0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp về bộ máy quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 76 -76 )

Lấy cải cách hành chính và xây dựng, quản lý điều hành Chính phủ điện tử làm khâu đột phá cho cả thời kỳ 2011 - 2020, tập trung chủ yếu:

+ Cải cách thể chế:

- Thực hiện tốt cơ chế một cửa trong giải quyết công việc của tổ chức, các phòng ban, công dân;

- Nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân;

- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống các quy trình, thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, thuận tiện cho tổ chức và công dân.

+ Cải cách tổ chức bộ máy:

- Tiếp tục rà soát bổ sung quy chế làm việc của các phòng, ban, ngành thuộc UBND thành phố, UBND các phường, xã;

70

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao;

- Tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, lãnh đạo các phòng, ngành và UBND phường, xã, giảm bớt về số lượng cuộc họp đồng thời nâng cao chất lượng các cuộc họp;

- Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001- 2000 tại các cơ quan hành chính của thành phố và các phường, xã.

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từ thành phố đến các phường, xã, đảm bảo về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công chức, công vụ với nhiều hình thức; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm đối với cán bộ công chức;

- Thực hiện tốt Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở và Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.

+ Cải cách tài chính công:

- Đề cao và phát huy vai trò của HĐND các cấp trong việc quyết định và giám sát thu, chi ngân sách. Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý ngân sách Nhà nước;

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính công phù hợp với cơ chế thị trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện

71

các cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách. Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Hiện đại hoá công sở:

- Từng bước đảm bảo trang thiết bị và điều kiện làm việc cơ bản, tương đối hiện đại cho các cơ quan quản lý Nhà nước;

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động của các phòng, ban chuyên môn cho phù hợp với công việc chuyên môn và với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin;

- Trang bị những phương tiện làm việc cần thiết cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi giải quyết công việc của tổ chức, công dân;

- Có lộ trình để hàng năm bố trí đủ kinh phí và nhân lực thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 76 -76 )

×