1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Maritime Bank

38 2,4K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 360,5 KB

Nội dung

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Maritime Bank

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI 2

I Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Maritime Bank 2

1 Tổng quan 2

2 Một số thành tích điển hình mà Maritime Bank đã đạt được trong những năm gần đây: 2

II Giới thiệu về chi nhánh Hà Nội NH TMCP Hàng Hải 4

1 Quá trình hình thành và phát triển 4

2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 4

3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5

3.1 Phòng hành chính tổng hợp 5

3.2 Phòng tài chính kế toán 5

3.3 Phòng dịch vụ khách hàng 5

3.4 Phòng Khách hàng doanh nghiệp 6

3.5 Phòng khách hàng cá nhân: 7

Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH CỦA NH TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2009 8

I Hoạt động huy động vốn 8

1 Tổng vốn huy động theo thành phần kinh tế 8

2 Tổng vốn huy động theo loại tiền gửi 9

II Hoạt động tín dụng 9

1 Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế 9

2 Tổng dư nợ các năm theo loại tiền gửi 10

3 Dư nợ theo kỳ hạn vay 11

III Công tác thẩm định dự án đầu tư ở Maritime Bank - Hà Nôi 12

1 Quy trình thẩm định 12

Trang 2

2.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn: 13

2.2 Thẩm định khách hàng vay vốn 13

2.3 Thẩm định Dự án vay vốn: 14

3 Phương pháp thẩm định 17

3.1 Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu 17

3.2 Phương pháp phân tích độ nhạy 17

4 Những hạn chế 18

5 Nguyên nhân của những hạn chế kể trên 19

IV Công tác đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án vay vốn 20

1 Các loại rủi ro, phương pháp khắc phục 20

2 Đối với rủi ro về cơ chế chính sách: 20

3 Rủi ro xây dựng, hoàn tất: 21

4 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: 21

5 Rủi ro về cung cấp: 22

6 Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: 22

7 Rủi ro về môi trường và xã hội: 23

8 Rủi ro kinh tế vĩ mô: 23

9 Rủi ro tỷ giá: 23

10 Các loại rủi ro khác 24

Phần III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THUỘC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TẠI NH TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI 25 I Phương hướng và mục tiêu hoạt động cảu ngân hàng trong thời gian tới 25 1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động nói chung 25

2 Chỉ tiêu cụ thể 26

3 Những khó khăn và thách thức của chi nhánh trong thời gian tới 26

3.1 Khó khăn chung của nền kinh tế 26

3.2 Khó khăn của Maritime bank Hà Nội 27

II Một số giải pháp 27

Trang 3

1 Huy động vốn 27

2 Kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và chuyển dịch các cơ cấu tín dụng 28

3 Kết quả, hiệu quả kinh doanh, trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) 29

4 Phát triển dịch vụ, đặc biệt sản phẩm bán lẻ và khai thác các sản phẩm khác biệt có lợi thế 30

5 Công tác marketing, chăm sóc và mở rộng khách hàng: 31

6 Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực 31

7 Công tác kiểm tra nội bộ và chấp hành quy chế - quy trình, thực hiện các sổ tay nghiệp vụ 32

8 Phát triển thương hiệu – văn hóa 32

9 Công tác khác 33

KÊT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sự ra đời và phát triển của

hệ thống ngân hàng, tổ chức quan trọng nhất trong các tổ chức tín dụng trong thờigian vừa qua đã và đang là một sự trợ giúp đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – Maritime Bank là một trongnhững Ngân hàng thương mại cổ phầng đầu tiên ở Việt Nam Sau gần 20 năm thànhlập và đi vào hoạt động,đến nay, Maritime Bank đã trở thành một thương hiệu uytín trong lĩnh vực Ngân hàng ở nước ta

Để có được những kiến thức trong môi trường thực tế làm việc sau này,trong thời gian vừa qua em đã chọn chi nhánh Hà Nội NH TMCP Hàng Hải là nơithực tập cho mình Được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị trongphong Khách hàng doanh nghiệp nói riêng cũng như các anh chị tại Maritime Bank

Hà Nội nói chung và sự hướng dẫn của Ths Trần Mai Hoa, em đã có điều kiện nắmbắt tổng quát chung về lịch sử hình thành và quá trình phát triển cũng như về tìnhhình kinh doanh của Maritime Bank Hà Nội trong những năm gần đây

Báo cáo thực tập tổng hợp của em được chia làm ba phần

- Phần 1: Tổng quan về NH TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội

- Phần 2: Tình hình hoạt động và kinh doanh của NH TMCP Hàng Hải – chi

nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2006 -2009

- Phần 3: Đề xuất một số giải pháp cho những khó khăn và hạn chế còn tồn

tại trong các hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư tại NH TMCP Hàng Hải – chi nhánh

Hà Nội

Trang 5

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải có hội sở chính tại

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thànhlập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam, ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vàohoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàngThương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực Khi đó, nhữngcuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank

đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam

Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sánglập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, CụcHàng không Dân dụng Việt Nam…

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và mộtvài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM

Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ

XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế của Việt Nam

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách,cam go nhất của Maritime Bank Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnhcủa mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ

Trang 6

- Giải thưởng Doanh nghiệp Dịch vụ được hài lòng nhất – năm 2008.

- Giải thưởng Thương mại Dịch vụ - Top Trade Service 2007 do Bộ Công thương trao tặng

- Giải thưởng Thanh toán quốc tế do đại diện Ngân hàng Hồng Kông ThượngHải (HSBC) trao tặng

- Bằng khen vì đã “có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh” do Ngân hàng Nhà nước trao tặng

- Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007, 2008 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Thương Mại trao tặng

- Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì “có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng năm 2008”

- Danh hiệu Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế do CitiBank trao tặng

- Danh hiệu Ngân hàng đạt tỷ lệ điện thanh toán chuẩn trong giao dịch Thanhtoán Quốc tế do Wachovina Bank trao tặng

- Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2006 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội

Trang 7

- Giải thưởng “Top Trade Services Awards 2009”, Top 10 doanh nghiệp

Thương mại dịch vụ xuất sắc hàng đầu Việt Nam

II Giới thiệu về chi nhánh Hà Nội NH TMCP Hàng Hải

Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội:

Địa chỉ: 71 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 19/08/1991, là một trong những Chinhánh đầu tiên của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Tính đến ngày31/12/2009, Chi nhánh có tổng số CBNV là 87 người với 07 phòng Giao dịch trựcthuộc, trong đó 02 phòng sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2010 Đa số CBNV cònrất trẻ, tuổi đời dưới 30 chiếm 80%, trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 85%.Trong suốt gần 20 năm hoạt động, chi nhánh Hà Nội luôn được NH Hàng Hải quantâm và tạo điều kiện phát triển hết sức nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt

là sự cạnh tranh của hàng loạt các NH khác và các cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưngchi nhánh Hà Nội vẫn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã được giao

2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng khách hàng

cá nhân

Phòng tài chính

kế toán

Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng hành chính tổng hợp

Phòng

giao

dịch 1

Phòng giao dịch 3

Phòng giao dịch 4

Phòng giao dịch 5

Phòng giao dịch 6

Phòng giao dịch 7

Phòng giao dịch 2

Ban Giám đốc

Trang 8

3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

3.1 Phòng hành chính tổng hợp

Phòng hành chính tổng hợp là một trong những phòng chuyên môn thuộc chinhánh Hà Nội – NHTMCP Hàng Hải có chức năng chính là tham mưu cho ban lãnhđạo chi nhánh trong công tác quản lý hành chính, nhân sự, tổ chức cán bộ trong chinhánh theo luật và các quy định hiện hành của NHTMCP Hàng Hải và NH NhàNước Các nhiệm vụ chính của phòng hành chính tổng hợp là

- Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kếhoạch, thông tin kinh tế, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin kháchhàng theo quy định của Ngân hàng

- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức, công tác cán bộ, quản lýnhân sự, xây dựng kế hoạch tền lương, thưởng…

- Thực hiện các chính sách về tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các chế

độ đãi ngộ khác đối với cán bộ trong chi nhánh

- Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quyết toán kế hoạchđến các phòng giao dịch trực thuộc

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh trong quý, năm Dự thảo các báocáo sơ kết, tổng kết Tổng hợp và báo cáo theo chuyên đề…

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất khác

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quản lý hành chính, xây dựng cơbản, xây dựng và sửa chữa nhỏ của chi nhánh

3.2 Phòng tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán có các nhiệm vụ sau

- Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chínhcủa chi nhánh

- Quản lý và sử dụng quỹ chuyên dùng, tổng hợp và lưu trữ hồ sơ về kếhoạch, kế toán, quyết toán

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và các nghiệp vụ thanh toántrong và ngoài nước

3.3 Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ như

Trang 9

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị và giớithiệu các sản phẩm của Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng từ

đó đề xuất cải tiến các sản phẩm

- Đề xuất với ban giám đốc về các chính sách phát triển dịch vụ, sản phẩmmới, cải tiến các quy trình giao dịch, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin truyềnthông…

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinhtheo quy định của Nhà nước và của Maritime Bank Phát hiện, báo cáo và xử lý kịpthời các giao dịch có dấu hiệu không bình thường trong tình huống khẩn cấp

- Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịchvới khách hàng Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định củaNhà nước và của Maritime Bank

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân

- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinhtheo quy định của Nhà nước và của Maritime Bank Phát hiện, báo cáo và xử lý kịpthời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp

- Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của cácchứng từ giao dịch Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soart nội bộ trước khihoàn tất một giao dịch với khách hàng Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tínhtuân thủ các quy định của Nhà nước và của Maritime Bank

3.4 Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Nhiệm vụ của phòng khách hàng doanh nghiệp là

- Tham mưu, đề xuất chính sách lên ban giám đốc kế hoạch phát triển quan hệkhách hàng

- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm đối với khách hàng thuộc lĩnh vực quản lý(sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ )

- Chịu trác nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng

và bán sản phẩm của ngân hàng

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng

- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng

- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro

Trang 10

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đề nghị miễn/ giảm lãi và chuyển cho phòng Quản

lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định

- Tuân thủ các giới hạn, hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng

- Chịu trách nhiệm đầy đủ về:

+ Việc tìm kiếm khách hàng và phát triển hoạt động tín dụng

+ Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cungcấp báo cáo

+ Mọi điều khoản tín dụng được cấp phải tuân thủ đúng quy định, quy trình vềquản lý rủi ro và mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng

+ Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấptín dụng

3.5 Phòng khách hàng cá nhân:

- Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể của từngnhóm sản phẩm

- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàngdành cho khách hàng cá nhân của Maritime Bank

Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân

- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của MaritimeBank

- Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng

- Chịu trách nhiệm về sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hóadoanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận

Trang 11

Phần II:

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH CỦA

NH TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2009

I Hoạt động huy động vốn

1 Tổng vốn huy động theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới nóichung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động phức tạp gây khókhăn rất lớn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, song Chi nhánh với sự chỉ đạo, điềuhành kiên quyết, linh hoạt của ban Giám đốc cùng sự nỗ lực làm việc và tinh thầnquyết đương đầu với khó khăn của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánhkhông những đã hoàn thành mà còn hoàn thành vượt mức các mục tiêu phát triển đã

Số dư luỹ

kế đến 31/12

% So với năm trước

Số dư luỹ

kế đến 31/12

% So với năm trước

Số dư luỹ

kế đến 31/12

% So với năm trước

Tổng nguồn

Huy động từ

TCKT 691.107 2.645.000 118 2.645.000 118 2.825.400 110Tiết kiệm Dân

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)

Số vốn huy động được của chi nhánh tăng không ngừng qua các năm Từ785.367 triệu đồng năm 2006 lên tới 4.072.300 triệu đồng trong năm 2009 Tănghơn 518% Đây đúng là một thành công lớn của chi nhánh, được Maritime Bank

Trang 12

đánh giá rất cao Vốn được huy động chủ yếu vẫn là từ các tổ chức kinh tế, chiếmhơn 80% tổng vốn huy động trong suốt các năm 2006, 2007, 2008 Tuy nhiên sangđến năm 2009, số vốn huy động từ khu vực dân cư, thông qua các tài khoản tiếtkiệm cá nhân đã chiếm tỷ trọng cao hơn các năm khác trong tổng vốn huy độngđược, con số này vào khoảng 30%.

Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh diễn ra theo chiều hướng khả quan,năm sau tăng hơn năm trước và được dự báo trong tương lai khả năng huy động vốntại Chi nhánh sẽ vẫn tiếp tục tăng lên do Chi nhánh áp dụng hình thức tăng mức lãisuất huy động vốn

2 Tổng vốn huy động theo loại tiền gửi

Trong tổng vốn huy động được, chiếm chủ yếu vẫn là Việt Nam đồng quacác năm tỷ trọng này luôn giữ ở mức trên dưới 75%

Bảng 2:

Tình hình huy động vốn các năm 2006 – 2009 (theo loại tiền gửi)

Đơn vị: Triệu đồng ị: Triệu đồng ệu đồng đồng

Tiền Việt Nam đồng (%) 75.1 74.3 72.4 71

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)

Tiền gửi là Việt Nam đồng có xu hướng giảm trong cơ cấu huy động vốn từ75.1% năm 2006 xuống 71% năm 2009 Cùng với điều này, tỷ trọng tiền gửi ngoại

tệ tăng, tuy nhiên sự tăng và giảm này là không lớn

II Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng vì nó đem lại phầnlớn thu nhập cho ngân hàng Tại Maritime Bank Hà Nội hoạt động này đem lại 70%lợi nhuận Nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao

1 Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế

Khách hàng chủ yếu của chi nhánh cũng giống như đa số các chi nhánh củaMaritime Bank nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung vẫn là các doanhnghiệp Tỷ trọng vốn cho vay của NH cho các doanh nghiệp luôn chiếm trên 87%.Tuy nhiên đến năm 2009, vốn vay của khu vực tư nhân tăng đột ngột và chiếm trên32% Khách hàng cá nhân chủ yếu vay với mục đích kinh doanh cá thể hoặc hỗ trợtiêu dùng

Trang 13

Số dư luỹ kế đến 31/12

Số dư luỹ kế đến 31/12

Số dư luỹ kế đến 31/12

Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)

2 Tổng dư nợ các năm theo loại tiền gửi

Số dư luỹ kế đến 31/12

Số dư luỹ kế đến 31/12

Số dư luỹ kế đến 31/12

Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)

Cho vay nội tệ vẫn là chủ yếu trong hoạt động tín dụng của Maritime Bank –

Hà Nội, luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ

Trang 14

3 Dư nợ theo kỳ hạn vay

Trong cơ cấu nợ của chi nhánh, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rấtnhiều so với dư nợ dài hạn

Số dư luỹ kế đến 31/12

Số dư luỹ kế đến 31/12

Số dư luỹ kế đến 31/12

Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 NHTMCP HH)

Dư nợ ngắn hạn tăng nhanh trong năm 2007 từ 71.5% năm 2006 lên 77.2%năm2007 Tuy nhiên sau đó, dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm, 75.06% năm

2008 và tiếp tục giảm xuống 72.56% năm 2009

Qua các bảng thống kê trên, ta thấy khách hàng của chi nhánh đa số là cácdoanh nghiệp trong nước với quy mô vừa và nhỏ

Trang 15

III Công tác thẩm định dự án đầu tư ở Maritime Bank - Hà Nôi

Đưa yêu cầu,

giao hồ sơ vay

vốn

Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra sơ

bộ hồ sơ

Chưa đủ cơ sở để thẩm định

đ đị: Triệu đồng

Nhận hồ sơ để thẩm định

Thẩm định

Bổ sung, giải trình

Chưa rõ

Lập báo cáo thẩm

định

Kiểm tra, kiểm soát

Chưa đạt yêu cầu

Lưu hồ sơ, tài liệu

Nhận lại hồ sơ và kết

quả thẩm định

Đạt

Trang 16

1 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa có

đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh,

bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi vàgiao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định

2 Trên cơ sở đối chiếu các quy định , thông tin có liên quan và các nội dungyêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này,CBTĐ tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn Nếucần thiết, đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm

3 CBTĐ lập báo cáo thẩm định dự án đầu tư trình Trưởng phòng thẩm địnhxem xét

4 Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông quahoặc yêu cầu CBTĐ chỉnh sửa, làm rõ các nội dung

5 CBTĐ hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trường phòng thẩmđịnh thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm địnhcho Trưởng phòng tín dụng

2.2 Thẩm định khách hàng vay vốn

Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét

năng lực pháp lý của chủ đầu tư Ở phần này, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra các nộidung như tên, địa chỉ, giấy phép hoạt động, giấy phép đầu tư….của chủ đầu tư(khách hàng vay vốn) Không những vậy, các yếu tố phi tài chính của khách hàngcòn bao gồm việc xem xét mối quan hệ của khách hàng với Maritime Bank và cảcác tổ chức tín dụng khác

Trang 17

Thẩm định các yếu tố tài chính của khách hàng: Phần này có mục đích là

kiểm tra tình hình doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của khách hàngtrong một số năm gần đây Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu củadoanh nghiệp như: Cơ cấu vốn (vốn tự có, vốn vay, vốn tài trợ…), khả năng cân đốivốn của khách hàng, tình hình và khả năng thanh toán Một phần khá quan trong làxem xét tình hình công nợ của khách hàng Ngoài ra trong khâu này, cán bộ thẩmđịnh sẽ xem xét tình hính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáotài chính của DOANH NGHIệP trong một số năm gần nhất Số năm đựơc xem xétthì tuỳ theo quy định của mỗi NH (có thể là hai năm hoặc ba năm)

2.3 Thẩm định Dự án vay vốn:

Ơ khâu này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét đánh giá tất cả những gì có liênquan đến dự án bao gồm

a) Thẩm định tính cấp thiết và mục tiêu của dự án:

- Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêmtốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãngphí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thịtrường như thế nào

- Cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai biến động ra sao?

- Đặc điểm chủ yếu của thị trường của dự án là gì (mức sống, thu nhập,phong tục tập quán…)

c) Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án

Kỹ thuật công nghệ được sủ dụng cảu dụ án là phần quan trọng, quyết địnhđến các số liệu về chi phí, sản lượng, doanh thu Do vậy có ảnh hưởng lớn đến mặt

Trang 18

tài chính của dự án Thẩm định khâu này là tiền đề cho việc thẩm định tài chính của

dự án Khi thẩm định, người thẩm định sẽ quan tâm đến các định mức kỹ thuật docác cơ quan có thẩm quyền ban hành, kiểm ta các thông số đầu vào đầu ra của dâytruyền công nghệ như sản lượng, mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu…

d) Thẩm định tài chính dự án

Ở cấp độ thẩm định là NH, thẩm định về tài chính của dự án là khâu quantrọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng cónghĩa là khả năng thu hồi vốn của NH Đây là khâu được chú ý một cách đặc biệt.Trong bước này, cán bộ thẩm định tại chi nhánh sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêuhiệu quả tài chính của dự án, như NPV, IRR, B/C…trong điều kiện bình thườngcũng như trong trường hợp xảy ra các rủi ro Từ đó đưa ra kết luận có cho kháchhàng vay hay không Các nội dung khi thẩm định tài chính dự án

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của

dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tínhcủa dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sảnxuất trực tiếp

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xácđịnh phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách

- Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở choviệc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay

- Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩmđịnh gồm:

+ Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ)

+ Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ

Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính,gồm:

Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50 -70%tổng lợi nhuận sau

Trang 19

Khấu hao cơ bản.

Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án (nếu có).

Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhómchỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:

* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: NPV, IRR.

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.

Nguồn trả nợ hàng năm

Thời gian hoàn trả vốn vay

DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)

e) Thẩm định nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của dự án ở đây bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý khi xâydựng dự án, đội ngũ cán bộ quản lý khâu vận hành dự án, và tất nhiên có cả thịtrường lao động của dự án Một dự án có đội ngũ lao động lành nghề nhưng cán bộquản lý lại không tốt thì không thể hoạt dộng có hiệu quả được, dễ thất thoát lãngphí Và ngược lại nếu cán bộ quản lý tốt nhưng đội ngũ lao động thiếu chuyên mônthì cũng không thể có hiệu quả Do vậy khi thẩm định, ta phải chú ý đến cả hai

f) Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa

Trong quá trình thực hiện dự án, có thể sẽ xảy ra nhiều rủi ro, người thẩmđịnh sẽ phải xem xét các rủi ro cũng như các biện pháp phòng ngừa của doanhnghiệp

g) Thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay

Không một dự án nào vay được vốn tại Maritime Bank nói riêng và tại cácNHTM nói chung mà không có các biện pháp bảo đảm nợ vay Các biện pháp bảođảm nợ vay giup cho NH tránh được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án Vì vậykhi thẩm định các biện pháp bảo đảm nợ vay, các cán bộ thẩm định sẽ hết sức chú ýđến các giấy tờ sở hữu tài sản của khách hàng

Đối với tài sản là sở hữu của khách hàng, khách hàng sẽ phải cung cấp bảnchính giấy tờ sở hưu Nếu có nghi ngờ, cán bộ thẩm định sẽ đến cơ quan cấp giấy đểkiểm tra Không những vậy, cán bộ thẩm định còn phải kiểm tra xuất xứ của tài sản

Ngày đăng: 30/03/2013, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân tích độ nhạy hai chiều (xét dự án khi cho đồng thời hai trong số các  yếu tố thay đổi) - Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Maritime Bank
Bảng ph ân tích độ nhạy hai chiều (xét dự án khi cho đồng thời hai trong số các yếu tố thay đổi) (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w