Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú, ngành Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là các NHTM. Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Trong đó, đảm bảo hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng vừa an toàn vừa có hiệu quả cao, có khả năng thích ứng được với những biến chuyển của nền kinh tế là những điều kiện tiên quyết góp phần xây dựng một hệ thống NHTM vững mạnh và ổn định. Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã từng bươc đổi mới và ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động tín dụng của các NHTM. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của các NHTM, nó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Hoạt động tín dụng được hiểu là hoạt động trong đó ngân hàng thực hiện tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế và dựa trên nguyên tắc hoàn trả, có thời hạn và có lãi. Hoạt động tín dụng đem lại thu nhập chính cho NHTM nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng nếu các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp không hiệu quả, hoặc bị rủi ro. Để tín dụng có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với các NHTM nói chung và đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói riêng. Với mong muốn được tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh Ngân hang và từ đó tìm hiểu và phân tích được các rủi ro này, được sự giới thiệu của trường đại học Kinh tế quốc dân và sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, em đã được thực tập tại phòng giao dịch khách hàng của Ngân hàng chi nhánh Hà Nội. Qua thời gian đầu thực tập, em đã được tìm hiểu sơ bộ về Ngân hàng và đưa ra báo cáo tổng hợp với những nội dung cơ bản về Ngân hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tại chi nhánh Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp 1- Giới thiệu chung Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được thành lập từ cuối năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng tại thành phố Cần Thơ. Sau hơn 13 năm hoạt động, SHB đã được chuyển đổi thành ngân hàng đô thị. Đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của SHB đã tăng lên 500 tỷ đồng, với mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc. Trong hoạt động kinh doanh xét trên phương diện an toàn vốn, SHB là một ngân hàng bền vững với cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm bảo SHB tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới, với cơ sở vốn vững mạnh và tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với văn hoá tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Các kết quả hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm qua năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất với mong muốn trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu và là Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng tại Việt Nam. SHB cam kết sẽ phục vụ khách hàng một cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổ đông và các đối tác của mình với uy tín và chất lượng cao. 1.1- Lịch sử phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước và theo chủ trương cuả Chính Phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và Công ty tài chính, vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng. Thời gian Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp đầu mới thành lập mạng lưới hoạt động cuả Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ, với điạ bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc Huyện Châu thành, đối tượng cho vay chủ yếu các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ Ngân hàng có 08 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học. Trải qua gần 13 năm hoạt đông đến 2006 vốn điều lệ của SHB đã được 301.929.000.000 đồng, và đến 14/1/2008, đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 2.000.000.000.000 đồng. SHB có mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp trong địa bàn TP. Cần Thơ và một phần tỉnh Hậu Giang. Đầu tháng 9 năm 2006 SHB đã khai trương các chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Kiên Giang. Đối tượng cho vay không chỉ là các hộ nông dân mà còn mở rộng cho vay: hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên điạ bàn mức độ tăng trưởng hàng năm bình quân trên 45% , lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP Nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sau 15 năm hoạt động hiệu quả góp phần phát triển kinh tế cho một số tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long, đầu năm 2008, SHB đã hoàn tất việc chuyển Hội sở ra Hà Nội (số 77 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – Trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước. Đây là cơ hội tốt để SHB có thể phát triển hơn nữa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân và các tổ chức kinh tế. Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị sẽ là một giai đoạn phát triển mới của SHB với mục tiêu sẽ trở thành một trong ngân hàng TMCP bán lẻ đa năng, phấn đấu chuyển đổi từ một ngân hàng TMCP nông thôn với phạm vi và quy mô hoạt động hẹp sang ngân hàng TMCP đô thị, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong năm 2006, SHB đã tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, đến năm 2008 thì vốn điều lệ đã tăng lên 2000 tỷ đồng và mới đây ngày 14/11/2009 tại phiên họp bất thường được tổ chức tại khách sạn Melia, Hà Nội Đại hội đồng cổ đông SHB đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 2000 tỷ đồng lên 3500 tỷ đồng và dự kiến sẽ tăng lên 5000tỷ vào cuối năm 2010. Bên cạnh đó SHB còn mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông thoáng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng cho việc phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành kinh doanh, tiến hành tập trung hoá quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn và xử lý nghiệp vụ theo các thông lệ quốc tế nhằm tăng hiệu quả hoạt động. SHB từng bước áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín thương hiệu qua chất lượng phục vụ khách hàng, đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng với thành tích và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện. Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp Với kế họach phát triển kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trình hành động, lộ trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam cùng với tiềm lực tài chính mạnh của các cổ đông tiềm năng, với bộ máy Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là những người có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và có tâm huyết với Ngân hàng sẽ là những nhân tố tích cực trong giai đoạn phát triển mới và sẽ đưa SHB phát triển một cách bền vững trong thời gian tới. Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh, SHB còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội khác. SHB đã cùng với Thành đoàn Hà Nội ra mắt Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp với số tiền 3 tỷ đồng. Đoàn viên, thanh niên có thể vay vốn tối đa 50 triệu đồng cho một dự án. Những dự án trên 50 triệu đồng, SHB chủ động xem xét để cho vay ngoài quỹ. Thời hạn vay không quá 2 năm. Lãi suất tính bằng lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội cùng thời điểm. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa của SHB nhằm tạo cơ hội cho thanh niên có thể phát huy sự sáng tạo và lập nghiệp bằng chính khả năng của mình. Vừa qua, chung tay cùng cả nước trong nỗ lực giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục những hậu quả nặng nề của bão số 9 tập thể CBNV của SHB đã đóng góp bằng tiền mặt theo tinh thần tự nguyện “ lá lành đùm lá rách” và trong 3 ngày từ 23/10 đến 25/10/2009 SHB đã tổ chức đoàn công tác trực tiếp tới thăm hỏi tặng quà các địa phương bị thiệt hại. Tổng số tiền ủng hộ là 300 triệu đồng tiền mặt và 10 tấn gạo. Riêng tại huyện Duy Xuyên, đoàn công tác đã gửi tặng cho 5 gia đình có người thân bị chết, mất tích mỗi gia đình 3 triệu đồng. Đây là tấm lòng của toàn thể cán bộ, nhân viên và ban lãnh đạo Ngân hàng SHB nhằm chia sẻ với những khó khăn của đồng bào vùng bão lũ, góp sức hỗ trợ đồng bào nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai. Bên cạnh hoạt động kinh doanh SHB luôn chú trọng đến các hoạt động xã hội mang đậm tinh thần cộng đồng và nhân ái đó cũng là một phần làm nên văn hóa SHB. Lĩnh vực thể thao giải trí cũng được SHB quan tâm. Ngày 4 tháng 1 năm 2008, SHB đã chính thức tổ chức lễ công bố quyết định thành lập câu lạc bộ Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp bóng đá mang tên SHB Đà Nẵng, đồng thời cũng tổ chức lễ xuất quân cho đội bóng trong mùa giải 2008. Đây cũng là một đóng góp của SHB vào hoạt động giải trí xã hội. 1.2- Nguyên tắc hoạt động. Để đạt được mục tiêu tổng quát, SHB luôn quán triệt năm nguyên tắc trong công tác điều hành ngân hàng. Cụ thể là: Thứ nhất: Áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành ngân hàng; Thứ hai: Phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo lập danh tiếng về chất lượng phục vụ khách hàng, độ tin cậy, và mức giá cả cạnh tranh; Thứ ba: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại; Thứ tư: Hoạt động trên cơ sở thận trọng về tài chính và luôn nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro, bảo toàn tài sản và duy trì khả năng thanh toán là tối cần thiết cho sự thành công của Ngân hàng; Phát huy tối đa nguồn lực tài chính trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao khả năng sinh lời; Thứ năm: Đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng với thành tích và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện. 1.2.1- Tôn chỉ hoạt động. SHB sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam và là một tập đoàn tài chính năm 2015 cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, 1 ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.2.2- Mục tiêu tổng quát Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, tự bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông thoáng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.3- Giá trị cốt lõi. SHB phấn đấu trở thành: - Một ngân hàng định hướng tới khách hàng; - Tổ chức tạo ra lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và người lao động; - Một tổ chức luôn luôn học hỏi; - Một tổ chức xây dựng văn hóa Doanh nghiệp dựa trên các giá trị: - Sự tin tưởng; Tính cam kết; Chuyên nghiệp; Minh bạch và Đổi mới. Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp 2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức. 2.1- Cơ cấu tổ chức 2.1.1 - Sơ đồ: 2.1.2. Chức năng các phòng ban: * Phòng hành chính nhân sự - Tuyển nhân viên -Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình quản trị nhân sự - Theo dõi chấm công lên bảng lương - Soạn thảo các thông báo qui định -Xây dựng công tác của ban giám đốc trong tuần -Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,… và một số nghiệp vụ liên quan chức năng * Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp -Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp và tiêu dùng -Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi -Phối hợp các phòng ban chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng -Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn -Một số nghiệp vụ liên quan khác * Phòng giao dịch ngân quỹ -Kiểm tra thực thu thực chi theo chứng từ kế toán -Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn -Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu hồi ngoại tệ -Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay -Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục vụ khách hàng -Một số nghiệp vụ có liên quan khác. * Phòng kế toán -Kiểm tra, lập phiếu thu, chi đối với hổ sơ cho vay phục vụ sản xuất, nông công thương nghiệp, tiêu dung -Thực hiện thanh toán liên ngân hàng -Lập báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm -Một số nghiệp vụ liên quan khác * Phòng công nghệ thông tin -Quản lý mạng vi tính, chương trình phần mền ứng dụng của chi nhánh -Quản lý các giao dịch và các dịch vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng -Tạo ra các phần mền tiện ích qua mạng và qua SMS -Một số nghiệp vụ liên quan khác 2.2- Bộ máy tổ chức. 2.2.1- Hội đồng quản trị. Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 [...]... vụ của ngân hàng: 4.1.1 Khách hàng cá nhân * Tiền gửi cá nhân - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn - Các chứng chỉ tiền gửi * Tín dụng ngân hàng - Cho vay trả góp - Cho vay hoán đổi nhà - Cho vay trả góp mua nhà - Cho vay trả góp xây dựng, sửa chữa nhà - Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng - Cho vay hỗ trợ tiêu dùng - Cho vay cầm cố phiếu lưu ký - Cho vay cầm cố cổ phiếu ngày T - Cho... chị trong Ngân hàng SHB chi nhánh Hà Nội, được tìm hiểu một cách tổng quan về hoạt động ngân hàng, em nhận thấy nguồn vốn huy động được tại SHB chi nhánh Hà Nội đã có sự tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa cao Do đó em xin được chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Các giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Hà Nội Nguyễn... nghiệp - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn * Tín dụng doanh nghiệp - Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu - Cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất - Cho vay tài trợ nhập khẩu - Cho vay bổ sung vốn lưu động trong nước - Cho vay đầu tư tài sản cố định - Cho vay dự án đầu tư - Cho vay đồng tài trợ - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh hàng. .. thanh toán - Bảo lãnh hàng bảo hành - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu - Bảo lãnh nước ngoài 4.1.3 Dịch vụ thẻ Ngày 7/12/2007, SHB chính thức ra mắt thẻ Solid Với sự ra đời của thẻ Solid, SHB đang từng bước hoàn thiện các dịch vụ của mình để trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam theo lộ trình phát triển đến năm 2015 Thẻ Solid là một công cụ của ngân hàng tự động... Gò Vấp, TP HCM Chi nhánh Hà Nội Địa chỉ: 86 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp - Phòng giao dịch Thái Hà: 162 Thái Hà, Quận Đống Đa, TP Hà Nội - Phòng giao dịch Ba Đình: 34 Giang Văn Minh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội - Phòng giao dịch Đống Đa: 154 đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa kéo dài, Quận Đống Đa, TP Hà Nội - Phòng giao dịch Hoàng Quốc... sở hoạt động và các chi nhánh 11 3. 1- Trụ sở hoạt động 11 3. 2- Các chi nhánh 11 4 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội: 13 4.1 Các dịch vụ của ngân hàng: 14 4.2 Kết quả hoạt động của SHB chi nhánh Hà Nội: 18 KẾT LUẬN 20 Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 ... hình hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, SHB nói chung cũng như SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua Do thực hiện chính sách Marketting hiệu quả, chú trọng cải tiến và nâng Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Tài chính công K48 Báo cáo thực tập tổng hợp cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng và áp dụng... ngày T - Cho vay phục vụ SXKD và làm dịch vụ - Cho vay phục vụ SXKD trả góp - Cho vay mua xe ô tô cầm cố bằng chính xe mua - Cho vay du học - Cho vay cầm cố tiết kiệm, giấy tờ có giá do SHB phát hành - Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp - Cho vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa) - Phát hành thư bảo lãnh trong nước - Cho vay tín chấp tiêu dùng 4.1.2 Khách hàng doanh nghiệp Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp:... tính ghi lại thao tác gõ phím nhằm lấy cắp mật khẩu khách hàng, SHB iBanking đã được trang bị bàn phím ảo để khách hàng nhập mật khẩu, điều này sẽ giúp cho thông tin đăng nhập của khách hàng được bảo vệ tốt hơn Ngoài ra, khách hàng sẽ rất thoải mái và yên tâm với tính năng gửi email và SMS nhắc khách hàng về thời gian trả gốc, lãi tránh việc khách hàng quên lịch trả nợ của mình Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp:... của Ngân hàng gồm có những thành viên sau: • Ông Trần Ngọc Linh: Chủ tịch Hội đồng quản trị • Ông Đỗ Quang Hiển: Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị • Ông Nguyễn Văn Lê: Thành viên Hội đồng quản trị 2.2. 2- Ban kiểm soát Ban kiểm soát của Ngân hàng gồm những thành viên sau: • Ông Nguyễn Văn Xuân: Trưởng Ban kiểm soát • Bà Nguyễn Thị Kim Anh: Kiểm soát viên • Bà Nguyễn Thị Thế Phượng: Kiểm soát viên 2.2.3- . tập tổng hợp 1- Giới thiệu chung Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được thành lập từ cuối. cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, em đã được thực tập tại phòng giao dịch khách hàng của Ngân hàng chi nhánh Hà Nội. Qua thời gian đầu