1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

70 Vấn đề lựa chọn cơ chế tỷ giá trong chính sách kinh tế vĩ mô ở nước ta

148 734 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 7,46 MB

Nội dung

70 Vấn đề lựa chọn cơ chế tỷ giá trong chính sách kinh tế vĩ mô ở nước ta

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC BIA TP.HCM

KHOA KINH TẾ

NGUYEN HOANG GIANG

VAN Df LUA CHON CO CHE TY GIA TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ

VĨ Mô ở NƯỚC TA CHUYEN NGANH: KINH TE HOC

MA SO: 62.31.03.01

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố

trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG l: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY c.ccciticeisrttttrrrrrtririrrrriirrrrrrrrrrrrie 5

1.1 Sư hình thành khách quan của tỷ giá hối đoái -cc-cerrrrreerrree 5

1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái . ccererrrrrerrrrrrrrrrre 5

1.1.2 Các chức năng của tỷ giá eeerhhrhhehddrrrrrrrrrrrrn wi 1.1.3 Tae động của tỶ gIá enhehherehetrrrrddtre uJ 1.2 Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá trong kinh 8.6 16

1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá .-. sceeererrrrrrrrrrerrrre 16

1.2.2 Sự hình thành và phát triển của các chế độ tỷ giá -. . sese 29

1.3 Mô hình kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở với tỷ giá cố định có thể điều

1.3.1 Mô hình nhân tứ đơn giắn của Keynes về nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định nhưng có thể điều chỉnh 34

1.3.2 Mõ hình IS-LM-BP về nền kinh tế nhỏ và mở cửa . ccre 36 1.3.3 Sự phối hợp chính sách để đạt mục tiêu cân bằng trong ngắn hạn 39 1.3.4 Sự cân bằng trong đài hạn .«.cesherhrrrerrrrdrrrrrrrrrrrrrre 42 1.3.5 Tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và ngân sách chính phủ - 46

KET LUAN CHUGONG 077 1 51

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỶ GIA VND THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ DIEU TIẾT VĨ MÔ - - 53

2.1 Chính sách tỷ giá ở VN thời kỳ trước năm 1989 ; Thời kỳ kế hoạch hóa, tập

ñ" s0 2 ố ố.ố.ố.ố.ố.a 53

2.1.1 Đặc trưng chế độ tỷ giá của VN trong thời kỳ này là tỷ giá cố định — đa tỷ

Trang 4

2.2.1 Thời kỳ điều hành tỷ giá theo ty giá chính thức của NHNN ( giai đoạn 21a .nềnae 60 2.2.2 Thời kỳ điều hành tý giá theo giá thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng (từ

2.4.3 Việc xác định tỷ giá chưa thích ứng với cung cầu ngoại tỆ

2.4.4 Tình trang thâm hụt cán cân thanh toán vãng Jal ee

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

CHƯƠNG IIL: ĐINH HƯỚNG VÀ SỰ LỰA CHỌN CƠ CHẾ TỶ GIÁ TRONG

CHÍNH SÁCH KINH TẾ Vi MO Ở NƯỚC TA cscccSc nen 108

Trang 5

1:00 — Ố a 123

3.3.1 Yếu tố cung cầu ngoại tỆ -.-senrrrerrrrrerrrrrrrtrrrrrrre 123 3.3.2 Yếu tố lạm phát giữa các đồng tiền so sánh -.-ereereeeee 124 3.3.3 Yếu tố giá thành xuất khẩu . -. rrieehhttretrrrrrrrrrrrrr 125 3.3.4 Yếu tố lãi suất để xác định tỷ giá trong tương lai ssrsree 128 3.3.5 Yếu tố năng suất lao động -. -+cccrsreierrrrrerdrrrrrtrrrrrrie 129 3.4 Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách tỷ giá trong giai đoạn

01810 .aaannnaanaana 130

3.4.1 Thay đổi tỷ giá để tăng sức cạnh tranh xuất khẩu

3.4.2 Thực hiện điều chỉnh linh hoạt và tiến đến tự do hóa lãi suất 132

3.4.3 Thực hiện tính chuyển đổi được của VND cenhreree 132

3.4.4 Nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, để tiết kiệm và tăng nguồn thu ngoại tỆ : sseeesseereeeer T35

3.4.5 Thực hiện chế độ lưu hành duy nhất VND trên thị trường VN 136

3.4.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng cereierrerrrree 138

KẾT LUẬN CHƯƠNG lIT -7-c555:c 2 Stttttetrttrrrrtttrtrrrrrrrrerrrie 140 808/517 Ả 142

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BỐ .144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ccscsceieerrrrrerrrrerrie .145

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài :

Toàn cầu hóa nên kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu hiện nay, nó chỉ

phối quá trình phát triển nền kinh tế các nước Đất nước ta hiện nay, đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và từng bước hội nhập vào nên kinh tế khu vực và thế giới, việc hoạch định một chính sách tỷ giá hối đoái với những giải pháp hữu hiệu để sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái một cách phù hợp với quy luật và

hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập là một vấn để

cực kỳ quan trọng

Nghị Quyết Đại hội IX của Đảng có nêu: “ Thực thi chính sách tiền tệ

bảo đầm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sẵn xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả công cụ chính

sách tién tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc

của thị trường ”

Đối chiếu với yêu cầu trên và nhìn lại toàn bộ quá trình điều hành tỷ giá

ở nước ta để xem xét nhằm đưa ra nhận định về chính sách tỷ giá hiện nay và

sắp tới có thể thấy như sau:

Mục tiêu của chính sách tiền tệ mỗi quốc gia là ốn định sức mua của đồng tiền, kể cả đối nội cũng như đối ngoại, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải

quyết công ăn việc làm Việt Nam là một quốc gia đã vượt qua những thử thách

gay gắt của kinh tế thị trường trong cuộc chiến chống lạm phát để tìm một

hướng đi với nội dung quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia là hoạch định

đúng đắn chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động

vào cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, từ đó góp phần điều chính tỷ giá nhằm

Trang 7

trọng vào hai vấn để lớn: vấn để lựa chọn cơ chế tỷ giá và vấn để điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Vai trò của tý giá càng trở nên quan trọng hơn, đối với những nước muốn

đạt được độ ổn định sau một quá trình lịch sử dài lạm phát và mất cân đối tài chánh như ở nước ta

Trong những năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng áp dụng các biện

pháp để kiểm chế và đẩy lùi lạm phát có hiệu quả, nhưng cán cân thanh toán vẫn tiếp tục bội chi, mặc dầu cán cân thương mại có được cải thiện trong giai đoạn 1989-1992 và các năm sau nay

Vấn để tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá trong thời gian qua đã có một

bước đi mang tính nhảy vọt thích hợp, ngày càng đáp ứng dân nhu câu của nên kinh tế thị trường Tuy nhiên, trước tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đang

diễn ra hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu để định hướng chính sách tỷ giá và cơ

chế điểu hành tỷ giá là một yêu cầu cấp thiết không những hiện nay mà cả

trong tương lai Với tầm quan trọng và ý nghĩa đó tôi đã chọn để tài nghiên cứu

“ Vấn đề lựa chọn cơ chế tỷ giá trong chính sách kinh tế vĩ mô ở nước

ta

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu với mục đích đi sâu phân tích những hạn chế và tôn tại của chính sách tỷ giá ở nước ta, trên cơ sở đó định hướng chính sách tỷ

giá và cơ chế điều hành tỷ giá trong chặng đường sắp tới, đồng thời đưa ra một

số biện pháp khả thi, có thể áp dụng vào điều kiện cụ thể ở VN, nhằm đạt được

tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tăng thu nhập quốc dân, đẩy lùi lạm phát, giảm bội chi ngân sách

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án phù hợp với

thực tế có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng chính sách tỷ giá ở nước ta trên

Trang 8

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án này là:

- Nghiên cứu việc hình thành tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành chính

sách tỷ giá hối đoái ở nước ta trong thời gian qua, hiện nay và giai đoạn tới - Nghiên cứu các yếu tố tạo nên tỷ giá hối đoái, những nhân tố ảnh

hưởng tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỷ giá với lãi suất, lạm phát, xuất

nhập khẩu, cán cân thương mại ổ VN trong thời gian qua và hiện nay

- Lý luận về tỷ giá chưa bao giờ có đỉnh cao và vì để tài được nghiên cứu

liên quan đến nhiều vấn để phức tạp và quan hệ mật thiết đến nhiều mặt hoạt động của kinh tế vĩ mô, mà phạm vi một luận án không giải quyết hết Do đó trọng tâm của luận án chủ yếu giải quyết những nội dung liên quan đến việc lựa

chọn cơ chế tỷ giá và định hướng chính sách tỷ giá Trên cơ sở đó để xuất các

biện pháp góp phần xây dựng đúng đắn chính sách tỷ giá của VN hiện nay

Nét mới của luận án là định hướng rõ ràng hơn, có tính hệ thống hơn,

khoa học hơn lý luận hình thành cơ chế tỷ giá ở VN hiện nay, cũng như có những định hướng chính sách tỷ giá trong giai đoạn sắp tới

4 Phương pháp nghiên cứu :

Áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu : từ tiếp cận các số liệu thực tế, thống kê tổng hợp kết hợp với các phương pháp duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử dưới ánh sáng của học thuyết Mác-Lên¡n, những tỉn tức thời báo hiện trạng Bên cạnh đó, luận án còn vận dụng một số kinh nghiệm của các

nước để nâng cao các vấn đề cần bàn tới trong luận án

Tôn trọng tính khoa học, vì đó là sự phần ánh tính trung thực của sự vật, của quá trình vận động và phát triển, luôn đặt sự vật và hiện tượng trong trạng

thái vận động giữa chúng để xem xét mối quan hệ hỗ tương qua lại với nhau để

từ đó thâm nhập tìm hiểu được bản chất của đối tượng, tìm ra chân lý, chọn ra

những vấn để tiêu biểu mang tính trọng yếu của đối tượng đưa vào thực tiễn

Trang 9

Luận án được trình bày vơi khối lượng 143 trang, 22 bảng và 22 mô hình,

đồ thị Luận án có kết cấu như sau:

Ngoài phân mở đầu và kết luận, luận án được bố cục gồm 3 chương : Chương một : Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường

hiện nay

Chương hai : Quá trình hình thành và phát triển tỷ giá đồng VN theo

hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô

Chương ba : Định hướng và sự lựa chọn cơ chế tỷ giá trong chính sách

kinh tế vĩ mô ở nước ta

Để minh họa cho luận án tôi đã sử dụng số liệu của ngành Ngân hàng

VN, Bộ Thương Mại, Tổng cục thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế IME nhằm dẫn chứng cho để tài thêm phần phong phú, góp phần làm sáng tỏ cơ chế điểu hành

Trang 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

1.1 Sự hình thành khách quan của tỷ giá hối đoái : 1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái :

Ngày nay, các quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra với các nước, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh phân tích, đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều Don vi thanh tốn khơng chỉ đơn giản là tiễn tệ trong nước, mà còn phải sử dụng các

loại ngoại tệ khác nhau, liên quan đến việc trao đổi tiền của nước này lấy tiền

của nước khác

Tiển của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và có đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu phải có so sánh giá trị, sức

mua giữa đổng tiễn trong nước với các ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau

Hoạt động chuyển đổi đông tiễn này thành đồng tiền khác trong quá trình quan

hệ kinh tế giữa các nước, nhóm nước với nhau làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái

Khái niệm về tỷ giá hối đoái rất phức tạp, ta có thể tiếp cận nó từ những

góc độ khác nhau Xét trong phạm vi thị trường của một nước, các phương tiện

thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một tỷ giá nhất định

Do đó vấn để được đặt ra là một ngoại tệ bằng bao nhiêu tiền nước mình

hoặc ngược lại một đơn vị tiển tệ trong nước bằng bao nhiêu ngoại tỆ, tức là

phải hiểu biết về tỷ giá hối đoái Từ ý nghĩa trên, ta có thể nêu khái niệm về tỷ

Trang 11

* Tỷ giá hối đoái là sự so sảnh mối tương quan giá trị giãa hai đồng tiền

với nhau Hoặc người ta có thể nói tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền lệ

nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác”

Có hai phương pháp biểu hiện tỷ giá :

* Phương pháp trực tiếp

Là phương pháp mà một đơn vị tiền tệ trong nước được biểu hiện bằng

một lượng biến đổi tiền tệ nước ngoài

Ví dụ : Ngày thứ hai 25-2-2002, Một đô la Mỹ ăn 15.000 VND

Hiện nay các nước đang dùng phương pháp biểu hiện tỷ giá trực tiếp là

Anh ( GBP), Canada (CAD), Newzealand( NZD), Úc (AUD), đồng tiền Châu Âu ( EURO), tỷ giá VN luôn luôn ở dưới dạng trực tiếp

* Phương pháp gián tiếp

Là phương pháp mà một đơn vị tiễn tệ nước ngoài được biểu hiện bằng

một lượng tiền tệ biến đổi trong nước

Vi du: Ở ví dụ trên, giá nước ngoài của VND ( một đồng Việt Nam trị giá 0,000067 đô la Mỹ)

Hiện nay hâu hết các nước còn lại ( ngoại trừ các nước đã dùng phương

pháp biểu hiện trực tiếp tỷ giá đã nói ở trên), đều sử dụng phương pháp biểu

hiện tỷ giá gián tiếp [26]

1.1.2 Các chức năng của tỷ giá:

1.1.2.1 Chức năng so sánh sức mua của các loại tiền tệ khác nhau :

Muốn so sánh sức mua thì phải so sánh giá cả, muốn so sánh giá cả thì

phải so sánh giá trị đồng tiền trong nước với ngoại tệ

Do vậy, khi tính toán hiệu quả của các quan hệ kinh tế với nước ngoài,

Trang 12

công trình liên doanh với các nước, cho đến việc tính toán hiệu quả của các xí

nghiệp XNK hàng hóa, dịch vụ với các nước khác đều phải thể hiện qua đơn vị

tiền tệ

Muốn đảm bảo được tính chất ngang giá, bảo đảm được tính chính xác trong so sánh đối chiếu và phân tích các mối quan hệ về giá trị để có một quyết định đúng đắn trong các quan hệ kinh tế đối ngoại thì phải thông qua tỷ giá, mới

có thể so sánh được giá cả trên thị trường trong nước với thị trường thế giới, so sánh được năng suất lao động, giá thành trong nước với các nước khác

Do đó tỷ giá phải phản ánh thật cụ thể và khách quan, sức mua của tiền

trong nước so với sức mua của tiển nước ngoài, tỷ giá phải phản ánh đúng chức

năng làm thước do giá trị của tiền tệ

Qua chức năng so sánh sức mua của các loại tiền đảm bảo tính chất

ngang giá, tỷ giá trở thành một công cụ để để ra chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn và có hiệu quá, để làm kế hoạch phát triển dài hạn ngoại thương và các ngành kinh tế khác trong nước

1.1.2.2 Chức năng kích thích :

Sự gia tăng hay giảm thấp tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ, có tác động lớn đến doanh thu và thu nhập của nhà XNK Sự giảm giá nội tệ với ngoại tệ làm

lợi cho nhà xuất khẩu nên nó kích thích việc sản xuất hàng hóa và xuất khẩu

hàng hóa đó ra nước ngoài Ngược lại, khi giá nội tệ tăng lên nó làm lợi cho nhà nhập khẩu, vì vậy nó kích thích việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa nước ngồi

Thơng qua việc xác định tỷ giá, nhà nước có thể kích thích, tác động đến

cơ cấu XNK hoặc hạn chế các mặt hàng XNK trong nước với nước ngoài Hiện nay các nước tư bản đã dùng tỷ giá làm công cụ để kích thích xuất khẩu, hạn

chế nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong nước, trên thị trường nước ngoài để điều tiết cán cân thương mại, cán cân thanh

toán

Trang 13

* Lân thứ nhất, ngày 18-12-1971, chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá USD 7,89%

* Lần thứ hai, ngày 12-2-1973, chính phủ Mỹ tuyên bố thả nổi USD, lập

tức giá USD giảm thêm 10%

Ngoài ra để gây sức ép với các nước khác, bên cạnh việc hạ giá USD,

chính phủ Mỹ buộc các nước phải nâng giá nội tệ để kích thích xuất khẩu hàng

hóa của Mỹ ra nước đó, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước đó vào Mỹ và nâng

cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trên thị trường thế giới

Biết lợi dụng chức năng kích thích của tỷ giá, nhiều nước tư bản chủ

nghĩa và các nước đang phát triển đã áp dụng nhiều biện pháp điều hành tỷ giá

khác nhau, nhằm khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích du lịch, kiểu hối để

tăng thu nhập ngoại tệ và hạn chế chỉ tiêu ngoại tệ ra nước ngoài

1.1.2.3 Chức năng phân phối :

Tỷ giá là một phương tiện để phân phối lại thu nhập quốc dân, nó không

những có khả năng phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành kinh tế

trong một nước, mà còn có khá năng phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các

nước có quan hệ kinh tế với nhau

Tỷ giá được sử dụng như một công cụ đắc lực trong cuộc chiến tranh thương mại để giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa, cũng như để khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ

Khi nhà nước phá giá nội tệ với một tỷ lệ lớn ( hạ thấp tỷ giá đồng tiền

trong nước so với các đồng tiển nước ngoài), tức là phân phối lại một phan thu

nhập của các nhà nhập khẩu, trợ cấp cho các nhà xuất khẩu có thêm khả năng

cạnh tranh, tiêu thụ được sản phẩm ở nước ngoài với giá rẻ hơn

Khi nhà nước nâng giá nội tệ lên so với các đồng tiển nước ngoài, nhà

nước đã giảm bớt phần thu nhập của các nhà xuất khẩu, tăng thêm thu nhập cho

các nhà nhập khẩu, vì với đồng tiển có giá trị lớn hơn sẽ mua được hàng hóa

Trang 14

Nhiễu nước TBCN và các nước đang phát triển còn áp dụng chế độ

nhiều tỷ giá, hoặc một tỷ giá, nhưng có nhiều trợ giá cho các mặt hàng xuất

nhập khẩu khác nhau, cho nhiều nghiệp vụ đối ngoại khác nhau, nhằm khuyến

khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu hút kiểu hối, thu hút du lịch, chuyển

tiền

Tất cả những biện pháp nói trên đểu dựa vào chức năng phân phối của tỷ giá, dựa vào khả năng tỷ giá có thể tách rời khỏi giá trị của nội tệ nước đó

( giá trị quốc gia), so với các loại tiên nước ngoài ( giá trị quốc tế)

Các chức năng nói trên của tỷ giá có mối quan hệ chặt chế với nhau, trong đó chức năng so sánh sức mua của các loại tiền tệ là giữ vai trò then chối

1.1.3 Tác động của tỷ giá:

Qua các chức năng của tỷ giá, chúng ta thấy tỷ giá hối đoái có nhiều ánh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong nước, mà trước hết là tỷ giá hối đoái ảnh

hưởng tới cán cân thanh toán

1.1.3.1 Tỷ giá và cán cân thanh toán:

Như phần đã nêu trên, cán cân thanh toán quốc tế bao gồm cán cân vãng lai, cán cân vốn và thay đổi dự trữ thanh toán quốc tế hay còn gọi là phân bù

đắp cho thâm hụt CCTT ( phụ lục 3) - Cán cân vãng lai :

Là tổng hợp của cán cân thương mại ( XNK hàng hóa), cán cân dịch vụ,

cán cân thu nhập ( các khoản tiển lương, các khoắn tiển vay, tiền gởi, lãi cổ phân), và các khoản chuyển giao một chiểu ( quà biếu cho tặng, viện trợ cho

mục đích tiêu dùng)

Tình trạng thừa hay thiếu của CCTTVL, trực tiếp ánh hưởng tới cung và

cầu ngoại tệ so với đồng tiễn của nước đó và nó cho thấy một nước đang ở trạng

Trang 15

Để hiểu thêm về trạng thái cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ ở một

nước, ta có thể nghiên cứu qua việc xác định điểm quân bình của tỷ giá hối đối thơng qua việc tăng giảm của giá cả ngoại tệ:

Hình L.1: Điểm quân bình tỷ giá hối đoái Giá cả ngoại tệ Cung Giảm giá E 2 i E1 Giá cả hiện hành của ngoại tệ ì Cầu

Tăng giá 0 Q2 Ol Q3 Khối lượng

Trong hình 1, trục tung biểu diễn giá ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, và trục hoành biểu diễn khối lượng ngoại tệ được cầu hay được cung Đường

D biểu diễn số cầu về ngoại tệ, và đường S biểu diễn số cung ( số câu và số

cung ngoại tệ chỉ là phản ánh về mặt tài chánh các số lượng hàng hoá nhập

khẩu và XK)

Ở mức tỷ giá E1, số cầu và số cung ngoại tệ quân bình và khối lượng các

giao dịch là QI.EI Nếu đồng nội tệ bị giảm giá, khi đó đồng ngoại tệ sẽ đắt giá hơn ở mức tỷ giá E2, số lượng cầu về ngoại tệ sẽ là Q2, trong khi số lượng cung về ngoại tệ ( biểu thị cho doanh thu XK) sẽ là Q3

Số dư của cán cân thanh toán sẽ là Q3 — Q2 Khi giá cả ngoại tệ tăng lên

{ nghĩa là khi đồng nội tệ bị giấm giá) số câu bị giảm và số cung tăng lên, và

Trang 16

Là tổng hợp toàn bộ các luồng vốn chuyển vào và ra khỏi một nước, vốn vào có thể thông qua vay nợ, bán các tài sản nước ngoài, nhận đầu tư trực tiếp hay đầu tư vào các giấy tờ có giá Ngoài ra, những khoản viện trợ cho mục đích

đầu tư, xóa nợ chuyển tài sản của người di đân cũng được đưa vào cán cân vốn

e©_ Phần bù đắp cho thâm hụt cán cân thanh toán:

Trong những trường hợp cán cân tổng thể bị thâm hụt, nó có thể được tài

trợ bằng nguồn dự trữ của cơ quan tiên tệ ( thường là NHTW) hoặc vay của

NHTW nước ngoài, hoặc của quỹ tiền tệ quốc tế

Khi một nước tạm thời bị mất cân đối trong CCTT, nước đó có thể vay dự trữ ngoại hối và quyên rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ tiền tệ quốc tế để hỗ trợ

cho đồng vốn của mình, giữ cho tỷ giá USD với nội tệ trong nước không vượt quá biên độ đã quy định

Trong trường hợp xảy ra mất cân đối nghiêm trọng, nước bị thiểu hụt phải

phá giá do nợ nước ngoài tăng lên, buộc lòng chính phủ các nước đó phải áp dụng hàng loạt các biện pháp điểu chỉnh, có khi rất khắc nghiệt, đặc biệt là chính sách tài khóa, những công cụ của chính sách tiền tệ ( như : thực hiện

chính sách tiền tệ nới lỏng, thông qua nghiệp vụ thị trường mở, giảm lãi suất chiết khấu hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để cho khối lượng tiền vẫn duy trì như

mức ban đầu, hay chỉ giảm một lượng có thể cho phép)

Thông thường các nước dùng chính sách điều chỉnh tỷ giá, để cải thiện tình trạng bội chỉ CCTM, nhưng đồng thời lại gây sức ép lạm phát trong nên

kinh tế Hoặc có khi dùng công cụ nâng lãi suất của chính sách tiền tệ, để hạn

chế chỉ tiêu và hạn chế nhập khẩu, góp phần cải thiện CCTTQT nhưng lại có

tác động giảm đầu tư trong nước, kiểm hãm xuất SX, giảm công ăn việc làm

Còn đối với nước dư thừa thì phải nâng giá đồng tiền mình lên so với USD

Trang 17

niềm tin vào nội tệ bị lung lay, dẫn đến hiện tượng chuyển nội tệ sang ngoại tỆ, gây sức ép lên nội tệ

Trong trường hợp này, NHTW buộc phải phá giá nội tệ hoặc chuyển

sang cơ chế TGHĐ linh hoạt, nếu như mục tiêu của NHTW là khôi phục nhanh

chóng cân bằng ngoại tệ để duy trì tỷ giá cố định, thì trường hợp thâm hụt CCTT này có thể giảm, nhờ giảm lượng tiền cung ứng dẫn đến giảm chỉ tiêu

trong nước, trong đó có chỉ tiêu về nhập khẩu

Khi đó NHTW sẽ không can thiệp vào thị trường ngoại hối mà giá trị

của nội tệ được quyết định bởi cung câu, có thể tăng giảm theo sự điều tiết của thị trường Dưới chế độ tỷ giá này, CCTT sẽ theo cơ chế điều chỉnh tự động, trở về mức cân bằng ( bằng 0) và không gây áp lực cho NHTW phải phá giá hoặc

lên giá nội tệ

Vì vậy, tỷ giá cũng là một trong những nhân tố tác động đến CCTT và

được xác định bởi cung cầu về ngoại hối Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá đối với CCTT rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự phân tích về chế độ tỷ giá, điều kiện

thương mại của mỗi nước và phải tính đến sự thay đổi của các chính sách vĩ mô

khác

1.1.3.2 Tỷ giá và Xuất Nhập Khẩu:

Cơ chế tác động của tỷ giá đối với XNK có thể diễn ra như sau :

Khi phá giá đơn vị tién tệ trong nước xuống, thì một số lượng đơn vị tiền

tệ trong nước sẽ đổi được ít hơn đơn vị tiễn tệ nước ngoài hơn so với trước đây Hay nói ngược lại, với một đơn vị tiền tệ nước ngoài sẽ đổi được nhiễu hơn đơn vị tiền tệ trong nước

Ví dụ tỷ giá giữa VND so với USD hạ xuống, trong trường hợp đó muốn

thu được cũng một số ngoại tệ như trước đây, người bán hàng ( nhà xuất khẩu)

nước ngoài, khi bán hàng vào nước có đẳng tiền hạ giá, buộc phải bán với giá

cao hơn, việc nhà xuất khẩu nước ngoài phải nâng giá bán hàng lên là cân thiết,

Trang 18

tình trạng hạn chế khối lượng nhập khẩu hàng hóa vào nước có đồng tiền hạ giá

vì hai lý do :

* Do khả năng cạnh tranh hàng hóa XNK của hai nước đó tăng lên

* Có thể có sự chuyển hướng tiêu thụ hàng hóa trong nước để thay thế hàng nhập quá đắt đỏ

Trong khi đó việc phá giá đơn vị tiền tệ trong nước xuống, lại có xu hướng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu hàng hóa từ nước có đồng tiền hạ

giá sang các nước khác

Cũng theo cơ chế đó, khi nâng giá đồng tiền trong nước lên so với các

ngoại tệ khác thì tác động sẽ ngược lại : xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bị

hạn chế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bị giảm sút, đồng thời giá

cả hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, so với giá

trong nước và từ đó khối lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng lên

Hình L2: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và kim ngạch XNK

Giới hạn của tiểm năng Xuất khẩu

Kim ngạch XNK

v

Mo Ma

Trang 19

- Trục hoành biểu thị kim ngạch XNK, đường EE biểu thị cho xuất khẩu, EE cắt trục tung ở điểm A là điểm giới hạn, nếu tỷ giá ngoại tệ/nội tệ thấp hơn

điểm đó thì xuất khẩu sẽ lỗ ( tương ứng với nội tệ có giá quá cao thì lĩnh vực

xuất khẩu sẽ lỗ) lúc đó tỷ giá hối đoái xuất khẩu > tỷ giá hối đoái

- Đường EE bị giới hạn bởi Ma, trên trục kim ngạch XNK, có nghĩa là

cho dù nội tệ có giảm giá nhiều đến mấy đi nữa, thì kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt được tối đa Ma thôi, điểm Ma gọi là kim ngạch XK tiểm tàng

- Đường I I là đường nhập khẩu, I ï cắt trục tung ở điểm B, tỷ giá hối đoái

ngoại tệ/nội tệ cao hơn điểm B thì không nhập khẩu được, vì ở điểm đó nước

đối tác sẽ bị lỗ, lúc đó tỷ giá hối đoái > tỷ giá hối đoái nhập khẩu Khoảng cách

AB là khoảng cách biến thiên của tỷ giá hối đối, ln thỏa cơng thức: Tỷ giá hối đoái XK < tỷ giá hối đoái < tỷ giá hối đoái NK 1.1.3.3 Tỷ giá và lạm phát:

Lạm phát là việc phát hành thừa tién giấy vào lưu thông, làm cho tiền

giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng lên, thu nhập quốc dân bị phân phối lại

gây thiệt hại đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội

Lạm phát là một hiện tượng xã hội là căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, lịch sử các chế độ lưu thông tiền tệ hiện đại đã chứng minh rằng khi các nước nói chung, và mỗi quốc gia nói riêng chuyển sang chế độ lưu thông tiền giấy thì hầu như lạm phát trở thành một hiện tượng

thông thường

Lạm phát là nhân tế ảnh hưởng cùng chiều đến TGHĐ danh nghĩa của

nội tệ, lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gởi bằng ngoại tệ

so với nội tệ, kéo theo sự giảm giá của nội tệ (TGHĐ tăng), tức là lạm phát có

tác động ngược chiểu với giá trị của nội tệ

Lạm phát cao hơn tương đối so với nước ngoài dẫn đến tỷ giá tăng lên,

lạm phát thấp hơn tương đối so với nước ngoài dẫn đến tỷ giá giảm Do vậy,

Trang 20

theo mục tiêu nhất định, thì chính phủ cần khống chế được tỷ lệ lạm phát ở mức

độ hợp lý

Nếu không khống chế được lạm phát, thì những diễn biến trên thị trường

ngoại hối và TGHĐ khó có thể kiểm soát được, dẫn đến những diễn biến ngoài mong muốn của chính phủ trong việc quần lý ngoại hối và TGHĐ

Tỷ giá hối đoái tác động lớn tới kinh tế trong nước và trực tiếp nhất là tỷ

lệ lạm phát Chẳng hạn khi USD ở Mỹ lên giá, hàng hóa nhập khẩu từ nước

ngoài trở nên rẻ hơn, và từ đó làm cho lạm phát trong nước Mỹ giảm bớt, và toàn bộ hàng hóa đó đều được tính vào chỉ số giá cả trong nước

Ngược lại đồng tiền một nước càng mất giá so với USD bao nhiêu, thì giá

cả những mặt hàng tư liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu bằng đồng tiển nước đó

càng lên cao, từ đó giá thành sản phẩm trong nước cũng cao hơn

Từ sau thế chiến thứ hai, Quỹ tiền tệ quốc tế chủ trương duy trì chế độ tỷ giá cố định, nghĩa là duy trì tỷ giá thị trường giữa đồng tiền các nước tư bản chủ

nghĩa so với USD, đồng tiền chủ đạo của hệ thống tiền tệ tư bản chủ nghĩa chí

biến động trong một biên độ nhất định ( trước là 1% sau nới rộng ra 2,25% -

xem tiểu mục 1.2.2.2 ) trên dưới tỷ giá chính thức

Muốn duy trì được tiến độ đó, NHTW các nước phải can thiệp vào thị

trường bằng cách tung đô la ra bán, nếu tỷ giá đồng đô la lên đến cao điểm nhất, so với đồng tiền trong nước, hoặc ngược lại Từ cuối những năm 60 đến

đầu năm 70, đồng đô la bị mất giá liên tục, số đô la nằm trong tay nước ngoài

được gọi là đồng đô la Châu Âu ngày một tăng lên nhanh chóng ( do Mỹ bị bội chỉ CCTT nghiêm trọng phải phát hành USD ra trả nợ nước ngoài)

Sự kiện đó dẫn đến tình trạng đầu cơ tién tệ ngày một nặng nể, trên thị trường thế giới tư bản người ta tung ô ạt đồng đô la mất giá để mua những đồng

tiền được giá, vừa để tránh được những tổn thất do đô la mất giá gây nên, vừa tranh thủ kiếm lợi lớn khi những đồng tién này lên giá mạnh Trong những ngày

đầu tháng 3 /1973, có lúc chỉ trong một ngày, NHTW Tây Đức đã phải phát

Trang 21

Tình trạng đó làm cho lưu thông tiền tệ của nước có đồng tiền lên giá

như Tây Đức, Thụy Sĩ, Nhật và một số nước Châu Âu khác trở nên hết sức căng thẳng, sức ép lạm phát ở các nước này tăng lên mạnh mẽ Người ta gọi cơ chế này là cơ chế “ nhập khẩu lạm phát”

Vì vậy khi xác định tỷ giá đông tiễn trong nước, nhà nước phải xem xét

nhiều mặt tác động khác nhau của tỷ giá tới tình hình kinh tế trong nước Từ đó

để ra những biện pháp tỷ giá thích ứng, vừa có thể khuyến khích xuất khẩu vừa

có thể hạn chế được tác hại tiêu cực tới lưu thông tiền tệ và giá cả trong nước Tý giá đồng tiền trong nước được nâng lên hay hạ xuống còn có tác động tới sự di chuyển của các luỗng vốn ngoại tệ trong nước

Việc xác định tỷ giá ngoại hối đúng đắn, hợp lý, phối hợp với các biện pháp kinh tế khác nhau, có tác động rất lớn để huy động nguồn vốn ngoại hối từ nước ngoài vào nước, để điểu tiết và sử dụng các nguồn vốn đó cho những hoạt

động SXKD có lợi cho nền kinh tế của nước mình, tạo nên công ăn việc làm và

cải thiện đời sống của nhân dân

1.2 Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá trong kinh tế vĩ mô:

Xét trên phương diện lý thuyết thì việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay

quanh hai vấn để chính: mối quan hệ giữa các nền kinh tế quốc gia với cả hệ

thống toàn cầu và mức độ hoạt tính của các chính sách kinh tế trong nước Để làm cơ sở cho việc phân tích về lý luận “ các căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá trong kinh tế vĩ mô”, ta lần lượt đi vào các phần sau:

1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá:

Khi bàn về những yếu tố tác động đến tỷ giá có hai cách tiếp cận khác

nhau:

- Cách thứ nhất: cho rằng cán cân thanh toán quốc tế của một nước, phản ánh đầy đủ những xu hướng cung và câu về ngoại hối trong các giao dịch quốc

Trang 22

- Cách thứ hai : Cho rằng muốn biết được những biến động của tỷ giá

phải chú ý tới sức mua của nội tệ, được biểu hiện qua tỷ lệ lạm phát và lãi suất tín dụng ở nước đó

Trước hết ta xem tác động của quy luật giá trị đến tỷ giá

1.2.1.1 Tác động của quy luật giá trị :

Nội dung của quy luật giá trị là SX và trao đổi hàng hóa, được thực hiện

theo hao phí lao động xã hội cần thiết Nếu nhìn ngoại tệ như là một hàng hóa,

thì việc lưu thông ngoại tệ cũng chịu sự tác động của quy luật giá trị như bất kỳ một hàng hóa nào khác

Tuy nhiên ở đây, quy luật giá trị chỉ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông

của ngoại tệ và điểu chỉnh tỷ giá một cách tự động Nếu trong SX hàng hóa

bình thường, thì quy luật giá trị sẽ tác động di chuyển hàng hóa từ nơi có giá cả

thấp vào nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn đến nơi cung nhỏ

Về ngoại tệ cũng tương tự như vậy, ngoại tệ nơi có giá thấp sẽ di chuyển

đến nơi có giá cao, cho đến chừng nào giá cả ngoại tệ giữa hai nơi đó có giá ngang nhau Tuy nhiên điều đó chỉ xẩy ra khi sự di chuyển ngoại tệ dễ dàng,

không bị luật pháp các nước ngăn cấm

Ngày nay các nước đều có pháp luật để hạn chế việc di chuyển ngoại tệ

một cách tự do, nên tác động của quy luật giá trị đối với tỷ giá là hạn chế 1.2.1.2 Tác động của sức mua tiền tệ, biểu thị qua chỉ số lạm phát :

Theo quy luật một giá, khi hai nước SX một loại hàng hóa y như nhau, thì giá cả của hàng hóa đó sẽ như nhau trên phạm vi thế giới Giả định một chai Whiskey Mỹ là 10 USD/chai và Đức là 16 Mác Đức/chai Quy luật một giá cho biết tỷ giá giữa Mác Đức và USD phải là 1,6 Mác Đức có ! USD hay 0,625 USD cho mỗi Mác Đức Do đó sức mua của 1,6 Mác Đức tương đương sức mua

1 USD

Trang 23

khác nhau Tuy nhiên việc so sánh giá cả hàng hóa đồng chất như vậy trên thế

giới rất hạn chế, nhưng chúng ta có thể so sánh sức mua giữa các đơn vị tiền tệ

thông qua một số hàng hóa đặc biệt Ví dụ: l ounce vàng giá 325USD = 5.005.000 VND, tỷ giá 1USD = 15.400 VND

Do đó khi một loại tiền nào đó lâm vào tình trạng lạm phát, có nghĩa là sức mua giảm đi thì nó cũng làm thay đổi quan hệ tỷ giá

Ví dụ: VND bị mất giá 10% /năm thì sức mua của | ounce vàng tăng lên 5.005.000 x 110% = 5.505.500 VND Tương ứng tỷ giá giữa VND và USD sẽ là

16.940 đ cho một USD, trong trường hợp này giả sử USD ổn định

Áp dụng quy luật một giá vào các mức giá cả tại hai nước tạo nên thuyết

ngang giá sức mua, thuyết này phát biểu rằng “ tỷ giá giữa bất kỳ 2 đồng tiền

nào sẽ điều chỉnh, để phản ánh những thay đổi trong mức giá cả của 2 nước”

Thuyết PPP (Purchasing Power Parity ) hay còn gọi là phương pháp đồng giá sức mua, chỉ là sự áp dụng của quy luật một giá vào mức giá cả của 2 nước chứ không phải vào giá cả cá nhân

Trong các nước tư bản phát triển người ta hay dùng phương pháp PPP Cách giải thích đơn giản nhất của phương pháp PPP là lấy ví dụ một mặt hàng

Nếu một chai Whiskey ở Đức đắt hơn ở Mỹ thì người mua sẽ có xu hướng thích mua Whiskey ở Mỹ thay vì ở Đức

Vì nhiều người làm như vậy nên giá Whiskey Đức hạ xuống và ở Mỹ tăng lên, và do thu nhập xuất khẩu ở Nhật giám, ở Mỹ tăng sẽ dẫn đến xu

hướng đồng Mác Đức giảm giá so với đồng USD, giá Whiskey và tỷ giá giữa 2

đồng tiền tiếp tục thay đối cho tới khi giá Whiskey trong hai nước, do tỷ giá điều chỉnh trở nên bằng nhau

Một trong những hệ quả khác của lý thuyết đồng giá là sức mua được biểu hiện bằng mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước đó Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, mức độ lạm phát của hai nước đó nếu như khác nhau,

Trang 24

ngang giá sức mua của hai đồng tién đó bị phá vỡ, tức là làm thay đổi tỷ giá hối

đoái

Mức chênh lệch lạm phát càng lớn thì sẽ dẫn đến mức thay đổi tỷ giá cũng lớn theo Nói cách khác, mức chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai

quốc gia làm thay đổi tương quan giá cả hàng hóa giữa hai nước tức thay đổi tỷ

giá thực ( phụ lục 5):

Tỷ giá ở thời điểm t sẽ bằng:

De ma ae a8 Ï số ]: át ud

TY gidd thoi diém(t -1) x — 12 ese 1+% CSLP nước có đồng tiền uyết giá la pi trongn oc

Nhìn chung, sức mua thực tế của các loại tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá giữa các loại tiền đó

1.2.1.3 Tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến tỷ giá hối đoái :

Tài khoản vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại có khuynh hướng

nhạy cảm với những thay đổi của tỷ giá Khi đồng tiễn của một quốc gia giảm

giá so với déng tiền của những đối tác thương mại chính, xuất khẩu của quốc

gia đó có xu hướng tăng và nhập khẩu có xu hướng giảm, làm cải thiện cán cân thương mại

Ta có thể xem tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến tỷ giá hối đoái như sau:

Cán cân thanh toán quốc tế là một biểu tổng hợp về tất cả các khoản thu chi quốc tế thực tế của một nước khác, trong một thời gian nhất định

Cán cân thanh toán bao gồm cán cân vãng lai, cán cân vốn và thay đối

dự trữ thanh toán quốc tế hay còn gọi là phần bù đấp cho thâm hụt CCTT

Chúng ta có thể xem CCTT như là hàn thử biểu của một nước , đo lường tương

quan lực lượng cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường nước đó Trong CCTTQT

thì tài khoản vãng lai được xem như là thước đo cung và cầu ngoại tệ rõ rỆt

Trang 25

Sự thay đổi thu chỉ ngoại tệ trên CCTTQT sẽ có ảnh hưởng lớn đến cung

cầu ngoại tệ của đất nước và do đó có tác động mạnh đến tỷ giá theo quy luật cung cầu

Ví dụ trong năm 1980 tài khoản vãng lai (current account) của Mỹ bội

thu 3,72 tỷ đô la, điểu đó nói lên cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ ở Mỹ được

dùng trong thương mại hàng hóa dịch vụ, chuyển tiền giữa Mỹ với các nước khác trên thế giới Nếu không có một khoản mục giao dịch nào trong CCTTOQT, thì tài khoản vãng lai sẽ có xu hướng gây áp lực, làm giảm giá trị các loại tiền tệ nước ngoài xuống so với USD Nói cách khác, là sẽ có sức ép làm cho các

ngoại tệ khác mất giá so với USD

Tuy vậy muốn xác định được tác động của tinh hinh CCTTQT đối với tỷ

giá, phải loại trừ những khoản mục phản ảnh sự can thiệp của chính phủ và

tương quan lực lượng cung cầu ngoại hối trên thị trường, những khoản này

thường nằm trong bảng cân đối chung (Overall Balance)

Bảng cân đối chung trong CCTTQT Mỹ năm 1980 ghi bội chỉ là 6,82 tỷ

đô la.Trong bảng cân đối chung, những thay đổi trong dự trữ chính thức của Mỹ và dự trữ bằng đô la Mỹ của các chính phủ nước ngoài, được coi như là một trong những biện pháp can thiệp nhằm làm bớt những chấn động, dung hòa

được sự mất cân đối giữa cung và cầu của các ngoại lệ khác so với đô la Mỹ đối với các NHTW nước ngoài tăng lên (tới 14,86 tỷ đô la), là một yếu tố bù đắp chủ yếu cho số bội chỉ bảng cân đối chung của Mỹ

Thật ra, những chênh lệch giữa cung và cầu, những sự điều chỉnh làm

thay đổi dự trữ ngoại hối, thay đối những khoản nợ nước ngoài chỉ tổn tại chừng

nào mà các nhà cầm quyền muốn duy trì một tỷ giá nhất định Nếu tỷ giá được

phép thả nổi tự do thì các khoản dự trữ ngoại tệ chính thức không cần thiết phải

bù đắp những thiếu hụt và tất nhiên tỷ giá ngoại hối sẽ thay đổi hoàn toàn theo yếu tố cung cầu thị trường

Mức độ ảnh hưởng của CCTTQT đối với tỷ giá hoàn tồn khơng đơn giản

địi hỏi phải có sự phân tích về chế độ tỷ giá, điều kiện thương mại của mỗi

Trang 26

* Những ảnh hưởng của việc đánh giá cao hoặc thấp TGHD đến CCTT

Việc đánh giá quá cao tỷ giá của nội tệ so với giá trị thực của nó sẽ làm

giảm tính cạnh tranh quốc tế Kết quả là xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng dẫn

đến bội chỉ CCTM, thâm hụt cán cân vãng lai

- Ngược lại, việc đánh giá tỷ giá thấp hơn so với giá trị thực của nó là có

thể làm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, khiến hàng hóa nhập

khẩu trở nên đắt đỏ,và nhờ vậy CCTM được cải thiện Khủng hoảng tài chánh tiền tệ ở Đông Nam Á đã buộc nhiều nước phải thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ với mục đích cải thiện CCTT

1.2.1.4 Tác động của các chính sách vĩ mô đến tỷ giá :

1.2.1.4.1 Chính sách tiền tệ :

Chính sách tiên tệ là hệ thống các quan điểm, các chú trương và biện pháp của nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động về tiền tệ — tín dụng, Ngân hàng và ngoại hối, tạo ra sự ổn định của lưu thông tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong

tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô, có tác động mạnh mẽ và hết sức nhạy cắm đối với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân

Chính sách tiền tệ không chỉ điều chỉnh khối tiên tệ (cả tiển mặt và bút tệ), cung ứng thêm tiền tệ trong một thời kỳ nhất định cho nền kinh tế thông qua

con đường tín dụng, mua ngoại tệ, tạm ứng cho ngân sách, nghiệp vụ thị trường

mở, mà còn là điều chỉnh khối tiền tệ có sẵn trong lưu thông cho phù hợp với mức tăng tổng sắn phẩm quốc gia, phù hợp giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ,

giữa tiễn và hàng hóa nói chung, không gây thừa hoặc thiếu tién so với nhu cầu

lưu thông Chính sách tiền tệ hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng giảm lượng tiền cung ứng, làm tăng giảm khối lượng tiễn tệ, và vì vậy làm tăng giảm tỷ giá để đạt đồng thời 2 mục tiêu:

+ Thứ nhất: Ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, trên cơ sở kiểm soát được lạm phát, cân bằng được CCTTQT, ổn định tỷ

Trang 27

+ Thứ hai : Ổn định và tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nhằm đạt đến mức toàn dụng nhân lực mà không tạo áp lực lạm phát

Một chính sách tiền tệ cứng nhắc, hoặc các công cụ của chính sách tiền

tệ như công cụ tỷ giá, được sử dụng không phù hợp, không có hiệu quả, có thể

làm xấu đi các điều kiện ổn định và tăng trưởng của nên kinh tế, 1.2.1.4.2 Chính sách lãi suất:

Lãi suất và tỷ giá là hai công cụ quan trọng nhất trong việc điều hành chính sách tién tệ trong nền kinh tế thị trường Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá luôn luôn gắn bó hỗ trợ cho nhau

Lãi suất là công cụ hết sức quan trọng và nhạy cắm trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, lãi suất vừa là giá cả sử dụng vốn trong hoạt động

tín dụng, vừa có tác động to lớn đối với việc tăng hay giảm khối lượng tiển lưu

thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn

Lãi suất là một công cụ chủ lực, có độ nhạy cảm cao, trong việc điều

hành chính sách tiền tệ, là cách thức mà NHTW thường sử dụng để điều chỉnh

TGHP trên thị trường, với cách thức này khi TGHĐ đạt đến mức “ báo động”

cần phải can thiệp, thì NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu

Tuy nhiên việc sử dụng chính sách lãi suất để tác động đến tỷ giá, cũng

có những hạn chế nhất định, vì quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác

động qua lại một cách gián tiếp, không phải là quan hệ trực tiếp và nhân quả

Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, vì vậy nhìn

lại sự biến động của lãi suất chưa hẳn đã ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ

giá

Để minh họa vấn để này, có thể lấy cuộc khủng hoảng USD thời kỳ

1971- 1973 làm ví dụ Vào lúc này, mặc dù lãi suất trên thị trường NewYork

Trang 28

các nước này thực thi chính sách lãi suất thấp, vì lúc bấy giờ USD đang đứng

bên bờ của nguy cơ mất giá

1.2.1.4.3 Các nghiệp vụ thị trường hối đoái :

Thị trường hối đoái là nhân tố hết sức quan trọng nếu không nói là không

thể thiếu trong nền kinh tế thị trường để hình thành tỷ giá Thị trường hối đoái

là nơi diễn ra các giao dịch về ngoại hối, chuyên môn hóa về sự trao đổi mua

bán vay mượn ngoại tệ, thông qua sự cọ sát giữa cung và cầu ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế

Các đặc trưng cơ bản của thị trường hối đoái là :

* Tính quốc tế của thị trường

* Tính liên Ngân hang ( interbank) trén thi trudng * Tinh tap trung cao

* USD la déng tién chuan trong c4c quan hé mua bán

* Tỷ giá nói chung được xác định theo các quan hệ cung cầu mà không có sự can thiệp của nhà nước

Để có thể nắm được một cách đầy đủ tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị

trường, ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang tham gia các thị trường ngoại hối ( foreign exchange market) Có thể nói đây là một trong những thị

trường tốt nhất, để khai thác các thông tin cần thiết cho thấy sự vận động của tỷ

giá Tuy nhiên điểu chỉnh tỷ giá trên thị trường hối đoái, cũng thường gặp phải những phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp, cũng như của các tầng lớp dân cư khác trong xã hội

Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu, giữa những người có trong tay số lượng lớn ngoại tệ, với những người có

Trang 29

Để thực hiện có hiệu quá, một trong những điều kiện không thể thiếu

được cho bất kỳ quốc gia nào, là cần phải thường xuyên có một nhóm lượng dự

trữ ngoại tệ đủ sức để can thiệp vào thị trường khi cần thiết

Trong phạm vi một quốc gia, thị trường hối đoái được xem như một dạng thị trường liên Ngân hàng Nó là nơi giao dịch mua bán, chuyển đổi các loại

ngoại tệ được chấp nhận ra nội tệ, hoặc giữa các loại ngoại tệ được hoán đổi cho nhau trên cơ sở các điều kiện được xác định ( tức là giá cả và lượng vốn)

Thật ra, trên thị trường tiễn tệ quốc tế Âu — Mỹ ~ Nhật, thị trường ngoại

tệ liên Ngân hàng (interbank market), thực chất là một loại thị trường tiễn gởi (money market), giao dịch bởi các Ngân hàng không thuộc nhóm các Ngân hàng thanh toán bù trừ (non clearing bank) vay mượn lẫn nhau, phát sinh đầu tiên ở Luân Đôn

Loại thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng này phát triển mạnh mẽ vào

những năm 1960 để trở thành một thị trường tiền gởi ngày nay, được phần lớn các định chế tài chánh trên thế giới dùng để điều hòa vốn Họ sử dụng các phương thức giao dịch vốn rất đa dạng, từ “gởi qua đêm” (over night) “rút vốn

sau vài ngày” (at call), đến các loại “tiên gởi có kỳ hạn không quá một năm”

Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, thị trường hối đoái chỉ mới

hình thành ở giai đoạn đâu, có mua bán ngoại tệ, có huy động và cho vay ngoại

tệ, nhưng chỉ ở mức độ thấp và phân tán, thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng

mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu mua bán đô la Mỹ

Các NHTM nước ta cũng đã có những quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế,

như thiết lập quan hệ nhận hàng đại lý, mở Ngân hàng ngoại tệ tại các Ngân hàng ở nước ngoài, đã có những quan hệ vay vốn, song chưa tham gia thật sự

vào thị trường hối đoái một cách đầy đủ và đúng nghĩa 1.2.1.4.4 Chính sách ngoại hối :

Chính sách hối đoái của bất kỳ quốc gia nào cũng được coi như một trong

những cấu thành quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia, là công cụ quản lý

Trang 30

sách ngoại hối là chính sách mà nhờ đó có thể tập trung ngày càng nhiều các

nguồn thu ngoại hối cho nhà nước, tạo ra lực lượng tài chánh để thực hiện các

mối quan hệ về kinh tế, chính trị, ngoại giao, xã hội, hợp tác khoa học, kỹ thuật

giữa nước ta với các nước trên thế giới về các phương diện : e Quản lý ngoại hối

e _ Lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế

e Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước

e _ Xây dựng và thống nhất quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của đất nước se _ Tiến hành kinh doanh ngoại hối trên thị trường hối đoái quốc tế

e Phan đấu ổn định TGHĐ để kiểm chế lạm phát ổn định giá cả trong

nước

e - Quan hệ khác với NHTW khác, với các tổ chức tài chánh tiển tệ quốc tế, nhằm fm kiếm nguồn tài trợ (vay nợ) nước ngoài, có điều kiện ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài và thu hút kiểu hối

e Tổ chức quản lý nợ nước ngoài

Trong số các vấn để nêu trên thì chính sách hối đoái, dự trữ ngoại hối, thị trường hối đoái là những yếu tố tác động mạnh tới khối lượng tiên tệ, giá trị

đồng tiển trong nước, và như vậy tác động tới TGHĐ của một nước Mục tiêu

của chính sách ngoại hối là nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ quốc gia,

đảm bảo chặt chẽ các nguồn thu ngoại tệ, tận dụng các nguồn thu và sử dụng có hiệu quả

Như vậy chính sách quản lý ngoại hối tác động đến sự ổn định của nên

kinh tế, tạo thế cân bằng giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế đối nội

Một chính sách phù hợp với việc quần lý ngoại hối, ngoại thương sẽ tác

động trực tiếp đến các luồng vốn ngoại hối, đồng thời tác động trực tiếp đến tý

Trang 31

thương phát triển, tăng cường quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ từ đó

thúc đẩy và mở rộng sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế Như vậy, không những chính sách quần lý ngoại hối là

yếu tố tác động vào sự ổn định nền kinh tế, mà còn là yếu tố kích thích sự phát

triển kinh tế

1.2.1.4.5 Chính sách kinh tế ngoại thương :

Ngoại thương là ngành kinh tế quan trọng của mỗi nước, là công cụ để

thực hiện phân công lao động quốc tế, là yếu tố quan trọng mà các tập đoàn

kinh tế tài chánh quốc tế dùng để lũng đoạn nền kinh tế các nước, là mối quan

hệ giữa thị trường trong nước và ngoài nước gắn bó chặt chế với nhau, các hoạt

động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đan xen nhau, tạo điều kiện cho nhau

và thúc đẩy lẫn nhau biện chứng

Việc mua hàng xuất và bán hàng nhập bằng nội tệ trên thị trường trong

nước, là khâu mở đầu và kết thúc cho việc bán hàng xuất và mua hàng nhập bằng ngoại tệ trên thị trường thế giới

Xuất khẩu là hành vi hàng xuất khẩu chuyển hóa thành ngoại tệ Nhập

khẩu, ngược lại là hành vi ngoại tệ đó chuyển hóa thành hàng nhập khẩu, toàn

bộ xuất nhập khẩu của một nước kết hợp với nhau trong một chu kỳ khép kín,

chu kỳ đó có đạng “ nội tệ - hàng xuất khẩu - ngoại tệ — hàng nhập khẩu - nội tệ “

Đó là mối quan hệ giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu, mối

quan hệ giữa giá trị nội tệ và giá trị ngoại tệ Các quan hệ hàng hóa và tiền tệ

nói trên không thể tách rời, và chỉ có thể thực hiện được thông qua trao đổi quốc tế bằng công cụ tỷ giá

1.2.1.4.6 Chính sách huy động vốn đầu tư nước ngoài:

Nhằm thực hiện phương châm đẩy mạnh huy động vốn để phát triển kinh

tế và bù đắp thiếu hụt về vốn, nhà nước cần phải nhờ đến các nguồn tài trợ từ

Trang 32

phát triển, thì những khoản tiền cần thiết cho việc đầu tư kinh tế đều vượt quá

xa khả năng tích lũy vốn trong nước, nhất là trong giai đoạn đầu thời kỳ phát

+2

triển

Do đó muốn đạt được các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế, các nước luôn phải dựa vào nguồn vốn từ nước ngoài Có hai nguồn vốn lớn nhất từ bên ngoài đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI — Foreign direct investment) và viện trợ phat trién chinh thife (ODA — Official development Assistance)

Sự thay đổi lớn trong tỷ giá hối đoái, tính chất dao động của TGHĐ có thể gây ra hậu quá tiêu cực đối với dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu

tw FDI, vì rằng những nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng nhận thấy qua tính chất dao động của TGHĐ, có thể là khả năng kiểm soát yếu kém về chính sách tiền

tệ của chính phủ nước được đầu tư

Bên cạnh nguồn vốn đâu tư nước ngoài chúng ta cũng phải để cập tới chính sách huy động vốn trong nước vì đây là một nhân tố không kém phần

quan trọng, để đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động bình thường, ổn định

tiền tệ, ổn định tỷ giá

Qua những điều trình bày trên ta thấy rằng chính sách TGHĐ ở VN có

mối liên hệ chặt chẽ với chính sách huy động vốn và sử dụng vốn nước ngoài,

mà hiện nay và trong thời gian tới là luồng vốn ngoại tệ chạy vào ngày càng

nhiều, thông qua nhiều kênh như : đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài,

vay nợ các chính phủ của các tổ chức tín dụng quốc tế và của các Ngân hàng

nước ngoài, các khoản ngoại tệ và chuyển tiền, các hoạt động xuất nhập khẩu

hàng hóa, dịch vụ ngoại tệ ngày càng phát triển ở VN

Cùng với khối lượng lớn ngoại tệ vào VN qua con đường đầu tư không

chính thức do Việt kiểu nước ngoài chuyển về, là nguồn cung cấp ngoại tệ rất

lớn, nếu nhà nước không có biện pháp quản lý phân bổ và sử dụng một cách có

hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trạng ngoại tệ lên giá hoặc giảm giá một cách không

Trang 33

Các nhà kinh doanh trên thị trường tiễn tệ và thị trường hối đoái cũng rất

nhạy cảm với những phản ứng có tính chất tâm lý, kỹ thuật vì những phản ứng

này có thể nhất thời đảo ngược cả một xu hướng cơ bản, dài hạn của tỷ giá Các

nhà kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường hối đoái cùng một thời điểm, có

thể có hai ý kiến, nhận định hoàn toàn trái ngược nhau về xu hướng biến động

tỷ giá của một đồng tién

- Một là: loại dự đoán về xu hướng phát triển dài hạn, dựa vào mối tương

quan giữa các lực lượng kinh tế cơ bản

- Hai là : Loại dự đoán khác về xu hướng phát triển trước mắt, dựa vào

những điều kiện tâm lý kỹ thuật của thị trường Thái độ của nhà kinh doanh lớn

trên thị trường hối đoái có thể tác động nhất thời đến tỷ giá, có khi bất chấp đến

những thế lực kinh tế có tính chất dài hạn

Nếu nhà kinh doanh đó đột nhiên mua hoặc bán một đồng tiền nào đó, không cần thiết vì lý đo gì, hành vi đó cũng có thể trở thành một động lực thúc đẩy một số nhà kinh doanh khác làm theo

Nói tóm lại, sự thay đổi tỷ giá tày thuộc rất nhiều yếu tố, các yếu tố

a ze + pe? Poe 5

thường đan xen vào nhau và tầy thuộc lẫn nhau Ở một thời điểm cụ thê, tình hình

cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật là nguyên nhân làm thay đổi ty gid và cũng có yếu tố trở thành là kết quả của sự thay đổi tỷ giá

1.2.2 Sự hình thành và phát triển của các chế độ tỷ giá:

Có ba chế độ tỷ giá quan trọng cần nghiên cứu, và mỗi chế độ tỷ giá ra

đời đều có căn cứ để hình thành trong từng giai đoạn một

* Chế độ tỷ giá trong điều kiện chế độ bản vị vàng * Chế độ tỷ giá Bretton Woods

Trang 34

1.2.2.1 Chế độ tỷ giá trong điều kiện chế độ bản vị vàng:

VỀ mặt nguyên tắc trước đây, khi còn tổn tại chế độ bản vị vàng, thì tỷ giá hối đoái giữa hai đổng tiền được xác định trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiễn với nhau hay cồn gọi là ngang giá vàng ( đồng giá vàng) Ví dụ: Đầu thế kỷ 20: 1 GBP có hàm lượng vàng là 7,3224g vàng I USD có hàm lượng vàng là 1, 5042g vàng Dựa vào nguyên lý trên tỷ giá giữa GBP và USD được xác định là: 7,32 1,504 1 GBP = = 4,867 USD Và | FRF cé hàm lượng vàng 1a 0,3206 g vang 1 USD có hàm lượng vàng là 1,504 g vàng Do d6 ty gid USD/FRF = 1,504/0,3206g = 4,6912 FRF

Trong quá trình quan hệ giữa 2 loại tiễn với nhau, thì tỷ giá sẽ dao động xung quanh đồng giá vàng và trong giới hạn của hàm lượng vàng được quy định

trong một đơn vị tiền tệ ( hay còn gọi là điểm vàng), điểm vàng là điểm mà ở

đó nếu tỷ giá vượt qua hoặc bé hơn thì sẽ xảy ra hiện tượng nhập vàng hoặc xuất vàng

Giới hạn cao nhất ( hay còn gọi là điểm vàng cao nhất) của TGHĐ tăng

lên, thì gọi là “ điểm xuất vàng”, bởi vì nếu vượt quá giới hạn này thì vàng

nước đó bắt đầu chạy ra nước ngoài

Giới hạn thấp nhất hay còn gọi là điểm vàng thấp nhất của tỷ giá hối

đoái sụt xuống, thì gọi là “ điểm nhập vàng”, bởi vì nếu vượt qua giới hạn này

thì vàng bắt đầu chạy vào trong nước Đặc điểm cơ bản của chế độ tỷ giá trong

điều kiện chế độ bản vị vàng là hệ thống tỷ giá cố định (fixed foreign exchange

Trang 35

Với chế độ bản vị vàng, việc điều chỉnh khối lượng tiền tệ trong nước,

căn cứ vào dự trữ vàng mà mình có dưới dạng dự trữ Trong lịch sử chế độ bản vị vàng, tỷ giá xuất hiện sớm nhất là tỷ giá ”ngang giá vàng” Tỷ giá ngang giá vàng là tỷ giá được xác định trên cơ sở so sánh hầm kim lượng giữa hai đồng tiền

Từ khi chế độ bản vị vàng bị sụp đổ, thì những thuật ngữ “điểm vàng,

ngang giá vàng” không còn có ý nghĩa, mà TGHĐ giữa các đơn vị tiền tệ sẽ

được quyết định trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tién với nhau, và tùy

thuộc vào cơ chế TGHĐ cũng như chính sách quản lý ngoại hối của từng nước

quyết định

1.2.2.2 Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods :

Những rối loạn về kinh tế , xã hội trong những năm 1929-1933 đã để lại

những ấn tượng sâu sắc cho các nhà làm chính sách kinh tế những năm 40, sau

chiến tranh thế giới lần thứ II, họ quyết tâm tránh những sự hỗn loạn kinh tế và

nhất là những cuộc phá giá tiền tệ có tính chất cạnh tranh thương mại khốc liệt đã diễn ra trong cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới

Để thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, Mỹ, Anh và các nước đồng minh lớn ( có cả Liên Xô cũng tham gia) đại diện 44 quốc gia đã họp tại Bretton Woods, Bang Newhamshire, ở Mỹ tháng 7/1944 Với sự chỉ đạo của

nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes và nhà kinh tế Mỹ Harry

Dexter White Hội nghị này đã ký một hiệp ước, gọi là hiệp ước Bretton Woods, trong đó cụ thể hóa các nội dung để án của Mỹ:

- Hình thành quỹ tiền té thé gidi IMF (International Moneytary Fund),

Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển (International bank reconstruction

and development), goi tắt là Ngân hàng thé gidi (WB)

- Nguyên tắc cơ bản của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị vàng hối

đoái lấy USD làm chuẩn

- Hình thành một chế độ tỷ giá cố định, với nội dung là các nước hội viên

Trang 36

vàng hoặc đô la Mỹ và có trách nhiệm duy trì tỷ giá hối đoái biến động trong

phạm vi + 1% so với đồng giá ( thực tế tháng 12/1971 đã mở rộng biên độ +

2,25%) [22]

Thỏa thuận Bretton Woods vào năm 1944 đã mang lại sự ổn định như

mong muốn và một trật tự mới trên thị trường ngoại hối Tỷ giá của các đồng tiên chính đều được neo cố định với USD và giá trị của USD được neo cố định

với vàng, với tỷ lệ 35 USD = | ounce, USD được các Ngân hàng trung ương

trên thế giới chọn làm đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế chủ yếu

Trong khi đó, giá trị trung bình của đồng bảng Anh là 2, 4 USD, FRE là 0, 18 USD va DEM là 0, 2732 USD Trường hợp tỷ giá vượt quá biên độ 1% thì NHTW phải can thiệp bằng cách mua vào, hoặc bán ra một lượng USD nhất định

Như vậy, hiệp ước Bretton Woods đã khai sinh ra hệ thống tỷ giá hối đoái cố định ( fixed exchange rate), cu thé là theo chế độ tỷ giá cố định Brctton Woods, mỗi nước hội viên Quỹ tiền tệ quốc tế phải xác định cho tiền của mình

một nội dung vàng, sau đó đem so sánh với nội dung vàng của USD, được coi là

tiền chuẩn để định ra đồng giá vàng ( tỷ lệ so sánh nội dung vàng Gold Parity), còn được gọi là tỷ giá chính thức của mỗi đồng tiền

Kể từ năm 1947, bản vị của hệ thống Bretton Woods là đô la vàng, tức đô la chuyển đổi ra vàng Đông đô la trở thành cầu nối cho toàn bộ hệ thống

tiền tệ thế giới

Tiên tệ các nước - đô la Mỹ - Vàng |

1.2.2.3 Chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết

của nhà nước

Trong những năm 1960, kinh tế các nước Tây Âu, Nhật đã tăng trưởng mạnh, trong khi đó kinh tế Mỹ có nhiều khó khăn, CCTT Mỹ bội chỉ liên tục,

Trang 37

NHTW các nước này không đủ sức can thiệp để giữ giá cho USD theo nguyên

tắc của chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods

Tháng 8/1971, Tổng thống Nixon chính thức bãi bỏ việc đổi đô la ra

vàng, chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ để khai sinh ra chế độ tỷ giá

thả nổi

Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ tỷ giá mà tỷ giá hối đoái đo cung cầu

tự do quyết định, trong chế độ này có thể phân làm 2 loại:

- Chế độ tỷ giá thả nổi tự do

- Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước

Chế độ tỷ giá thả nổi tu do (floating exchange rate): là chế độ mà trong

đó TGHĐ hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định không có

bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ

Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ: thì giá ngoại tệ giảm

Nếu cầu ngoại tệ > cung ngoại tệ: thì giá ngoại tệ tăng

+ Nếu giá ngoại tệ cao, sẽ có nhiều người bán ngoại tệ tức là khuyến khích xuất khẩu

+ Nếu giá ngoại tệ giảm, thì sẽ có nhiều người mua ngoại tê, tức là khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu

Như vậy khác với chế độ lấy vàng làm bản vị, làm thước đo giá trị, cũng

khác với chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods, tuy cũng lấy vàng làm bản vị, nhưng trên thực tế, lấy đồng đô la đổi ra vàng làm bản vị Chế độ tỷ giá thả nổi là để cho các lực lượng cung cầu về ngoại hối trên thị trường xác định, lấy tỷ

Trang 38

Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước (managed

exchange rate) :

La chế độ tỷ giá được hình thành theo hoặc là nhà nước ấn định biên độ dao động của tỷ giá, mà ở đó các Ngân hàng thương mại, các tổ chức kinh doanh ngoại tệ không được mua bán vượt biên độ dao động do NHNN ấn định

Ví dụ như VN hiện nay, NHNN ấn định mức độ dao động là + 0,25% so với giá giao dịch bình quân của thị trường hôm trước

Hoặc NHNN can thiệp bằng cách tham gia mua bán trên thị trường Khi

NHNN muốn giảm giá ngoại tệ thì NHNN bán ngoại tệ ra với giá thấp Ngược

lại khi NHNN muốn tăng ngoại tệ, thì NHNN mua ngoại tệ vào với giá cao

Hầu hết các nước hiện nay đều áp dụng biện pháp này, tuy nhiên để thực

hiện được biện pháp này, NHNN phải có dự trữ ngoại tệ lớn đủ sức can thiệp

vào thị trường khi cần thiết

1.3 Mô hình kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở với tỷ giá cố

định có thể điều chỉnh

Để hình thành chính sách kinh tế trong nền kinh tế mở phải để cập đến nhiều vấn để quan trọng và phức tạp hơn nên kinh tế đóng Do cơ cấu các nền

kinh tế giữa các quốc gia là khác nhau nên không có những quy tắc chung để giải quyết vấn để này, những nhà hoạch định chính sách luôn phải đối mặt với vấn để quyết định lựa chọn chính sách nào là phù hợp với mục tiêu nào Lý

thuyết đã cảnh báo rằng, một sự lựa chọn chính sách và mục tiêu không phù hợp với nhau sẽ làm tăng sự không ổn định hơn là hạn chế nó

Để làm sáng tỏ hơn nhận định trên, luận án giới thiệu mô hình lý thuyết

về kinh tế vĩ mô cùng với những giả thiết là: một nên kinh tế nhỏ, mở cửa có

thâm hụt trong tài khoản vãng lai và được tài trợ chủ yếu bởi thặng dư trong tài

khoản vốn, cùng với một sự thâm hụt trong ngân sách chính phủ

Bên cạnh đó, chế độ tỷ giá hối đoái được chọn là một chế độ tỷ giá hối

Trang 39

cực đoan) Lý do của việc trình bày mô hình này là do có sự tương đồng với thực tế hiện nay của Việt Nam Hơn nữa, việc xem xét một mô hình lý thuyết phù hợp với thực tế thì ít nhiễu gì cũng sẽ chỉ ra được một vài vấn để cần quan tâm

trong việc lựa chọn cơ chế tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái

1.3.1 Mô hình nhân tử đơn giản của Keynes về nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định nhưng có thể điều

chỉnh :

Để có thể thấy rõ sự vận động của mô hình tương đối đầy đủ, cách tốt

nhất là đi từ một mô hình đơn giản Trong mô hình này, để đơn giản hóa, sẽ

được giả định là không có các giao dịch liên quan đến tài khoản vốn và cũng không có những chuyển giao ròng trong tài khoắn vãng lai Tồn bộ mơ hình

được mô tả trong hình 3

Hình I.3 : Mô hình của Keynes về một nên kinh tế nhỏ và mở cửa E BOCA X,F F ° 4 Yu=C+l+G+X-E HT (i) (ii) Xx ms hụt TK vũng lai Y! Yo Y Yi Yo Y

Trong phần (¡) đường tổng cầu của nên kinh tế Y„ =C +l +X -F cắt

đường 45” tại mức sản lượng là Y¿ cho thấy tại đây thị trường hàng hoá cân

bằng Phần (¡¡) vẽ các đường xuất nhập khẩu để đối chiếu với mức sản lượng

trong nước

Đường nhập khẩu F hướng lên cho thấy rằng khi các yếu tố khác không

thay đổi thì nhu cầu về nhập khẩu tăng lên cùng với thu nhập trong nước

Trang 40

nhỏ, mức thu nhập thực tế của người nước ngoài độc lập với thu nhập trong

nước Giả sử X và F cắt nhau tại mức sản lượng Y¡

Như vậy, một mức thu nhập ứng với sản lượng Y; sẽ làm cho tài khoản

vãng lai cân bằng Nếu thu nhập tăng lên (bên phải Y,) sẽ dẫn đến một sự thâm

hụt trong tài khoản vãng lai Đường BOCA thẳng đứng tại mức sản lượng Y¡ trong phan (i) điễn tả một thực tế là một nước nhỏ có thể đạt mức sản lượng cân bằng tại Yạ nhưng phải chấp nhận một sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai

Mô hình đơn giản này cho thấy rằng: Chính phủ có thể đồng thời muốn

loại trừ thâm hụt trong tài khoản vãng lai để đạt tới cả hai mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại tại mức sản lượng Y được xem như là mức toàn dụng các

nguồn lực kinh tế bằng giải pháp điều chỉnh tỷ giá, mà cụ thể là đánh sụt giá nội tệ (phá giá) nếu điều kiện cho phép

Hình 4 chỉ ra tác động của biện pháp phá giá lên xuất nhập khẩu, biện

pháp phá giá sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của các nhà sản xuất

trong nước, vì thế xuất khẩu có thể tăng lên và nhập khẩu giảm xuống tại mọi

mức thu nhập trong nước Mức phá giá phù hợp từ E sang E' sẽ làm X và F cắt

nhau tại mức Yo

Tuy nhiên, sự cải thiện trong tài khoản vãng lai sẽ làm đường tổng cầu Y, trong phan (i) của hình 4 dịch chuyển lên phía trên đến mức Ya =(C+l+G+X- F)(E’) lam san lượng tăng đến Y2 gây nên những thay đổi trong mức giá nói

riêng và sự ổn định kinh tế nói chung

Ngày đăng: 30/03/2013, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN