chuyên đề tổ Sinh hoá

8 356 0
chuyên đề tổ Sinh hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN LẠC DƯƠNG TRƯỜNG THCS ĐẠ NHIM CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC "PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN SỨC BỀN HỌC SINH LỚP 7 THCS ĐẠ NHIM" TỔ: SINH - HOÁ Đạ Nhim, tháng 03 năm 2013 Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. I. LỜI MỞ ĐẦU : Phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn, trong một thời gian dài cho học sinh. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được dễ dàng hơn. Nó cũng là một nội dung không thể thiếu được trong xã hội nói chung và trong nhà trường nói riêng. Hiện nay do yêu cầu đổi mới của phương pháp giảng dạy và yêu cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao sức đề kháng. Để giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học sinh và tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp luyện tập cho học sinh phù hợp. Đặc biệt “chạy bền” là nội dung luyện tập tương đối đơn điệu mà lại đòi hỏi người học phải vận động nhiều làm học sinh dễ nhàm chán và đôi lúc không đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền. Chạy bền là nội dung rèn luyện sức bền cho học sinh trung học nói chung và ở trường THCS nói riêng, luyện tập chạy bền sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Trên thực tế tại trường THCS Đạ nhim, vì chủ yếu các em đa số là người dân tộc thiểu số cho nên tư duy và ý thức của các em còn hạn chế, một số học sinh còn sợ sệt khi tham gia thi sức bền, luôn rất e ngại phải luyện tập chạy bền, đến kỳ kiểm tra lại cố quá sức nên dễ xảy ra hiện tượng quá mệt thậm chí choáng ngất, do đặc thù bộ môn vì thế vấn đề cần giải quyết là phải làm sao cho học sinh có hứng thú và ham thích, biết cách luyện tập chạy bền. Do vậy ảnh hưởng chung đến kết quả học tập và thành tích thi bởi lẽ các em không nắm vững được những yếu lĩnh kỹ thuật. Xuất phát từ những lý do trên với tinh thần trao đổi để học hỏi kinh nghiệm. Tôi mạnh dạn chọn chuyên đề: “phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim ". II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG,THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng : học sinh lớp 7 trường THCS Đạ Nhim. 2. Phạm vi : Môn Thể dục 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2013. 4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2013. III. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, môn Thể dục cùng với các môn học khác trong nhà trường THCS có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Thể dục là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính vận động cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển thể lực trí thức nhân cách cho học sinh. Muốn học sinh THCS học tốt được môn Thể dục thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục ở bậc THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập thong qua các trò chơi, các hình thức chơi để bổ trợ cho nội dung chính trong bài học để các em hứng thú nắm vững bài học và hứng thú hơn khi học môn thể dục nói chung và không sợ sệt khi phát triển sức bền nói riêng. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1.Thực trạng học sinh: Do trường đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện đặc biệt khó khăn phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiếu sốn nên trang phục bộ môn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, các em còn phải ở nhà phụ giúp gia đình sau mỗi buổi đi học về. Mặt khác do học sinh vẫn xem thể dục là môn học phụ nên hầu hết các em lơ là, ít tập trung trong tập luyện. Học sinh dân tộc thiếu sổ khả năng tiếp bài hạn chế, các em thường nhút nhát, chưa mạnh dạn, mặt khác quá trình giao tiếp ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh còn có phần gặp khó khăn nên hoạt động dạy và học diễn ra chưa được nhịp nhàng. Chính vì điều kiện đó mà học sinh chưa có ý thức tự giác tập luyện thể dục hang ngày để rèn luyện sức khỏe, mà mỗi tuần thì các em chỉ học 2 tiết thể dục. Như vậy 2 tiết/ 1 tuần chủ yếu giáo viên hướng dẫn học sinh những kỹ thuật động tác cơ bản, những bài tập bộ trợ và điều quan trọng nhất là giáo viên phải hướng Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. tới được cho các em nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Để từ đó học sinh có thể tự giác tập luyện hàng ngày ở nhà. Ở lứa tuổi này, cơ thể các em yêu cầu một lượng vận động cao; một yêu cầu mang tính chất sinh học – bởi vì vận động sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong đó đặc biệt là quá trình đồng hóa diễn ra trong cơ thể nhanh hơn, mạnh hơn, mà đó chính là cơ sở để các em phát triển. 2.2. Thực trạng giáo viên: Giáo viên có trình độ chuyên môn thể dục thể thao đảm bảo các yếu tố giáo dục thể chất trong nhà trường cũng như phát triển phong trào thể thao trong và ngoài nhà trường. Giáo viên bộ môn được tham gia các lớp tập huấn cũng như bồi dưỡng chuyên môn hàng năm. Số năm công tác của giáo viên chưa được nhiều,chưa có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn đóng trên địa bàn. 2.3.Thực trạng nhà trường : Trường THCS Đạ nhim nằm trên địa bàn của Xã Đạ Nhim – Huyện Lạc Dương. Là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện, điều kiện kinh tế, xã hội đã có nhiều sự thay đổi nhũng vẫn chưa theo kịp sự phát triển chung của xã hội. Trường có 12 lớp với 287 học sinh trong đó có tới 274 em là học sinh dân tộc thiểu số chiếm 95,5% còn lại 13 em là học sinh dân tộc kinh chiếm 4,5%. Về cơ sở vật chất, đồ dung dạy học của bộ môn cũng đã được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, và lãnh đạo ngành, trường song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, tâp luyện của bộ môn… 3. Thực hiện phương pháp tập luyện sức bền: 3.1. Đối với giáo viên : Để học sinh có hứng thú tập luyện tập nâng cao sức bền trong các giờ dạy giáo viên cần chú ý những điểm cơ bản sau: - Giảm lí thuyết, giảng giải đến mức hợp lý, để tranh thủ thời gian cho học sinh luyện tập. - Đổi mới cách tổ chức giờ học sao cho phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể, giảm tối đa sự chờ đợi tập luyện, tạo điều kiện cho học sinh tự quản. - Tăng cường áp dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu. Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. - Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá. - Không để giờ học căng thẳng, nặng nề, nên vui tươi hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Từ đó tôi đề ra một số phương pháp luyện tập để nâng cao sức bền của học sinh như sau: 1.1 Hình thành khái niệm về kĩ thuật chạy bền: Giúp các em hiểu được thế nào là sức bền chung ,sức bền chuyên môn ,từ đó các em biết áp dụng vào các bài tập có hiệu quả. 1.2. Phương pháp thực hiện : Để đạt được mục đích trên người giáo viên phải áp dung một số phương pháp như giới thiệu khái niệm về sức bền, làm mẫu kĩ thuật động tác , mô phỏng bằng trang ảnh kỷ thuật. - Tăng cường các bài tập phát triển thể lực thông qua các động tác bổ trợ kĩ thuật và trò chơi vận đông cụ thể. * Các động tác bổ trợ : - Đánh tay tại chỗ , chạy bước nhỏ , chạy nâng cao đùi , chạy đạp sau. *Trò chơi vận động : Chạy tiếp sức, chạy vượt chướng ngại vật, chạy theo tín hiệu, chạy dích dắc, hạy vòng số 8. 1.3. Củng cố và nâng cao kĩ thuật chạy trên đường thẳng : * Mục đích : - Giúp các em hình thành và làm quen tốc độ khi chạy trên đường thẳng. - Cách vượt trên đường thẳng. - Xây dựng cho các em quen dần với sức bền tốc độ. *Nội dung tập luyện thông qua các bài tập : - Chạy bước nhỏ cự ly 30m. - Chạy nâng cao đùi cự ly 30m. - Chạy đạp sau cự ly 40m. - Chạy đạp sau cự ly 20m sau chuyển chạy tăng tốc 40m. - Chạy tăng tốc cư ly 60m. - Chạy biến tốc cự ly 100m – 200m. Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. 1.4. Nâng cao kĩ thuật chạy đường vòng : - Giúp các em nâng cao khả năng duy trì tốc độ và khả năng giữ thăng bằng ở đoạn đường vòng. * Nội dung tập thông qua các bài : - Chạy tăng tốc từ đường thẳng vào đường vòng và từ đường vòng sang đường thẳng. - Chạy biến tốc ở các cự ly 200m-400m. - Chạy lặp lại ở các cự ly 300m, 400m, 800m. 1.5.Nâng cao kĩ thuật xuất phát cao và chạy tăng tốc sau xuất phá : *Mục đích : - Giúp các em biết phối hợp tốt giữa xuất phát và chạy tăng tốc sau xuất phát. *Các bài tập áp dụng : - Tập các tư thế kĩ thuật vào chỗ ,sẵn sàng. - Tập xuất phát theo khẩu lệnh : vào chỗ ,sẵn sàng ,chạy cự ly 30m- 50m 1.6. Hoàn thiện kĩ thuật chạy bền : *Mục đích : - Cho các em làm quen với lượng vận động để phát triển sức bền chuyên môn và sức bền chung *Các bài tập áp dụng : - Chạy biến tốc cự ly 300m - Chạy tăng tốc cự ly 400m - Chạy tốc độ tăng dần ở các cự ly chính - Xuất phát cao chạy 200m,400m ,800m - Giới thiệu hiện tượng cực điểm, hiện tượng chuột rút và các bài tập khắc phục - Thi đấu ở các cự ly 400m,800m,1500m, 2000m. - Kiểm tra đánh giá kết quả. 1.7. Một số nguyên tắc huấn luyện: - Nguyên tắc nâng cao lượng vận động. - Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của lượng vận động. - Sắp xếp lượng vận động theo chu kì. Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. 3.2. Đối với học sinh: - Nắm vững nội dung kiến thức sau khi học xong chương trình Thể dục lớp 6. - Thực hiện được các động tác bộ trợ cũng như trò chơi vận động. - Tích cực tập luyện và tập trung trong các tiết có nội dung chạy bền. - Tích cực, tự giác tập luyện hàng ngày ở nhà. IV. KẾT LUẬN: Tóm lại, việc học môn thể dục trong nhà trường là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất cho học sinh. Ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTC ngày càng phát triển. Đối với môn thể dục nói chung và nội dung chạy bền nói riêng thì qua quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy nhiều tiết, nhiều buổi học sinh còn e ngại khi luyện tập chạy bền và thường hay mệt mỏi sau mỗi buổi tập luyện. Tuy nhiên qua việc vận dụng một số phương pháp đã nêu trên chúng tôi nhận thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển sức bền cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng tập luyện. Giúp các em nâng cao khả năng chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi nhanh chóng sau một giờ tập, làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỷ năng vận động, phương pháp tập luyện chạy bền của một giờ học. Trong quá trình xây dựng chuyên đề không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân tình, thẳng thắn từ phía các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để chúng tôi thực hiện tốt nhât chuyên đề trên. Xin chân thành cảm ơn. Đạ nhim, tháng 3 năm 2013 T/M Tổ Sinh Hóa Người viết Nguyễn Văn Trúc Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. Tổ : Sinh – Hóa . ĐẠ NHIM CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC "PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN SỨC BỀN HỌC SINH LỚP 7 THCS ĐẠ NHIM" TỔ: SINH - HOÁ Đạ Nhim, tháng 03 năm 2013 Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp. tháng 3 năm 2013 T/M Tổ Sinh Hóa Người viết Nguyễn Văn Trúc Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. Tổ : Sinh – Hóa . các phương pháp trò chơi, thi đấu. Tổ : Sinh – Hóa Chuyên đề: Phương pháp tập luyện sức bền học sinh lớp 7 Trường THCS Đạ Nhim. - Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá. -

Ngày đăng: 26/01/2015, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan