1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Môn chính trị trung cấp về các vấn đề gợi ý ôn tập tốt nghiệp chính trị

26 2,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 202 KB

Nội dung

* Ý nghĩa phương pháp luận: Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trong nhận thức vàtrong hoạt động thực tiễn phải: + Nếu vật chất quyết định ý thứ thì trong nhận

Trang 1

a) Định nghĩa vật chất của Lênin:

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lạicho con người trong cảm giác, được cảm giác của chung ta chép lại, chụp lại, phảnánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

b) Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin:

- Vật chất là một phạm trù triết học: Vật chất không tồn tại cảm tính, nghĩa là

không đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể; vật chất là cái vô sinh, vô diệt còn vậtthể là cái có sinh có diệt, do đó, không thể đồng nhất vật chất với vật thể

- Vật chất là phạm trù dùng để chỉ thực tại khách quan: Vật chất là tất cả những gì

tồn tại khách quan, tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, đây là tiêuchuẩn để phân biệt cái vật chất với cái không phải là vật chất (ý thức)

- Vật chất là cái được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp

lại, chép lại và phản ánh Khi vật chất tác động vào giác quan thì gây nên cảm

giác, điều đó cũng có nghĩa là vật chất có trước và con người có khả năng nhậnthức được thế giới

c) Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin:

Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, V.I.Lênin đã thừa nhận rằng,trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảmgiác, ý thức

Khi khẳng định vận chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụplại, phản ánh, V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng con người có thể nhận thức đượcthế giới vật chất Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ những

quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết “không thể biết”; đồng

thời cũng khắc phục được những khiếm khuyết trong quan điểm siêu hình, máymóc về vật chất

Trang 2

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin còn có ý nghĩa định hướng đối với cáckhoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật chấttrong thế giới.

d) Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

* Vật chất quyết định ý thức.

Vai trò quyết định của vật chất thể hiện ở những nội dung sau:

+ Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đồi, tồn tại, phát triển của ý thức

+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó

+ Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành và phát triển đến đó

+ Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo

Như vậy, vật chất quyết định cả nội dung và khuynh hướng vận động, pháttriển của ý thức Vật chất cũng còn là điều kiện, môi trường để hiện thực hoá ýthức, tư tưởng

* Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất

Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tínhđộc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạtđộng thực tiễn của con người Sự tác động này thể hiện ở chỗ: Chỉ đạo hoạt độngcủa con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động củacon người Ở đây, ý thức, tư tưởng có thể quyết định cho con người hoạt độngđúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhấtđịnh

* Ý nghĩa phương pháp luận:

Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trong nhận thức vàtrong hoạt động thực tiễn phải:

+ Nếu vật chất quyết định ý thứ thì trong nhận thức cũng như trong hoạt độngthực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quanlàm căn cứ cho mọi hoạt động của mình Đồng thời phải khắc phục bệnh chủquan, duy ý chí

+ Nếu ý thức có thể tác động ngược trở lại vật chất thì trong nhận thức cũng nhưtrong hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quanPhảiphát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố conngười để tác động cải tạo thế giới khách quan Đồng thời phải khắc phục bệnhbảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mớihiện nay

2 Quy luật là gì? Trình bày nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) và nêu ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?

Trang 3

a) Phạm trù quy luật:

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến được lặp đi lặp lại giữa cacmặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng vớinhau

Phân loại quy luật: Có hai loại quy luật: Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.Giống nhau: Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều là những quy luật kháchquan của thế giới vật chất Chúng đều là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, tươngđối ổn định, lặp đi lặp lại

b) Nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn:

Vị trí: Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quyluật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng

* Mặ t đ ố i l ậ p : Là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, nhữngthuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại mộtcách khác nhau trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người

* Mâu thuẫn: Cứ hai mặt đối lập hình thành một mâu thuẫn, đề cập đến mâuthuẫn là đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa các mặt đối lập

* Sự th ố ng nh ấ t c ủ a các m ặ t đ ố i l ậ p : Là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi cónhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làmtiền đề

* Đấ u tranh gi ữ a các m ặ t đ ố i l ậ p : Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ

và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập

* Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:

Các mặt đối lập vừa có mối quan hệ thống nhất lẫn nhau, vừa đấu tranh theo xuhướng bài trừ và phủ định lẫn nhau Sự thống nhất có mối quan hệ hữu cơ với sự đúng

im tương đối, sự đấu tranh có mối quan hệ với sự vận động tuyệt đối của sự vật, hiệntượng

* Tóm lại:

 Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập

 Các mặt đối lập của mỗi sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau

 Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển

 Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối, thống nhất chỉ là tương đối.Phân loại mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn bên trong

+ Mâu thuẫn bên ngoài

+ Mâu thuẫn cơ bản

Trang 4

+ Mâu thuẫn không cơ bản

+ Mâu thuẫn đối kháng

+ Mâu thuẫn không đối kháng

+ Mâu thuẫn chủ yếu

+ Mâu thuẫn thứ yếu

c) Ý nghĩa phương pháp luận :

-Vì mâu thuẫn là cái khách quan vốn có của sự vật, là nguồn gốc động lực bêntrong của sự phát triển, do vậy, nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu những mâu thuẫncủa nó: như mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫnkhông cơ bản, mâu thuẫn đối kháng…

- Vì mâu thuẫn mang tính chất đa dang, phong phú, riêng biệt nên ta phải cóquan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn Trong một sự vật, một quá trình cónhiều mâu thuẫn và mỗi mâu thuẫn lại có vị trí vai trò khác nhau nên khi nghiên cứu

và giải quyết mâu thuẫn phải biết phân loại mâu thuẫn để có những phương thức,những biện pháp, những phương tiện, những lực lượng để giải quyết mâu thuẫn

- Giải quyết mâu thuẫn phải theo phương thức đấu tranh giữa các mặt đối lập,chứ không theo hướng dung hòa các mặt đối lập Đó là sự khác nhau căn bản giữangười cách mạng và người cải lương, cơ hội trong cuộc đấu tranh giải quyết các mâuthuẫn xã hội trong xã hội có giai cấp

3 a Trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức, sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính?

b Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? cho ví dụ.

a) Quá trình nhận thức của con người phát triển qua hai giai đoạn: Trực quan sinhđộng và tư duy trừu tượng

+ Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức Đó là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động, phong phú các sự vật khách quan bằng các giác quan của con người Nó được thể hiện dưới ba hình thức là: Cảm giác, tri giác, biểu tượng.

+ Cảm giác: Là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật khi

các sự vật đó tác động trực tiếp vào các giác quan của con người

+ Tri giác: Là sự phản ánh tổng hợp nhiều cảm giác, nó đem lại hình ảnh hoàn

chỉnh hơn về sự vật

+ Biểu tượng: Là hình ảnh về sự vật được giữ lại trong trí nhớ một cách khái quát

khi không còn trực tiếp tiếp xúc với sự vật

Đặc điểm của nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp, sinh động, phong phú, nhưng đó là sự phản ánh bề ngoài của sự vật.

Trang 5

+ Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)

Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức đó là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan Nó được thể hiện ở các hình

thức như: Khái niệm, phán đoán, suy lý

+ Khái niệm : Là hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ và

thuộc tính bản chất, phổ biến của một lớp các sự vật hiện tượng

+ Phán đoán : Là hình thức của tư duy trừu tượng, vận dụng các khái niệm đã có

để khẳng định hay phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thựckhách quan

+ Suy lý : Là hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hay nhiều

phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận

Đặc điểm của nhận thức lý tính là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát, đó

là sự phản ánh bản chất, quy luật của sự vật

+ Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất,

có đặc điểm và vai trò khác nhau trong việc nhận thức sự vật khách quan Tuynhiên chúng lại thống nhất biện chứng với nhau, liên hệ, tác động, bổ sung chonhau, không tách rời nhau Nhận thức cảm tính là cơ sở, tiền đề và điều kiện củanhận thức lý tính Nhận thức lý tính không thể thực hiện được nếu thiếu những trithức do nhận thức cảm tính mang lại Trái lại, nhận thứccảm tính mà không cónhận thức lý tính thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật Vìvậy, cần phát triển nhận thức cảm tính lên lý tính, nhận thức lý tính sẽ giúp chonhận thức cảm tính trở nên chính xác hơn

Tóm lại, có thể khẳng định: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,

từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thứcchân lý khách quan

b Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hộicủa con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

+ Thực tiễn gồm có những dạng cơ bản sau đây:

- Hoạt động sản xuất vật chất

- Hoạt động chính trị – xã hội

- Hoạt động thực nghiệm khoa học

Trong đó:

Trang 6

- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên, cơ bản nhất Nó tồn tạicùng với quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá trình con người sửdụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên.

- Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của cộng đồng người nhằm cải biếnnhững quan hệ chính trị - xã hội theo hướng tiến bộ

- Hoạt động thực nghiệm khoa học là quá trình mô phỏng hiện thực khách quandưới hình thức thu nhỏ để chứng minh giả thuyết, những kết luận để hình thành chân

lý hay để đề xuất chân lý

*Mỗi hình thức của hoạt động thực tiễn có một chức năng quan trọng khácnhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau Trong ba dạng cơ bản trên, hoạt động sản xuất vật chất giữa vai trò quyết định,hai dạng hoạt động còn lại cũng có sự tác động trở lại hoạt động sản xuất vật chất

- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

* Thực tiễn là cơ sở của nhận thức thể hiện ở chỗ: Thực tiễn là điểm xuất phát

để nhận thức Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới, cảitạo thế giới nên con người phải tác động vào sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thựctiễn của mình Sự tác động đó làm cho sự vật bộc lộ những thuộc tính, những mốiquan hệ Xét đến cùng mọi tri thức của con người xét đến cùng đều bắt nguồn từ thựctiễn Chính thực tiễn đã cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận

* Thực tiễn là động lực của nhận thức thể hiện ở chỗ: Thực tiễn luôn đặt ra

nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng cho nhận thức phát triển Khi những tri thức,những kết quả của nhận thức được vận dụng làm phương pháp chung cho hoạt độngthực tiễn, mang lại lợi ích cho con người, càng kích thích con người tích cực bám sátvào hoạt động thực tiễn

* Thực tiễn là mục đích của nhận thức thể hiện ở chỗ: Mục đích cuối cùng của

nhận thức không phải là bản thân tri thức mà để cải tạo hiện thực khách quan Thế nênnhận thức của con người phải quay về phục vụ thực tiễn, kết quả nhận thức phảihướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúngđược vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn

*Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức, ngoài tiêu chuẩn thực tiễn ra không

có tiêu chuẩn nào khác Nói cách khác chỉ có đem tri thức thu được áp dụng vào trongthực tiễn mới thấy được tính đúng đắn của tri thức

Thông qua hoạt động thực tiễn, những tri thức đạt đến chân lý sẽ được bổ sungvào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù hợp với thực tiễn sẽ đượctiếp tục bổ sung, điều chỉnh và nhận thức lại Giá trị của tri thức nhất thiết phải đượcchứng minh trong hoạt động thực tiễn

* Ý nghĩa phương pháp luận

Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng

ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải

xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn.Hoạt động thực tiễn càng phong phú và đa dạng thì tri thức sẽ càng đầy đủ và đa dạnghơn

Trang 7

Đồng thời, lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành Nếu lý luận

mà không gắn với thực tiễn thì đó chỉ là lý luận suông, thực tiễn mà không gắn với lýluận sẽ trở thành thực tiễn mù quáng Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các bệnh chủquan, giáo điều, máy móc…Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn thì sẽ rơi vào chủnghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm, thế nên cần phải thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn

4 a Vì sao môi trường tự nhiên là điều kiện vật chất của đời sống xã hội?

b Vì sao nói vấn đề bảo vệ môi sinh hiện nay mang tính toàn cầu cấp bách? Trước vấn đề này chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của Đảng ta như thế nào? Bản thân anh, chị cần làm gì để bảo vệ môi trường sinh thái?

a Môi trường tự nhiên là điều kiện vật chất của đời sống xã hội bởi vì:

+ Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xãhội Giữa xã hội và tự nhiên thường xuyên diễn ra sự trao đổi vật chất Sự trao đổi

đó được thực hiện trong quá trình lao động sản xuất Điều kiện tự nhiên là yếu tốthường xuyên, tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển xã hội tuy nó không phải làyếi tố quyết định chính sự phát triển của xã hội

+ Điều kiện tự nhiên như đất đai, sông, biển, khí hậu có thể tạo những thuận lợihoặc gây khó khăn cho sản xuất, cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người.Mặc dù vậy nó vẫn không giữ vai trò quyết định sự phát triển xã hội Bản thân xãhội là một hệ thống khác về chất so với giới tự nhiên Nó có quy luật vận động vàphát triển riêng của nó Tự nhiên tác động vào xã hội hoàn toàn mang tính tựphát, còn xã hội tác động vào tự nhiên, bao giờ cũng thông qua hoạt động có ýthức của con người Sự tác động đó có thể diễn ra theo hai hướng: làm cho nó tốtlên hoặc xấu đi

b Vì sao nói vấn đề bảo vệ môi sinh hiện nay mang tính toàn cầu cấp bách? Trước vấn đề này chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của Đảng ta như thế nào? Bản thân anh, chị cần làm gì để bảo vệ môi trường sinh thái?

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mậtthiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường củaViệt Nam)

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,tồn tại khách quan và có vài trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười Môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta không khí, các loại tài nguyênkhoáng sản, rừng, biển, sông ngoài và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải…

- Tuy nhiên trong quá trình sống con người đã có những tác động lớn đến môi trường

tự nhiên,đặc biệt là dưới tác động của sự phát triển kinh tế hiện nay đã có những ảnhhưởng tiêu cực làm cho môi trường sinh thái đang phải đối mặt với nhiều thách thứclớn về ô nhiễm nước, không khí, đất, phóng xạ, tiếng ồn….do chất thải, nước thải và

Trang 8

khí thải của các ngành công nghiệp Những thách thức này nếu không được giải quyếttốt có thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu như hiệu ứngnhà kính, tầng ozon bị phá hủy, mất can bằng trong đa dạng sinh học, sa mạc hóa suygiảm rừng, thiên tai, bảo lũ, các sự cồ môi trường…Ngoài ra còn tác động nghiêmtrọng đến đời sống, sức khỏe của con người, phá hỏng những thành tựu mà con người

+ Ở Việt Nam, gần một thế kỷ sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và trải quahơn ba mươi năm chiến tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, môi trường tưnhiên bị phá hoại nghiêm trọng: Hàng trăm kilômét vuông rừng tự nhiên và đất canhtác bị chất độc hoá học huỷ diệt và bom đạn cày xới; …đặc biệt hiện nay nước ta thựchiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá nên tìnhhình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng Trong quá trình phát triển, nhất

là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặpphải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuấtcông nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra

+ Trước những vấn đề về ô nhiễm môi trường như trên, các quốc gia đã đề ra nhiềugiải pháp tương đối đồng bộ giải quyết các vấn đề về môi trường Các chính sách,chiến lược về công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và cácbiện pháp quan trắc theo dõi, kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối vớicác trường hợp cụ thể

- Với yêu cấu bức thiết mang tính toàn cầu đó, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Đảng ta đã chỉ rõ:

+ Đẩy mạnh các công trình nghiên cứu làm cơ sở cho việc bảo vệ có hiệu lực các

hệ sinh thái; chú trọng đề xuất các biện pháp chống ô nhiễm không khí, nguồnnước, chống thoái hoá đất canh tác, chống các tác nhân độc hại trong sản xuất vàsinh hoạt

+ Đồng thời đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để bảo vệ môi trường sinhthái, như xây dựng cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý; kết hợp nông – lâm – ngư– nghiệp; chủ trương giao đất giao rừng trồng cây gây rừng, nghiêm cấm đốt phá

Trang 9

rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mấtcân bằng sinh thái; Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí;phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; chônvùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; Khai thác, kinh doanhcác loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu,xuất khẩu chất thải; Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệthàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật Xây dựng cácphương tiện vận tải công cộng hiện đại như xe bus,tàu điện ngầm, tàu điện trêncao Sử dụng nhiên liệu sạchnhư điện, ga, Hydro, năng lượng mặt trời xâydựng nhà máy xử lí nước thải; tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn

nước; đề ra những luật lệ cần thiết, có hiệu lực để bảo vệ sinh thái…

+ Tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ

biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường Tuyên truyền vận động

quần chúng hưởng ứng các chương trình bảo vệ môi trường

Đồng thời với các giải pháp mang tính chiến lược tổng thể của nhà nước thì ý thức vàtrách nhiệm của mỗi người dân trong chúng ta cũng đóng vai trò hết sức quan trọngtrong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên Vì vậy, Luật Bảo vệ Môi trường của

nước ta ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Tổ chức,

cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

- Sinh viên tự liên hệ ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của mình.

5 a Thế nào là phương thức sản xuất và vai trò của phương thức sản xuất trong

sự phát triển của xã hội?

b Trình bày nội dung cơ bản của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất?

Lực lượng sản xuất bao gồm: +Tư liệu sản xuất và người lao động với trình

độ, kỹ năng và thói quen trong lao động của họ Trong lực lượng sản xuất, người laođộng có vai trò quan trọng nhất

+Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và công cụ lao động, trong đócông cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất

Trang 10

+ Quan hệ sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với con người trong quátrình sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất

+ Quan hệ sản xuất bao gồm:

- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

- Quan hệ trong tổ chức quản lý, phân công lao động

- Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động

Ba mặt đó quan hệ hữu cơ với nhau, có vai trò và vị trí khác nhau trong nềnsản xuất, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là mặt quyết định các quan

hệ khác

Vai trò của phương thức sản xuất:

Phương thức sản xuất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, thể hiện trêncác phương diện sau:

+ Phương thức sản xuất quyết định tính chất của xã hội

+ Phương thức sản xuất quyết định tổ chức kết cấu của xã hội

+ Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua cácgiai đoạn lịch sử khác nhau

Sơ đồ:

b Trình bày nội dung cơ bản của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

- Khái niệm về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

+ Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất cá nhân hay tính chất xã hội trongviệc sử dụng tư liệu lao động, mà chủ yếu là công cụ lao động của con người đểchế tạo sản phẩm

Phương thức sản xuất

Lực lượng sản xuất

QH Sở hữu tư liệu SX

QH Phân công, tổ chức lao động XH

QH Phân phối sản phẩm

Người

lao

động

Tư liệu sản xuất

Tư liệu Đối lao tượng động lao động

Quan hệ sản xuất

Trang 11

+ Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, củakhoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật, phân công lao động và người lao động,trong đó phân công lao động và trình độ chuyên môn hoá là sự chuyển hoá rõ ràngnhất Trong đó, người ta coi công cụ lao động là tiêu chí quan trọng nhất, là bậcthang phát triển của lực lượng sản xuất.

* Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

* Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

Nguyên tắc của sự tác động trở lại là nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất vàtrình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngượclại nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ lực lượngsản xuất

6 Gia đình là gì? Trình bày và phân tích vị trí của gia đình trong sự phát triển của xã hội.

- Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt gắn bó những con người với nhaubằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống

- Vị trí của gia đình trong sự phát triển của xã hội

+ Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi thực hiện đồng loạt hai loại tái sản xuất:tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra con người, làm cho xã hội pháttriển lâu dài

Có thể ví xã hội như một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng được “sắp xếp,

tổ chức” theo nhiều mối quan hệ, trong đó gia đình được xem là một tế bào, là cơ

sở thiết chế đầu tiên

Mỗi gia đình hạnh phúc, hòa thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vậnđộng một cách hài hòa Mục đích chung của sự vận động và biến đổi của xã hộitrước hết vì lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội và lợi ích của mỗicông dân, mỗi thành viên trong xã hội lại chịu sự chi phối của lợi ích tập thể, giaicấp trong điều kiện xã hội có giai cấp Thế nên có thể nói gia đình là tế bào của

xã hội

Trang 12

+ Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời.

Từ thuở lọt lòng đến suốt cuộc đời, mỗi thành viên đều được nuôi dưỡng,chăm sóc để trở thành công dân của xã hội, lao động, cống hiến hưởng thụ, đónggóp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thông qua gia đình Sự yên ổn và hạnhphúc của mỗi gia đình là tiền đề quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhâncách, đảm bảo đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội Xây dựng giađình là trách nhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấnđấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội

+ Gia đình là nơi sinh đẻ và nuôi dạy con cái, góp phần quyết định sự trường tồncủa cả gia đình và xã hội

Hoạt động sinh đẻ con cái trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của chínhcon người, của xã hội Chức năng này đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên, chínhđáng của con người Thế nhưng tốc độ gia tăng dân số và mật độ dân số có liênquan mật thiết với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Thế nên, sự sinh đẻ của mỗigia đình còn là một nội dung quan trọng của quốc gia, dân tộc

Hơn nữa gia đình còn có chức năng giáo dục, nội dung giáo dục của gia đìnhtương đối toàn diện, dù xã hội có đóng vai trò quan trọng đến đâu chăng nữa cũngkhông thể thay thế chức năng giáo dục trong gia đình Nói cách khác gia đình lànơi sinh đẻ và nuôi dạy con cái, góp phần quyết định sự trường tồn và phát triểncủa gia đình và xã hội

7 Nhân cách là gì? Phân tích những tiền đề và quá trình hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa? Bản thân anh (chị) cần rèn luyện những gì để trở thành người có nhân cách tốt?

- Khái niệm nhân cách:

Nhân cách là tổ hợp thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với giới tự nhiên, với xã hội và bản thân

- Cấu trúc của nhân cách:

+ Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan của cá nhân, đó là toàn bộ những quanđiểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân

+ Cái bên trong của nhân cách là những năng lực và phẩm chất xã hội của cánhân

+ Cái sâu kín và nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn con người, nó là tầngsâu của nhân cách, là nơi lắng động và tiềm ẩn của mỗi cá nhân

- Những tiền đề và quá trình hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Tiền đề vật chất, trước hết nhân cách phải dực trên cơ sở sinh học, tức là một

con người có sự phát triển đầy đủ, không khiếm khuyết về cơ thể, giác quan và tưduy Đây chính là điều kiện cần của nhân cách

Trang 13

+ Tiền đề vật chất đóng vai trò là “điều kiện đủ” chính là môi trường xã hội, đó làgia đình và xã hội với những truyền thống, những giá trị văn hoá vật chất và vănhoá tinh thần.

+ Tiền đề tư tưởng và giáo dục, nòng cốt của tiền đề tư tưởng là chủ nghĩa Mác –

Lênin và tư tương Hồ Chí Minh, đó là những lý luận và tư tưởng vừa có tính khoa

học vừa có tính cách mạng vừa thấm đậm chủ nghĩa nhân văn cao cả: “Tất cả do

con người, tất cả vì con người” với lý tưởng tối cao là con người giải phóng, con

người tự do, phát triển toàn diện

Sự hình thành nhân cách nói chung và nhân cách xã hội chủ nghĩa nói riêng diễn

ra trong cả đời người, trong đó giáo dục và tự giáo dục có vai trò đặc biệt quantrọng, nhất là với lứa tuổi trẻ

- Quá trình hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Trước hết phải từng bước tạo lập những tiền đề cho sự hình thành nhân cách xãhội chủ nghĩa Việt Nam: Tiền đề vật chất là nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa; tiền đề tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh; và tiền đề giáo dục là cải cách hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

+ Mô hình nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “mô hình

động” Trong thời kì quá độ hiện nay, về đại thể, mô hình đó là:

- Tự giác nâng cao trình độ lý luận Mác –Lênin để hình thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng.

- Hăng say học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn đề có năng lực thật

sự trong công việc, có sáng kiến, cải tiến công tác đưa đến năng suất, hiệu quả cao.

- Không ngừng nâng cao đạo đức, lối sống trên cơ sở những chuẩn mực giá trị mới đã và đang hình thành trong xã hội.

- Liên hệ (học sinh tự liên hệ)

8 Nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là gì? Trình bày những đặc điểm và xu thế của thời đại ngày nay.

Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười

vĩ đại ở nước Nga năm 1917 Đó là thời đại báo hiệu sự diệt vong không tránh

khỏi của chủ nghĩa tư bản và khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là hợpquy luật phát triển của lịch sử Đó cũng là thời đại mà cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra rất gây go, phức tạp trong nhữngđiều kiện mới và dưới những hình thức mới

* Đặc điểm nổi bật của thế giới hiện nay

Ngày đăng: 27/01/2015, 23:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w