1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012-2013

4 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 59 KB

Nội dung

Để khắc phục những hạn chế như đã nêu, Sở GD&ĐT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai việc viết và đánh giá SKKN năm học 2012-2013 theo hướng mới; đồng thời nhanh chóng áp dụng nghiên

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3848 /SGDĐT-GDTrH

V/v hướng dẫn viết sáng kiến

kinh nghiệm, nghiên cứu KHSP

ứng dụng và các bộ đề thi trong

năm học 2012-2013

Quảng Nam, ngày 29 tháng 10 năm 2012

Kính gửi:

- Ông (bà) Trưởng Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố;

- Hiệu trưởng các trường THPT, PTDTNT;

- Giám đốc TTGDTX, TTGDTX-HN trực thuộc

Trong những năm qua, việc viết và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) đã được các đơn vị triển khai thực hiện có nề nếp, nhiều SKKN đã được phổ biến và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, quản lý, hoạt động đem lại hiệu quả cao Bên cạnh đó, vẫn có một số SKKN nội dung chưa bám sát những vấn đề cần quan tâm, những yêu cầu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay

Để khắc phục những hạn chế như đã nêu, Sở GD&ĐT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai việc viết và đánh giá SKKN năm học 2012-2013 theo hướng mới; đồng thời nhanh chóng áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và viết các bộ đề như sau:

1 Nội dung nghiên cứu sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động của đơn vị

- Hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức

- Tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng thiết

bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, thư viện điện tử; xây dựng cơ sở thực hành, thực tập

- Công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

- Cải tiến nội dung bài giảng; đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

- Ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là CNTT nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy…

2 Nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, các chuyên đề

và các bộ đề kiểm tra, thi

Trang 2

Bắt đầu từ năm học 2012-2013, các nội dung nghiên cứu khoa học sư

phạm ứng dụng, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh, các bộ đề kiểm tra có thể thay thế cho SKKN Do vậy, kết quả thẩm định xếp loại các nội dung nêu trên

có thể làm tiêu chí xét chọn danh hiệu thi đua thay thế cho kết quả chấm chọn SKKN như trước đây Nội dung đó là:

- Các nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có hiệu quả cao;

- Các bộ đề kiểm tra học kỳ, thi học sinh giỏi lớp 9, lớp 12 có chất lượng, phù hợp với chương trình hiện hành;

- Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh chuyên; các chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém có chất lượng của các bộ môn

3 Những yêu cầu đối với các nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, các chuyên đề và các bộ đề kiểm tra, thi

3.1 Đối với nội dung nghiên cứu khoa học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh chuyên

Để thay thế sáng kiến kinh nghiệm, các cá nhân phải có ít nhất 01 nội dung nghiên cứu khoa học, hoặc 01 chuyên đề dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh chuyên theo từng phân môn được hội đồng thẩm định công nhận Các nội dung này không được sao chép từ những chuyên đề đã được công bố, phải được biên soạn dựa trên những tài liệu có liên quan và có tổng hợp, bổ sung sáng tạo của cá nhân

Lưu ý: những tài liệu tham khảo cần phải được dẫn chứng nêu cụ thể

trong chuyên đề

3.2 Đối với bộ đề kiểm tra, bộ đề thi học giỏi

Để thay thế sáng kiến kinh nghiệm, mỗi cá nhân phải biên soạn ít nhất:

- 05 bộ đề kiểm tra đánh giá học sinh của môn học mình dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT Mỗi bộ đề gồm ma trận đề, đề và hướng dẫn chấm của 1 tiết và học kỳ;

- Hoặc ít nhất 03 bộ đề thi học sinh giỏi (lớp 9 hoặc lớp 12) Mỗi bộ đề thi gồm có ma trận đề, đề thi và hướng dẫn chấm

Lưu ý: các đề thi phải biên soạn dưới hình thức tự luận.

4 Các điều kiện để công nhận nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, chuyên đề, bộ đề

4.1 Về các nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, các chuyên đề

Việc trình bày một nghiên cứu khoa học, một chuyên đề vẫn thực hiện

theo bố cục như cách viết một SKKN (Xem Công văn số 675/SGDĐT, ngày 13/8/2008 về việc Hướng dẫn viết và đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 và những năm tiếp theo)

4.2 Về các bộ đề

Việc biên soạn bộ đề cần thực hiện theo yêu cầu sau:

4.2.1 Về nội dung

- Nội dung đề thi không trùng với những nội dung đã được công bố hoặc

đã sử dụng trước đây;

Trang 3

- Có yếu tố mới và sáng tạo;

- Có thể áp dụng và nhân rộng trong đơn vị, trong tỉnh, trong nước

4.2.2 Về bố cục

Phần mở đầu (đặt vấn đề)

- Mục đích của bộ đề;

- Những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn của bộ đề

- Phạm vi và đối tượng sử dụng: Xác định phạm vi áp dụng, giới hạn đối tượng

Phần nội dung

- Trình bày các bộ đề đã biên soạn theo phân phối chương trình (ma trận

đề, đề thi, hướng dẫn chấm)

Phần kết luận

- Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả

- Những kiến nghị, đề xuất (với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, trường …) để triển khai, ứng dụng có hiệu quả

5 Biểu điểm, xếp loại

5.1 Biểu điểm, xếp loại nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, chuyên đề

Thực hiện theo Công văn số 675/SGDĐT, ngày 13/8/2008 về việc Hướng

dẫn viết và đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm năm học 2007-2008 và những năm tiếp theo

5.2 Biểu điểm, xếp loại bộ đề

5.2.1 Biểu điểm: (xem mẫu SK1 kèm theo Công văn này).

5.2.2 Xếp loại:

+ Loại A: Từ 17 đến 20 điểm ( phần 2 phải được 11 điểm trở lên; không

có phần nào của đề tài bị điểm không);

+ Loại B: Từ 14 đến dưới 17 điểm (phần 2 phải được 9 điểm trở lên;

không có phần nào của đề tài bị điểm không);

+ Loại C: Từ 10 đến dưới 14 điểm (phần 2 phải được 7 điểm trở lên;

không có phần nào của đề tài bị điểm không);

+ Loại D: Là những đề tài không đạt loại C.

Trên đây là hướng dẫn của Sở GD&ĐT về việc viết xét chọn sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, chuyên đề bồi dưỡng và các bộ đề trong năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo Các sản phẩm phục

vụ trực tiếp cho việc đổi mới công tác dạy và học có giá trị như nhau trong công tác xét thi đua; đề nghị Thủ trưởng các đơn vị triển khai, thông báo và hướng dẫn rộng rãi trong đội ngũ cán bộ và nhà giáo trong năm học 2012-2013./

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Các Phòng, Ban Sở;

- TT.CĐ Ngành;

- Lưu: VT, VP, GDTrH

GIÁM ĐỐC (đã ký) Nguyễn Tấn Thắng

Trang 4

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI BỘ ĐỀ

Năm học 200 - 200

(Kèm theo CV sô: /SGD ĐT-GDTrH ngày…tháng….năm2012)

-HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường (Phòng, Sở)

-Bộ đề: Môn:…………

- Họ và tên tác giả:

- Đơn vị:

- Điểm cụ thể:

Phần của người đánh giá xếp loại bộ đề Nhận xét tối đa Điểm Điểm đạt

được

1 Phần mở đầu

- Mục đích của bộ đề;

-Những vấn đề mang tính lý

luận và thực tiễn của bộ đề.

-Phạm vi và đối tượng sử

dụng

3

2 Phần nội dung

- Trình bày các bộ đề đã biên

soạn theo phân phối chương

trình, đảm bảo tính chính xác,

khoa học, mức độ yêu cầu

của đề, khả năng phân hóa…

(ma trận đề, đề thi, hướng

dẫn chấm)

13

3 Phần kết luận:

- Khả năng ứng dụng, triển

khai kết quả

- Những kiến nghị, đề xuất

3

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :

Người đánh giá xếp loại đề tài:

Mẫu SK1

Ngày đăng: 27/01/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w