với trạng thái môi trường [28]
Hiện nay mô hình DPSIR đã được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới để đánh giá trạng thái của hệ sinh thái, xây dựng chỉ thị, báo cáo môi trường phục vụ cho việc quy hoạch và quản lý môi trường
Năm 2005, một nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha đã tiến hành đánh giá nguy cơ mất cân bằng sinh thái của môi trường nước sông dựa trên khung chỉ thị DPSIR [16] Báo cáo đã phân tích và đưa ra chỉ số động lực chủ yếu gây
áp lực đối với môi trường nước là gia tăng dân số, khu công nghiệp và yếu tố thứ 3 là nông nghiệp Liên quan đến sinh thái môi trường sông, năm 2012, Thụy Điển cũng đã sử dụng mô hình này nhằm đề xuất các phương pháp phục hồi sinh thái sông [23] Họ tiến hành phân tích các yếu tố trong khung DPSIR
và chỉ ra rằng: để giám sát chất lượng lượng sông tốt nhằm hướng tới phục hồi môi trường sinh thái sông thì cần xem xét những áp lực khác nhau của hoạt động phát triển kinh tế xã hội, từ đó có thể giảm thiểu chất thải tại nguồn gây ô nhiễm
Năm 2007, ba nhà khoa học Isaac Agyemang, Adrian McDonald and Steve Carver sử dụng mô hình DPSIR nhằm đánh giá suy thoái môi trường ở miền Bắc Ghana Theo đó, động lực gây suy thoái môi trường là chính sách kinh tế, gia tăng dân số và di cư, đói nghèo; Dẫn tới tác động đến thực vật (rừng thảo nguyên suy giảm 634 km2, mức tăng đồng cỏ tương ứng là 208 km2trong 14 năm nghiên cứu), suy giảm đất nông nghiệp, tác động đến kinh tế xã hội (an ninh lương thực, tệ nạn xã hội), nguy cơ sức khỏe (bệnh tật) [20]
Năm 2010, Hui-Fen Huang, Jeff Kuo và Shang-Lien Lo tiến hành đánh giá hiệu ứng nhà kính tại Đài Loan Họ cũng đã sử dụng mô hình DPSIR cho việc này Kết quả chỉ ra rằng các hoạt động của con người (bao gồm sản xuất năng lượng, tiêu thụ, và các quá trình công nghiệp khác) là động lực chủ yếu
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo ra áp lực (khí thải CO2) gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính Và khi xác định được áp lực chủ yếu, họ đưa ra những đáp ứng như kiểm soát, lưu trữ và giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường, các biện pháp về thuế ô nhiễm, bảo tồn rừng hướng tới phát triển bền vững [19]
Gần đây, Ai Cập cũng đã sử dụng mô hình này trong chương trình hợp tác về môi trường giữa Ai cập và Ý (2007 -2013) để xây dựng chỉ thị môi trường nhằm phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường [18]
1.2.3 Ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam
Từ trước đến nay ở Việt Nam, mô hình DPSIR đã được sử dụng dựa trên
mô hình đơn giản về các Áp lực, Tác động, Phản hồi (Impact, Response model - PSR) Gần đây mô hình DPSIR được sử dụng phổ biến hơn cho công việc xây dựng chỉ thị môi trường và đặc biệt là báo cáo hiện trạng môi trường Việc sử dụng mô hình DPSIR để xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường đã được quy định trong thông tư 08/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sử dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trường có 2 lợi ích :
- Đánh giá được hiện trạng môi trường một cách trung thực
- Có khả năng dự báo được xu thế diễn biến môi trường trong tương lai Trước năm 2000, Báo cáo HTMT áp dụng mô hình cấu trúc Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng (do OECD đề xuất) Giai đoạn 2000 - 2004, sử dụng mô hình Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (do UNEP đề xuất) trong xây dựng báo cáo, do vậy chất lượng báo cáo HTMT cao hơn hẳn những năm trước đó [24] Từ năm 2005, với sự hỗ trợ của Dự án Thông tin và Báo cáo môi trường do DANIDA tài trợ, Cục BVMT thuộc Bộ TN-MT đang xây dựng
“Hướng dẫn xây dựng báo cáo HTMT” cấp Trung ương và tỉnh/thành phố theo
mô hình năm hợp phần (DPSIR), đồng thời đang nghiên cứu xây dựng bộ chỉ
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thị môi trường (environmental indicators) phục vụ cho việc lập báo cáo HTMT tổng quan và báo cáo HTMT theo chuyên đề
Hình 1.4 Sơ đồ mô hình DPSIR của Việt Nam [24]
Các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2005 về các tác động của hoạt động phát triển kinh tế; hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu - Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai; môi trường không khí đô thị Việt Nam; môi trường làng nghề Việt Nam; môi trường khu công nghiệp Việt Nam đều đã được xây dựng dựa trên mô hình DPSIR Nhiều tỉnh ở nước ta hiện nay khi lập quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Những thay đổi trong việc
sử dụng đất
- Các rủi ro về công nghệ
- Nồng độ chất ô nhiễm trong nước, không khí, đất
- Hàm lượng các chất hữu cơ, oxy hòa tan, dưỡng chất trong nước
Tình trạng sinh học
- Mất cân bằng HST và tuyệt chủng một số loài
- Hiện trạng động thực vật
Tác động (I)
Đa dạng sinh học: Giống loài, nguồn gen, HST Tài nguyên thiên nhiên; Con người:
- Sức khỏe,
- Thu nhập,
- Phúc lợi/chất lượng cuộc sống
- Môi trường sống
Nền kinh tế:
- Các lĩnh vực kinh tế
Đáp ứng (R)
Các hành động giảm thiểu
Các chính sách môi trường nhằm đạt được những mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ: tiêu
chuẩn, tiêu chí để điều chỉnh áp lực)
Các chính sách của ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi
các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)
Nhận thức về môi trường
Các biện pháp giảm đói nghèo cụ thể
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v.v đã sử dụng mô hình này như: đánh giá hiện trạng môi trường bằng mô hình DPSIR cho công tác lập quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Kạn do Khoa
TN và MT trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thực hiện, đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2010 bằng mô hình DPSIR v.v
Các ưu điểm, nhược điểm của các mô hình áp dụng trong lập báo cáo
HTMT cấp quốc gia, ngành, địa phương được thể hiện ở Bảng 1.1
Bảng 1.1 Khả năng cung cấp thông tin môi trường của các mô hình báo
Không chi tiết
Chi tiết
- Kế hoạch phát triển Không có
hoặc không chi tiết
Không chi tiết
Có, chi tiết Có, chi tiết
- p lực do hoạt động của
bộ, ngành, địa phương
Không có hoặc không chi tiết
Có, chi tiết Có, chi tiết
3 Hiện trạng các thành
phần môi trường
- Khí hậu, khí tượng Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết
- Thuỷ văn Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Chất lượng, ô nhiễm đất Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết
- Tài nguyên sinh vật Có, chi tiết Có, chi tiết Có, chi tiết
chi tiết
Có, không chi tiết
- Xã hội
Không có Có, không
chi tiết
Có, không chi tiết
4 Các tác động do đặc điểm
HTMTgây ra đối với tài
nguyên, con người và hoạt
động của bộ, ngành, địa
phương
Không có (hoặc không chi tiết)
Không có (hoặc không chi tiết)
Có, chi tiết Có, chi tiết
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguồn: Lê Trình (2007), Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng báo cáo HTMT Quân sự” [5]
Từ bảng 1.1 có thể thấy mô hình DPSIR có khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, xu hướng, áp lực, đặc điểm môi trường và các giải pháp BVMT Trong khi đó, 2 mô hình còn lại không có khả năng này
Mô hình DPSIR không chỉ phục vụ tốt cho các cấp lãnh đạo mà còn cho dân chúng, trong nhận thức và hành động BVMT
Cũng chính vì khả năng cung cấp thông tin chi tiết về nhiều nội dung nên
để thực hiện mô hình DPSIR phải có các điều kiện sau:
- Lưu lượng cán bộ chuyên sâu về khoa học và công nghệ môi trường đủ
về số lượng và trình độ
- Kinh phí và thời gian nghiên cứu đủ lớn
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thực hiện nghiên cứu, lập báo cáo HTMT và đơn vị được khảo sát về môi trường
Thiếu một trong các yếu tố trên việc triển khai mô hình DPSIR sẽ gặp khó khăn, Trong khi đó, mô hình PSR yêu cầu ít hơn về lưu lượng và cán bộ, thời gian và kinh phí nhưng khả năng cung cấp thông tin hạn chế hơn so với
mô hình DPSIR
1.3 Một số nghiên cứu về môi trường nước ven biển vịnh Hạ Long
Ô nhiễm môi trường biển hiện đang là vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia có biển trên thế giới Với nhu cầu phát triển kinh tế hướng vào khai thác tiềm năng của biển đã ngày càng gia tăng áp lực về ô nhiễm môi trường biển nói chung và ô nhiễm môi trường vùng ven bờ nói riêng vịnh Hạ Long
là một trong những danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên của thế giới được UNESCO công nhận, cũng đã và đang chịu áp lực về môi trường do các hoạt động sản xuất kinh tế và du lịch gây ra
Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đã phát triển nhanh chóng, từ năm 2006 đã trở thành một trong 10 tỉnh, thành có mức thu
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngân sách lớn nhất của cả nước Thành tựu này có sự đóng góp rất lớn từ các hoạt động kinh tế tại khu vực vịnh Hạ Long với sự tập trung của các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác và chế biến than, công nghiệp, cảng và giao thông thuỷ, du lịch - dịch vụ, nuôi trồng khai thác, chế biến thuỷ sản v.v Tuy nhiên, phát triển kinh tế làm gia tăng mâu thuẫn với bảo tồn tự nhiên, bảo vệ tài nguyên - môi trường và cảnh quan thiên nhiên của khu vực Sự suy giảm chất lượng môi trường nước, tăng quá trình bồi lắng gây nông hoá đáy vịnh, suy giảm tài nguyên sinh vật, biến dạng cảnh quan đang là những vấn đề môi trường nổi cộm ở khu vực này Chỉ riêng hoạt động khai thác than đá cũng đã gây ra các tác động đáng lo ngại như gây bụi cho không khí, gây đục nước, bồi lắng đáy vịnh, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng Chính vì vậy, phát triển kinh tế đảm bảo sử dụng hợp lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hài hoà với lợi ích bảo tồn tự nhiên và bảo vệ môi trường khu vực vịnh Hạ Long trở thành yêu cầu cơ bản trong chính sách, chiến lược của tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển bền vững [8] Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm và tạo điều kiện cho phép thực hiện một số đềtài và dự án,
kể cả một số nhiệm vụ có tài trợ Quốc tế nhằm nghiên cứu, đánh giá nhằm đề xuất các phương án, giải pháp bảo vệ môi trường biển khu vực vịnh Hạ Long Đáng chú ý, dự án Nghiên cứu quản lý môi trường vịnh Hạ Long của JICA (1997 - 1998) đã đưa ra quy hoạch quản lý môi trường vịnh phù hợp với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động con người trên cơ sở các nghiên cứu đánh giá tài nguyên và môi trường, kinh tế - xã hội theo hướng quy hoạch tổng hợp khu vực giai đoạn 2000, 2005 và 2010 Tuy nhiên, hoạt động kinh tế khu vực phát triển rất nhanh và sôi động với nhiều lĩnh vực đã vượt xa ngoài mức độ dự báo của các chuyên gia JICA từnăm 1998 [8]
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năm 2004, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh tiến hành đánh giá tải lượng bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực vinh Cửa Lục (cửa biển đổ ra vịnh Hạ Long) Báo cáo đã chỉ ra một số yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường nước ven biển vịnh Hạ Long đó là hoạt động của cảng biển, hoạt động tàu thuyền trên biển và chất thải từ khu dân cư [7] Liên quan đến đánh giá chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục, năm 2008 tác giả Vũ Thùy Linh đã thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước khu vực Cửa Lục - vịnh Hạ Long” Báo cáo đề tài chỉ ra rằng môi trường nước ven biển tại khu vực này đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ Hàm lượng NH4+ vượt QCVN 10:2008 3,1 lần, hàm lượng dẫu mỡ vượt quy chuẩn cho phép từ 10,3 lần đến 18,7 lần [15]
Năm 2007, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện dự án
“Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2010 định hướng đến năm 2020” Trong báo cáo dự án cũng nêu ra
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ven biển vịnh Hạ Long là do nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động du lịch dịch vụ Ngoài ra hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động lấn biển xây dựng đô thị cũng gây ra một áp lực không nhỏ tới chất lượng môi trường nước ven biển Biện pháp được đề xuất theo dự án quy hoạch và bảo vệ môi trường vùng Hạ Long chủ yếu là việc quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải từ khu dân cư, du lịch và dịch
vụ Đặc biệt đối với những khu mỏ khai thác than cần ngăn chặn sự phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường ra xung quanh, nghiên cứu xây dựng công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường [13]
Năm 2011 Nguyễn Phương Hoa và Trần Đình Lân tiến hành đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm từ ven biển đưa vào vịnh Hạ Long - Bái Tử Long Báo cáo kết luận việc quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm (đặc biệt là
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngành than) chưa hiệu quả Hầu hết các nguồn ô nhiễm chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường Các chất ô nhiễm vào vịnh Hạ Long qua hai đường chính là rửa trôi các nguồn ô nhiễm (nguồn tập trung và nguồn phân tán) trên đất liền qua hệ thống sông suối, lạch triều và đổ trực tiếp các chất ô nhiễm vào Vịnh từ các hoạt động của dân cư, khách du lịch, nuôi thủy sản ở khu vực sát đường bờ hoăc trên mặt nước Vịnh, đổ bùn thải vào Vịnh Mỗi năm vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long tiếp nhận khoảng 43 nghìn tấn COD, 9 nghìn tấn BOD, 5,6 nghìn tấn nitơ tổng số; gần 2 nghìn tấn phốt pho tổng số, khoảng
135 tấn kim loại nặng và khoảng 777,5 nghìn tấn chất rắn lửng lơ Các chất hữu cơ và dinh dưỡng được đưa vào vùng Vịnh nhiều nhất từ khu vực thành phố Hạ Long (khoảng 30 – 60%) Theo dự báo đến năm 2020, mỗi năm vùng vịnh tiếp nhận khoảng 37,7 nghìn tấn COD; 5,2 nghìn tấn BOD; 5,2 nghìn tấn nitơ tổng số; 2,7 nghìn tấn phố pho tổng số; khoảng 106 tấn kim loại nặng và khoảng 736,5 nghìn tấn TSS Các chất đưa vào vịnh chủ yếu từ khu vực Hạ Long và Cẩm Phả [6]
Mới đây, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Cục điều tra và kiểm
soát Tài nguyên Môi trường biển cũng đã xây dựng “Kế hoạch kiểm soát ô
nhiễm môi trường biển tỉnh Quảng Ninh” theo dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, Đà Nẵng – Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh” Báo cáo chỉ ra các vấn đề môi trường biển của tỉnh Quảng Ninh trong
đó có vịnh Hạ Long và đề xuất kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đến năm 2020 [4]
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đôi tượng nghiên cứu: Nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long kéo dài từ bến tàu du lịch Bãi cháy qua cầu Bãi Cháy đến khu vực cột 5 thành phố Hạ Long, khoảng trên 12 km bờ biển
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Phòng TN và MT thành phố Hạ Long, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy -vịnh Hạ Long
2.3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long bằng mô hình DPSIR
- Nghiên cứu một số động lực tạo ra áp lực ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường nước biển ven bờ Bãi Cháy - vịnh Hạ Long
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long
2.3.4 Xác định nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng tới môi trường nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy - Vịnh Hạ Long
2.3.5 Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý và khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường cho khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan tới vấn đề môi trường nước ven biển
- Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua thực địa, sách báo, internet; số liệu thừa kế từ Trung tâm Quan trắc môi trường, Chi cục BV môi trường tỉnh v.v
2.4.2 Phương pháp xác định chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR
Mô hình DPSIR không chỉ là công cụ phân loại thông tin và còn cho thấy bức tranh tổng thể về các lĩnh vực môi trường, qua đó làm rõ và minh hoạ các mối quan hệ nhân - quả Do vậy, mô hình DPSIR có thể được sử dụng linh hoạt để trình bày một cách logic các thông tin liên quan về nguồn gốc, quá trình diễn biến, hậu quả của các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực Bằng cách đó, mô hình DPSIR có thể giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và dân chúng hiểu rõ hơn các mối liên hệ và phản hồi giữa nguyên nhân và tác động của các vấn đề môi trường khác nhau ở quy mô quốc gia, địa phương hoặc ngành
Dựa vào việc phân tích các thành phần của mô hình DPSIR để xác định các chỉ thị tương ứng sau:
- Động lực (Driving Force - D): Hoạt động của con người (thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, mục tiêu phát triển)
- Áp lực (Pressure - P): Khối lượng, thành phần chất thải, các hoạt động không tạo chất thải nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hiện trạng (State - S): Tình trạng chất lượng môi trường / ô nhiễm môi trường / suy thoái môi trường
- Tác động (Impact - I): ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến con người,
trang bị, sản xuất, các hệ sinh thái
- Đáp ứng (Response - R): Các chính sách, hành động, biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, cải thiện chất lượng môi trường
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Phương pháp lấu mẫu: Mẫu nước biển ven bờ được lấy theo TCVN 5998:1995 Tiến hành lấy 5 mẫu nước từ bến tàu du lịch Bãi Cháy qua cầu Bãi Cháy đến khu vực cột 5 thành phố Hạ Long
Lần 1: tháng 04 năm 2014
Lần 2: tháng 06 năm 2014
Bảng 2.1 Các điểm lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu
NB1 Cảng tàu du lịch Bãi Cháy
NB2 Vịnh Cửa Lục (chân cầu Bãi Cháy)
NB3 Bãi tắm Bãi Cháy
NB4 Bến chợ Hạ Long 1
Mỗi điểm lấy mẫu chịu một tác động khác nhau từ những hoạt động của con người: NB1 chịu ảnh hưởng từ hoạt động tàu thuyền, du lịch; NB2 ảnh hưởng từ khu vực cảng biển, hoạt động giao thông vận tải trên biển; NB3 chịu ảnh hưởng từ hoạt động du lịch, vui chơi giải trí; NB4 là điểm chịu ảnh hưởng từ hoạt động của chợ Hạ Long; NB5 chịu ảnh hưởng từ khu dân cư
- Phương pháp bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu theo TCVN 5993:1995
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.4 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước biển ven
bờ thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia:
- Xác định nhiệt độ - TCVN 4557:1988
- Xác định pH - TCVN 6492:1999
- Xác định oxy hoà tan - Phương pháp Winkler - TCVN 5499:1995
- Xác định nhu cầu oxy hoá học - TCVN 6491:1999
- Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử phenantrolin - TCVN 6177-1996
1,10 Xác định Cu, Zn, Pb bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa - TCVN 6193:1996
- Xác định Cd bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử - TCVN 6197:1996
- Xác định asen Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) - TCVN 6626-2000
- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh - TCVN 6625:2000
- Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - TCVN
5070 :1995
- Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định Phần 1: Phương pháp màng lọc - TCVN 6187-1:1996
2.4.5 Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân, khách du lịch, cán bộ về ảnh hưởng của hoạt động du lịch, sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ tới môi trường nước biển
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn hộ gia đình, người dân 40 người, khách du lịch 40 người và cán bộ quản lý 20 người
- Tiêu chí lựa chọn đối tượng phỏng vấn:
+ Chọn 40 người dân: Chọn ngẫu nhiên người dân sinh sống gần khu vực nghiên cứu Họ là những người trực tiếp nhìn thấy những thay đổi của chất lượng nước ven biển khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long
+ Chọn 40 khách du lịch: Chọn khách du lịch theo độ tuổi (thanh niên và trung niên) để đánh giá được hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực nghiên cứu; Ý thức bảo vệ môi trường Vịnh của khách du lịch theo lứa tuổi có
sự khác nhau hay không
+ Chọn 20 cán bộ quản lý: Chọn cán bộ quản lý môi trường của trung tâm quan trắc và phân tích Môi trường tỉnh Quảng Ninh, ban quản lý vịnh Hạ Long, phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hạ Long để tiến hành phỏng vấn trực tiếp
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước để thu thập thông tin về hiện trạng chất lượng nước biển và thông qua
đó đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra biện pháp khắc phục
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ các số liệu tổng hợp được đem so sánh với QCVN để đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy – vịnh
Hạ Long; Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển một cách bền vững
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long
3.1.1 Đánh giá đặc điểm tự nhiên khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 3.1.1.1 Vị trí địa lý
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và
200 43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2với 1969 hòn đảo Khu trung tâm vịnh Hạ Long với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000) Hiện nay vịnh Hạ Long còn được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới
Khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng từ Bến tàu du lịch Bãi Cháy qua cầu Bãi Cháy đến khu vực cột 5 thành phố Hạ Long, kéo dài khoảng 15km
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.1: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh)
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm 86 %, độ ẩm cao nhất là 91 % vào tháng 3, độ ẩm thấp nhất là 81 % vào tháng 12
Hình 3.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh)
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mưa Về mùa mưa thường có bão to có thể gây ra lụt và thiệt hại lớn, đặc biệt
Hình 3.3: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh)
Chế độ gió bão: Chế độ gió bão khu vực chia thành 2 mùa:
+ Mùa hè: từ tháng 5 - 8 chịu ảnh hưởng của gió Nam và gió Đông Nam
từ biển thổi vào Tốc độ gió từ 3 - 4 m/s Số ngày trung bình có giông là 42,5 ngày/năm
+ Mùa đông: từ tháng 10 - 3, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mỗi tháng có 3 - 4 đợt, mỗi đợt từ 5 - 7 ngày
+ Tần suất bão đổ bộ vào Quảng Ninh khoảng 2,8 %, trung bình 1 năm
có 1,5 cơn bão, sức gió từ cấp 8 đến cấp 10 Xác suất bão mạnh đến cấp 12 đổ
bộ thấp 15 - 18 năm/lần
* Đặc điểm thủy văn
Thuỷ triều và dòng triều:
Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực biển có chế độ nhật triều mạnh (bình quân 1 ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống) Biên độ triều trong lúc nước cường có thể đạt trên 4m Trong thời gian triều lên dòng triều trong vịnh có hướng Tây Nam lên Đông Bắc và tại các cửa sông dòng triều
đi từ biển vào sông Tại khu vực Bãi Cháy trong thời gian triều lên dòng triều đi từ phía Nam và Tây Nam đến Vì vậy, bãi tắm Bãi Cháy là khu vực
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trường hợp ở vịnh có các nguồn thải với cường độ lớn
Mức triều tối cao: 4,3 m
Nhận xét: Trên cơ sở các vấn đề trình bày ở trên cho thấy điều kiện tự
nhiên trong vịnh không cho phép thải vào vịnh các chất thải lớn một cách tuỳ tiện Trong trường hợp xảy ra sự cố thì hậu quả về môi trường sẽ tồn tại trong thời gian dài Vì vậy, bên cạnh việc khai thác các tiềm năng của khu vực phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế cần phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường của khu vực [7]
3.1.2 Đánh giá đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy – vịnh
Hạ Long
3.1.2.1 Dân số
Thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá xã hội với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển Vì vậy, nơi đây tập trung dân cư khá đông đúc (835 người/km2
- năm 2012) Phần lớn dân cư sống tập trung dọc ở dải bờ biển quốc lộ 18 Theo thống kê của UBND thành phố Hạ Long đến năm 2012, dân số của thành phố đạt hơn 227 ngàn người Dự báo đến năm