PHÒNG GD & ĐT GIANG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON VĨNH ĐIỀU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Điều, ngày……tháng 4 năm 2013 ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) Phần I: SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị trường Mầm non Vĩnh Điều Công tác dạy và học của cô và trò trong trường Mầm non Vĩnh Điều có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển giáo dục của địa phương cũng như của huyện Giang Thành và tình Kiên Giang nói riêng cũng như hệ thồng giáo dục của nước nhà nói chung. Đó là việc thực hiện tốt các kế hoạch, chính sách và chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành; trong giai đoạn hiện nay cũng như giai đoạn sau. Sự cần thiết phải xây dựng đề án để đó là việc xác định được số lượng biên chế đủ, đồng thời xác định cơ cấu viên chức hợp lý về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ của Ngành giáo dục giao. viện chức là nguồn lực quan trọng, là yếu tố then chốt, quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Giáo dục mà đã được Đảng, Nhà nước giao với số lượng ngày càng mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao, bảo đảm khả năng so sánh, sánh vai quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xây dựng đề án còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, dài hạn; Xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo của nhà trường nói riêng cũng như của cả hệ thống giáo dục trong toàn huyện và những năm tiếp theo. Đề án xây dựng nhằm mục đích phát huy vai trò bố trí việc làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường, đảm bảo được tính chất hoạt động dạy và học của đơn vị trong thời gian trước mắt và lâu dài. 1.1. Nội dung hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập - Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Huy động trẻ em lứa tuổi Mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản”. - Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn. - Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. - Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập - Là đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý; - Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch và hoạt động. 1.3. Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập: Nhà trường hoạt động theo quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân ( có con dấu và tài khoản riêng) Thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo thông tư 07/ 2000/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ nội vụ và Bộ Giáo dục về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và Đào tạo. 2. Những yếu tố tác động đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập 2.1. Yếu tố bên trong: - Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non theo quy định của Luật Giáo dục; - Được Nhà nước cấp ngân sách hoạt động 100% - Được trang bị thiết bị, kỹ thuật đáp ứng cho công tác quản lý bằng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện dạy và học bằng giáo án điện tử; - Được trang bị hệ thống Internet trong nhận và gửi thông tin. 2.2. Yếu tố bên ngoài: - Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, dân trí phát triển nhưng chưa đồng đều giữa các dân tộc: Kinh và dân tộc khme. - Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em, nhận thức về bậc học mầm non còn hạn chế, họ cho rằng bậc học mầm non học cũng được và không học cũng được cứ đủ 6 tuổi là con họ đều được học lớp 1. - Một số phụ huynh, trong đó có cả cán bộ, trí thức nhìn nhận công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế. - Giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là về mùa mưa. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ - Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 05/2011/ TT-BGD&ĐT ngày 10/5/2011 của BGD&ĐT Về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trường mầm non; - Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; - Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; - Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; - Thông tư 48/2011/TT-BGD&ĐT ngày 25/10/2011 của BGD&ĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non; - Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; - Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức ngành Giáo dục và Đào tạo. - Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non; - Thông tư số 02/2008/TT-BGDĐT ngày 22/11/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; - Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ và Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; - Quyết định số 94/2004/QĐ-UB ngày 17/12/2004 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp tỉnh Kiên Giang. Phần II XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM 1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành: 01 1.1. Vị trí cấp trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; 01 1.2. Vị trí cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập: 0 2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp: 09 2.1. Vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp hiện tại: 2.1.1. Vị trí việc làm giảng dạy: 09 2.1.2 Vị trí việc làm giáo viên mầm non dạy môn âm nhạc: 0 2.2. Vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp cần bổ sung: 06 2.2.1. Vị trí cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập: 01 2.2.2. Vị trí việc làm giảng dạy: 04 2.2.3 Vị trí việc làm giáo viên mầm non dạy môn âm nhạc: 01 3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ 3.1. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ hiện tại: 3.1.1. Vị trí việc làm Văn thư 3.1.2. Vị trí việc làm Thủ quỹ 3.1.3. Vị trí việc làm Kế toán: 01 3.1.4. Vị trí việc làm Y tế trường học: 01 3.1.5. Vị trí việc làm Bảo vệ 3.1.6. Vị trí việc làm Phục vụ (tạp vụ) 3.2. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ cần bổ sung: 3.2.1.Vị trí việc làm Bảo mẫu: 02 3.2.2. Vị trí việc làm bảo vệ: 01 3.2.3. Vị trí việc làm văn thư- thủ quỹ: 01 II. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương 2/12,( 16,6% ) tổng số - Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV hoặc tương đương 10/12( 83,3% ) tổng số; - Chức danh khác: 0/12 tổng số. IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (NẾU CÓ) Các cấp lãnh đạo sớm tạo điều kiện bổ sung cho nhà trường: 10 nhân sự, trong đó: Vị trí cấp phó đứng đầu sự nghiệp công lập là: 01 Vị trí làm việc giảng dạy là: 05 Vị trí nhân viên là: 04 Thủ trưởng cơ quan phê duyệt Đề án Thủ trưởng đơn vị xây dựng Đề án TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM Số lượng người làm việc I Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 2 1 Hiệu trưởng 1 2 Phó Hiệu trưởng 1 II Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp 14 1 2.1.1. Giáo viên mầm non 13 2 2.1.2. Giáo viên mầm non dạy môn Âm nhạc 1 ………………… III Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ 6 1 Văn thư 1 2 Thủ quỹ 3 Kế toán 1 4 Y tế trường học 1 5 Bảo vệ 1 6 Bảo mẫu 2 ………………… (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Mý PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN 1. Văn bản thẩm định đề án của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Dự thảo Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Dự thảo Quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. 4. Các văn bản có liên quan và các mẫu biểu phục vụ xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức, số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập. 5. Báo cáo đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức (theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 14/2012/TT-BNV) 6. Bảng cấp phát lương tháng 3/2013. . tỉnh Kiên Giang. Phần II XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VI C LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VI C VÀ CƠ CẤU VI N CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VI C LÀM 1. Vị trí vi c làm gắn với công vi c lãnh. trí vi c làm gắn với công vi c hỗ trợ, phục vụ 3.1. Vị trí vi c làm gắn với công vi c hỗ trợ, phục vụ hiện tại: 3.1.1. Vị trí vi c làm Văn thư 3.1.2. Vị trí vi c làm Thủ quỹ 3.1.3. Vị trí vi c. làm vi c giảng dạy là: 05 Vị trí nhân vi n là: 04 Thủ trưởng cơ quan phê duyệt Đề án Thủ trưởng đơn vị xây dựng Đề án TT VỊ TRÍ VI C LÀM Số lượng người làm vi c I Vị trí vi c làm gắn với công vi c