khác. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện đang tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư xây dựng 01 quảng trường trung tâm tại ngã 3 Gia Cẩm.
* Về Thể dục thể thao:
Thành phố Việt Trì hiện đã có một khu liên hiệp thể thao khá hiện đại gần khu công viên Văn Lang, bao gồm sân vận động, một nhà thi đấu cấp quốc gia, bể bơi, đã từng phục vụ các hoạt động thể thao tại các kỳ Seagame và các kỳ đại hội thể dục thể thao trong nước.
Thành phố mới khánh thành khu trung tâm thể dục - thể thao tại Bảo Đà gồm nhiều hạng mục như: sân vận động, nhà thi đấu,… có thể tổ chức thi đấu cấp tỉnh và khu vực.
Ngoài các trung tâm với các công trình thể thao cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia, toàn thành phố còn có 4 bể bơi, 32 sân tennit, 23 sân thể thao và bãi tập ở các khu vực phường, xã đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu thể thao của người dân trong tỉnh và thành phố.
2.1.5. Những khó khăn khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thành phố Việt Trì. phố Việt Trì.
Việt Trì tuy có nhiều thế mạnh, những thuận lợi như phân tích ở trên ta đã thấy, tuy nhiên Thành phố Việt trì gặp không ít khó khăn thách thức:
- Một số doanh nghiệp không tháo gỡ được khó khăn đứng trước nguy cơ giải thể do những biến động phức tạp về giá năng lượng, nguyên liệu, thị
34
trường tài chính, sự suy giảm nền kinh tế trong nước và thế giới, việc làm và thu nhập người lao động không ổn định, khí hậu diễn biến bất thường, dịch bệnh vẫn thường xảy ra.
- Dân số và lao động trình độ chưa cao, đất đai manh mún, vốn đầu tư còn hạn chế; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 60% nhưng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt thấp ( trên 40%).
- Cơ sở hạ tầng thành phố phát triển chưa đồng bộ, một số tuyến đường chính qua Tỉnh mặc dù đã được đầu tư nâng cấp nhưng chưa hoàn chỉnh, một số tuyến đường đã xuống cấp cần được đầu tư sửa chữa để thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất kinh doanh. Hệ thống đường sắt Hà Nội đi Lào Cai giao cắt qua 3 trục đường chính của Thành phố (đường Hùng Vương, đường Châu Phong, đường Nguyễn Tất Thành) phần nào làm cản trở giao thông trong thành phố cần phải thay đổi hướng tuyến cho phù hợp. Các trạm Y tế phường xã còn lạc hậu chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân ...
- Cơ chế chính sách của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập nhất là các chính sách liên quan tới đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng thay đổi thường xuyên, vì vậy gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng nên dân còn khiếu kiện nhiều làm chậm tiến độ nhiều dự án, một số bộ phân dân nhận thức chính sách giải phóng mặt bằng còn hạn chế, một số hộ không hiểu còn đòi hỏi yêu sách, chây ì không tự di chuyển.
- Công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn hạn chế khó khăn trong việc sắp xếp dân cư tập trung phục vụ các dự án tái định cư và di dân của thành phố. Công tác duy tu, sửa chữa một số tuyến đường có lúc còn chưa kịp thời, việc xử lý các các hành vi vi phạm quy chế quản lý đô thị còn chưa kiên quyết, ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, tình trạng tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp.
35
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo còn nhiều khó khăn: cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu nhóm trẻ đến tuổi đi học nhất là bậc học mầm non. Ngân sách hỗ trợ cho chương trình học nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động hầu như chưa có.
- Thành phố chưa được Tỉnh đồng ý ban hành cơ chế đặc thù giúp cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội thành phố có bước phát triển đột phá.
- Những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Việt trì. Song nhờ đường lối đổi mới đúng đắn, sự chỉ đạo chính xác và linh hoạt của lãnh đạo các cấp, sự cố gắng của các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, với tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực tìm kiếm và khai thác có hiệu quả các lợi thế, Thành phố Việt trì đã có những chuyển biến trên nhiều các lĩnh vực.
2.2 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 – 2012.
37
Bảng 2.1: Giá trị, cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp Xây dựng - Tiểu thủ công nghiệp của thành phố qua 6 năm
Nguồn: Số liệu Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 - 2012
Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2012 Bình quân (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) 09/07 11/09 12/11 BQ Tổng giá trị SX 5.256.000 100 5.911.451 100 6.478.000 100 7.228.000 100 112,47 109,58 111,57 111,20 1. Công nghiệp XD 958.000 18,23 1.072.000 18,13 1.093.000 16,87 1.112.000 15,38 111,90 101,95 101,73 105,19
2. Công nghiệp chế biến 3.960.860 75,35 4.491.639 75,99 4.947.081 76,36 5.677.000 78,54 113,40 110,13 114,75 112,76
SP Gạch nung 158.126 3,99 244.167 5,43 247.392 5,00 318.985 5,60 166,66 100 100 122,22
SP Quần áo may sẵn 86.925 2,19 88.638 1,97 84.953 1,71 102.000 1,79 89,95 86,80 104,68 93,81
SP sợi, vải các loại 1.173 0,2 1.193 0,2 1.156 0,2 2.222 0,3 100 100 150,00 116,66
SP Giấy bìa 335.252 8,46 335.302 7,46 336.012 6,79 337.445 5,9 88,17 91,01 88,68 89,28
SP Sứ vệ sinh 8.542 0,16 8.954 0,19 7.926 0,17 8.998 0,18 118,75 89,47 105,88 104,70
Thực phẩm và đồ uống 70.406 1,68 71.591 1,57 72.963 1,77 73.023 1,79 93,45 112,73 101,12 102,43
SP gỗ và lâm sản 3.298 0,08 3.431 0,07 3.249 0,07 3.562 0,07 87,50 100 100 95,83
SP bằng kim loại 2.273.006 54,38 2.413.421 53,73 2.670.033 53,97 3.100.000 54,60 98,80 100,44 101,16 100,13
SP khoáng phi kim loại 978.376 24,70 1.279.905 28,49 1.480.798 29,93 1.685.000 29,68 115,36 105,04 99,15 106,52
SP Giày xuất khẩu 3.882 0,09 3.922 0,08 3.527 0,09 3.742 0,08 88,88 112,50 88,88 96,75
SP giường, tủ, bàn ghế 41.874 1,05 46.115 1,02 50.072 1,01 59.023 1,03 97,14 99,01 101,98 99,37 3. Công nghiệp điện nước 337.140 6,41 347.812 5,88 437.919 6,76 439.000 6,07 91,73 114,96 89,79 98,82
38
- Trong giai đoạn 2007 - 2012, sản xuất công nghiệp xây dựng - tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp xây dựng tăng bình quân 5,19%/năm, đặc biệt năm 2012 là 1.112.000 triệu đồng chiếm 15,38% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Giá trị công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn hơn công nghiệp xây dựng, tăng bình quân 12,76% qua 6 năm, chiếm 78,54% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Còn đối với công nghiệp điện nước thì mức độ tăng trưởng cầm chừng qua các năm, chỉ chiếm khoảng hơn 6% trong tổng giá trị ngành.
- Do có chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh nên số DN ngoài quốc doanh tăng mạnh, đã góp phần cùng công nghiệp nhà nước sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của nhân dân. Một số sản phẩm như Thép Sông hồng, Bình Inox…năm 2012 loại sản phẩm này là 3.100.000 triệu đồng chiếm 54,60% tổng giá trị ngành công nghiệp chế biến. Ngoài ra, còn một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đồ ăn thức uống như bánh, kẹo, chè.. phục vụ lễ hội Đền Hùng đã có bán trên thị trường. Các sản phẩm truyền thống như may mặc, vải, sợi, sứ vệ sinh…được chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã chủng loại nên duy trì được sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điển hình như sản phẩm gạch nung tăng 22,22% qua 6 năm đến năm 2012 là 318.985 triệu đồng, vải sợi 2.222 triệu đồng. Bên cạnh đó có một số sản phẩm như giày xuất khẩu, đồ nội thất (tủ, bàn, nghế) đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.
- Hiện công nghiệp thành phố Việt Trì vẫn thể hiện vai trò trung tâm công nghiệp của tỉnh và của vùng. Tuy nhiên công nghiệp phát triển chưa vững chắc, giá trị sản xuất công nghiệp cơ bản đạt kế hoạch đề ra; tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh vào các khu, cụm công nghiệp còn chậm.
39
2.2.2 Ngành Thương mại, dịch vụ
- Thành phố Việt Trì là một trong những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước, đồng thời trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, đời sống người dân ngày càng được nâng cao đòi hỏi thương mại dịch vụ cũng phát triển để đáp ứng xu hướng chung của thời đại.
- Hoạt động thương mại dịch vụ của Thành phố trong những năm qua có những bước tăng trưởng khá, chất lượng dịch vụ được nâng cao, giá trị ngành thương mại dịch vụ tăng từ 1.761.120 triệu đồng năm 2007 lên 2.706.350 triệu đồng năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,41%. Trong ngành thương mại dịch vụ, đóng góp chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất là lĩnh vực kinh doanh cá thể (chiếm tỷ trọng 51,84% năm 2012, qua 6 năm lĩnh vực này có bước tăng trưởng khá cao tăng 10% bình quân. Sau các hộ kinh doanh cá thể thì tư nhân và hỗn hợp cũng đóng góp tương đối vào tổng giá trị sản xuất ngành (chiếm tỷ trọng từ 30,25 đến 31,82%), mặc dù tỷ trọng ít hơn hộ kinh doanh cá thể nhưng tốc độ tăng lại nhanh hơn (tăng trưởng bình quân qua 6 năm là 17,34%).
- Ngoài ra các DN tập thể cũng tăng trưởng khá nhanh bình quân 6 năm là 15,75% tuy nhiên tỷ trọng của nó đối với giá trị sản xuất của ngành còn rất khiêm tốn, các DN nhà nước một số hoạt động không hiệu quả đã được cổ phần hóa, các DN còn lại hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là các DN do Trung ương quản lý (tốc độ tăng trưởng bình quân 16,97%), các DN do tỉnh quản lý hoạt động chưa thực sự hiệu quả (tốc độ tăng trưởng bình quân 6,41%).
40
Bảng 2.2: Giá trị, cơ cấu sản xuất ngành TMDV của thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 - 2012 Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2012 Bình quân (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng số 1.761.120 100 1.981.210 100 2.295.010 100 2.706.350 100 115,41 - Nhà nước 311.928 17,71 321.356 16,22 362.453 15,79 423.788 15,65 109,41 + Trung ương quản lý 146.670 47,02 180.000 56,01 198.830 54,85 223.567 52,75 116,97 + Tỉnh quản lý 165.258 52,98 141.356 43,98 163.623 45,14 200.221 47,24 106,41 - Tập thể 11.258 0,63 13.070 0,65 14.821 0,64 17.456 0,64 115,75 - Tư nhân + hỗn hợp 532.741 30,25 625.955 31,59 730.232 31,81 861.341 31,82 117,34 - Cá thể 904.645 51,36 1.020.231 51,49 1.189.374 51,82 1.403.061 51,84 110,00 - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
548 0,03 598 0,03 679 0,03 704 0,03 108,78
Nguồn: Số liệu phòng thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 - 2012
Nhìn chung, trong thời gian qua các ngành thương mại dịch vụ phát triển mạnh, từng bước khai thác được lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chất lượng dịch vụ được nâng lên một bước. Ngành thương mại hoạt động sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục với tốc độ cao; hệ thống chợ trên địa bàn được cải tạo, nâng cấp; các hoạt động kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Thành phố cũng như vùng xung quanh.
Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch được nâng lên, lượng khách đến thăm quan và du lịch trên địa bàn Thành phố bình quân hàng năm ước đạt trên 3,84 triệu lượt người/năm, khách lưu trú đạt trên 300.000 lượt người/năm (chiếm 8%). Hệ thống khách sạn, nhà
41
nghỉ, nhà hàng phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham quan du lịch. Các dự án phát triển du lịch bước đầu được triển khai xây dựng nhằm từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của Thành phố ngã ba sông. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Nhìn chung, các ngành dịch vụ bước đầu đã thể hiện ưu thế của trung tâm dịch vụ gắn với văn hóa tâm linh thời đại Hùng vương.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ được duy trì, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Để thấy rõ hơn về hoạt động của ngành thương mại dịch vụ ta nghiên cứu qua bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Các cơ sở kinh doanh TMDV của thành phố Việt Trì giai đoạn 2007 - 2012 Chỉ tiêu 2007 2009 2011 2012 Bình quân (%) 09/07 11/09 12/11 BQ Tổng số 5. 300 5.824 6.587 6.980 109,88 113,10 105,96 109,64 1. Phân theo thành phần kinh tế 5. 300 5.824 6.587 6.980 109,88 113,10 105,96 109,64 - Nhà nước 91 93 97 99 102,19 104,30 102,06 102,85
+ Trung ương quản
lý 35 36 38 38 102,85 105,55 100,00 102,80 +Tỉnh quản lý 56 58 60 62 103,57 103,44 103,33 103,44 - Tập thể 15 19 22 22 126,66 115,78 100,00 114,14 - Tư nhân 180 224 298 294 124,44 130,03 98,65 117,70 - Cá thể 5.013 5.393 5.916 6.546 107,58 109,69 110,64 130,30 * Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
42
Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì, 2007 - 2012
Qua biểu trên ta nhìn thấy nhìn chung số cơ sở kinh doanh thương mại của thành phố tăng 09,64%, năm 2007 có 5.300 cơ sở kinh doanh tăng 6.980 vào năm 2012. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì số cơ sở của kinh tế cá thể tăng mạnh nhất, năm 2007 chỉ có 5.013 tăng lên 6.546 cơ sở vào năm 2012, bình quân qua 6 năm là 30,30%. Tiếp theo là kinh tế tư nhân tăng 17,70% bình quân do sự năng động và khả năng dễ hòa nhập thị trường. Hai thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm và dường như không tăng qua 6 năm là do: thành phần kinh tế nhà nước mang tính đặc thù là hoạt động công ích theo đơn đặt hàng của nhà nước (như công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì); thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dường như không tăng qua 6 năm do việc thu hút đầu tư còn hạn chế, thủ tục hành chính liên quan chưa tạo được sự thông thoáng.
Phân theo ngành thương mại thì các hoạt động khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tăng lên bình quân 11,74% năm 2012 có 2.744 cơ sở trong khi năm 2007 chỉ có 2.000 cơ sở, điều này cho thấy khi đời sống kinh tế được nâng lên thì nhu cầu về các dịch vụ cũng đòi hỏi cao hơn so với trước đây. Thương mại hoạt động sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục hệ thống chợ trên địa bàn được cải tạo, nâng cấp; các hoạt động kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Thành phố cũng như vùng xung quanh; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tăng bình quân ước đạt 22,5%/năm.
2. Phân theo ngành
thương mại 5. 300 5.824 6.587 6.980 109,88 113,10 105,96 109,64 - Thương mại 3.300 3.254 3.856 4.236 98,60 118,50 109,85 108,98
- Khách sạn, nhà