Xuất một số giải pháp cho công tác quản lý và khắc phục hiện

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực bãi cháy - vịnh hạ long bằng mô hình dpsir (Trang 32 - 96)

4. Yêu cầu của đề tài

2.3.5.xuất một số giải pháp cho công tác quản lý và khắc phục hiện

trạng ô nhiễm môi trường cho khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long

2.4 .Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan tới vấn đề môi trường nước ven biển.

- Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua thực địa, sách báo, internet; số liệu thừa kế từ Trung tâm Quan trắc môi trường, Chi cục BV môi trường tỉnh v.v.

2.4.2. Phương pháp xác định chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR

Mô hình DPSIR không chỉ là công cụ phân loại thông tin và còn cho thấy bức tranh tổng thể về các lĩnh vực môi trường, qua đó làm rõ và minh hoạ các mối quan hệ nhân - quả. Do vậy, mô hình DPSIR có thể được sử dụng linh hoạt để trình bày một cách logic các thông tin liên quan về nguồn gốc, quá trình diễn biến, hậu quả của các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. Bằng cách đó, mô hình DPSIR có thể giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và dân chúng hiểu rõ hơn các mối liên hệ và phản hồi giữa nguyên nhân và tác động của các vấn đề môi trường khác nhau ở quy mô quốc gia, địa phương hoặc ngành.

Dựa vào việc phân tích các thành phần của mô hình DPSIR để xác định các chỉ thị tương ứng sau:

-Động lực (Driving Force - D): Hoạt động của con người (thực hiện

nhiệm vụ, kế hoạch, mục tiêu phát triển).

-Áp lực (Pressure - P): Khối lượng, thành phần chất thải, các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Hiện trạng (State - S): Tình trạng chất lượng môi trường / ô nhiễm môi

trường / suy thoái môi trường.

-Tác động (Impact - I): ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến con người,

trang bị, sản xuất, các hệ sinh thái.

-Đáp ứng (Response - R): Các chính sách, hành động, biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực, cải thiện chất lượng môi trường.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

- Phương pháp lấu mẫu: Mẫu nước biển ven bờ được lấy theo TCVN 5998:1995. Tiến hành lấy 5 mẫu nước từ bến tàu du lịch Bãi Cháy qua cầu Bãi Cháy đến khu vực cột 5 thành phố Hạ Long.

Lần 1: tháng 04 năm 2014 Lần 2: tháng 06 năm 2014

Bảng 2.1. Các điểm lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu

Ký hiệu mẫu Địa điểm

NB1 Cảng tàu du lịch Bãi Cháy

NB2 Vịnh Cửa Lục (chân cầu Bãi Cháy) NB3 Bãi tắm Bãi Cháy

NB4 Bến chợ Hạ Long 1

NB5 Khu vực cột 5

Mỗi điểm lấy mẫu chịu một tác động khác nhau từ những hoạt động của con người: NB1 chịu ảnh hưởng từ hoạt động tàu thuyền, du lịch; NB2 ảnh hưởng từ khu vực cảng biển, hoạt động giao thông vận tải trên biển; NB3 chịu ảnh hưởng từ hoạt động du lịch, vui chơi giải trí; NB4 là điểm chịu ảnh hưởng từ hoạt động của chợ Hạ Long; NB5 chịu ảnh hưởng từ khu dân cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.4. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước biển ven bờ thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định nhiệt độ - TCVN 4557:1988 - Xác định pH - TCVN 6492:1999

- Xác định oxy hoà tan - Phương pháp Winkler - TCVN 5499:1995 - Xác định nhu cầu oxy hoá học - TCVN 6491:1999

- Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10- phenantrolin - TCVN 6177-1996

- Xác định Cu, Zn, Pb bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa - TCVN 6193:1996.

- Xác định Cd bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử - TCVN 6197:1996

- Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) - TCVN 6626-2000.

- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh - TCVN 6625:2000

- Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - TCVN 5070 :1995

- Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc - TCVN 6187- 1:1996.

2.4.5. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước

- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân, khách du lịch, cán bộ về ảnh hưởng của hoạt động du lịch, sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ tới môi trường nước biển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn hộ gia đình, người dân 40 người, khách du lịch 40 người và cán bộ quản lý 20 người.

- Tiêu chí lựa chọn đối tượng phỏng vấn:

+ Chọn 40 người dân: Chọn ngẫu nhiên người dân sinh sống gần khu vực nghiên cứu. Họ là những người trực tiếp nhìn thấy những thay đổi của chất lượng nước ven biển khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long.

+ Chọn 40 khách du lịch: Chọn khách du lịch theo độ tuổi (thanh niên và trung niên) để đánh giá được hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực nghiên cứu; Ý thức bảo vệ môi trường Vịnh của khách du lịch theo lứa tuổi có sự khác nhau hay không.

+ Chọn 20 cán bộ quản lý: Chọn cán bộ quản lý môi trường của trung tâm quan trắc và phân tích Môi trường tỉnh Quảng Ninh, ban quản lý vịnh Hạ Long, phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hạ Long để tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước để thu thập thông tin về hiện trạng chất lượng nước biển và thông qua đó đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra biện pháp khắc phục.

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

2.4.7.Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN 10:2008 BTN&MT

Trong quá trình thực hiện đề tài em sử dụng kết quả của trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh vào tháng 12 năm 2013 và kết quả có được từ hai lần lấy mẫu (tháng 4, tháng 6 năm 2014) để đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu (từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ các số liệu tổng hợp được đem so sánh với QCVN để đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường nước biển ven bờ khu vực Bãi Cháy – vịnh Hạ Long; Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển một cách bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long

3.1.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200 43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc. Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo. Khu trung tâm vịnh Hạ Long với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000). Hiện nay vịnh Hạ Long còn được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng từ Bến tàu du lịch Bãi Cháy qua cầu Bãi Cháy đến khu vực cột 5 thành phố Hạ Long, kéo dài khoảng 15km bờ biển.

3.1.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn

* Đặc điểm khí tượng

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí tượng như sau:

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,20C, nhiệt độ cao nhất là 28,70C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 120C vào tháng 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12Tháng N hi ệt đ C )

Hình 3.1: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh)

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm 86 %, độ ẩm cao nhất là 91 % vào tháng 3, độ ẩm thấp nhất là 81 % vào tháng 12.. 76 78 80 82 84 86 88 90 92 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tháng Độ m ( % )

Hình 3.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh)

Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung bình năm (trong nhiều năm) là 1856,9 mm. Tháng mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Trong vùng mưa thường có cường xuất tác động làm tăng xói mòn ở những khu vực rừng bị chặt phá và các mỏ làm tăng tải lượng rửa trôi, độ đục lớn gây bồi lắng ở các sông suối và ven biển, lòng vịnh, đặc biệt là vào đầu mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mưa. Về mùa mưa thường có bão to có thể gây ra lụt và thiệt hại lớn, đặc biệt là khu vực bờ biển. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Tháng L ƣ ợn g m ƣ a (m m )

Hình 3.3: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh)

Chế độ gió bão: Chế độ gió bão khu vực chia thành 2 mùa:

+ Mùa hè: từ tháng 5 - 8 chịu ảnh hưởng của gió Nam và gió Đông Nam từ biển thổi vào. Tốc độ gió từ 3 - 4 m/s. Số ngày trung bình có giông là 42,5 ngày/năm.

+ Mùa đông: từ tháng 10 - 3, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mỗi tháng có 3 - 4 đợt, mỗi đợt từ 5 - 7 ngày.

+ Tần suất bão đổ bộ vào Quảng Ninh khoảng 2,8 %, trung bình 1 năm có 1,5 cơn bão, sức gió từ cấp 8 đến cấp 10. Xác suất bão mạnh đến cấp 12 đổ bộ thấp 15 - 18 năm/lần.

* Đặc điểm thủy văn

Thuỷ triều và dòng triều:

Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực biển có chế độ nhật triều mạnh (bình quân 1 ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống). Biên độ triều trong lúc nước cường có thể đạt trên 4m. Trong thời gian triều lên dòng triều trong vịnh có hướng Tây Nam lên Đông Bắc và tại các cửa sông dòng triều đi từ biển vào sông. Tại khu vực Bãi Cháy trong thời gian triều lên dòng triều đi từ phía Nam và Tây Nam đến. Vì vậy, bãi tắm Bãi Cháy là khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trường hợp ở vịnh có các nguồn thải với cường độ lớn.

Mức triều tối cao: 4,3 m Mức triều tối thấp: 0,0 m Mức triều trung bình: 2,2 m

Cao độ thuỷ triều chênh lệch với cốt lục địa: 1,9 m [13]. Dòng chảy:

Mặc dù vịnh nằm trong khu vực có dòng chảy khá mạnh nhưng do địa hình của vịnh phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đảo nên dòng chảy trong vịnh thường chậm, chỉ đạt 10 - 15 cm/s. Do tốc độ dòng chảy như vậy nên đã hạn chế khả năng trao đổi nước giữa vịnh và các khu vực ngoài khơi.

Nhận xét: Trên cơ sở các vấn đề trình bày ở trên cho thấy điều kiện tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên trong vịnh không cho phép thải vào vịnh các chất thải lớn một cách tuỳ tiện. Trong trường hợp xảy ra sự cố thì hậu quả về môi trường sẽ tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, bên cạnh việc khai thác các tiềm năng của khu vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế cần phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường của khu vực [7].

3.1.2. Đánh giá đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển Bãi Cháy – vịnh Hạ Long Hạ Long

3.1.2.1. Dân số

Thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá xã hội với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển. Vì vậy, nơi đây tập trung dân cư khá đông đúc (835 người/km2

- năm 2012). Phần lớn dân cư sống tập trung dọc ở dải bờ biển quốc lộ 18. Theo thống kê của UBND thành phố Hạ Long đến năm 2012, dân số của thành phố đạt hơn 227 ngàn người. Dự báo đến năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2015 quy mô dân số của thành phố sẽ là 282,79 ngàn người và đến năm 2020 là 320,48 ngàn người [29].

Khu vực nghiên cứu chạy dọc theo chiều dài bờ biển, gồm 08 phường: Bãi Cháy, Trần Hưng Đạo, Hà Lầm, Yết Kiêu, Hồng Gai, Hồng Hải, Cao Xanh, Cao Thắng của thành phố Hạ Long. Ước tính dân số của 08 phường này đến năm 2012 là 102.750 ngàn người, chiếm 45% dân số của thành phố Hạ Long.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế

Khu vực ven biển Bãi Cháy - vịnh Hạ Long là khu vực có ngành du lịch và dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh trong năm 2013 tổng khách du lịch đến Quảng Ninh là 7,5 triệu lượt khách, tính riêng khách du lịch đến Hạ Long đạt 4,7 triệu lượt khách (chiếm 62,7% tổng lượt khách du lịch), tăng 12 % so với năm 2012. Ước tính doanh thu đạt 2,425 tỷ đồng.

Khu dịch vụ du lịch gồm có các nhà hàng, khách sạn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách. Số lượng khách đến tham quan vịnh Hạ Long ngày càng. Du khách đến với Hạ Long thường nghỉ tại các khách sạn khu vực Bãi Cháy và thành phố Hạ Long quanh khu vực nghiên cứu. Theo thống kê của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh, số lượng nhà hàng lớn và khách sạn (2 sao trở lên) thuộc khu vực nghiên cứu là 67; Tập trung chủ yếu tại ba phường Bãi Cháy, Hồng Gai, Hồng Hải.

Bảng 3.1. Số lƣợng nhà hàng khách sạn trong khu vực nghiên cứu

Phƣờng Khách sạn (2 * trở lên) Nhà hàng lớn Tổng

Bãi Cháy 42 6 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hồng Hải 5 2 7

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, 2013[27])

Ngoài du lịch, khu vực nghiên cứu còn có sự phát triển của khu công nghiệp Cái Lân và nhiều cảng biển vận chuyển hàng hóa, dầu như: cảng dầu B12, cảng Cái Lân, cảng Quảng Ninh.

Nhận xét: Khu vực nghiên cứu là nơi tập trung dân cư đông đúc (45%

dân cư của thành phố) và có ngành du lịch dịch vụ phát triển mạnh mẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó kéo theo áp lực về môi trường càng tăng, vì vậy cần có những biện pháp thích hợp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu áp lực đến môi trường nước ven biển vịnh Hạ Long; Hướng tới phát triển bền vững.

3.2. Xác định chỉ thị môi trƣờng cho khu vực Bãi Cháy - vịnh Hạ Long theo mô hình DPSIR

3.2.1. Phân tích một số yếu tố động lực chủ yếu chi phối đến môi trường nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu

Dựa vào đặc điểm tự nhiên, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội chủ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước ven biển khu vực bãi cháy - vịnh hạ long bằng mô hình dpsir (Trang 32 - 96)