ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: LỊCH SỬ 7 Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.. - Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy đứng đầu là c
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: LỊCH SỬ 7
Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyên nhân:
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu
- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi
- Đường lối chiến lực, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo của bộ tham mưu
Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Minh
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh
- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự do cho nhân dân ta
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê – Sơ
Câu 2: Bộ luật Hồng Đức ban hành dưới triều:
Bộ luật Hồng Đức đã trãi qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời
Lê Thánh Tông mới hoàn thành
Lê Thánh Tông ban hành bộ luật “Quốc triều hình luật” (luật Hồng Đức)
Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị lớn nhất của thời phong kiến nước ta
Nội dung:
- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
- Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,
- Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
Điểm nối bật của bộ luật Hồng Đức:
- Quyền lợi và địa vị của người phụ nữ được tôn trọng
Câu 3: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều: (SGK)
Câu 4: Kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI – XVIII: (SGK)
Câu 5: Công lao của Quang Trung:
- Có công lật đổ các tập quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài
- Đánh tan 5 vạn quân Xiêm, 29 vạn Thanh, giữ vững nền độc lập dân tộc
Tạo điều kiện thống nhất Đất nước
Trang 2Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Nguyên nhân:
- Nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập quyền phong kiến (Nguyễn – Trịnh – Lê)
- Xóa bỏ sự chia cắt Đất nước Đặt cơ sở cho việc thống nhất Đất nước
- Đánh đuổi quân ngoại xâm (Xiêm – Thanh)
Câu 7: Tóm tắt những sự kiện chính của phong trào Tây Sơn:
1771: Dựng cờ khởi nghĩa
1777: Lật đổ chúa Nguyễn
1785: Đánh tan quân Xiêm
1786: Lật đổ chúa Trịnh
1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung
1789: Đánh tan quân Thanh
1789 – 1792: Củng cố và xây dựng Đất nước
Câu 8: Vẽ bộ máy thời Lê – Sơ:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG
Các cơ quan chuyên môn
Hàn lâm viện Quốc sử viện Ngự sử đài
THƯỢNG THƯ
VUA
Quan đại thần
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG
Địa phương
13 Đ ạo
Phủ Huyện (Châu) Xã
Câu 9: Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỷ XVI – XVIIII.
- 1511 - Khởi nghĩa Trần Tuân – Sơn Tây
- 1512 – Khởi nghĩa Lê Huy, Trịnh Hưng – Nghệ An, Thanh Hóa
- 1515 – Khởi nghĩa Phùng Chương – Tam Đảo
- 1516 – Khởi nghĩa Trần Cảo – Đông Triều (Quảng Ninh)
- 1527 – 1592: Chiến Tranh Nam – Bắc triều
- 1627 – 1692: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài
Trang 3- 1737 – Khởi nghĩa Nguyễn Danh Hưng – Sơn Tây.
- 1738 – 1770: Khởi nghĩa Lê Huy Mật – Nghệ An, Thanh Hóa
- 1740 – 1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương – Tam Đảo
Giáo viên giảng dạy: Học sinh soạn:
Nguyễn Viết Cường Huỳnh Thế Hưng